Blogger templates

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

Sức Khỏe Của Bạn: Thực phẩm gây đột quỵ - 3 foods that can trigger a stroke

From Care2: According to the National Stroke Association, stroke is the third leading cause of death in the United States, and is a rapidly growing health threat for middle-aged women in particular. The most common type of stroke is called “ischemic stroke,” which results from an obstruction in a blood vessel supplying blood to your brain.


A number of factors are likely behind the surprising rise in strokes in women, including:
  • Increasing rates of obesity (women’s waists have grown by nearly two inches in the last 10 years).
  • Vitamin D deficiency due to lack of sun exposure. Sun avoidance also increases your risk of vitamin D sulfate deficiency, which may be an underlying cause of arterial plaque buildup (a risk factor for stroke).
  • Rising prevalence of high blood sugar levels.
For the full article, please click here.

Thực phẩm gây đột quỵ
Yến Chi (Theo Care 2)

ANTĐ - Đột quỵ là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tử vong ở  Hoa Kỳ và dạng phổ biến nhất của đột quỵ là “đột quỵ thiếu máu cục bộ”, kết quả do tắc nghẽn mạch máu cung cấp máu cho não.

Một số nguyên nhân đứng đằng sau sự gia tăng đáng ngạc nhiên của chứng đột quỵ thời gian gần đây là béo phì, đường huyết cao và thiếu vitamin D do thiếu ánh nắng mặt trời (nguyên nhân gây tích tụ mảng bám trong động mạch). Cũng tương tự như tình trạng máu đông ngăn chặn dòng chảy của máu đến tim khi bị đau tim, đột quỵ xảy ra khi máu không lên được đến não, kết quả là, các tế bào não bắt đầu chết. Đương nhiên, não không có oxy càng lâu, càng tăng nguy cơ tổn thương não lâu dài. Đây là trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp vì sớm bao nhiêu, hiệu quả chữa trị, giúp tránh được tổn hại vĩnh viễn về thần kinh càng cao bấy nhiêu.

Một số dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ là:
  • Đột ngột thấy khó khăn trong việc đi bộ (chóng mặt, mất thăng bằng); 
  • Bỗng dưng lú lẫn, lơ mơ; 
  • Một bên cơ thể bỗng tê hay yếu; 
  • Nhìn không rõ; 
  • Đột ngột nhức đầu dữ dội… 
Thông thường, đột quỵ xảy ra mà không có bất kỳ cảnh báo nào cho nên việc “phòng” là sự lựa chọn tốt nhất. Trong đó, chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng, nhất là tránh dùng những thực phẩm có liên quan đến gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Thịt đỏ: Các nhà khảo cứu từ lâu đã biết chất béo bão hòa trong thịt đỏ tăng rủi ro bị đột quỵ và bệnh tim vì làm nghẹt dần các động mạch do việc tạo thành các mảng protein. Ngày nay, người ta mới khám phá ra là hemoglobin - chất đem lại hàm luợng sắt cao cho thịt đỏ - có thể là một mối nguy hiểm đặc biệt đứng trên phương diện đột qụy...

Muối: Muối bao gồm: muối ăn, bột canh, nước mắm.  Khi ăn mặn, chúng ta có nguy cơ bị tăng huyết áp và các biến chứng nặng nề của tăng huyết áp như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... Nguyên do là ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực cơ thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Vì thế, khi giảm lượng tiêu thụ muối ăn nhất định, không chỉ giảm được nguy cơ đột quỵ mà còn cải thiện được sức khỏe nói chung.

Trans-fat: Được biết đến là tác nhân tăng nguy cơ đột quỵ, mọi thực phẩm chứa Trans-fat đều cần phải tránh. Các thực phẩm chế biến như bánh quy giòn, khoai tây rán, bánh nướng… chứa Trans-fat đều là những chất nguy hiểm làm nghẽn động mạch, tăng nồng độ lipid và cholesterol xấu trong máu đồng thời làm giảm cholesterol tốt. Qua nghiên cứu, Trans-fat thúc đẩy quá trình viêm, “thủ phạm” phổ biến ở hầu hết các bệnh mãn tính hoặc nghiêm trọng, không chỉ là bệnh tim hay đột quỵ. Một điều lưu ý thêm, không nên nhầm lẫn khuyến cáo trên với việc dùng chất béo bão hòa (có trong dầu thực vật) vì cơ thể khỏe mạnh cũng cần đến lượng chất béo với mức phù hợp và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.

Ngoài ra, về mặt dinh dưỡng, thiếu Vitamin D cũng nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Theo một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị khoa học thường niên của Hiệp hội Tim của Mỹ (AHA) tổ chức ở Chicago, cơ thể thiếu vitamin D - chất dinh dưỡng thiết yếu thu được từ việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nguy cơ đột quỵ có thể tăng gấp đôi. Một trong những lợi ích về sức khỏe của vitamin D là cải thiện hệ miễn dịch, từ đó giảm nguy cơ ung thư và thúc đẩy quá trình thải độc. Về cơ bản nó hoạt động như  “chìa khóa” để kích hoạt các “thư viện” DNA trong mỗi tế bào trong cơ thể. Thư viện này có chứa thông tin cần thiết để giải quyết nhiều tác nhân mà tế bào gặp phải. Do đó, thiếu hụt vitamin D sẽ làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, một yếu tố nguy cơ chính đối với đột quỵ.

http://www.anninhthudo.vn/Khoe-dep/Thuc-pham-gay-dot-quy/430440.antd

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Vườn Nhạc: Mùa xuân đầu tiên (Năm Dòng Kẻ) - The First Spring

Eminent Vietnamese composer Mr. Văn Cao (1923-1995) wrote this song, titled "The First Spring". It conveys a deep-rooted yearning for peace, love, and joy for his homeland.


"Then gracefully spring follows swallows to return
An ordinary season, a merry season has now arrived
That spring of our dream has first come 
With smoke wafting over the river, rooster crowing at noontide by the riverside
A sunlit afternoon for all hearts and souls."

Mùa xuân đầu tiên
Nhạc sĩ: Văn Cao
Trình bày: Năm Dòng Kẻ

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng cho bao tâm hồn.

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người.

Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Dưa giá ngon giòn - Pickled sprouts & carrots

Pickled bean sprouts and carrots (chives optional) are especially seen around lunar New Year. It is also a year-round food to accompany braised dishes. For the English version, kindly write: Info@VietNamAnChay.com

Dưa giá ngon giòn (Theo Tiếp Thị & Gia Đình)

Món dưa giá dễ làm, không tốn thời gian và tốn kém mà lại rất ngon, có tác dụng làm đẹp da.

Nguyên liệu: 
  • 1 củ cà-rốt
  • Hẹ [nhiều ít tùy thích]
  • 200g (1 chén) giá
  • 1 quả ớt
  • 1 củ gừng 
  • Giấm, bột nêm, đường, muối
Cách làm:
  1. Cà-rốt rửa sạch, gọt vỏ, bào sợi. Có thể thái sợi dài và nhuyễn.
  2. Gừng gọt sạch vỏ, rửa thật sạch, sau đó đem thái sợi.
  3. Ớt rửa sạch, xẻ dọc, bỏ hạt, tiếp đến thái sợi dài và nhuyễn.
  4. Hẹ rửa sạch, bỏ bớt những đầu lá vàng, cắt khúc dài khoảng 3cm [hơn 1 inch].
  5. Trộn tất cả với 4 thìa súp đường, 7 thìa súp giấm, 1 thìa cà-phê bột nêm, muối.
Hoàn thành: Để có món dưa giá giòn, khi làm đừng bỏ quá nhiều muối (không hơn 1 thìa cà-phê). Nên cất dưa giá trong tủ lạnh.

Sống Đẹp: Nghệ sĩ Hồng Tơ - Actor Hồng Tơ on how he overcame his gambling addiction

Award-winning comedic actor Hồng Tơ learned the hard way about addiction: he lost all his wealth, properties, and family to gambling. Today, his life has been renewed thanks to his faith. Refraining from taking intoxicants (which include any substance or activity that blurs our judgment) is one of the five basic precepts in Buddhism. Mr. Hồng Tơ says that in sharing his experience, he has been bestowed the greatest role in his life.

Phật pháp nhiệm mầu kỳ 32 - Nghệ sĩ Hồng Tơ
Nghệ sĩ hài Hồng Tơ sinh năm 1963, quê quán ở Mỹ Tho, Tiền Giang. Năm 1985, anh được trao huy chương vàng hội diễn sân khấu cải lương. Nghệ sĩ Hồng Tơ cũng được độc giả báo Sân Khấu bình chọn là một trong mười danh hài được yêu thích nhất vào năm 1991.

Nghệ sĩ Hồng Tơ chia sẻ những kinh nghiệm đau thương anh đã trải qua khi vướng vào vòng nghiện thú đỏ đen. Qua lời anh bộc bạch trong chương trình Phật pháp nhiệm mầu, dù thuộc tín ngưỡng nào chúng ta cũng có thể học hỏi rất nhiều.

Trong xã hội Việt Nam, việc cờ bạc được xem là một thú tiêu khiển bình thường. Những ngày Tết đến, trẻ em có thể tham gia trong những trò chơi như bầu cua cá cọp, bài cào, xì dách, vân vân. Nhưng đã gọi là cờ bạc thì rất... bạc, sẽ có kẻ được, người thua; kẻ thắng thì hớn hở trên nỗi buồn "vào hồn không tên" của người mất.

Một cách để cả gia đình có thể vui xuân là giao hẹn, sau khi tan cuộc, mang tổng số tiền của mọi người để giúp công việc từ thiện, các mái ấm tình thương, các cụ già đơn chiếc, nấu cơm chay miễn phí cho người vô gia cư hoặc giúp đỡ những người bất hạnh khác trong cộng đồng.

Cờ bạc quả thật là một loại ma túy, khiến người ta say mê, không thể kiểm soát chính mình, cũng như không có những quyết định sáng suốt. Bất cứ ràng buộc tinh thần nào cũng là gông cùm khiến ta không thể tự do, và trong kiếp người, tự do là một trong những yếu tố cần thiết để phát triển, vươn cao.


Nói Không Với Rượu: Rượu từ nước lã pha cồn

Alcohol is being made illegally in some parts of Việt Nam, using some substance of unknown origin. For the lunar New Year, the demand for alcohol increases; the sad news is, alcohol damages one's body.                                                                                                                                                  

Rượu từ nước lã pha cồn
Bài & ảnh: Quang Duẩn - Minh Sang
16/01/2012 1:59

Mỗi ngày có hàng nghìn lít rượu được pha chế từ nước lã, cồn tuồn vào các quán nhậu với danh nghĩa rượu quê, đầu độc sức khỏe người tiêu dùng.

Bí kíp “men tươi”

Khảo sát của Thanh Niên cho thấy các quán nhậu, cơm bình dân, rượu ốc… tại Q. Cầu Giấy, Q. Thanh Xuân, H. Từ Liêm, H. Đông Anh, H. Sóc Sơn (Hà Nội)… đều đang bán công khai loại rượu gạo uống cực “êm”, “phê” hết cỡ nhưng giá thì siêu rẻ, chỉ khoảng 10 ngàn đồng/lít. Gọi là siêu rẻ vì theo tính toán của dân nấu rượu chuyên nghiệp, giá bán này còn thấp hơn nhiều so với giá thành.

“Thường cứ nấu 10 kg gạo sẽ thu được khoảng 7 - 7,5 lít rượu. Giá 1 kg gạo rẻ cũng trên dưới 20 ngàn đồng, vị chi tiền gạo đã hết cả trăm ngàn đồng rồi, chưa kể tiền than, tiền men, tiền vận chuyển... Bán 7,5 lít rượu với giá 10 ngàn đồng/lít mới chỉ thu về 75 ngàn đồng. Tính sơ đã thấy lỗ nặng. Ai dại gì mà đi nấu rượu để bán nữa”, chị B., một người chuyên nấu rượu tại làng Vân (xã Vân Hà, H.Việt Yên, Bắc Giang) nhẩm tính.

Chúng tôi tìm về làng Vân và thôn Đại Lâm (xã Tam Đa, H.Yên Phong, Bắc Ninh) để tìm câu trả lời.

Tại hai làng này, chúng tôi đều bắt gặp những đống sắn to tướng ở ven đường. Nhiều người đem quang gánh, xe thồ đến cân sắn, trả tiền cho chủ hàng rồi tất tả chở về nhà. “Sắn đó dùng để nấu rượu đấy. Giá chỉ 5 ngàn đồng/kg, “kinh tế” hơn nhiều so với nấu bằng gạo”, chị B. nói. Tuy nhiên, theo chị B., dù có nấu rượu sắn nhưng làm “thật thà” thì cũng chẳng thể nào làm ra được thứ rượu bán buôn với giá trên 8 ngàn đồng/lít.

Để hạ giá thành, những người nấu rượu siêu rẻ đã sử dụng “men tươi”, một thứ “thần dược” giúp cho rượu ra nhiều hơn, có thể tăng gần gấp đôi so với sử dụng các loại men truyền thống. Dùng men này, 10 kg sắn có thể “cất” được tới 14 - 15 lít rượu. Men tươi còn “góp phần giải phóng sức lao động” khi người nấu rượu không phải nhọc công tải cơm, rải đều men mà chỉ cần pha vào nước, tưới đều lên đống cơm rồi đem đi ủ trước khi cho vào nồi chưng cất.

Chúng tôi mua 1 túi “men tươi” tại làng Vân, chỉ với giá 40 ngàn đồng. Túi men màu đen, nặng 500 gr, bên trong đựng 5 túi nhỏ, có thể dùng để ủ được 1 tạ gạo. Người bán gói men cho chúng tôi xác nhận, men này trước mua từ Trung Quốc về bán nhưng giờ thì có người Việt cung cấp. “Tôi cũng chẳng biết nó được sản xuất ở đâu nữa. Chỉ thấy người ta bán và có người hỏi mua nên tôi lấy về bán kiếm lời thôi”, anh này nói.

Sản lượng tăng đáng kể nhờ vào thứ men tươi nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, rượu sắn nấu ra có mùi nồng, hắc, không thơm như rượu gạo và rất khó uống, không được các ma men ưa chuộng. Để “khử” những đặc tính bất lợi này, dân nấu rượu siêu rẻ còn phải thực hiện thêm một thủ thuật khác, tuy đơn giản nhưng lại đạt hiệu quả rất cao. Người ta pha thêm nước và đường hóa học với công thức: 10 lít rượu sắn + 2 lít nước + 5 viên đường hóa học, rồi cho tất cả vào thùng, đậy kín, lăn qua lăn lại là được rượu gạo thơm, rẻ.

Dọc con đường chạy xuyên qua thôn Đại Lâm (xã Tam Đa, H. Yên Phong, Bắc Ninh) không khó để chúng tôi bắt gặp những đống thùng phi nhựa màu xanh, mỗi thùng ước đựng được trên 200 lít chất lỏng. Theo kinh nghiệm của người nấu rượu như chị B., loại thùng này không thích hợp cho việc chứa rượu gạo nguyên chất, làm rượu bớt ngon nhưng lại tỏ ra rất hữu ích đối với việc chế biến rượu từ cồn. Người ta thường bơm nước gần đầy thùng, sau đó cho khoảng 10 - 20 lít rượu sắn vào, cho thêm một lượng nhất định “cồn hoa quả” bán trôi nổi trên thị trường, quấy đều để tạo ra thứ rượu gạo giá cực rẻ, có mùi vị y như rượu thật.

Khoảng gần 4 giờ chiều, chúng tôi bắt gặp ít nhất 2 nhóm người đang làm việc cật lực bên những đống thùng nhựa màu xanh. Một nhóm dùng bơm máy mini để bơm một thứ chất lỏng gì đó vào các thùng nhựa. Nhóm khác, gồm 2 người phụ nữ trung niên, cũng dùng vòi nhựa hút chất lỏng vào thùng nhựa trên 200 lít. Sau đó, một người cho thêm thứ chất lỏng gì đó vào thùng, lấy gậy và cố hết sức quấy thật mạnh một hồi. Người phụ nữ còn lại, với lấy cây gậy ở bên cạnh, một đầu có gắn chiếc phễu nhỏ kèm theo cái nhiệt kế (cặp nhiệt độ y tế - PV) nhúng xuống thùng nước rồi lấy lên xem thử. Hình như rượu pha chưa đủ độ (nhìn vào vạch trên nhiệt kế có thể biết được độ rượu - PV) nên họ lại cho thứ chất lỏng bí mật đựng sẵn ở chậu vào thùng và lặp lại thao tác như đã nêu trên.

“Cách thức pha cồn hoa quả và nước lã thành rượu gạo không chỉ có giá thành siêu rẻ mà còn không phải nổi lửa, không phải chưng cất, không tốn nhiều diện tích mặt bằng”, Q. cho biết. Theo anh này, cồn hoa quả có giá khoảng 15.000 đồng/lít và thường thì 1 lít cồn hoa quả có thể pha chế với nước lã để tạo thành nhiều lít rượu gạo.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Đình Minh - Phó chủ tịch UBND xã Tam Đa xác nhận, việc người dân làm rượu bằng cách pha nước lã và cồn ở Đại Lâm là có thật, đã diễn ra từ nhiều năm nay nhưng chính quyền sở tại chưa có cách gì để dẹp bỏ. Theo ông Minh, trên địa bàn hiện có nhiều đại lý, gom rượu của người dân về, tổ chức pha chế thêm rồi chở đi bán cho khách hàng ở một loạt các địa phương phía bắc, thậm chí cả miền Trung. Mỗi ngày ước chừng có không dưới 10 ngàn lít rượu lên xe rời khỏi Đại Lâm.

“Một số hộ kinh doanh lấy cồn hoa quả pha với nước lã và rượu sắn để làm rượu gạo bán cho các mối hàng ở xa. Rượu nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tỷ lệ cồn/nước/rượu sắn và nhu cầu của khách hàng. Và đó cũng là “chuyên môn”, là bí quyết gia truyền của từng nhà, từng người, chúng tôi chưa nắm rõ được”, ông Minh nói.

Theo ông Minh, Đại Lâm từ lâu đã có tiếng về nghề nấu rượu gạo. Tuy nhiên, từ năm 2000, phong trào “củ sắn - con lợn” (nấu rượu sắn, tận dụng bã để nuôi lợn) phát triển quá nóng, vì lợi ích cá nhân trước mắt, một số người đã đưa công nghệ “pha chế rượu từ cồn và nước lã” về làng khiến cho nghề nấu rượu truyền thống nơi đây bị mai một dần. Từ chỗ có tới 80% số hộ dân trong làng có bếp nấu rượu, giờ con số đó chỉ còn chưa đầy 30%.

Ông Minh xác nhận, rượu sắn cho cồn hoa quả và nước vào có được mùi thơm đặc trưng của rượu gạo. “Chúng tôi chỉ nhìn bằng mắt thường. Biết người ta bỏ cồn và nước lã vào rượu nhưng không đủ căn cứ để bảo người ta vi phạm. Nếu người dân uống rượu này rồi lăn ra chết thì lại là chuyện khác. Đằng này, về hình thức và cảm tính, đúng là thứ chất lỏng đặc biệt đó vẫn là rượu. Chúng tôi rất muốn các cơ quan hữu trách cấp trên và nhà khoa học vào cuộc, lấy mẫu phân tích để chỉ tận tay day tận trán các cơ sở vi phạm, chúng tôi mới có hướng xử lý”, ông Minh nói.

Men “thần dược” không rõ xuất xứ

Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Đình Minh - Phó chủ tịch UBND xã Tam Đa, cho biết: Qua tìm hiểu thì các đại lý kinh doanh loại rượu siêu rẻ ở thôn Đại Lâm thường sử dụng một loại cồn để pha chế, đó là cồn thơm hay còn gọi bằng cái tên khá "kêu": cồn hoa quả. Sở dĩ dân làm rượu gọi cồn thơm bằng cồn hoa quả, là bởi loại cồn này có mùi hương như hoa quả chín. Theo đó, cồn hoa quả được sản xuất và tinh chế từ cây mía, mật mía, củ sắn, ngô và một số loại hoa quả khác… Theo ông Minh, trên địa bàn một số khu vực lân cận với xã Tam Đa cũng có vài ba nhà máy sản xuất loại cồn này. Tuy nhiên cũng có nhiều đại lý kinh doanh rượu siêu rẻ ở thôn Đại Lâm thường xuyên nhập hàng xe container cồn hoa quả chế xuất từ sắn ở khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) và cồn hoa quả từ mía ở thành phố Cần Thơ về để pha chế rượu siêu rẻ. Ông Minh cho biết thêm giá nhập cồn hoa quả loại này chừng 15.000 đồng/lít.

Ở một hướng thông tin khác, loại men tươi mà chúng tôi mua được tại một gia đình ở làng Vân trên bao bì có ghi dòng chữ “Công ty men rượu Hà Nội”. Tuy nhiên, khi xem kỹ trên bao bì chủng loại men này thì không hề có ghi hạn sử dụng cũng như ngày sản xuất. Và một điều đáng lạ khác là cho dù có đề “Công ty men rượu Hà Nội”, nhưng lại không ghi địa chỉ, số điện thoại của công ty này.

Ngộ độc rượu gây chết người
Thanh Tùng

Đầu năm 2012, sau khi uống rượu suốt cả ngày, 3 người đàn ông ở tỉnh Hà Giang (41 tuổi, 36 tuổi và 18 tuổi) đã bị tử vong ngay bên bàn nhậu. Trước đó không lâu, ngày 17.12.2011 cũng xảy ra vụ ngộ độc sau khi uống rượu tại huyện Tân Thành (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), khiến 3 người đàn ông trong một gia đình bị tử vong sau đó mấy ngày.

Giữa tháng 11.2011, một vụ ngộ độc sau khi uống rượu xảy ra tại xã Phú An (Phú Tân, tỉnh An Giang) khiến 4 người đàn ông lớn tuổi (từ 45 - 62 tuổi) phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Nhưng, rất may trong vụ ngộ độc này không có người tử vong.

Vụ ngộ độc rượu tập thể lớn nhất trong năm 2011 xảy ra ở đám cưới của gia đình ông Lê Văn Niển (H. Châu Phú, tỉnh An Giang), khiến 38 người bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu, trong đó có 2 người bị tử vong.

Trong các vụ ngộ độc rượu nói trên, cơ quan chức năng phát hiện có rượu bị pha chế từ cồn công nghiệp, có rượu chứa hàm lượng methanol rất cao. Methanol rất độc cho thần kinh, làm tê liệt hệ thống thần kinh, dẫn đến tử vong.

Ý kiến bạn đọc gửi đến Thanh Niên sau khi đọc bài viết Rượu từ nước lã pha cồn:                                                           

Thanh Trang, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.HCM: Đọc bài viết về cách chế biến rượu, tôi thấy thật kinh hoàng. Thứ nước lỏng gọi là rượu ấy nếu uống vào người sẽ thế nào? Nhẹ thì đau dạ dày, nặng là ngộ độc, dẫn đến tê liệt hệ thống thần kinh, tử vong. Đã có rất nhiều cái chết thương tâm vì ngộ độc rượu, xảy ra ở người già lẫn thanh niên. Đó là bài học lớn đối với những đệ tử ma men. Hãy biết trân trọng sức khỏe bản thân mình, đừng tiếp vào người những thứ chất độc gọi là rượu ấy.

Hồ Văn Sang: Quê tôi có rất nhiều đàn ông trung niên chết vì bệnh, họ có một điểm chung là đều uống nhiều rượu. Rượu ở quê tôi cũng được nấu bởi những người nông dân, tự phát và không được kiểm định, kiểm tra gì. Cũng chẳng biết họ nấu như thế nào mà bán với giá rất rẻ, chỉ chừng 10 ngàn đồng là có thể khiến một người tửu lượng cao uống say. Rất nhiều thanh niên quê tôi uống rượu, uống rất nhiều, hầu như ngày nào cũng “làm một tí”. Hậu quả là nhiều người bị ung thư gan, dạ dày, ảnh hưởng đến thần kinh… Thiết nghĩ, chính quyền địa phương nên xóa bỏ các điểm pha chế rượu, xử phạt thật nặng những kẻ pha chế rượu.

Lê Thị Cẩm Bình, Gò Dầu, Tây Ninh: Dịp Tết, nhu cầu mua rượu tăng mạnh, vì thế rượu giả tràn lan. Uống nhầm phải thứ rượu như vậy rất nguy hại cho sức khỏe, tính mạng.

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120115/ruou-tu-nuoc-la-pha-con.aspx
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120116/nen-xoa-bo-cac-diem-pha-che-ruou.aspx

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Dưa món chay - Vietnamese vegan salted pickle

Salted pickles consisting of carrot, daikon radish, green papaya, leek, and cucumber usually accompany the New Year rice cake.

Dưa món chay (Chân Thiện Mỹ)

Nước mắm chay cho dưa món:
2 chén nước mắm chay hiệu Heathy Boy (Mushroom Soy Sauce )
3 chén đường
2 chén nước
1 muỗng canh muối
Nấu nước mắm chay, muối, đường và nước, vặn lửa vừa khoảng 1 tiếng.

Trái, củ để làm dưa món:
1 keo củ kiệu (đổ củ kiệu ra rổ cho ráo nước giấm)
4 củ cải trắng
3 củ cà-rốt
4 trái dưa leo
1 trái đu đủ
Vài trái ớt đỏ, tỏi, hành hương
2 muỗng canh muối

Gọt vỏ củ cải, cà-rốt, đu đủ.
Tỉa hoa tất cả, rồi thái mỏng, ngâm với nước pha muối 3 tiếng. Vớt ra rổ cho ráo nước.
Cho củ hành hương, củ kiệu, tỏi, trái ớt đỏ, phơi nắng một ngày hoặc sấy trong lò 150 độ F [khoảng 65 độ C] khoảng 5 tiếng.
Cho vào keo, đổ nước mắm chay vô ngâm khoảng 3 ngày đến một tuần.
Trút dưa mắm ra rổ rồi lấy nước mắm chay nấu lại cho sôi, xong để nguội.
Ngâm lại dưa món để ăn lâu mà dưa món trông rất đẹp.

Vì Sao Ăn Chay: Phật pháp nhiệm mầu kỳ 31 - Buddha's miraculous teachings (31)

A Buddhist, former restaurant owner, shares how he and his family had to reap the bad karma from his actions. He has since been moved to become veg and follow Buddha's compassionate teachings.

Phật pháp nhiệm mầu kỳ 31: Phật tử Nhật Trung

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Khuôn Vàng Thước Ngọc: Ý nghĩa phước hay họa ngày 23 tháng chạp đưa Ông Táo về Trời

Fish out of water - imagine it's us.
Hãy tưởng tượng chúng ta là cá đang bị bắt ra khỏi nước.
One of the lunar New Year customs involves purchasing the red carp, for it is believed to be the vehicle to take the Kitchen God back to Heaven. The Venerable Thích Trí Giải explains from a Buddhist perspective why blessing comes from virtuous deeds, not superstition.

Bài "Ý nghĩa phước hay họa ngày 23 tháng chạp đưa Ông Táo về Trời" của Thầy Thích Trí Giải đăng trên trang Ẩm Thực Chay, kính mời bạn đọc tham khảo.

Táo Quân (chữ Hán: 灶君); Táo Vương (灶王) hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam và Trung Hoa được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà; Táo (灶) có nghĩa là bếp. Việt Nam và Trung Hoa có những truyền thuyết về Táo Quân khác nhau. [1]

Thờ cúng Ông táo theo Văn hóa Trung Quốc
Người Trung Quốc cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình nhưng sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng chạp. Vào ngày đó, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo. Ngoài ra còn có nước và cỏ khô cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời. [2]

Thờ cúng Ông táo theo Văn hóa Việt Nam
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là "Tết ông Công", lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời. [3]

Người dân Việt Nam theo tập tục văn hóa thờ cúng Ông Táo để cầu phước, cầu tài, gia đình hưng thịnh. Rồi cứ mỗi dịp tết Âm lịch, người dân thôn Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) lại tất bật quăng chài, thả lưới thu hoạch cá chép đỏ để phục vụ nhu cầu của người dân trong ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời. Xem bài “Làng chuyên cung cấp "phương tiện" cho ông Táo

Họ phục vụ cho những người mê tín dị đoan mua cá làm phương tiện để đưa Ông Táo về trời để cầu phước. Trong sự tín ngưỡng văn hóa nhân gian Việt Nam, ngày 23 tháng chạp đã giết chết biết bao nhiêu sinh mạng (cá chép vàng) để cúng Ông Táo.

Theo văn hóa Phật giáo: Phước hay họa cũng từ nơi tâm, người Phật tử cần phải có Chánh kiến thấy đúng như thật, không nên theo những văn hóa  mê tín dị đoan tiếp tay kẻ xấu hại sinh mạng thì tổn phước, tổn lòng từ bi, thì tai họa ắt sẽ đến.

Lòng từ bi của nhà Phật thể hiện văn hóa ăn chay, phóng sinh để tôn trọng sự sống, Đức Phật dạy “trong mỗi chúng sinh đều có Phật tính.” Mua cá chép vàng về cúng Ông Táo để cầu phước, nhưng việc làm đó hoàn toàn vô ích, chẳng những không có phước mà còn bị mất phước.

Trong Kinh Phạm Võng Đức Phật dạy:
Này Phật Tử!  “Nếu tự giết, dạy người giết, dùng phương kế giết, khen ngợi giết, thấy giết mà vui theo. Cho đến dùng thần chú để giết, nhân giết, duyên giết, phương pháp giết, nghề nghiệp giết. Cho đến tất cả các loài có mạng sống không được cố giết. Là Bồ Tát nên thường khởi tâm từ bi, dùng phương tiện cứu giúp bảo hộ tất cả chúng sanh. Mà trở lại buông tâm khoái ý sát hại sanh mạng, Bồ Tát này phạm Ba-la-di tội.” [4]

Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: “Cái quý nhất của chúng sinh đó là 'thân mạng', cái yêu quý nhất của chư Phật là chúng sinh, Hay cứu thân mạng chúng sinh tức là hay hoàn thành tâm nguyện của chư Phật”.

Trong Kinh Phân Biệt Thiện Ác báo ứng:
Hỏi: Làm việc gì  thâu hoạch quả sống lâu ?
Đáp: Có 10  điều. Những gì là 10:

1. Lìa lỗi tự mình giết hại.
2. Lìa lỗi khuyên bảo người khác giết hại.
3. Lìa lỗi sướng thích đối với việc giết hại.
4. Lìa lỗi thấy người giết mình phụ trợ theo.
5. Cứu khỏi tội chết trong hình ngục.
6. Phóng thích  thân mạng (phóng sanh).
7. Ban cho mọi loài pháp không sợ hãi.
8. Chẩn cấp cho người bệnh.
9. Bố  thí thức ăn đồ uống.
10. Cúng dường đèn đuốc, cờ phướn.

Như vậy là 10 việc làm thu hoạch phước báo trường thọ.

Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý, tổn hại lòng từ bi, chẳng những không có phước còn mang tội, nghiệp báo kiếp sau sinh mạng sẽ tổn thọ.

Trong Luận  Đại  Trí  Độ cũng có nói rằng: “Trong các việc ác, nghiệp sát lớn nhất. Giữa các việc lành, phóng sanh trên hết.” Vì vậy chúng ta là Phật tử cần phải hành theo lời Phật dạy, không mua cá chép để cúng Ông Táo, không theo văn hóa mê tín dị đoan, tức là chúng ta không có tiếp tay cho những người kia lợi dụng nuôi cá để bán trong ngày 23 tháng chạp

Phước hay họa do tâm tạo
Phước hay họa, thiện, ác cũng từ do từ tâm tạo, nếu tâm chúng ta hành thiện thì cuộc sống chúng ta sẽ an lạc, Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu ta nói hay làm với tâm ô nhiễm thì khổ não sẽ theo sau như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe. Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu ta nói hay làm với tâm thanh tịnh thì hạnh phúc sẽ theo sau như bóng với hình.” [5]

Qua đó chúng ta thấy rằng họa hay phước do tâm tạo, muốn gia đình bình an, hạnh phúc, gia đạo hưng thịnh, không nên tin vào đấng Thần linh nào cả, mà hãy cần thiết lập tâm chúng ta một cách bền vững, bằng niềm tin vào Chánh Pháp và Trí tuệ để sống đúng đạo đức nhân bản bằng cách giữ gìn năm giới:

Mỗi người tự mình không sát sanh và khuyên người đừng sát sanh.
Mỗi người không trộm cắp và khuyên người đừng trộm cắp.
Mỗi người không tà hạnh và khuyên người đừng tà hạnh.
Mỗi người không nói dối và khuyên người đừng nói dối.
Mỗi người không uống rượu và khuyên người đừng uống rượu.

Năm giới là nền tảng xây dựng đời sống hạnh phúc an ổn cho gia đình và xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải có niềm tin vững chắc, khi phước đến không mừng, họa đến không lo. Cứ tùy duyên mà vui sống. Như khi ta gặp hoạn nạn, như bệnh hoạn đau yếu, đang sống cảnh cô độc, hoặc giả đang mang chứng bệnh nan y v.v… chẳng hạn, thì ta biết đó là do nghiệp quả của ta đã gây tạo, nên giờ đây ta phải trả. Nhờ ngày hôm nay chúng ta có tu, có phước báu để trả nợ kiếp trước, khi trả hết nợ không phải chúng ta chuyển họa thành phước sao?

Chúng ta cố gắng tu hành làm thiện, tụng Kinh, niệm Phật, trì Chú, hành thiền (phước vô lậu)…bố thí, cúng dường (phước hữu lậu) …thì cái chết có đến với chúng ta, cũng chẳng có gì phải lo sợ, vì chúng ta đã trả nghiệp nhân đời quá khứ, và ta biết rằng ai cũng phải bước vào cửa tử. Đây là con đường mòn mà tất cả mọi người già trẻ bé lớn gì cũng phải đi qua. Khi xả báo thân này thì phước báo tu hành trong kiếp này sẽ đưa chúng ta đến một cảnh giới an lành (Niết-Bàn) giải thoát khổ đau sinh tử. Như vậy, không phải là ta đã chuyển họa thành phước đó sao?

Ngược lại chúng ta cầu giàu sang, phước báu, con cái bình an, gia đạo hưng thịnh… không biết tu hành tạo phước, theo những tập tục văn hóa mê tín dị đoan cúng vái Thần linh, sát sinh hại vật để cúng tế cầu khẩn, thì không phải là phước trong họa sao?

Trong các tôn giáo đa Thần hay nhất Thần, họ tin tưởng vào đấng Thần linh có quyền năng, ban ơn giáng họa, cho nên những tín đồ mới sát sinh hại vật để cúng tế Thần linh, ban phước….

Khi Đức Phật thị hiện xuống Ấn Độ, Ngài đã dẹp bỏ những tư tưởng ban phước giáng họa của Thần linh dưới dạng mê tín dị đoan. Đức Phật dạy rằng: “Phước họa đều do nghiệp mình tạo, mọi việc trên cõi đời này đều được xét xử công bằng dựa trên luật nhân quả, nghiệp báo.”

Nếu người làm ác phải gánh quả báo xấu, làm thiện được hưởng kết quả tốt đẹp, không tin vào đấng Thần linh nào cả: “Đừng tin tưởng một điều gì vì văn phong. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều người nhắc đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của Thánh nhân, đừng tin tưởng vào điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy mình. Chỉ tin tưởng cái gì mà chính mình đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, là có lợi cho mình và kẻ khác. Chỉ có cái đó mới là mục đích tối hậu, thăng hoa cho con người và cuộc đời, các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn."

Trong thời Phật còn tại thế Xá Lợi Phất đã thưa với Đức Phật rằng:
- “Xin Ngài chỉ dạy xem tại sao vị Tỳ kheo đó rất thông minh, mà lại bị quả báo luôn luôn bị bỏ sót, nên phải ăn cơm của Xá Lợi Phất chia cho”.
Đức Phật nói rằng:
-“Vị Thầy này không phải mới tu, mà tiền kiếp đã là một Thượng tọa. Tuy có giới phẩm, nhưng vị này không bỏ lòng ích kỷ. Quý Phật tử nên suy nghĩ điều này, tu lâu, tạo được nhiều phước, nhưng tánh ích kỷ, ganh tỵ vẫn còn nguyên, thì vẫn phải trả quả báo.”

Vì thế con người muốn có cuộc sống an lạc và hạnh phúc, cần phải tu nhơn tạo phước, chứ không phải chỉ cầu nguyện, van xin khấn vái suông, vào những vị Thần linh, Ông Táo, Thần Tài, Thổ Địa, hoặc tử vi tướng số….

Chỉ có phước báu mới có thể giúp đỡ con người được tai qua nạn khỏi, được bình yên may mắn. Phước báu có được do những việc làm phước thiện, tốt lành, lương thiện, chẳng hạn như: ăn chay, bố thí cúng dường, đi chùa lễ Phật, ấn tống kinh sách, cứu người giúp đời, tụng kinh niệm Phật, trì chú thiền quán, trì giới nhẫn nhịn. Phước báo không phải mùa cá chép vàng, vàng mã,… để cúng tế Thần linh ban phước một điều hết sức phi lý trái chân lý. Vì vậy người Phật tử của chúng ta không bao giờ theo những văn hóa mê tín dị đoan như thế.

Trí Giải

Chú thích:
[1] Tự điển Bách Khoa Toàn Thư
[2] Xem bài Người Trung Quốc ăn Tết ra sao?
[3] Nguồn gốc và ý nghĩa những từ ngữ Tết
[4] Kinh Phạm Võng, Bồ Tát Tâm Địa Phẩm lược sớ, Thích Nữ Trí Hải Việt dịch giới thứ nhất
[5] Kinh Pháp Cú số 1 phẩm song yếu

http://amthucchay.blogspot.com/2012/01/y-nghia-phuoc-hay-hoa-ngay-23-thang.html

Vườn Nhạc: Câu chuyện đầu năm (Như Quỳnh) - New Year's Tale

Another popular soft ballad for the lunar New Year, sung by famed Vietnamese vocalist Như Quỳnh.

Câu chuyện đầu năm
Nhạc sĩ: Hoài An
Trình bày: Như Quỳnh



Bếp Chay Thanh Nhẹ: Bánh chưng chay - Chân Thiện Mỹ (Vietnamese vegan New Year rice cake)

Bánh chưng chay - Vegan Vietnamese New Year rice cake
Bánh chưng is a traditional food for the Vietnamese during lunar New Year celebration. For the recipe in English, please write: Info@VietnamAnChay.com

Bánh chưng chay
Chân Thiện Mỹ

Nguyên liệu:
  • 9 chén nếp
  • 3 gói đậu xanh cà 
  • 1 cây "ham" chay 
  • 4 muỗng cà-phê bột nêm chay
  • 4 muỗng cà-phê muối 
  • 3 muỗng cà-phê đường cát 
  • 2 muỗng cà-phê nước mắm chay 
  • 3 tép tỏi (băm nhuyễn)
  • 2 củ hành hương (băm nhuyễn)
  • 1  muỗng cà-phê  tiêu
  • 2  muỗng canh dầu ăn
  • 2 xấp lá chuối (rửa sạch, lau khô)
Thực hiện:
  1. Vo sạch nếp, cho 2 muỗng cà-phê muối ngâm 24 tiếng, xả nước lạnh, để lên rổ cho ráo nuớc, trộn đều với 1 muỗng cà-phê muối.
  2. Đậu xanh vo sạch, ngâm qua đêm rồi xả nước. Cho 1 muỗng cà-phê  muối vô đậu để 30 phút, rồi đem xả nước cho hết bọt. 
  3. Hấp đậu chín, tán nhuyễn lúc đậu còn nóng. Cho 3 muỗng cà-phê bột nêm, 2 muỗng cà-phê đường, 2 muỗng canh dầu ăn, trộn đều. 
  4. "Ham" chay thái độ dày 3/4 inch [gần 2 centimét] ướp với củ hành, tỏi, tiêu, 1 muỗng cà-phê bột nêm, 1  muỗng cà-phê đường, nước mắm chay, để qua đêm. 
  5. Bắc chảo nóng chiên "ham" chay sơ qua cho thơm, đừng chiên vàng. 
Gói & nấu bánh:
CTM xài khuôn 5 x 5 x  2,5 inch (khoảng 12,5 x1 2,5 x 6,5 cm), loại khuôn đóng xôi.
  1. Cắt lá chuối vừa khuôn, xếp góc, lót vào khuôn. 
  2. Cho 1/2 chén nếp ,1/2 chén đậu, 1 miếng "ham" chay , 1/2 chén đậu, sau cùng 1/2 chén nếp (nếu muốn ăn đậu nhiều thì cho 3/4 chén đậu).
  3. Dùng dây nylon cột lại, thêm một lớp giấy bạc ở ngoài.
  4. Nấu nước sôi, cho bánh vào nấu. Nhớ châm nước sôi vô nồi bánh cách khoảng 2 tiếng, nấu 10 tiếng là bánh chín. 
  5. Vớt bánh ra, thả vô thau nước lạnh.
  6. Lấy bánh ra xếp lên tấm thớt rồi dằn bằng thau nước nặng, khoảng 6 tiếng là được.
Công thức này gói đuợc 9 cái bánh chưng chay, mỗi cái nặng 2,5 cân (khoảng hơn 1 kg).

Chúc anh chị em làm bánh chưng chay thành công trong dịp đón xuân về.