Blogger templates
Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013
Vườn Nhạc: Điệu múa Thiên Thủ Quan Âm
Thiên Thủ Quan Âm là điệu múa do vũ sư Trương Kế Cương người Trung Hoa sáng tác. Điệu múa được trình diễn bởi 63 người khiếm thính thuộc vũ đoàn Nghệ Thuật Trình Diễn Người Tàn Tật Trung Hoa, vì không nghe được nhạc nên có 6 người đạo diễn mặc áo trắng điều khiển giúp họ múa đúng nhịp. Điệu múa này diễn tả truyền thuyết Bồ Tát Quan Âm có nghìn tay, luôn lắng nghe và cứu độ chúng sinh.
Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013
Sức Khỏe Của Bạn: 5 mối nguy hiểm của béo bụng
5 mối nguy hiểm của béo bụng
Duy Hùng / Nông Nghiệp Việt Nam
Béo phì, dư thừa trọng lượng là một trong những "sự cố ách tắc" gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe, nhất là khi có quá nhiều mỡ ở vùng bụng, hay béo nội tạng, trong đó có 5 mối nguy hiểm tiềm ẩn dưới đây vừa được khoa học phát hiện.
1. Làm giảm chức năng phổi
Năm 2013, nhóm chuyên gia Hà Lan đã thực hiện một nghiên cứu dài kỳ và phát hiện thấy, béo bụng là thủ phạm làm giảm chức năng phổi. Có 284 người Hà Lan được mời tham gia trong nghiên cứu này. Thông thường, so với nhóm người khỏe mạnh không hút thuốc và những người có vòng bụng bình thường thì những người béo bụng có dung tích phổi hay chỉ số phế dung (spirometry) rất thấp, khả năng hô hấp kém hơn so với nhóm người bình thường. Và lâu dài chức năng phổi bị hạn chế, đường khí thở bị thu hẹp dẫn đến nguy cơ mắc nhiều loại bệnh mạn tính, đặc biệt là hen suyễn.
2. Thoái hóa động mạch
Năm 2012, các nhà khoa học cũng đã hoàn tất nghiên cứu về mối tương quan giữa béo bụng và tỷ lệ mắc bệnh béo nội tạng với nguy cơ thoái hóa động mạch. Kết quả, các nhà khoa học phát hiện thấy những người béo phì nói chung và béo bụng nói riêng và cả những người có cơ thể nặng nề, bụng bự thì cứ tăng 0,1 điểm béo bụng so với chiều cao cơ thể thì tình trạng thoái hóa động mạch lại càng tồi tệ hơn, xu hướng này thể hiện rất rõ ở nhóm béo nội tạng. Thoái hóa động mạch còn là căn bệnh nan y dẫn đến nhiều mối nguy cho cơ thể nhất là bệnh đột quỵ và bệnh tim.
3. Làm giảm khả năng điều tiết đường huyết
Béo nội tạng, dạng béo bụng thường thấy ở nhóm người béo phì. Ở những người này cơ thể sản xuất quá nhiều các loại hormone gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống chuyển hóa. Khi các loại hormone này quá tải sẽ làm thay đổi các thụ thể insulin trong cơ thể, làm giảm quá trình kiểm soát đường huyết và cuối cùng gây ra bệnh tiểu đường. Mối nguy hiểm béo bụng ở phụ nữ và đàn ông cũng không đồng nhất. Ví dụ, phụ nữ bụng bự thì tỷ lệ mắc bệnh mỡ máu cao, rủi ro chết vì bệnh tim mạch cao gấp 5 lần, hay tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật cao gấp hai lần so với người bình thường. Ngoài ra, nếu phụ nữ béo bụng thì có thể gặp khó khăn khi mang thai, sinh đẻ và mắc bệnh ung thư vú cao gấp 3 lần so với nhóm phụ nữ có trọng lượng bình thường.
4. Gia tăng bệnh suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer
Tạp chí Annals of Neurology của Mỹ vừa công bố nghiên cứu do các chuyên gia ở Hiệp hội khoa học Thần kinh Mỹ (ANA) thực hiện cho thấy, những người béo phì, đặc biệt là béo bụng hay nhóm người có tỷ lệ vòng bụng to hơn vòng mông là nhóm người có dung lượng não thấp và sớm mắc bệnh thoái hóa, suy giảm trí nhớ, đặc biệt là rủi ro mắc bệnh Alzheimer.
5. Tăng mỡ máu (Cholesterol)
Béo nội tạng tạo ra nhiều mỡ quấn quanh ruột, trong bộ phận nội tạng và chính các mỡ này đã tạo ra các axít mỡ tự do trong cơ thể và cuối cùng tạo ra nhiều cholesterol xấu (LDL) và triglyceride. Ngoài ra, các axít béo tự do này còn làm giảm cholesterol tốt (HDL) hay còn gọi là mỡ máu tốt. Và cùng với hiện tượng thoái hóa động mạch, các hiệu ứng từ cholesterol gây ra sẽ đẩy nhanh quá trình gây bệnh tim, cao huyết áp, đột quỵ và nhiều chứng bệnh nan y khác mà chính người trong cuộc cũng chưa lường hết.
* Làm gì để giảm mỡ bụng?
Chẳng ai muốn béo bụng, kể cả đàn ông lẫn đàn bà, song để duy trì trọng lượng hợp lý, giảm béo nội tạng, giảm thiểu bệnh tật thì nên áp dụng một số giải pháp sau:
- Duy trì lượng calo phù hợp với nhu cầu cơ thể. Ăn thành nhiều bữa trong ngày.
- Không được bỏ bữa sáng.
- Chọn những thực đơn hợp lý có lợi cho sức khỏe, hạn chế mỡ, đường, chất béo, muối.
- Ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn quá muộn.
- Tăng cường luyện tập, duy trì cuộc sống vận động, hạn chế cuộc sống tĩnh tại.
- Uống nhiều nước.
- Ngủ đủ.
- Hạn chế đồ uống có cồn, caffein, tránh xa thuốc lá.
- Giải trừ stress, sống vui, sống khỏe và tăng cường giao tiếp cộng đồng.
Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Bún chay ngày rằm
Bún chay ngày rằm
Bài & ảnh: Nguyên Hân
GNO - Ngày rằm, mùng một những người ăn chay kỳ thường hay làm những món đơn giản vì nghĩ rằng chỉ ăn chay một hai bữa thì nấu đại khái vài món đơn giản. Đồng thời, cũng có nhiều gia đình trường chay, mong muốn mọi người trong gia đình thích thú với việc ăn chay thay đổi khẩu vị mà không có nhiều thời gian chuẩn bị. Do đó, tôi xin được giới thiệu món bún chay học được từ những buổi ăn cơm chùa.
Món bún chay ăn kèm rau tươi cũng rất hợp lý cho những người bận rộn nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng - vì nếu nấu cơm thì phải nấu nhiều món (canh, mặn, xào… và cơm). Nấu bún chỉ nấu một lần, rất nhanh không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
Nguyên liệu cho món bún chay gồm: nấm bào ngư, nấm rơm, đậu khuôn, rong biển, khóm, cà chua, rau cô-rôn, rau thơm, tía tô, rau răm, ngò, sả, ớt…
Đậu khuôn trắng luộc giã nhuyễn, nấm bào ngư xắt nhuyễn, chiên vàng trộn chung với đậu và rong biển, nêm nếm gia vị vo lại từng viên tròn xong hấp hoặc chưng cách thủy khoảng 10 phút, để nguội.
Cà chua cắt múi cam, khóm cắt lát mỏng. Xào cà chua, khóm, nấm rơm và sả đập dập lấy mùi thơm, nêm nếm gia vị. Sau đó cho hỗn hợp đã xào thấm vào nồi nước dùng đã đun sôi. Nêm nếm lại gia vị theo khẩu vị. Nước dùng có thể ninh từ mía, hoặc các loại rau củ, quả.
Bún chay có vị chua của cà chua và khóm, mùi thơm của rong biển sẽ tạo thành một hương vị rất đặc trưng. Vị ngọt thanh từ nước củ quả, ăn kèm với rau sống rau thơm các loại.
http://giacngo.vn/vanhoa/amthucchay/2013/03/26/16564B/
Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Khoai môn om
Khoai môn om
(Tạp chí Đẹp)
Nguyên liệu:
- 400g khoai môn cau (khoảng 1 chén rưỡi)
- 1 thìa đậu phụ
- 2 viên chao trắng
- 100g nấm rơm (khoảng 1/4 chén)
- 2 nhánh hành boa-rô
- 1 bát nước dừa tươi
- 2 thìa súp tương đậu nành
- 1 thìa súp đường, dầu ăn
Cách làm:
- Khoai môn, đậu phụ cắt quân cờ.
- Chao đánh nhuyễn.
- Nấm rơm cắt bỏ gốc.
- Boa-rô cắt khúc, đập giập.
- Phi thơm boa-rô với dầu, vớt boa-rô ra, cho khoai môn vào chiên sơ, trút ra.
- Dùng lại chảo, cho đậu phụ vào chiên vàng đều, vớt ra để ráo dầu.
- Cho khoai môn, đậu phụ, nấm rơm, chao vào nồi, trút nước dừa tươi vào.
- Nêm tương đậu nành và đường vừa ăn.
- Nấu cho sôi bùng lên thì đậy kín nắp, để nhỏ lửa om đến khi tất cả chín mềm, tắt bếp.
Mách nhỏ:
Khoai môn rất dễ nát, vì vậy cần chiên sơ trước khi um, nên um nhỏ lửa để chao thấm đều vào khoai và nấm.
Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013
Vườn Nhạc: Chúng Mình Cùng Ăn Chay
Chúng Mình Cùng Ăn Chay
Thơ: Vịnh Đại Sơn - Nhạc: Hàn Châu
Trình bày: Nguyễn Đức - Thùy Trang & Vũ đoàn REX
Thơ: Vịnh Đại Sơn - Nhạc: Hàn Châu
Trình bày: Nguyễn Đức - Thùy Trang & Vũ đoàn REX
Sức Khỏe Của Bạn: Giải độc bằng thực phẩm
Giải độc bằng thực phẩm
Trần Biên
(Theo KP.ru)
[ANTĐ] - Cơ thể chúng ta là khối thống nhất tổng thể của nhiều cơ quan có chức năng sản xuất năng lượng từ những thực phẩm được hấp thụ hàng ngày. Độc tố và những chất có hại dư thừa từ thức ăn sẽ tích tụ hàng ngày khiến cho cơ thể chúng ta không thể bài trừ hết, nếu như chúng ta không có những biện pháp giải độc. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra một số thực phẩm giúp chúng ta bài tiết chất độc trong cơ thể một cách tự nhiên nhất.
Tỏi: Từ lâu tỏi được coi như “ông hoàng” của các loại gia vị rất hữu ích cho chúng ta trong việc phòng chống và chữa trị một số căn bệnh nguy hiểm như huyết áp cao, máu nhiễm mỡ. Các thành phần của tỏi sẽ kích thích bài tiết hoạt tính sinh học của selen và lưu huỳnh. Ngoài ra, trong tỏi có 39 chất có tác dụng kháng khuẩn, ngăn chặn sự tấn công của ký sinh trùng và nấm, hạn chế chất độc tích tụ trong cơ thể và loại bỏ các tác động tiêu cực từ việc sử dụng ma túy.
Rau xanh: Không chỉ là các món rau trong các bữa ăn thông thường, một số loại rau như mùi tây, rau cải bó xôi rất tốt cho hệ tiêu hóa. Rau xanh có chứa nhiều diệp lục ngăn chặn sự sinh sản của các vi khuẩn có hại, đồng thời ngăn ngừa các độc tố và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Ngoài ra, bông cải xanh, hành tây, măng tây, atiso, củ cải đường và cà rốt sẽ giúp cơ thể tạo ra một cơ chế tự nhiên ngăn chặn và giảm các độc tố trong cơ thể.
Rong biển: Spirulina và Chlorella là 2 chất rất hiếm tìm ra ở các thực phẩm khác nhưng chúng lại có rất nhiều trong thành phần của rong biển. Các chuyên gia cho rằng, các loại rau mọc dưới nước như rong biển rất có lợi cho cơ thể giúp bài trừ các độc tố. Hơn nữa, rong biển rất có lợi cho hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể.
Cây có múi: Các loại trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C, nó được các nhà khoa học khuyến cáo nên bổ sung nhiều vì nó tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa và giải độc nhanh. Nếu mỗi ngày 1 ly nước cam hoặc chanh sẽ giúp chúng ta sẽ ít nguy cơ bệnh tật và tránh xa việc phải uống thuốc. Ngoài ra, cam, chanh có chứa nhiều enzyme giúp cơ thể chuyển hóa các chất dư thừa từ thức ăn có tính độc hại thành những chất dễ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, duy trì và cân bằng độ pH cho cơ thể.
Trà xanh và trà thảo mộc: Trà xanh có nguồn flavonoids rất giàu, nó giúp cơ thể bài tiết các chất dư thừa có hại cho gan và thận. Còn các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, hoa nhài, hoa sen, bạc hà, trà atiso… sẽ giúp cho tinh thần sảng khoái, giải trừ các độc tố ngăn ngừa các bệnh trầm cảm, suy nhược cơ thể và tinh thần. Nếu thường xuyên tắm nước ấm với trà thảo mộc sẽ giúp cơ thể tăng cường lưu thông các mạch máu, hệ miễn dịch và giảm các sắc tố da.
Đậu xanh: Đậu xanh có tính thanh nhiệt giải độc, rất lợi tiểu và có tác dụng tuyệt vời trong việc giải cảm. Thường xuyên ăn chè và cháo nấu từ đậu xanh sẽ giải độc và tiêu viêm rất tốt. Ngoài ra, giá đỗ chính là mầm của đậu xanh có chứa nhiều vitamin E, tăng khả năng chống lão hóa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da, điều trị gan nhiễm mỡ, tăng cholesterol trong máu, điều trị vô sinh và chứng giảm số lượng tinh trùng ở nam giới.
Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, nên uống nhiều nước và thỉnh thoảng chúng ta nên ăn chay. Đây là một trong những biện pháp giúp cơ thể thanh lọc, giải độc và ngăn ngừa nguy cơ của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Trần Biên
(Theo KP.ru)
[ANTĐ] - Cơ thể chúng ta là khối thống nhất tổng thể của nhiều cơ quan có chức năng sản xuất năng lượng từ những thực phẩm được hấp thụ hàng ngày. Độc tố và những chất có hại dư thừa từ thức ăn sẽ tích tụ hàng ngày khiến cho cơ thể chúng ta không thể bài trừ hết, nếu như chúng ta không có những biện pháp giải độc. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra một số thực phẩm giúp chúng ta bài tiết chất độc trong cơ thể một cách tự nhiên nhất.
Tỏi: Từ lâu tỏi được coi như “ông hoàng” của các loại gia vị rất hữu ích cho chúng ta trong việc phòng chống và chữa trị một số căn bệnh nguy hiểm như huyết áp cao, máu nhiễm mỡ. Các thành phần của tỏi sẽ kích thích bài tiết hoạt tính sinh học của selen và lưu huỳnh. Ngoài ra, trong tỏi có 39 chất có tác dụng kháng khuẩn, ngăn chặn sự tấn công của ký sinh trùng và nấm, hạn chế chất độc tích tụ trong cơ thể và loại bỏ các tác động tiêu cực từ việc sử dụng ma túy.
Rau xanh: Không chỉ là các món rau trong các bữa ăn thông thường, một số loại rau như mùi tây, rau cải bó xôi rất tốt cho hệ tiêu hóa. Rau xanh có chứa nhiều diệp lục ngăn chặn sự sinh sản của các vi khuẩn có hại, đồng thời ngăn ngừa các độc tố và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Ngoài ra, bông cải xanh, hành tây, măng tây, atiso, củ cải đường và cà rốt sẽ giúp cơ thể tạo ra một cơ chế tự nhiên ngăn chặn và giảm các độc tố trong cơ thể.
Rong biển: Spirulina và Chlorella là 2 chất rất hiếm tìm ra ở các thực phẩm khác nhưng chúng lại có rất nhiều trong thành phần của rong biển. Các chuyên gia cho rằng, các loại rau mọc dưới nước như rong biển rất có lợi cho cơ thể giúp bài trừ các độc tố. Hơn nữa, rong biển rất có lợi cho hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể.
Cây có múi: Các loại trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C, nó được các nhà khoa học khuyến cáo nên bổ sung nhiều vì nó tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa và giải độc nhanh. Nếu mỗi ngày 1 ly nước cam hoặc chanh sẽ giúp chúng ta sẽ ít nguy cơ bệnh tật và tránh xa việc phải uống thuốc. Ngoài ra, cam, chanh có chứa nhiều enzyme giúp cơ thể chuyển hóa các chất dư thừa từ thức ăn có tính độc hại thành những chất dễ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, duy trì và cân bằng độ pH cho cơ thể.
Trà xanh và trà thảo mộc: Trà xanh có nguồn flavonoids rất giàu, nó giúp cơ thể bài tiết các chất dư thừa có hại cho gan và thận. Còn các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, hoa nhài, hoa sen, bạc hà, trà atiso… sẽ giúp cho tinh thần sảng khoái, giải trừ các độc tố ngăn ngừa các bệnh trầm cảm, suy nhược cơ thể và tinh thần. Nếu thường xuyên tắm nước ấm với trà thảo mộc sẽ giúp cơ thể tăng cường lưu thông các mạch máu, hệ miễn dịch và giảm các sắc tố da.
Đậu xanh: Đậu xanh có tính thanh nhiệt giải độc, rất lợi tiểu và có tác dụng tuyệt vời trong việc giải cảm. Thường xuyên ăn chè và cháo nấu từ đậu xanh sẽ giải độc và tiêu viêm rất tốt. Ngoài ra, giá đỗ chính là mầm của đậu xanh có chứa nhiều vitamin E, tăng khả năng chống lão hóa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da, điều trị gan nhiễm mỡ, tăng cholesterol trong máu, điều trị vô sinh và chứng giảm số lượng tinh trùng ở nam giới.
Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, nên uống nhiều nước và thỉnh thoảng chúng ta nên ăn chay. Đây là một trong những biện pháp giúp cơ thể thanh lọc, giải độc và ngăn ngừa nguy cơ của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013
Vườn Nhạc: Bread and Roses (Bánh mì và Hoa hồng)
Bread and Roses
James Oppenheim
As we come marching, marching in the beauty of the day,
A million darkened kitchens, a thousand mill lofts gray,
Are touched with all the radiance that a sudden sun discloses,
For the people hear us singing: "Bread and roses! Bread and roses!"
As we come marching, marching, we battle too for men,
For they are women's children, and we mother them again.
(For men can ne'er be free til our slavery's at an end)
Our lives shall not be sweated from birth until life closes;
Hearts starve as well as bodies; give us bread, but give us roses!
As we come marching, marching, unnumbered women dead
Go crying through our singing their ancient cry for bread.
Small art and love and beauty their drudging spirits knew.
Yes, it is bread we fight for - but we fight for roses, too!
As we come marching, marching, we bring the greater days.
The rising of the women means the rising of the race.
No more the drudge and idler - ten that toil where one reposes,
But a sharing of life's glories: Bread and roses! Bread and roses!
Bánh mì và Hoa hồng
(nguyên tác tiếng Anh James Oppenheim, Văn Công Hưng dịch)
Nay chúng ta đi, giữa một ngày tươi đẹp
Triệu triệu căn bếp tối tăm, ngàn ngàn công trường xám xịt
Bỗng sáng rực dưới ánh mặt trời hé lộ
Hỡi mọi người hãy nghe chúng tôi hát: bánh mì và hoa, những đóa hoa hồng!
Nay chúng ta đi, cũng đấu tranh vì nam giới
Mẹ của họ là chúng ta và chúng ta làm mẹ họ
(Vì họ không thể tự do khi chúng ta còn làm nô lệ)
Cuộc sống sẽ chẳng còn nhọc nhằn từ lúc sinh thành cho đến ngày nhắm mắt
Trái tim đói cũng như thân xác đói, hãy cho chúng tôi ăn và cho những hoa hồng!
Nay chúng ta đi, hòa cùng lời ca,
Tiếng của vô số phụ nữ từ ngàn xưa kêu đòi lẻ sống
Tình yêu đơn sơ, chút cái hay, cái đẹp đơn thuần mà họ cần phải có
Vâng, chúng ta đòi bánh mì và đấu tranh cho những hoa hồng!
Nay chúng ta đi, sẽ mang về những ngày tươi đẹp
Sự tiến bộ của chúng ta là tiến bộ của loài người
Không còn những khổ lao, những kẻ ngồi rồi, những nhọc nhằn hà khắc
Hãy sẻ chia chút vinh quang – bánh mì và nụ hồng tươi!
Bốn Biển Một Nhà: Lịch sử ngày Quốc Tế Phụ nữ 8/3
Lịch sử ngày Quốc Tế Phụ nữ 8/3
(Nguồn: Tổng hợp Internet)
Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả của đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Trước đây do trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất hàng thế kỷ. Lịch sử đấu tranh mới chỉ bắt đầu từ thời cổ Hy Lạp, Lysistrata cuộc tranh đấu chống lại nam giới để chấm dứt chiến tranh.
Lịch sử của ngày Quốc Tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911.
Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York, Hoa Kỳ: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, Đảng Xã hội Mỹ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909.
Trong Hội nghị Phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày đó năm 1911 đã được hơn một triệu người tham gia trong các nước Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ.
Ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Ái Nhĩ Lan và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại thành phố New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc. (Điều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động.) Có khoảng 80.000 người diễn hành trong các đường phố đã đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.
Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la Lớn "Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng.
Năm 1912, nhà thơ Mỹ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ "Bread and Roses" sau lần diễn hành 14.000 người đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng cho bài "Bread and Roses," thường được hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.
Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.
Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, các nữ công nhân Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trở về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga.
Năm 1920, phụ nữ Hoa Kỳ được quyền bầu cử.
Năm 1928, phụ nữ Anh được quyền bầu cử.
Năm 1932, phụ nữ Thái Lan được quyền bầu cử.
Năm 1937, phụ nữ Phi Luật Tân được quyền bầu cử.
Ngày 21 tháng 4 năm 1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 4 năm 1945. Trong lúc đó đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848, tức là từ một thế kỷ trước.
Năm 1946, phụ nữ Việt Nam được quyền bầu cử, sau nước Pháp 2 năm.
Năm 1947, phụ nữ Trung Hoa, Nhật và Ấn Độ được quyền bầu cử.
Ngày 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễu hành tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne d'Arc.
Năm 1955, phụ nữ Cam Bốt được quyền bầu cử.
Năm 1958, phụ nữ Lào được quyền bầu cử.
Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ.
8 tháng 3 năm 1975, bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ.
Năm 1977, nghĩa là hai năm sau ngày Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.
(Nguồn: Tổng hợp Internet)
Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả của đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Trước đây do trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất hàng thế kỷ. Lịch sử đấu tranh mới chỉ bắt đầu từ thời cổ Hy Lạp, Lysistrata cuộc tranh đấu chống lại nam giới để chấm dứt chiến tranh.
Lịch sử của ngày Quốc Tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911.
Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York, Hoa Kỳ: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, Đảng Xã hội Mỹ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909.
Trong Hội nghị Phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày đó năm 1911 đã được hơn một triệu người tham gia trong các nước Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ.
Ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Ái Nhĩ Lan và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại thành phố New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc. (Điều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động.) Có khoảng 80.000 người diễn hành trong các đường phố đã đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.
Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la Lớn "Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng.
Năm 1912, nhà thơ Mỹ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ "Bread and Roses" sau lần diễn hành 14.000 người đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng cho bài "Bread and Roses," thường được hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.
Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.
Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, các nữ công nhân Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trở về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga.
Năm 1920, phụ nữ Hoa Kỳ được quyền bầu cử.
Năm 1928, phụ nữ Anh được quyền bầu cử.
Năm 1932, phụ nữ Thái Lan được quyền bầu cử.
Năm 1937, phụ nữ Phi Luật Tân được quyền bầu cử.
Ngày 21 tháng 4 năm 1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 4 năm 1945. Trong lúc đó đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848, tức là từ một thế kỷ trước.
Năm 1946, phụ nữ Việt Nam được quyền bầu cử, sau nước Pháp 2 năm.
Năm 1947, phụ nữ Trung Hoa, Nhật và Ấn Độ được quyền bầu cử.
Ngày 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễu hành tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne d'Arc.
Năm 1955, phụ nữ Cam Bốt được quyền bầu cử.
Năm 1958, phụ nữ Lào được quyền bầu cử.
Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ.
8 tháng 3 năm 1975, bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ.
Năm 1977, nghĩa là hai năm sau ngày Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Sức Khỏe Của Bạn: Ngồi quá nhiều có thể bị tiểu đường
Ngồi quá nhiều có thể bị tiểu đường
Gia Bảo (Theo Healthday)
[ANTĐ] - Chúng ta đều biết ngồi quá nhiều có hại có cho sức khỏe và một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu Anh cho thấy, ngồi quá nhiều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Để tránh bệnh tiểu đường các bệnh nhân thường được khuyên là nên tập thể dục 150 phút/tuần. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu mới đây còn cho thấy việc giảm thời gian ngồi 90 phút mỗi ngày cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành 2 thử nghiệm trên 153 người. Một nhóm có độ tuổi trung bình là 33, một nhóm có độ tuổi 65. Trong mỗi nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã so sánh thời gian ngồi, ít vận động cũng như thời gian tham gia các bài tập luyện thể dục. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thời gian ngồi liên quan đến lượng đường trong máu cao và mức cholesterol cao là các yếu tố gây nguy cơ bệnh tiểu đường, ngay cả sau khi bù đắp bằng thời gian tập thể dục.
Trưởng nhóm nghiên cứu Joseph Henson, Đại học Leicester (Anh) nhấn mạnh: “Hầu hết chúng ta chỉ tập trung vào việc tập thể dục để phòng chống bệnh tiểu đường và tim mạch mà bỏ qua một biện pháp đơn giản mà hiệu quả hơn đó là ngồi ít hơn và di chuyển nhiều hơn”.
http://www.anninhthudo.vn/Khoe-dep/Ngoi-qua-nhieu-co-the-bi-tieu-duong/488713.antd
Gia Bảo (Theo Healthday)
[ANTĐ] - Chúng ta đều biết ngồi quá nhiều có hại có cho sức khỏe và một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu Anh cho thấy, ngồi quá nhiều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Để tránh bệnh tiểu đường các bệnh nhân thường được khuyên là nên tập thể dục 150 phút/tuần. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu mới đây còn cho thấy việc giảm thời gian ngồi 90 phút mỗi ngày cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành 2 thử nghiệm trên 153 người. Một nhóm có độ tuổi trung bình là 33, một nhóm có độ tuổi 65. Trong mỗi nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã so sánh thời gian ngồi, ít vận động cũng như thời gian tham gia các bài tập luyện thể dục. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thời gian ngồi liên quan đến lượng đường trong máu cao và mức cholesterol cao là các yếu tố gây nguy cơ bệnh tiểu đường, ngay cả sau khi bù đắp bằng thời gian tập thể dục.
Trưởng nhóm nghiên cứu Joseph Henson, Đại học Leicester (Anh) nhấn mạnh: “Hầu hết chúng ta chỉ tập trung vào việc tập thể dục để phòng chống bệnh tiểu đường và tim mạch mà bỏ qua một biện pháp đơn giản mà hiệu quả hơn đó là ngồi ít hơn và di chuyển nhiều hơn”.
http://www.anninhthudo.vn/Khoe-dep/Ngoi-qua-nhieu-co-the-bi-tieu-duong/488713.antd
Chăm Sóc Tuổi Thơ: Dạy trẻ thói quen lành mạnh để phòng bệnh tim sau này
Dạy trẻ thói quen lành mạnh để phòng bệnh tim sau này
Quỳnh Chi (Theo HD)
[ANTĐ] - Bác sĩ Zachary Stone thuộc Đại học Alabama (Anh) cho biết dạy trẻ những thói quen lành mạnh tốt cho tim từ khi nhỏ có thể giúp chúng phòng ngừa được bệnh tim sau này. Ông tập trung vào 3 vấn đề chính bao gồm chế độ ăn, mức độ hoạt động thể chất và việc phơi nhiễm khói thuốc thụ động.
Stone nói: “Dinh dưỡng tốt có thể giúp giảm bệnh tim mạch. Chế độ ăn lành mạnh giúp phòng ngừa béo phì, cao huyết áp và tăng cholesterol, tất cả đều được biết là các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Trẻ nên thực hiện chế độ ăn với lượng chất béo no thấp, chủ yếu là hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám”.
Ngoài ra, trẻ cũng nên tham gia hoạt động thể chất ít nhất 1 giờ/ngày để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Cha mẹ nên hạn chế thời gian trẻ xem tivi và sử dụng máy tính chỉ từ 1- 2 giờ/ngày. Hạn chế các hoạt động ngồi nhiều để tăng thời gian vận động.
Môi trường không khói thuốc cũng đóng vai trò quan trọng.
Stone nói: “Phơi nhiễm khói thuốc thụ động rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ vì nhiều lý do, bao gồm làm tăng nguy cơ bị bệnh tim khi trưởng thành”.
Theo CDC Hoa Kỳ bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ.
http://www.anninhthudo.vn/Khoe-dep/Day-tre-thoi-quen-lanh-manh-de-phong-benh-tim-sau-nay/488513.antd
Quỳnh Chi (Theo HD)
[ANTĐ] - Bác sĩ Zachary Stone thuộc Đại học Alabama (Anh) cho biết dạy trẻ những thói quen lành mạnh tốt cho tim từ khi nhỏ có thể giúp chúng phòng ngừa được bệnh tim sau này. Ông tập trung vào 3 vấn đề chính bao gồm chế độ ăn, mức độ hoạt động thể chất và việc phơi nhiễm khói thuốc thụ động.
Stone nói: “Dinh dưỡng tốt có thể giúp giảm bệnh tim mạch. Chế độ ăn lành mạnh giúp phòng ngừa béo phì, cao huyết áp và tăng cholesterol, tất cả đều được biết là các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Trẻ nên thực hiện chế độ ăn với lượng chất béo no thấp, chủ yếu là hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám”.
Ngoài ra, trẻ cũng nên tham gia hoạt động thể chất ít nhất 1 giờ/ngày để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Cha mẹ nên hạn chế thời gian trẻ xem tivi và sử dụng máy tính chỉ từ 1- 2 giờ/ngày. Hạn chế các hoạt động ngồi nhiều để tăng thời gian vận động.
Môi trường không khói thuốc cũng đóng vai trò quan trọng.
Stone nói: “Phơi nhiễm khói thuốc thụ động rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ vì nhiều lý do, bao gồm làm tăng nguy cơ bị bệnh tim khi trưởng thành”.
Theo CDC Hoa Kỳ bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ.
http://www.anninhthudo.vn/Khoe-dep/Day-tre-thoi-quen-lanh-manh-de-phong-benh-tim-sau-nay/488513.antd