Blogger templates
Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013
Tin Vui Ăn Chay: Đổ xô đi ăn chay cầu may
Đổ xô đi ăn chay cầu may
(VTC News) – Dịp rằm tháng Giêng năm nay, các địa chỉ quán chay ngon, uy tín của Hà Nội đều “quá tải” đơn đặt hàng.
Ăn chay thanh tịnh, nhiều may mắn
Ăn chay không phải là việc gì xa lạ trong cuộc sống hiện đại. Có người ăn chay vì lý do tôn giáo. Có người ăn chay vì sức khỏe, vì sở thích. Cũng có những người ăn vì tò mò, muốn thử một lần cho biết.
Theo quan niệm của nhiều người, ăn chay trong ngày rằm, mùng 1 là cách rất tốt để tịnh tâm. Trong khi đó, ăn chay trong đúng dịp lễ rằm tháng Giêng còn có thể đem lại may mắn cho cả năm đó.
Bởi vậy, trong ngày rằm năm nay, rất nhiều người dân tại Hà Nội đã tìm đến những cửa hàng cơm chay ngon, uy tín để thưởng thức những món ăn thanh đạm, cầu may mắn.
Theo chị Minh (Kim Giang, Hà Nội) vui vẻ chia sẻ: “Người ta đi mua vàng vào ngày thần tài lấy may, thì gia đình mình “túng” hơn cầu may bằng việc ăn chay trong ngày rằm. Đùa vui thế thôi, ăn chay ngày rằm tháng Giêng theo mình nghĩ là một nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ đó chứ”.
Các dịch phụ đáp ứng nhu cầu ăn chay của người dân hiện đang cực kỳ phong phú. Từ các nguyên liệu chế biến đồ chay bán ở chợ, siêu thị cho tới các món chay được làm sẵn để khách mua về là có thể ăn ngay. Ngoài ra, phát triển “nở rộ” nhất phải kể đến các quán cơm chay, lẩu chay, buffet chay…
Năm nay, hai ngày 14 và 15 rằm tháng Giêng vào dịp cuối tuần, nên khách hàng là đối tượng gia đình rất nhiều. Một mâm cỗ chay thường có 10-12 món, với các món gà hấp, tôm chiên, nem rán, giò, mực xào, canh nấm… được bày biện đẹp mắt rất có sức hút với các thực khách nhí.
Quán chay “hốt bạc”
Chị Phương, chủ một quán cơm chay ở Đông Đa (Hà Nội) chia sẻ, chuẩn bị cho “mùa làm ăn” là tháng Giêng, ngay từ sau Tết, quán của chị đã phải chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu chế biến món chay. Tất cả đều được nhập về với số lượng gấp đôi để đủ sức đáp ứng nhu cầu khách.
Mặc dù giá nguyên liệu làm món chay như đậu nành, củ sen, bột mì, bột sắn, nấm… và nhiều loại rau củ khác có xu hướng tăng nhẹ, nhưng để giữ khách, nhưng quán của chị Phương cũng như hầu hết các quán chay ở Hà Nội đều giữ giá bình thường, lấy số lượng khách để bù lại.
Gia đình chị Phương và nhân viên thường phải dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị cỗ cay theo đơn đặt hàng của khách. Thông thường quán đóng cửa vào lúc 8 giờ tối. Nhưng vào những ngày khách đông, 10 giờ tối vẫn chưa đóng cửa được vì lượng khách tăng gấp 3-4 lần ngày thường.
Quả thực vào những ngày “sốt” các món chay như rằm tháng Giêng, các cửa hàng kinh doanh món chay được dịp “hốt bạc”. Bên cạnh một lượng khác đông đảo tới quan, lượng đơn đặt hàng cỗ chay từ các chùa, thiền viện, các gia đình ăn chay tại nhà cũng tăng vọt.
Theo tìm hiểu của phóng viên VTC News, nguyên liệu thực phẩm làm các món “giả” chay như gà chay, bò chay, lợn chay, hải sản chay… không rõ thành phần chất hóa học, chất bảo quản được bán sẵn rất nhiều, với giá mua buôn khá rẻ.
Để giảm bớt thời gian chế biến, nấu hàng chục mâm cỗ chay được nhanh nhất, rất nhiều quán chay tại Hà Nội dùng nguyên liệu chế biến sẵn này thay vì dùng thực phẩm “đúng công thức chay” như các lọai rau củ quả, nấm tươi, nấm khô, đậu phụ, các lọai hạt hay các sản phẩm từ sữa.
http://vtc.vn/1-367900/kinh-te/do-xo-di-an-chay-cau-may.htm
Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Phi-lê cá chay xốt cam
Ăn chay kiểu Tây: Phi-lê cá xốt cam
Hướng dẫn: Nguyên Trang
Ảnh: Hoàng Thụy
(iHay) Món chay kiểu Tây có vẻ cầu kỳ, nhưng không quá khó làm. Đôi khi dụng công một chút sẽ tạo nên những niềm vui riêng trong ẩm thực.
Nguyên liệu:
- Phi-lê cá chay: 120 gr (khoảng 1/4 cân Anh)
- Bắp cải tím: 20 gr (khoảng 1/4 chén)
- Bắp cải trắng: 20 gr (khoảng 1/4 chén)
- Cam tươi: 1 quả
- Cà-rốt: 1 củ
- Hành tây: 20 gr (khoảng 1/4 chén)
- Bơ: 5 gr (khoảng 1 muỗng canh)
- Bột mì: 5 gr (khoảng 1 muỗng canh)
- Một nắm lá thyme (cỏ xạ hương)
- Muối tiêu: 2 thìa cà-phê
- Dầu ăn
Cách làm:
- Cá chay cắt miếng vừa ăn, ướp với muối tiêu, lá thyme để 15 phút cho ngấm gia vị.
- Bắp cải bào, cà-rốt bào xợi, hành tây thái mỏng.
- Cam, cà rốt ép lấy nước cốt.
- Đun nóng dầu ăn, cho cá chay vào chiên áp chảo cho vàng đều 2 mặt.
- Thêm bắp cải, cà-rốt, hành tây vào xào với lửa lớn, nêm một ít muối tiêu cho vừa ăn.
- Cho nước cam, cà-rốt lên bếp đun sôi, nêm thêm một ít muối tiêu và bơ, cho bột mì vào sau cùng để nước xốt sệt lại như ý.
- Bày cá chay ra đĩa, rưới nước xốt lên sau cùng. Có thể ăn kèm với một ít salad bắp cải cũng rất ngon.
Người Trường Chay: Ái Nhi đẹp mịn màng nhờ ăn chay trường
Mrs. Vietnam 2005 Ái Nhi is a vegetarian.
Ái Nhi đẹp mịn màng nhờ ăn chay trường
(TPO) - Hoa hậu phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2005 đã lánh xa showbiz rất nhiều năm và sống trong không khí trong lành của thành phố Đà Lạt mộng mơ. Càng ngày cô càng sở hữu vẻ đẹp mịn màng và duyên dáng.
Đăng quang hoa hậu cách đây đã 8 năm nhưng gặp lại Ái Nhi nhiều người vẫn đánh giá cô sở hữu nhan sắc ngày càng son trẻ theo năm tháng.
Chia sẻ bí quyết làm đẹp, Ái Nhi cho biết cô không có bí mật gì ghê gớm, nhưng có lẽ do kinh doanh củ, quả xuất khẩu cùng gia đình tại Đà Lạt nên người đẹp thường xuyên được tiếp xúc với nguồn thực phẩm thanh đạm, tươi ngon và an toàn hàng ngày.
Ái Nhi cũng cho biết có những thời gian cô ăn chay trường trong vòng mấy năm liền, kết hợp với luyện tập thể dục thường xuyên, vì thế nên lúc nào người đẹp cũng thấy mình tươi trẻ, nhẹ nhõm.
Thời gian gần đây, Ái Nhi bắt đầu xuất hiện trở lại khi góp mặt trong một số sự kiện của giới showbiz. Cô cho biết không có ý định hâm nóng lại tên tuổi và kiếm tìm sự nổi tiếng mà chỉ thực hiện những công việc nghệ thuật vì đam mê.
Người đẹp cũng muốn nhân dịp trở lại này sẽ có thể đóng góp công sức cho các hoạt động từ thiện, cụ thể đó là giúp đỡ hội người mù ở thành phố Đà Lạt - nơi cô sinh ra và lớn lên.
http://www.tienphong.vn/giai-tri/615124/Ai-Nhi-dep-min-mang-nho-an-chay-truong-tpov.html
Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013
Tin Vui Ăn Chay: Dịch vụ nấu cỗ chay hốt bạc ngày rằm tháng Giêng
Ăn chay đã trở thành nét văn hóa ẩm thực |
Dịch vụ nấu cỗ chay hốt bạc ngày rằm tháng Giêng
Bài & ảnh: Quỳnh Trang (Vietnam+)
(Vietnam+) - Ngao ngán với thịt mỡ, bánh chưng nên các món ăn chay đang là cách để thay đối khẩu vị, lấy lại sự cân bằng của nhiều thực khách sau kỳ nghỉ Tết.
Món ăn thời thượng
Sau 9 ngày nghỉ Tết, chị Trang ở Cầu Giấy, Hà Nội, đi làm trong trạng thái uể oải, bao nhiêu dư âm của những đặc sản vẫn còn khiến chị rùng mình.
Chính vì vậy, những món ăn chay được chị cùng nhiều đồng nghiệp chọn để cân bằng lại khẩu vị và sức khỏe của mình. “Ban đầu tưởng khó ăn, nhưng đồ chay được nhiều nơi chế biến rất ngon mà lại có lợi cho sức khỏe, không bị tăng cân nên mình được bạn bè rủ đi ăn nhiều,” chị Trang nói.
Dạo quanh các nhà hàng nấu cỗ chay ở Hà Nội như Bồ Đề Tâm, Linh Đan 4B, Loving Hut…, đồ ăn chay cũng được thể hiện rất cầu kỳ, đa dạng và mang hương vị riêng của từng đầu bếp.
Phổ biến nhất là các món như gà hấp, bò xào, tôm chiên, nem rán, giò chay, chả quế chay, sườn chiên kẹp dừa sốt, kim tiền kê (xiên nướng), phở cuốn (hoặc cơm lá sen), đậu cuốn nấm, xào hải sản ngũ quả, nai xào lá lốt rắc vừng, nộm chua ngọt, xôi ba tầng, canh ngũ sắc (hoặc canh nấm)...
Trong khi đó, tại các chùa thường nấu cỗ thuần chay, nghĩa là các món ăn không mang vẻ "hồn chay, dáng mặn" như ở các nhà hàng.
Ví như cỗ chay ngày rằm ở các chùa Vân Trì (Từ Liêm) hay chùa Phụng Khánh (Tây Sơn), chùa Thọ (Cầu Giấy)… thì món ăn chay không gợi nhắc đến những hương vị của động vật. Bác Tuyết, một Phật tử tại chùa Vân Trì, cho biết: "Sư trụ trì ở đây dạy, thành tâm là cả khi ăn cũng không tưởng tượng hay tâm niệm là đang ăn mặn, thế mới là tu".
Mỗi dịp rằm tháng Giêng đến là các Phật tử lại đổ về các chùa đông nghìn nghịt, họ phải đăng ký tham gia từ rất sớm để được tham dự bữa cơm chay cầu phước đầu năm. Không chỉ đơn thuần là thưởng thức ẩm thực, giờ đây nhiều người còn lựa chọn ăn chay để dưỡng tâm, tìm lại sự thư thái trong tâm hồn.
Nhộn nhịp dịch vụ nấu cỗ chay
Sự phổ biến của thức ăn chay đã giúp dịch vụ này ngày càng "vào cầu", trong khi giá cả thì nhích lên từ 20-30% so với trước Tết Nguyên đán.
Các nhà hàng đua nhau tung các dịch vụ nấu cỗ chay với mâm 6 suất giá từ 400.000 đồng/8 món - 1,2 triệu đồng/13 món dù trước Tết, giá chỉ từ 300.000 - 1 triệu đồng/mâm.
"Dù trước Tết đã đặt cỗ rằm tháng Giêng cho đỡ cập rập nhưng đến giờ các nơi đều đồng loạt báo tăng giá với lý do phí dịch vụ cao đầu năm, thực phẩm khan hàng nâng giá đầu năm", bác Chanh, phụ trách cỗ chay rằm cho chùa Thọ, Cầu Giấy, cho biết.
Trong dịp này, các nhà hàng cũng tổ chức tiệc buffet chay ngày rằm với giá từ 175.000 - 200.000 đồng/suất phục vụ cho khách thập phương cũng như các đại gia đình có nhu cầu đi ăn "đổi gió" sau Tết.
Một số các món mới được các cơ sở cung cấp dịch vụ giới thiệu thêm như từ bi hỷ xả (Gà đen rang muối) giá 89.000 đồng/đĩa, súp yến mùa Xuân giá 68.000 đồng, trứng hấp vân giá 45.000 đồng, ngư thu sốt ngũ liễu (cá thu sốt ngũ liễu) giá 68.000 đồng...
Chị Giang, quản lý nhà hàng ẩm thực Linh Đan 4B Hàng Bồ cho biết, thời gian này nhà hàng đã kín lịch nhận đặt làm cỗ chay phục vụ rằm tháng Giêng, chiều lòng khách có nhu cầu, nhà hàng đứng ra nhận thêm đơn hàng nhưng phải đẩy sang cho các cơ sở nhỏ khác cùng làm.
Các quán cơm chay bình dân cũng không bỏ qua cơ hội này tăng giá cơm chay theo suất từ 20.000 - 25.000 lên 35.000 - 40.000 đồng. Ngoài ra các món chay bình dân khác dao động từ 15.000 - 30.000 đồng/món vô cùng phong phú.
"Từ Tết ra, mỗi ngày quán phục vụ gần 200 lượt khách, khách chủ yếu là dân văn phòng đặt cơm ăn buổi trưa, có hôm không còn hàng mà bán cho khách", bác Lan, chủ quán cơm chay bình dân Loving Hut ở 10/121 Chùa Láng, nói.
Ăn chay đang ngày càng phổ biến và trở thành nét văn hóa thu hút nhiều thực khách, không chỉ vào các dịp lễ Tết, ngày rằm mà có nhiều thực khách ăn chay trường để nâng cao sức khỏe.
http://www.vietnamplus.vn/Home/Dich-vu-nau-co-chay-hot-bac-ngay-ram-thang-Gieng/20132/184111.vnplus
Tin Vui Ăn Chay: Nhà hàng chay Long Hoa phát cơm từ thiện ngày Rằm
Cô Kimberly Nguyễn (hàng trước, thứ hai, từ trái), chủ nhân nhà hàng chay Long Hoa, và một số người trong nhóm Long Hoa.
Nhà hàng chay Long Hoa phát cơm từ thiện ngày Rằm
Bài & ảnh: Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER (NV) -“Nhóm anh em Long Hoa muốn tổ chức bữa cơm chay từ thiện mỗi tháng để mọi người có một bữa ăn cơm vừa tốt cho sức khỏe vừa nhằm biểu lộ tình thương của nhóm đến với mọi người, với cộng đồng.” Cô Kimberly Nguyễn, chủ nhân nhà hàng chay Long Hoa, nói một cách ngắn gọn về mục đích của chương trình phát cơm chay từ thiện mà nhà hàng vừa bắt đầu thực hiện vào thứ bảy, 16 tháng hai.
Theo cô Kimberly, chương trình phát cơm chay từ thiện của nhóm Long Hoa sẽ thực hiện vào ngày Rằm mỗi tháng (tức ngày 15 âm lịch), từ lúc 11 giờ sáng đến 2 giờ trưa, với mục tiêu từ 100 đến 200 phần ăn mỗi lần.
Ðiều khá thú vị là nhà hàng chay Long Hoa được khai trương vào cuối tháng giêng vừa qua không nhằm mục đích kinh doanh “kiếm sống làm giàu,” mà như lời chủ nhân Long Hoa thì “ngoài việc kiếm tiền trả tiền phố ra, còn lại tất cả thu nhập tìm được đều bỏ vào làm từ thiện hết, những người làm trong nhà hàng đều làm từ thiện, không có công.”
“Tất cả đều là do nhóm anh em Long Hoa bỏ công sức ra để kinh doanh và mang tiền lời đó để làm từ thiện đóng góp cho cộng đồng.” Cô Kimberly khẳng định lại mục đích kinh doanh của nhà hàng chay Long Hoa.
Người phụ nữ này chia sẻ thêm: “Trong cộng đồng có nhiều người phát tâm làm từ thiện nhưng vì người ta không có phương tiện nên tôi muốn tạo nơi này trở thành phương tiện cho tất cả mọi người có tâm đến đóng góp mỗi người một bàn tay. Hiện tại chúng tôi không nhận sự đóng góp về tài chánh, chỉ nhận sự đóng góp về công sức mà thôi.”
Muốn tìm hiểu thêm về nhà hàng chay Long Hoa hoặc nhóm Long Hoa, có thể liên lạc tại địa chỉ: 9550 Bolsa Ave., Suite 125, Westmister, CA 92683, điện thoại (714) 725-5640 hoặc (714) 363-7863.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=162051&zoneid=3#.USWG9aVEGrk
Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013
Sức Khỏe Của Bạn: 4 loại thực phẩm bổ sung ô-xy cho cơ thể
4 loại thực phẩm bổ sung ô-xy cho cơ thể
Nấm (Theo People)
(Dân trí) - Ô-xy giúp duy trì sự sống cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan. Bổ sung cho cơ thể nguồn dưỡng chất dồi dào này thường xuyên chính là một cách duy trì sức khỏe thông minh.
Củ cải tốt cho da
Biểu hiện: Da khô, xỉn màu, xuất hiện các vết đốm trên mặt da
Được coi là loại “nhân sâm” thứ 2, củ cải chứa nhiều nước, protid, glucid, celluloz và các loại vitamin A, B, C, allyl isothiocynat, oxalic acid... có tác dụng tốt trong việc cung cấp ô-xy, thúc đẩy tuần hoàn máu cho các mao mạch dưới da, giúp da mềm mại và sáng đẹp hơn.
Cách chế biến: Luộc, hấp, nấu canh...
Tỏi tây tốt cho mắt
Biểu hiện: Nhức, mỏi, khô, mờ mắt, phù nề giác mạc
Tỏi tây qua chế biến có công dụng tốt trong việc giải phóng vào đào thải thành phần chất lưu huỳnh, từ đó ngăn ngừa sự “cạnh tranh” của hợp chất này với các nguyên tử ô-xy trong cơ thể, đặc biệt đối với đôi mắt.
Cách chế biến: Bỏ rễ, rửa sạch và đun với nước, uống hàng ngày
Đinh lăng tốt cho tim
Biểu hiện: Tức ngực, đau thắt ngực
Đinh lăng [Polyscias fruticosa, Ming aralia] không chỉ là vị thuốc mát phổi, lợi tiểu, tiêu độc mà còn có tác dụng rất tốt trong việc làm mở rộng và giúp lưu thông các mạch máu, từ đó tăng cường việc cung cấp ô-xy cho hoạt động của tim cũng như quá trình vận chuyển máu cho các cơ quan trong cơ thể.
Cách chế biến: Rửa sạch, vò nát và sắc nước uống hàng ngày.
Rau diếp tốt cho tuyến tụy
Biểu hiện: Mệt mỏi, tăng đường huyết
Việc thiếu ô-xy lâu ngày có thể làm giảm độ “mẫn cảm” của tuyến tụy [pancreas] đối với việc sản xuất chất insulin trong cơ thể và giảm khả năng tuần hoàn máu, từ đó dễ gây nên bệnh tiểu đường.
Rau diếp có tác dụng tốt trong việc kích thích và điều hòa tuyến tụy sản sinh chất insulin. Ngoài ra, thường xuyên ăn rau diếp cũng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất glucose, từ đó cải thiện việc cung cấp ô-xy cho hoạt động của các tế bào và kiểm soát được lượng đường trong cơ thể.
Cách chế biến: Rau diếp chỉ nên rửa sạch, khử trùng và ăn sống. Việc luộc hoặc nấu ở nhiệt độ cao sẽ làm phá hủy các loại enzym tốt có trong loại rau này.
http://dantri.com.vn/suc-khoe/4-loai-thuc-pham-bo-sung-oxy-cho-co-the-535924.htm
Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013
Tin Vui Ăn Chay: Đồ ăn chay ‘đắt như tôm tươi’ sau Tết
Đồ ăn chay ‘đắt như tôm tươi’ sau Tết
(VTC News) - Ngán các món thịt, cá trong Tết, nhiều gia đình chuyển sang các món ăn chay vừa đổi khẩu vị lại tốt cho việc giảm cân.
Bác Nhung (Tam Trinh, Hà Nội) cho biết, năm nào cũng vậy, cả dịp Tết, gia đình nhà bác “ngập” trong các món ăn thịt, cá nhiều đạm. Chính vì vậy, từ mùng 3 Tết trở đi, gia đình bác chuyển sang ăn các đồ ăn chay để đổi món.
“Tết nhà nào cũng toàn món thịt, giò, chả đến mức đi chúc Tết đến nhà ai nhìn thấy mấy món đó cũng ngán. Vì vậy, tôi chuyển sang là làm mấy món salat, rau luộc, thấy bữa cơm ngon hơn hẳn”, bác Nhung cho biết.
Cũng trong tình cảnh “sợ thịt”, từ sau Tết, chị Hải Tiên (Tam Trinh, Hà Nội) thường xuyên cho cả nhà ăn các món đậu, rau luộc, các món chay được chế biến cầu kỳ.
“Đồ ăn chay bây giờ cũng có đủ các loại thịt, cá, rất phong phú, mình chịu khó làm cầu kỳ một chút thì cũng không kém ngoài hàng là mấy. Nhà mình ăn đồ chay, ai cũng tấm tắc khen ngon vì khẩu vị rất lạ, ăn lại ngọt miệng và tốt cho tiêu hóa”, chị Tiên nói.
Theo chị Tiên, sau Tết, giá các loại rau, củ, quả đều tăng 10 – 15%, nhưng so với các loại thịt cá thì nguyên liệu làm món ăn chay lại khá rẻ.
Thay đổi khẩu vị, tốt cho sức khỏe, an toàn vệ sinh và giá cả hợp lý là những lý do mà đồ ăn chay đang dần được nhiều gia đình lựa chọn.
Anh Thái (Đường Láng, Hà Nội) cho biết: “Không chỉ dịp Tết, ngày thường tôi cùng gia đình thường xuyên qua các quán cơm chay để ăn. Các món ăn chay vừa đảm bảo vệ sinh lại tốt cho sức khỏe vì được chế biến từ các thực phẩm như rau, củ, quả và những sản phẩm hạn chế chất đạm và mỡ”.
Không muốn tốn nhiều thời gian để tự chế biến, nhiều gia đình lại chuộng các món chay bán sẵn. Theo nhân viên tại các siêu thị Co.opMart Hà Nội, các mặt hàng ăn chay bán chạy hơn khoảng 5% - 10% so với ngày thường.
Tại Hà Nội, ngay từ mùng 6 Tết, nhiều cửa hàng ăn chay đã bắt đầu mở cửa để phục vụ khách. Khác với những món ăn chay dân dã nơi cửa chùa, đa phần tiệc chay tại nhà hàng đều phong phú hơn cả về nguyên liệu, cách chế biến, các món ăn...
Tại một quán ăn chay trên đường Láng (Hà Nội), hết các bàn ăn đều đã chật kín người ngồi. Thậm chí chủ quán còn phải bố trí thêm bàn nhựa để phục vụ khách hàng.
Chị Lan, nhân viên phục vụ của quán cho biết, năm nào cũng vậy, cứ ra Tết là mọi người lại thích ăn chay. Lượng khách tăng ít nhất 30% so với ngày thường.
Để khiến các món ăn chay không làm người sử dụng cảm thấy nhàm chán thì thực đơn cho các món ăn chay cũng khá phong phú với những tên gọi rất hấp dẫn không khác gì các món ăn mặn như: cá kho tộ, thịt gà luộc, thịt gà quay, nem, giò, xúp gà, xúp hải sản… giá của các món ăn chay này thường dao động từ 60.000 - 100.000 đồng/suất nên cũng khá phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013
Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013
Vườn Nhạc: Nhạc Xuân Tuyển Chọn 1
Nhạc Xuân Tuyển Chọn 1
Do OldChannelMusic2 sưu tầm
- Xuân họp mặt (Văn Phụng) – Như Quỳnh, Loan Châu, Thủy Tiên, Bảo Hân
- Xuân yêu thương (Nhạc ngoại quốc, lời Việt) / Điệp khúc mùa xuân (Quốc Dũng) – Thiên Kim, Ánh Minh, Quốc Khanh, Đoàn Phi
- Dáng xuân (Minh Châu) – Dương Triệu Vũ
- Câu chuyện đầu năm (Hoài An) – Thanh Tuyền
- Bài ca Tết cho em (Quốc Dũng) – Quang Lê
- Đón xuân (Phạm Đình Chương) – Lương Tùng Quang, Như Loan
- Mùa xuân trên cao (Trầm Tử Thiêng) / Tâm sự ngày xuân (Hoài An) – Trung Chỉnh, Hoàng Oanh
- Đoản xuân ca (Thanh Sơn) – Hương Thủy
- Cánh thiệp đầu xuân (Minh Kỳ) / Anh cho em mùa xuân (Thơ Kim Tuấn, Nhạc Nguyễn Hiền) – Thanh Thúy, Thiên Kim
- Đầu xuân lính chúc (Tấn An, Hoài Linh) – Nguyễn Hưng
- Tôi chưa có mùa xuân (Châu Kỳ) – Giang Tử
- Mùa xuân trở về (Võ Thiện Thanh) – Lương Tùng Quang, Bảo Hân
- Lạc mất mùa xuân (Nhạc Pháp: “Le géant de papier” của Jean-Jacques Fafon, lời Việt: Lữ Liên) – Bằng Kiều
- Khúc nhạc ngày xuân (Nhật Bằng) – Thủy Tiên
- Mùa xuân đó có em (Anh Việt Thu) – Đan Nguyên
- Gác nhỏ đêm xuân (Minh Kỳ, Lê Dinh) – Hương Lan
- Tình xuân (Cổ nhạc) – Lệ Thủy
- Mừng nắng xuân về (Huỳnh Anh) – Thiên Kim
- Xuân đẹp làm sao (Thanh Sơn) – Như Quỳnh
- Nghĩ chuyện ngày xuân (Song Ngọc) – Mai Thiên Vân
- Xuân trong rừng thắm (Trần Anh Mai) – Thế Sơn, Trần Thái Hòa, Tiến Dũng, Tâm Đoan, Hương Thủy, Ngọc Liên
- Ngày đầu một năm (Trần Thiện Thanh) – Băng Tâm
- Gieo quẻ đầu năm (Hài kịch) – Hoài Linh, Phi Nhung
- Xuân và tuổi trẻ (La Hối) – Minh Tuyết
- Phút giao mùa (Huy Tuấn) – Trinh Lam, Lam Anh
- Cảm ơn (Duy Khánh) – Trường Vũ
- Mùa xuân lá khô (Trần Thiện Thanh) – Tuấn Vũ, Mỹ Huyền
- Nắng có còn xuân (Đức Trí) – Khánh Hà
- Thiên duyên tiền định (Lê Kim Khánh) – Quốc Khanh, Hà Thanh Xuân
- Em đã thấy mùa xuân chưa (Quốc Dũng) – Lâm Nhật Tiến
- Ai lên xứ hoa đào & Bài thơ hoa đào (Hoàng Nguyên) – Trung Chỉnh, Hoàng Oanh
- Ngày xuân thăm nhau (Trịnh Lâm Ngân) – Duy Trường, Quỳnh Dung
- Chào xuân mới (Trần Nguyên Phú) – Bằng Kiều, Vân Quỳnh, Lương Tùng Quang
- Nếu xuân này vắng anh (Bảo Thu) – Minh Tuyết