Blogger templates
Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012
Tin Vui Ăn Chay: Bữa cơm rau xanh và đậu phụ của đại gia Việt
Successful Vietnamese businessmen are choosing the vegetarian diet for physical health and inner peace.
Bữa cơm rau xanh và đậu phụ của đại gia Việt
La Hoàn
- Khi nói đến doanh nhân thành đạt, ai cũng nghĩ họ "lắm tiền" nên chỗ ăn chơi, nghỉ ngơi đều sang trọng, đắt tiền cả. Ít ai biết rằng vẫn có những bữa cơm của "người giàu" chỉ có cơm trắng, rau xanh và đậu phụ. Họ chọn cách ăn chay để giữ gìn sức khỏe và tìm sự bình yên trong tâm hồn.
Doanh nhân cũng ăn chay trường
Là chủ của một doanh nghiệp lớn, thường xuyên phải gặp đối tác và các vị chức sắc, khó tránh khỏi bia rượu, tiệc tùng nhưng doanh nhân Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Hoa Sen Group vẫn chọn cách ăn chay trường. Với vị doanh nhân này, ăn chay là một cách để kiềm chế tâm mình, để mình bớt dục vọng, bớt dần những ý niệm không tốt trong tâm, phần khác cũng là thanh lọc cơ thể, là cách để thể hiện lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh.
Hẳn nhiều người sẽ băn khoăn mà đặt câu hỏi rằng, tại sao doanh nhân lắm tiền, nhiều của như vậy lại không hưởng thụ sơn hào hải vị, mà phải "chịu khổ" ăn cơm trắng với rau xanh? Ít ai biết rằng, nhiều "ông chủ" tìm đến ăn chay giống như một phương thuốc để chữa "tâm bệnh".
"Cuộc sống của doanh nhân vốn nhiều áp lực, áp lực cạnh tranh, áp lực kiếm tiền, kiếm tiền cho mình và cho doanh nghiệp. Ăn chay, ngồi thiền giúp họ cân bằng cuộc sống, tìm thấy sự tĩnh tại trong tâm hồn", Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó tổng thư ký Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phân tích.
Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, hiện nay có hàng nghìn doanh nhân thành đạt đã quy y tam bảo, họ cũng ăn chay, ngồi thiền và dành thời gian tu tập giống như các Phật tử khác. Nhưng do đặc thù công việc, phải tiếp đối tác, lãnh đạo nên việc ăn chay của doanh nhân tùy vào điều kiện từng người, người ăn chay trường, người ăn chay thường xuyên theo lịch.
"Những doanh nhân này thường có tâm thiện, đi đâu họ cũng hay giúp đỡ người khác, làm nhiều việc có ích, việc thiện cho xã hội. Trong doanh nghiệp của họ, họ đối xử với công nhân, cộng sự rất tốt. Đoàn kết, hòa hợp, tôn trọng nhau chứ không phân biệt rõ chủ - tớ một cách rõ rệt như một số doanh nghiệp khác", Hòa thượng nói.
Việc ăn chay của doanh nhân giờ đây đã không còn là chuyện xưa nay hiếm. Thậm chí họ không dùng sơn hào hải vị mà dùng luôn đồ chay để tiếp đối tác của mình.
"Tôi cũng gặp không ít những khó khăn khi gặp đối tác vào thời gian đầu ăn chay. Nhưng rồi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo, các đối tác của tôi đã hiểu tôi. Những lúc tôi có dịp ra nước ngoài hoặc họ về Việt Nam, họ mời tôi đi dùng cơm hay tôi mời họ dùng cơm thì họ sẽ hiểu rằng tôi dùng chay và tôi sẽ chọn quán cơm chay để mời họ. Vô tình tôi có thêm những người bạn cùng ăn chay với mình", doanh nhân Lê Phước Vũ từng chia sẻ.
Tìm lại cân bằng, tĩnh tại
Có tiền, có địa vị nhưng không phải doanh nhân nào cũng có hạnh phúc trọn vẹn. Nhiều khi những lo toan công việc, áp lực cạnh tranh, áp lực kiếm thật nhiều tiền khiến họ rơi vào những "hố đen" như chơi xấu đối thủ, xả thải vào môi trường. Thậm chí có những doanh nhân còn bị trầm cảm, tâm thần vì những áp lực nặng nề này.
Dành thời gian để ăn chay, ngồi thiền, tu tập theo giáo lý nhà Phật chính là cách mà nhiều doanh nhân lựa chọn để tìm lại sự cân bằng, tĩnh tại cho tâm hồn.
Trần Xuân Kiên - TGĐ Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh chia sẻ: "Sau một thời gian tu tập theo giáo lý nhà Phật, tôi thấy thanh thản hơn trong suy nghĩ, trong hành động. Tôi nhận ra là giá trị của cuộc sống không phụ thuộc vào thời gian sống dài hay ngắn, sống sướng hay khổ, giàu sang hay nghèo khổ. Quan trọng nhất là khi sống mình đã được trải nghiệm hết các cung bậc của cảm xúc chưa, đã khai phá hết năng lực của chính bản thân mình hay chưa. Và khi mình chết đi có để lại giá trị (không phải để lại tài sản) gì cho gia đình và xã hội hay không? Điều đó mới quan trọng, và đó mới là giá trị của cuộc sống".
Thấm nhuần triết lý của nhà Phật, ông Kiên luôn ứng dụng luật nhân quả vào chiến lược kinh doanh của mình. "Làm gì tôi cũng luôn tâm niệm rằng Nhân hôm nay sẽ tạo ra Quả trong tương lai. Vì vậy làm gì cũng cần phải gieo Nhân tốt thì Quả sẽ tốt. Triết lý này được áp dụng xuyên suốt trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong hoạt động kinh doanh, trong cách đối xử với khách hàng, với nhân viên, với đối tác", ông Kiên nói.
Với Tiến sĩ Đặng Đức Dũng, Tổng giám đốc Apec Kangaroo Group cũng vậy, tu tập theo triết lý nhà Phật giúp ông tìm thấy sự tĩnh tại, cân bằng và thực sự nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng.
Ông Dũng chia sẻ: "Chúng ta quá bận rộn với cuộc sống, công việc hàng ngày nên những việc dành cho chăm sóc bản thân đôi khi trở thành xa xỉ. Vì vậy, dù bận rộn, tôi luôn có khoảng thời gian dành cho nghiên cứu về đạo Phật, các triết lý, đạo lý, những giá trị mà đạo Phật mang lại cho cuộc sống. Đạo cho tôi sức mạnh bền bỉ hơn, lạc quan và niềm tin, ngoài công việc, đó là một không gian riêng để thư thái và thêm sức mạnh cho chặng đường dài".
"Cuộc sống luôn vận động nên tôi tin mỗi người trong chúng ta đều đang phấn đấu để luôn được sống hạnh phúc, luôn được sống thanh nhàn. Nói là thế nhưng những gì chúng ta đang có, hãy trân trọng, vì đó chính là những giá trị rất thực tế, rất đời mà chỉ riêng chúng ta có được. Đạo Phật dạy chúng ta biết phấn đấu bền bỉ, biết yêu thương và biết chừng mực, biết tìm ra niềm vui trong bất kỳ hoàn cảnh nào", ông Dũng chia sẻ thêm.
Doanh nhân cũng như bao người khác, mục đích sống của cuộc đời là tìm kiếm hạnh phúc. Sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi vì áp lực cạnh tranh, ăn chay, ngồi thiền, tu tập theo giáo lý nhà Phật là cách giúp họ tìm thấy sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn.
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/71739/bua-com-rau-xanh-va-dau-phu-cua-dai-gia-viet.html
Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012
Sức Khỏe Của Bạn: Cười giúp tan mỡ
From know-health.com:
U.S. researchers found that 10 assigned 15 minutes of happy smile, you can 'burn' out of the body is equivalent to a large chocolate calories.
To conduct the study, U.S. researchers at Vanderbilt University, 90 volunteers will be placed in a special room, this room can detect the amount of oxygen consumed and people breathe out carbon dioxide emissions, which is a measure of body The best way to energy consumption.
The researchers asked the volunteers who do not speak, do not walk, can only sit in a chair watching TV. Vanderbilt University researcher Maciej Bushusiji said: 'The first volunteers to see some very boring scenery films in this period, we measured their resting metabolic rate under. '
Since then, the researchers played them comedy clips 5 segments, each lasted about 10 minutes laughing out loud comedy that volunteers while giving them detect heart rate, respiratory status, and with the resting state data for comparison. It was found that the state they laugh more than the serious state of 20% of the calories consumed.
The researchers calculated that if 10 per day happy smile assigned 15 minutes, can consume 50 kilocalories, which means that each year you can lose weight 2 kg.
Cười giúp tan mỡ
Ngọc Lam
(TNO) Cười mỗi ngày 10 phút sẽ giúp loại bỏ được lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, theo tạp chí Weight Loss.
Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ cho 90 tình nguyện viên cùng ngồi ở một phòng đặc biệt, có chức năng kiểm tra lượng oxy tiêu thụ cũng như lượng carbon dioxide thải ra qua hơi thở.
Đây là cách để kiểm tra tình trạng tiêu hao năng lượng ở mỗi người. Các tình nguyện viên được yêu cầu không nói chuyện cũng như cử động, thay vào đó chỉ ngồi xem ti vi.
Nhà nghiên cứu Maciej Bushusiji cho biết: “Ban đầu chúng tôi cho họ xem những đoạn phim buồn tẻ, đồng thời đo tỷ lệ trao đổi chất trong trạng thái nghỉ ngơi của họ. Tiếp sau đó, chúng tôi cho họ xem các đoạn phim hài, mỗi đoạn chừng 10 phút khiến các tình nguyện viên cười không dứt, đồng thời so sánh kết quả kiểm tra nhịp tim, trạng thái hô hấp với thời điểm trước đó”.
Kết quả cho thấy, khi coi phim hài, các tình nguyện viên tiêu hao năng lượng lớn hơn khi ngồi buồn chán 20%.
Các chuyên gia kết luận, nếu mỗi ngày cười một cách thoải mái từ 10 - 15 phút thì bạn có thể tiêu hao 50 kilocalo (tương đương 1 miếng chocolate cỡ lớn), tức mỗi năm giảm được 2 kg.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120419/cuoi-giup-tan-mo.aspx
Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012
Giới Trẻ Ăn Chay: Bạn trẻ ăn chay ngày Phật đản
On the occasion of Buddha's holy birthday, thousands of young people in Huế enjoyed vegetarian meals as part of the time-honored tradition.
Bạn trẻ ăn chay ngày Phật đản
Bài & ảnh: Nguyễn Đông
Trong ngày đại lễ Phật đản Phật Lịch 2556, hàng nghìn bạn trẻ tại Huế đã tìm đến những cửa hàng chay hoặc tự đi chợ về nấu mâm cơm chay để tịnh tâm, chiêm nghiệm cuộc sống theo quan điểm của đạo Phật.
Từ sáng sớm 5/5 (tức rằm tháng tư), quán chay Liên Hoa trên đường Lê Quý Đôn, TP Huế (Thừa Thiên - Huế) đã đông nghịt khách. Trong đó có không ít cô gái ăn vận giản dị gọi những món chay và thưởng thức một cách ngon lành. Giá cơm chay ở Huế khá rẻ, thường một đĩa 15.000 đồng, còn bún, lẩu chay thì cao hơn.
"Không phải đến ngày đại lễ Phật đản tụi em mới đi ăn chay mà việc này được duy trì trong gia đình vào mỗi dịp rằm, ba mươi hàng tháng và giỗ chạp", bạn Văn Thị Lại, quê Phú Vang cho biết. Lại đã tìm đến những quán chay nổi tiếng ở Huế để học cách nấu. Đợt này do trời nóng nên cô quyết định đi ăn chay tại quán, chứ trước đây hầu như đều tự đi chợ mua thực phẩm về nấu theo khẩu vị riêng.
Với cô gái nhỏ nhắn Hoàng Thị Ngọc Anh, sinh viên ĐH Khoa học Huế, trước khi "tập" ăn chay, cô đã lên mạng tìm hiểu. Biết được việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe mà ngược lại giúp sống lâu vì cơ thể được tiếp một lượng sinh tố và khoáng chất ở trong thảo mộc, tốt hơn nhiều so các chất bổ trong thịt và đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường, Ngọc Anh đã quyết định mỗi tháng ăn chay ít nhất 5 lần.
"Lần đầu thực sự em không thích thú lắm nhưng ăn nhiều thấy hay hay và đôi khi cũng muốn thay đổi khẩu vị. Nhờ ăn chay mà em giảm cân hơn trước, eo cũng thon thả hơn", Ngọc Anh bật mí. Lễ Phật đản lần này, Ngọc Anh đã rủ thêm gần chục bạn học về nhà nấu món chay. Cô gái tỏ ra nhanh nhẹn với cách chế biến những món từ rau, đậu phụ, khoai tây.
Vy "nghiền" món chay. Ở Huế ngày thường không quá khó tìm một quán ăn chay nhưng Vy thích nhất là được ăn tại nhà chùa do các bà và ni cô nấu. Bạn trai từ Vũng Tàu ra chơi cũng bị cô bạn "bắt cóc" lên chùa ăn chay.
Theo các nhà nghiên cứu, hơn 80% dân số Huế hiện nay theo đạo Phật. Từ thời xa xưa, nếp sống của vua chúa, quan lại đến thường dân đã sớm chịu ảnh hưởng của Phật giáo nên việc ăn chay bắt nguồn từ đó và được người Huế duy trì đến nay. Có những gia đình tập cho con ăn chay từ nhỏ và truyền thống ăn chay được giới trẻ duy trì.
Người Huế ăn chay không đơn giản là ăn những món không có thịt cá, mỡ động vật mà kèm theo đó là cả triết lý hội tụ các yếu tố âm dương, thiền tịnh, thể hiện lòng tôn quý và trân trọng sự sống. Mâm cơm không cần phải thiết kế nhiều món giả gà, giả heo như người dân ở nhiều thành phố nhằm kích thích thị giác mà bữa cơm chay càng đạm bạc càng tốt.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/nhip-dieu-tre/2012/05/ban-tre-an-chay-ngay-phat-dan/
Bạn trẻ ăn chay ngày Phật đản
Bài & ảnh: Nguyễn Đông
Trong ngày đại lễ Phật đản Phật Lịch 2556, hàng nghìn bạn trẻ tại Huế đã tìm đến những cửa hàng chay hoặc tự đi chợ về nấu mâm cơm chay để tịnh tâm, chiêm nghiệm cuộc sống theo quan điểm của đạo Phật.
Từ sáng sớm 5/5 (tức rằm tháng tư), quán chay Liên Hoa trên đường Lê Quý Đôn, TP Huế (Thừa Thiên - Huế) đã đông nghịt khách. Trong đó có không ít cô gái ăn vận giản dị gọi những món chay và thưởng thức một cách ngon lành. Giá cơm chay ở Huế khá rẻ, thường một đĩa 15.000 đồng, còn bún, lẩu chay thì cao hơn.
"Không phải đến ngày đại lễ Phật đản tụi em mới đi ăn chay mà việc này được duy trì trong gia đình vào mỗi dịp rằm, ba mươi hàng tháng và giỗ chạp", bạn Văn Thị Lại, quê Phú Vang cho biết. Lại đã tìm đến những quán chay nổi tiếng ở Huế để học cách nấu. Đợt này do trời nóng nên cô quyết định đi ăn chay tại quán, chứ trước đây hầu như đều tự đi chợ mua thực phẩm về nấu theo khẩu vị riêng.
Với cô gái nhỏ nhắn Hoàng Thị Ngọc Anh, sinh viên ĐH Khoa học Huế, trước khi "tập" ăn chay, cô đã lên mạng tìm hiểu. Biết được việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe mà ngược lại giúp sống lâu vì cơ thể được tiếp một lượng sinh tố và khoáng chất ở trong thảo mộc, tốt hơn nhiều so các chất bổ trong thịt và đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường, Ngọc Anh đã quyết định mỗi tháng ăn chay ít nhất 5 lần.
"Lần đầu thực sự em không thích thú lắm nhưng ăn nhiều thấy hay hay và đôi khi cũng muốn thay đổi khẩu vị. Nhờ ăn chay mà em giảm cân hơn trước, eo cũng thon thả hơn", Ngọc Anh bật mí. Lễ Phật đản lần này, Ngọc Anh đã rủ thêm gần chục bạn học về nhà nấu món chay. Cô gái tỏ ra nhanh nhẹn với cách chế biến những món từ rau, đậu phụ, khoai tây.
Vy "nghiền" món chay. Ở Huế ngày thường không quá khó tìm một quán ăn chay nhưng Vy thích nhất là được ăn tại nhà chùa do các bà và ni cô nấu. Bạn trai từ Vũng Tàu ra chơi cũng bị cô bạn "bắt cóc" lên chùa ăn chay.
Theo các nhà nghiên cứu, hơn 80% dân số Huế hiện nay theo đạo Phật. Từ thời xa xưa, nếp sống của vua chúa, quan lại đến thường dân đã sớm chịu ảnh hưởng của Phật giáo nên việc ăn chay bắt nguồn từ đó và được người Huế duy trì đến nay. Có những gia đình tập cho con ăn chay từ nhỏ và truyền thống ăn chay được giới trẻ duy trì.
Người Huế ăn chay không đơn giản là ăn những món không có thịt cá, mỡ động vật mà kèm theo đó là cả triết lý hội tụ các yếu tố âm dương, thiền tịnh, thể hiện lòng tôn quý và trân trọng sự sống. Mâm cơm không cần phải thiết kế nhiều món giả gà, giả heo như người dân ở nhiều thành phố nhằm kích thích thị giác mà bữa cơm chay càng đạm bạc càng tốt.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/nhip-dieu-tre/2012/05/ban-tre-an-chay-ngay-phat-dan/
Truyền Thống Ăn Chay: Thành phố ăn chay
Huế, central Việt Nam, is renowned as a veg-friendly city.
Thành phố ăn chay
Bài & ảnh: Vũ Hào
Không kém ẩm thực cung đình Nguyễn, món chay ở Huế thật sự hấp dẫn về hình thức, thanh đạm mà vẫn tốt cho sức khỏe, lại rẻ. Những đầu bếp nổi tiếng ở chùa Huế cho biết nấu cỗ chay tốn công, mất thời gian gấp đôi cỗ mặn...
Huế có nhiều chùa chiền do đó có nhiều người ăn chay. Người ăn chay suốt năm là ăn "chay trường". Người thì chỉ ăn kiểu đó bốn ngày trong tháng âm lịch (ba mươi, mồng một, mười bốn, rằm). Lại có những người không đi chùa, nhưng vẫn ăn chay.
Từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu đến Huế, hoàng tộc đã ăn chay. Tại đàn Nam Giao hiện còn một khu nhà đồ sộ tên là Trai cung để vua lên ở, ăn chay trước khi tế trời. Có thể nói "truyền thống" ăn chay trong gia đình người Huế rất phổ biến.
Khách thăm Huế có thể thưởng thức món chay ở khắp mọi nơi. Đơn giản nhất là vào chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu, với vài trăm nghìn dắt túi, cũng có thể thưởng thức đủ món chay "giả mặn"- hình thức giống món mặn.
Mà đâu chỉ nhà hàng hay chợ thành phố, trong một ngôi chợ quê thường thường, chỉ là một sạp hàng nhỏ, vẫn có ít nhất 30 đến 50 món chay, chế biến từ rau củ quả, đậu phụ, mì căng. Rồi bánh chưng, bánh tét, bánh canh, bún, phở, bánh bèo, nậm, lọc bán rong trên đường phố, những ngày rằm hay mồng một, cũng làm kiểu chay. Tại Huế, những ngày ăn chay trong tháng, hầu hết các hàng cơm hến, bánh canh cá tràu đều nghỉ bán. Họ không sát sinh con hến, cá tràu những ngày này.
Vùng phụ cận phía tây Huế, mệnh danh là phố "chùa chiền", dọc theo đường Phan Bội Châu, Điện Biên Phủ, Thủy Xuân, cứ vài bước chân du khách sẽ thấy một hàng cơm chay. Hàng chục món được bán theo kiểu buffet để khách chọn, giá bình dân. Cuộc sống bận rộn khiến nhiều cư dân đô thị không còn thời gian để thưởng thức bữa cơm chay trong gia đình, hay chẳng thể rảnh tay trổ tài nấu nướng. Thì đây, những dịch vụ giúp con người thảnh thơi...
Những đầu bếp nổi tiếng ở chùa Huế cho biết nấu cỗ chay tốn công, mất thời gian gấp đôi cỗ mặn. Bữa tiệc chay ngập tràn màu sắc rực rỡ, nhưng không hề có mùi cá thịt.
Nào chả lụa bằng quả chuối mật nấu chín, bóc vỏ, giã nhỏ với gia vị, bột thính, xong trộn đều với bí đao thái hột lựu, gói lá chuối đem hấp. Nào thịt gà xé phay là bột mì đã loại bỏ tinh bột, bóp tiêu muối, rau răm. Miếng chả quế cắn ra mới biết là khuôn đậu, trên mặt phết phẩm màu đem hấp. Sườn rán là khoai lang, vỏ đậu xanh bọc ngoài, chiên vàng. Con cá tràu da khía trông như thật được làm từ quả chuối xanh tẩm gia vị. Đĩa chả ram chỉ là nấm, miến tàu, gói bánh đa nem. Vào tay người nấu chay giỏi, quả mít non cũng thành thịt gà bóp tiêu muối, rau răm y như thật…
Đi trên đường phố đông khách du lịch ở bờ nam sông Hương như Phạm Ngũ Lão, Đội Cung, Bà Triệu, Nguyễn Công Trứ sẽ gặp các tiệm bán thức ăn chay, bài trí thanh nhã, tên lấy từ kinh Phật: Bồ Đề, Tịnh Tâm, An Lạc, Tịnh Bình… Dân nhậu không nên vào đây vì tiệm chay không bán bia rượu, thức uống chỉ có các loại nước ngọt, tiếp viên ăn mặc kín đáo, nói năng nhỏ nhẹ.
Chế biến tỉ mỉ, công phu nhưng thức ăn chay rẻ hơn mặn, trung bình khoảng 20.000 - 30.000 đồng một món. Những hàng chay sang trọng sử dụng nguyên liệu và gia vị của Đài Loan, Hong Kong, Singapore… giá đắt hơn, nhằm phục vụ cho khách du lịch nước ngoài.
Chiều xuống là lúc những phố ăn chay nhộn nhịp hẳn lên, tấp nập khách đến ăn tối. Có vẻ du khách nước ngoài đến Huế ngày càng thích ăn chay. Họ chọn những nhà hàng yên tĩnh, mọi người vui vẻ ăn uống nhưng không ồn ào.
http://vnexpress.net/gl/doi-song/am-thuc/2012/05/thanh-pho-an-chay/
Thành phố ăn chay
Bài & ảnh: Vũ Hào
Không kém ẩm thực cung đình Nguyễn, món chay ở Huế thật sự hấp dẫn về hình thức, thanh đạm mà vẫn tốt cho sức khỏe, lại rẻ. Những đầu bếp nổi tiếng ở chùa Huế cho biết nấu cỗ chay tốn công, mất thời gian gấp đôi cỗ mặn...
Huế có nhiều chùa chiền do đó có nhiều người ăn chay. Người ăn chay suốt năm là ăn "chay trường". Người thì chỉ ăn kiểu đó bốn ngày trong tháng âm lịch (ba mươi, mồng một, mười bốn, rằm). Lại có những người không đi chùa, nhưng vẫn ăn chay.
Từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu đến Huế, hoàng tộc đã ăn chay. Tại đàn Nam Giao hiện còn một khu nhà đồ sộ tên là Trai cung để vua lên ở, ăn chay trước khi tế trời. Có thể nói "truyền thống" ăn chay trong gia đình người Huế rất phổ biến.
Khách thăm Huế có thể thưởng thức món chay ở khắp mọi nơi. Đơn giản nhất là vào chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu, với vài trăm nghìn dắt túi, cũng có thể thưởng thức đủ món chay "giả mặn"- hình thức giống món mặn.
Mà đâu chỉ nhà hàng hay chợ thành phố, trong một ngôi chợ quê thường thường, chỉ là một sạp hàng nhỏ, vẫn có ít nhất 30 đến 50 món chay, chế biến từ rau củ quả, đậu phụ, mì căng. Rồi bánh chưng, bánh tét, bánh canh, bún, phở, bánh bèo, nậm, lọc bán rong trên đường phố, những ngày rằm hay mồng một, cũng làm kiểu chay. Tại Huế, những ngày ăn chay trong tháng, hầu hết các hàng cơm hến, bánh canh cá tràu đều nghỉ bán. Họ không sát sinh con hến, cá tràu những ngày này.
Vùng phụ cận phía tây Huế, mệnh danh là phố "chùa chiền", dọc theo đường Phan Bội Châu, Điện Biên Phủ, Thủy Xuân, cứ vài bước chân du khách sẽ thấy một hàng cơm chay. Hàng chục món được bán theo kiểu buffet để khách chọn, giá bình dân. Cuộc sống bận rộn khiến nhiều cư dân đô thị không còn thời gian để thưởng thức bữa cơm chay trong gia đình, hay chẳng thể rảnh tay trổ tài nấu nướng. Thì đây, những dịch vụ giúp con người thảnh thơi...
Những đầu bếp nổi tiếng ở chùa Huế cho biết nấu cỗ chay tốn công, mất thời gian gấp đôi cỗ mặn. Bữa tiệc chay ngập tràn màu sắc rực rỡ, nhưng không hề có mùi cá thịt.
Nào chả lụa bằng quả chuối mật nấu chín, bóc vỏ, giã nhỏ với gia vị, bột thính, xong trộn đều với bí đao thái hột lựu, gói lá chuối đem hấp. Nào thịt gà xé phay là bột mì đã loại bỏ tinh bột, bóp tiêu muối, rau răm. Miếng chả quế cắn ra mới biết là khuôn đậu, trên mặt phết phẩm màu đem hấp. Sườn rán là khoai lang, vỏ đậu xanh bọc ngoài, chiên vàng. Con cá tràu da khía trông như thật được làm từ quả chuối xanh tẩm gia vị. Đĩa chả ram chỉ là nấm, miến tàu, gói bánh đa nem. Vào tay người nấu chay giỏi, quả mít non cũng thành thịt gà bóp tiêu muối, rau răm y như thật…
Đi trên đường phố đông khách du lịch ở bờ nam sông Hương như Phạm Ngũ Lão, Đội Cung, Bà Triệu, Nguyễn Công Trứ sẽ gặp các tiệm bán thức ăn chay, bài trí thanh nhã, tên lấy từ kinh Phật: Bồ Đề, Tịnh Tâm, An Lạc, Tịnh Bình… Dân nhậu không nên vào đây vì tiệm chay không bán bia rượu, thức uống chỉ có các loại nước ngọt, tiếp viên ăn mặc kín đáo, nói năng nhỏ nhẹ.
Chế biến tỉ mỉ, công phu nhưng thức ăn chay rẻ hơn mặn, trung bình khoảng 20.000 - 30.000 đồng một món. Những hàng chay sang trọng sử dụng nguyên liệu và gia vị của Đài Loan, Hong Kong, Singapore… giá đắt hơn, nhằm phục vụ cho khách du lịch nước ngoài.
Chiều xuống là lúc những phố ăn chay nhộn nhịp hẳn lên, tấp nập khách đến ăn tối. Có vẻ du khách nước ngoài đến Huế ngày càng thích ăn chay. Họ chọn những nhà hàng yên tĩnh, mọi người vui vẻ ăn uống nhưng không ồn ào.
http://vnexpress.net/gl/doi-song/am-thuc/2012/05/thanh-pho-an-chay/
Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Canh khoai nấu nấm
For yet another rendition of nutritious vegan soup, try combining potato, carrot, and purple yam with a variety of mushrooms and silken tofu.
Canh khoai nấu nấm
Tạp chí Món Ngon
Món canh có vị ngọt của khoai, vị thanh của nấm. Canh khoai nấu nấm là món thích hợp để ăn chay.
Mức độ: Dễ
Chuẩn bị: 10 phút
Chế biến: 30 phút
Nguyên liệu:
- 2 củ khoai lang tím
- 1 củ khoai tây
- 1/2 củ cà-rốt
- 3 tai nấm đông cô
- 30g nấm rơm
- 1/2 bìa đậu phụ non
- 1 thìa cà-phê muối
- 1 thìa súp dầu ăn
- 1 thìa cà-phê hạt nêm nấm
- 1 thìa cà-phê đường
- 1/4 thìa cà-phê tiêu
- 500ml nước dùng rau củ
- Ngò rí
Thực hiện:
- Khoai lang, khoai tây, cà-rốt gọt vỏ, xắt quân cờ.
- Nấm đông cô ngâm nở mềm, cắt bỏ chân, vò rửa sạch, bổ đôi.
- Nấm rơm gọt chân, ngâm nước muối loãng 10 phút, rửa sạch, bổ đôi.
- Đậu phụ non xắt quân cờ.
- Cho nước dùng vào khoai lang, khoai tây, cà-rốt, nấm đông cô và dầu ăn vào, nấu sôi.
- Nêm gia vị, nấu thêm khoảng 20 phút thì cho nấm rơm và đậu phụ non vào.
- Múc canh ra tô, rắc ít tiêu và ngò rí. Dùng nóng.
Mách nhỏ:
Món chay thường ít chất béo, nên thêm chút dầu ăn vừa để cân bằng chất béo, vừa giúp món canh khi sôi không bị trào.
Nếp Sống Ăn Chay: Ăn chay đủ dưỡng chất
A vegetarian/vegan diet can provide adequate nutrition. Protein, iron, zinc, calcium, vitamin B12, and essential fatty acids can be obtained from plant-based products.
Ăn chay đủ dưỡng chất
Quyên Quân
Ăn chay được xem là một chế độ ăn tốt cho sức khỏe, giúp phòng tránh nhiều căn bệnh. Tuy nhiên, do chỉ dùng thực phẩm có nguồn gốc thực vật nên có người lo ngại thực đơn chay thiếu các dưỡng chất thiết yếu.
Sau đây là một số thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng đảm bảo sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho người ăn chay.
Protein
Là thành phần rất quan trọng trong mọi chế độ ăn, với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (RDA, còn gọi là mức tiêu thụ hằng ngày) bình quân là 45 gr cho phụ nữ và 55 gr cho nam giới. Người ăn chay có thể dễ dàng dung nạp đủ chất đạm thông qua các nhóm thực phẩm như các loại đậu (như đậu lăng, đậu Hà Lan...); các chế phẩm đậu nành lên men (đậu hủ, tương hột...); các sản phẩm sữa (như sữa tươi, phô-mai, sữa chua...) [VNAC: người thuần chay không dùng các sản phẩm sữa]; quả, hạt khô.
Sắt và kẽm
Để có máu khỏe mạnh, cần bổ sung một lượng sắt thích hợp và một chế độ ăn chay có thể cung cấp đủ chất này. Mức RDA bình quân cho phụ nữ từ 19-50 tuổi là 18 mg, phụ nữ trên 51 tuổi là 8 mg và nam giới trưởng thành 8 mg. Trong khi đó, kẽm chịu trách nhiệm chuyển hóa tế bào, chức năng miễn dịch, tổng hợp protein, chữa lành vết thương, tổng hợp ADN và phân chia tế bào. Nhưng do cơ thể con người không lưu trữ kẽm nên nhất thiết chúng ta phải bổ sung chất này từ thực phẩm. Mức RDA cho người trưởng thành là 8 mg ở phụ nữ và 11 mg ở nam giới.
Sắt và kẽm thường có trong các loại rau lá xanh (cải xoăn, cải bắp, cải bó xôi, bông cải); các loại hạt khô (hạnh nhân, hạt điều); các loại đậu; trái cây và trái cây khô (mơ, chà là, nho); ngũ cốc nguyên hạt và và bột ngũ cốc nguyên cám.
Calcium
Cơ thể cần calcium để duy trì sức khỏe xương và răng, đồng thời giúp hệ thần kinh hoạt động tốt. Hàm lượng calcium một người trưởng thành cần tiêu thụ mỗi ngày là từ 1.000 -1.200 mg. Chất này có thể dễ dàng tìm thấy trong các loại rau có màu xanh đậm (bông cải xanh, cải xoăn); tảo và rong biển các loại; các sản phẩm sữa (sữa tươi, sữa chua, phô-mai).
Vitamin B12
Thông thường, người ăn chay không dùng trứng và những chế phẩm từ sữa sẽ cần bổ sung các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12. Bình quân một người trưởng thành cần hấp thu 1,5 microgram vitamin B12 mỗi ngày. Loại vitamin này có thể được tìm thấy trong các chế phẩm đậu nành lên men, nấm đông cô, các loại tảo và rong biển.
Các a-xít béo thiết yếu
Cơ thể cần có đủ a-xít béo để hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, chẳng hạn như vitamin A, D, E và K, nhằm điều chỉnh hàm lượng cholesterol, cung cấp năng lượng và duy trì sức khỏe tim mạch cũng như một số chức năng quan trọng khác. Một người trưởng thành cần dùng 1-2 muỗng a-xít béo omega mỗi ngày. Loại dưỡng chất này thường có trong dầu ô-liu nguyên chất, dầu mè, bơ, dầu dừa, dầu lanh...
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120426/an-chay-du-duong-chat.aspx
Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012
Mua Sắm Hàng Chay: Ngon, rẻ món chay
Photo: Xuân Thảo |
Veggie products are easily accessible and popular in Việt Nam.
Ngon, rẻ món chay
Thanh Nhân
Vào mùa Phật Đản (tháng 4 âm lịch), sức mua các mặt hàng thực phẩm chay bắt đầu tăng.
Thực phẩm chay hiện rất đa dạng với đầy đủ chủng loại mặt hàng: xúp gia vị, đồ hộp, đồ đông lạnh, món ăn liền, món khô và nước. Không chỉ các công ty chuyên sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay như Đại Lâm, Kim Chi, Âu Lạc…, một số công ty chuyên về thực phẩm chế biến như SG Food, Cholimex, Cầu Tre… cũng tham gia thị trường thực phẩm chay với các mặt hàng lẩu chay ăn liền, chả giò, hoành thánh chay.
Ngoài yếu tố tín ngưỡng, hiện nhiều người ăn chay còn để chữa bệnh, thay đổi khẩu vị, giảm đạm, giảm béo… Đặc biệt, trong lúc giá cả leo thang, thực đơn chay cũng là một giải pháp để tiết kiệm và đa dạng bữa ăn hằng ngày. Việc chế biến món ăn chay được đơn giản hóa tối đa với đầy đủ nguyên liệu, gia vị nên các bà nội trợ dễ dàng thực hiện bữa cơm hoặc tiệc chay.
Theo thị hiếu chung, thực phẩm chay có mùi vị và mẫu mã đa dạng, khá giống với đồ mặn. Gần như thực phẩm mặn có món gì thì thực phẩm chay có món đó với đủ loại cá, tôm, thịt bò, thịt heo, hải sâm, chả các loại, giá bán tối đa bằng 2/3 thực phẩm mặn.
Tại các siêu thị, thịt gà chay giá khoảng 55.000 đồng/kg, thịt bò chay 60.000 đồng/kg, chả lụa chay 30.000 đồng/kg, cá chay 27.500 - 30.000 đồng/kg. Đồ hộp chay cũng có rất nhiều loại như lẩu dê, gà hấp gừng, gà xào sả ớt, gà nấu tiêu, cá bống kho tiêu, cá lóc kho tiêu… Gia vị thì có đủ loại: hạt nêm lẩu thái, bò kho, phở… chay. Thức ăn nhanh, chế biến sẵn thì có tương, chao, mì, phở, miến, mắm thái, mắm nêm, mắm tôm, cơm cháy chà bông… Một số cửa hàng, nhà hàng chay còn có các loại đặc sản như bánh pía chay, rong biển sấy ăn liền, tóp mỡ rang me chay và cả bia… chay (không có cồn).
Tăng nhanh về chủng loại, số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường thực phẩm chay cũng gia tăng. Tại các siêu thị Co.opMart, hiện đã có trên 10 doanh nghiệp chuyên cung cấp các mặt hàng thực phẩm chay và sức mua của nhóm hàng này tăng đều hằng năm.
Cũng nhằm đáp ứng nhu cầu ăn chay của khách hàng, tại TPHCM, nhiều nhà hàng chay đã ra đời, không chỉ phục vụ các món ăn chay mà còn mang đến cho khách hàng không gian trầm lắng, nhẹ nhàng. Trên internet, một số website chuyên bán thực phẩm chay cũng được cư dân mạng quan tâm. Trong đó, website thucphamchay.com.vn giới thiệu các món ăn, hướng dẫn cách nấu nướng, bảo quản thực phẩm chay và địa chỉ các nhà hàng, quán ăn chay đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo khách hàng.
http://nld.com.vn/2012042710002726p0c1014/ngon-re-mon-chay.htm
Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012
Làm Thế Nào Để: Nấu đậu đen đúng cách
When cooking black beans, be sure to sort well to remove any impurities.
Nấu đậu đen đúng cách
Hồng Xuân (Theo Ayushveda.com)
PNO - Là một loại hạt giàu dinh dưỡng và chất xơ, đậu đen được sử dụng trong rất nhiều món ăn như chè, cháo, súp, xôi, các món hầm… Một số mẹo nhỏ dưới đây giúp bạn nấu đậu đen đúng cách.
1. Làm sạch đậu
Sau khi mua đậu về, nên nhặt lại để loại bỏ hết những hạt đậu hư, sỏi hay đất cát...
2. Ngâm đậu trước khi nấu
Đậu đen cần được ngâm trước khi nấu. Đậu nên ngâm qua đêm hoặc tối thiểu là từ hai đến bốn giờ. Cho nước vào ngập bề mặt của đậu và chú ý thường xuyên cho thêm nước vì đậu sẽ hút bớt nước. Ngâm đậu không chỉ giúp cho đậu chín đều hơn mà còn giúp giảm thời gian đun nấu.
3. Kỹ thuật nấu đậu
Rửa sạch đậu đã được ngâm, cho vào nồi, thêm nước với tỷ lệ: một chén rưỡi đậu/ba chén nước. Nấu đậu trên lửa nóng trung bình cho đến khi nước sôi bùng lên khoảng 10 đến 15 phút thì hạ nhỏ lửa để nồi đậu sôi liu liu. Kiểm tra độ mềm của đậu sau khoảng 20 phút. Thông thường, thời gian nấu đậu là khoảng hai giờ. Đậu chín sẽ mềm và bùi, dùng ngón tay bóp hạt đậu sẽ bị nát vụn.
Sau khi đậu chín, vớt ra và bảo quản trong tủ lạnh để chế biến món ăn khi cần thiết. Phần nước gạn từ nồi đậu cũng được dùng để tạo độ lỏng cho món ăn. Tuy nhiên, không nên để đậu và nước chung với nhau vì đậu sẽ ngấm nước và bị nhão nếu bạn cần bảo quản lâu.
4. Những lưu ý nhỏ
- Bạn có thể cho thêm khoảng 1 muỗng cà phê muối vào nồi đậu trong quá trình nấu, đậu sẽ mềm đều hơn và không bị sượng.
- Không nên bỏ đi phần nước đã được dùng để ngâm đậu vì chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Bạn có thể dùng chúng để tưới cây hoặc nấu nước dùng rau củ…
- Cần nấu đậu đen thật kỹ cho đến khi chúng chín mềm. Đậu chưa được chín có thể gây đầy hơi và chướng bụng.
http://www.phunuonline.com.vn/amthuc/2012/Pages/nau-dau-den-dung-cach.aspx
Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Nem chua bưởi - Sức Sống Mới (Vegan sour ham)
Vegan sour ham is a common Vietnamese appetizer and snack. This one is made with grapefruit pith. (For the recipe in English, please scroll down.)
Nem chua bưởi
Theo Sức Sống Mới
Bưởi là một loại trái cây rất được ưa chuộng vì giàu vitamin và có thể sử dụng để làm thành nhiều món ăn khác nhau.
Không chỉ dùng các múi bưởi để ăn tráng miệng, chúng ta có thể dùng vỏ bưởi để nấu chè hoặc làm nem.
Nguyên liệu:
- 300g (khoảng 2 chén rưỡi) vỏ bưởi tươi, bỏ phần vỏ the xanh, dùng phần vỏ hồng bên trong, cắt mỏng, bóp muối nhiều lần, xả bằng nước lạnh cho hết vị the, đắng. Ngâm tiếp nước phèn chua pha loãng khoảng 10 phút, luộc chần qua nước sôi, xả lại nước lạnh, vắt ráo.
- 150g (khoảng 1 chén) đu đủ xanh, bào sợi mỏng, ngâm nước phèn pha loãng khoảng 10 phút, xả lại cho sạch, để ráo, cắt ngắn.
- Thính
- Giấm gạo
- Lá vông non hoặc chùm ruột, rửa sạch, lau khô
- Lá chuối, lau sạch, xé miếng vừa gói
- Dầu ăn
- Nước hương tỏi
- Màu hồng thực phẩm
- Muối, đường
- Ớt đỏ, tiêu sọ
Thực hiện:
- Vỏ bưởi đã sơ chế xong, cho vào cối, cho muối, đường vào giã chung cho thật nhuyễn.
- Đun nóng dầu, cho vỏ bưởi đã giã vào xào, cho hương tỏi, giấm vào xào khoảng 2 phút, để lửa nhỏ, nêm vừa ăn, trút ra tô.
- Cho thính vào trộn đều, cho đu đủ bào, màu thực phẩm vào nhồi thật dẻo, vo viên, gắn thêm lát ớt màu đỏ, vài hột tiêu sọ.
- Lót lá chùm ruột hoặc lá vông lên lá chuối, cho viên nem vào cuốn cho chặt tay, cột dây lại.
- Để nem vào chỗ thoáng khoảng 2 ngày là dùng được, muốn dùng chua thì để 3 ngày.
Pith is the white part of the grapefruit |
Example of alum (phèn chua) |
Example of roasted rice powder (thính) |
- 300g (about 2.5 cups) grapefruit pith, thinly sliced and washed several times in salty water to remove any bitter taste. Rinse in cold water, then soak in a very diluted alum solution (from mixing a small amount of alum powder with water) for about 10 minutes. Boil, then rinse in cold water and drain well by squeezing off as much water from the pith as possible. Set aside.
- 50g (about 1 cup) green papaya, julienned. Soak in diluted alum solution for about 10 minutes. Rinse well, drain in a colander, then cut into shorter pieces (about 1 inch or 2.5 cm).
- Roasted rice powder
- Rice vinegar
- Tiger's claw leaves (Erythrina variegata) or gooseberry leaves (Phyllanthus acidus), washed well and cleaned off water
- Banana leaves, washed and cut into pieces big enough to wrap the vegan ham
- Vegetable oil, garlic extract, pink food coloring, salt, sugar, chili pepper, black peppercorns
Directions:
- Add a pinch of salt and sugar to the prepared grapefruit pith; grind into a paste.
- Sauté grapefruit pith with garlic and rice vinegar for about 2 minutes in low heat. Season to taste. Set aside in a large bowl.
- Add roasted rice powder, mix well.
- Add green papaya and a drop or two of pink food coloring. Mix well and form into round balls. Add to each vegan sour ham ball a slice of chili pepper and a couple black peppercorns.
- Place a tiger's claw leaf or gooseberry leaf on top of the banana leaf, then add one vegan sour ham ball. Wrap tightly. Tie with a string. (In places where these leaves are unavailable, plastic wrap or aluminum foil can be used as substitutes.)
- The vegan sour ham is ready after being stored in a cool, airy place for 2 days (3 for a more sour taste).
Giúp Nhau Khi Cần: Ấm lòng cơm chay miễn phí
A couple of soup kitchens in the Mekong Delta are serving vegetarian meals to low-income workers and children.
Ấm lòng cơm chay miễn phí
Trần Lưu
Thời gian qua, những quán cơm 2.000 đồng tại các địa phương vùng ĐBSCL [đồng bằng sông Cửu Long] đã trở thành điểm đến thân thuộc của người lao động nghèo khó. Tại đây, người nghèo có thể no bụng với số tiền chỉ bằng 1/5 tờ vé số.
Thế nhưng, ít ai biết rằng, còn có nhiều quán cơm mà ở đó không cần phải tốn tiền, người dân lao động nghèo khó vẫn có thể no bụng với những suất ăn miễn phí...
Gần 3 năm nay, trên QL30 (hướng từ TP.Cao Lãnh đi huyện Hồng Ngự, đoạn qua xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) có một quán cơm chay phục vụ miễn phí cho người lao động nghèo. Quán cơm này đi vào hoạt động từ tháng 7.2009, kinh phí do các nhà hảo tâm trong vùng đóng góp với mục tiêu giúp người lao động nghèo có những bữa cơm no bụng...
Mỗi ngày - từ 6h đến 12h - quán phục vụ khoảng 50 suất cơm chay. Đối tượng thường đến quán cơm này chủ yếu là bà con lao động nghèo như: Anh phụ hồ, “bác tài” xe ôm, các cháu nhỏ bán vé số... Ông Nguyễn Thanh Be - bếp trưởng quán cơm chay - cho biết, quán cơm chủ yếu phục vụ cho người lao động nghèo ở địa phương và các xã lân cận. Các món chay cũng được thay đổi liên tục từ chiên, kho, xào... để các thực khách được ngon miệng. Các thành viên trong quán thay phiên nhau túc trực để phục vụ bữa ăn cho thực khách; người ủng hộ tiền, người góp công... giúp quán cơm duy trì hoạt động liên tục. Tính đến nay, quán cơm đã phục vụ trên 40.000 suất cơm chay miễn phí. “Tuy những suất cơm chỉ có giá trị vài ngàn đồng, nhưng phần nào chia sẻ bớt gánh nặng trong “bài toán” mưu sinh hàng ngày của người lao động nghèo; nhất là mấy cháu nhỏ bán vé số” - ông Be bộc bạch.
Mới đây, tại Đồng Tháp, một bếp cơm chay từ thiện khác cũng vừa đi vào hoạt động tại số 52 đường Thiên Hộ Dương (phường 4, TP.Cao Lãnh), phục vụ khoảng 600 suất ăn chay/ngày (vào ngày 15 và 30, âm lịch hằng tháng) cho tất cả người dân có nhu cầu. Bếp ăn được thành lập do một số nhà hảo tâm tại TP.Cao Lãnh tài trợ, dự kiến trong quá trình hoạt nếu nhận được sự hưởng ứng và ủng hộ của các mạnh thường quân gần xa, bếp ăn sẽ tăng thêm số ngày/tháng phục vụ cho đông đảo mọi người.
http://laodong.com.vn/Doi-song/Am-long-com-chay-mien-phi/61579.bld