Blogger templates

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bốn Biển Một Nhà. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bốn Biển Một Nhà. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Bốn Biển Một Nhà: Lịch sử ngày Quốc Tế Phụ nữ 8/3

Lịch sử ngày Quốc Tế Phụ nữ 8/3
(Nguồn: Tổng hợp Internet)

Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả của đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Trước đây do trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất hàng thế kỷ. Lịch sử đấu tranh mới chỉ bắt đầu từ thời cổ Hy Lạp, Lysistrata cuộc tranh đấu chống lại nam giới để chấm dứt chiến tranh.

Lịch sử của ngày Quốc Tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911.

Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York, Hoa Kỳ: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.

50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, Đảng Xã hội Mỹ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909.

Trong Hội nghị Phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày đó năm 1911 đã được hơn một triệu người tham gia trong các nước Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ.

Ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Ái Nhĩ Lan và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại thành phố New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc. (Điều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động.) Có khoảng 80.000 người diễn hành trong các đường phố đã đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.

Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la Lớn "Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng.

Năm 1912, nhà thơ Mỹ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ "Bread and Roses" sau lần diễn hành 14.000 người đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng cho bài "Bread and Roses," thường được hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.

Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.

Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, các nữ công nhân Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trở về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga.

Năm 1920, phụ nữ Hoa Kỳ được quyền bầu cử.

Năm 1928, phụ nữ Anh được quyền bầu cử.

Năm 1932, phụ nữ Thái Lan được quyền bầu cử.

Năm 1937, phụ nữ Phi Luật Tân được quyền bầu cử.

Ngày 21 tháng 4 năm 1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 4 năm 1945. Trong lúc đó đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848, tức là từ một thế kỷ trước.

Năm 1946, phụ nữ Việt Nam được quyền bầu cử, sau nước Pháp 2 năm.

Năm 1947, phụ nữ Trung Hoa, Nhật và Ấn Độ được quyền bầu cử.

Ngày 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễu hành tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne d’'Arc.

Năm 1955, phụ nữ Cam Bốt được quyền bầu cử.

Năm 1958, phụ nữ Lào được quyền bầu cử.

Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ.

8 tháng 3 năm 1975, bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ.

Năm 1977, nghĩa là hai năm sau ngày Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Bốn Biển Một Nhà: Thế giới đón Giáng sinh với thông điệp hòa bình - His Holiness the Pope issued pleas for peace on Earth

Photo: Andrew Medichini / AP

In a traditional Christmas address, His Holiness Pope Benedict XVI called for peace on our planet. His Holiness said, "May the Lord come to the aid of our world torn by so many conflicts which even today stain the earth with blood." Amen.

Thế giới đón Giáng sinh với thông điệp hòa bình
Tác giả: Nguyệt Hà

Đêm qua (24/12), thế giới tưng bừng đón Giáng sinh với một không khí nhộn nhịp trên khắp các châu lục cùng nhiều thông điệp kêu gọi hòa bình.

Bất chấp trời mưa, hàng ngàn người đã nêm chặt quảng trường Thánh Peter của Vatican để tham dự lễ Giáng sinh. Phát biểu tại buổi lễ, Giáo hoàng Benedict XVI cho rằng, ngày nay, Giáng sinh đã trở thành một lễ hội bị thương mại hóa và mọi người cần nhìn xa hơn thế. Giáo hoàng đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ kêu gọi hòa bình, để hòa bình "chiến thắng trong thế giới này của chúng ta".

Rất nhiều người dân châu Âu tham dự buổi lễ tại Vatican đã thể hiện những mong ước và hi vọng về một tương lai kinh tế tươi sáng hơn cho toàn bộ châu lục.

"Tôi nghĩ Giáng sinh này khác hẳn, bởi vì chúng ta đang gặp khó khăn và chúng ta phải thể hiện tình đoàn kết là những người theo đạo Thiên chúa giáo. Điều quan trọng là chúng ta thể hiện bức thông điệp mạnh mẽ về tình đoàn kết của tất cả người dân châu lục này, không kể người Italy hay người Pháp”, Odile Voton, du khách Pháp nói.
 
"Chúng ta phải giữ niềm tin và tiến lên phía trước. Dù có khủng hoảng hay không thì mọi thứ rồi đâu cũng vào đó, mọi thứ rồi sẽ được giải quyết. Các nhà hàng vẫn đông người, các bữa ăn vẫn không thiếu”, Glanni Palazzi, công dân Italy chia sẻ.

Hòa bình cũng là thông điệp chính trong bài thuyết pháp của Giám mục Jerusalem Fuad Twal ở thị trấn Bethlehem - nơi theo Kinh Thánh là nơi Chúa Jesus đã chào đời. Giám mục Fuad Twal kêu gọi hòa bình, ổn định và an ninh cho khu vực, nhấn mạnh rằng "bình yên và hòa hợp cần nhanh chóng trở lại" ở những điểm nóng như Syria, Ai Cập, Iraq và khu vực Bắc Phi. Giám mục Fuad Twal cũng hoan nghênh sự có mặt của Tổng thống Palestine Mahmud Abbas tại buổi lễ Giáng sinh ở Bethlehem, chúc mừng ông Abbas với những nỗ lực không mệt mỏi để hướng tới hòa bình ở Trung Đông mà phần chính trong đó là thành lập một Nhà nước Palestine.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Palestine Abbas kêu gọi hòa bình tại Trung đông và kêu gọi Israel không "đặt ra những rào cản” trên con đường đi đến đích đó.

Tổng thống Palestine Mamoud Abbas phát biểu: "Chúc mừng tất cả các bạn nhân lễ Giáng sinh. Chúc tất cả những người anh em chúng ta một năm mới hòa bình, đầy tình yêu và thịnh vượng. Chúng tôi mong muốn những người dân Palestine có một năm đạt được hòa bình và khát vọng độc lập tại những vùng đất thiêng của mình”.

Tại Đài Loan, một trong những nơi ở châu Á đón Giáng sinh sớm nhất, hàng ngàn người đã đổ ra các đường phố để xem lễ diễu hành đêm Giáng sinh. Tại Đài Loan, đa phần người dân theo đạo Phật, nhưng các hoạt động đóng Giáng sinh ngày một phổ biến. Trong trang phục các ông già Noel, các quan chức hòn đảo này cũng nhân dịp Giáng sinh tiến hành nhiều hoạt động từ thiện giúp những trẻ em nghèo.

Còn tại Mỹ, Giáng sinh mới vừa đến từ trưa nay theo giờ Việt Nam, nhưng từ hôm qua, Tổng thống Mỹ Obama đã gửi lời chúc nhân dịp Giáng sinh và Năm mới đến tất cả người Mỹ, đặc biệt cảm ơn những binh sĩ đã phục vụ đất nước. Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng, cuộc chiến tại Iraq đã kết thúc và các binh sĩ Mỹ đã về nhà để ăn mừng Giáng sinh và Tết. Ông Obama đã cảm ơn binh sĩ, gia đình họ và các cựu quân nhân và yêu cầu tất cả người Mỹ hãy bày tỏ lòng tri ân đối với những người phục vụ quân đội bằng cách ra sức phục vụ cho cộng đồng.


http://www.vtv.vn/Article/Get/The-gioi-don-Giang-sinh-voi-thong-diep-hoa-binh-9e4a18aeb4.html

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Bốn Biển Một Nhà: Nước Nga và những điều thú vị quanh lễ Giáng sinh - Russians and Christmas

Adherents of the Russian Orthodox Church celebrate Christmas on January 7 every year, according to the Julian calendar. In 1917, Christmas was banned throughout Russia. Since 1992, the holiday has been once again officially celebrated. Food is mostly vegetarian. One of Russia's most famous vegetarian is Count Leo Tolstoy, author of the epic "War and Peace." We dearly love the Russian people for their deep spirituality, philosophy, literature, music, and many other good qualities.

Russian-language veg sites:
Vege.ru  (website of the Eurasian Vegetarian Society)
Veget.nm.ru  (articles, resources, and a list of vegetarian restaurants and clubs in Moscow and St. Petersburg).

Some veg restaurants:
Jagannath: 11 Kuznetskii Most - All vegetarian and some vegan Indian and various Asian fare, as well as amazing desserts. Plus has a shop that sells spices, soy products, rice flour, specialty teas, etc.

Avocado: 12/2 Chistoprudny Bulvar - All vegetarian food: fresh ingredients and creative dishes.

Loving Hut: Raw vegan salads, noodle bowl soups, a variety of stir-fries with different, colorful vegetables and your choice of tofu or unusual mockmeats.
Pravoberejnaya St. 1B
2nd Floor
Moscow 125445
+7 (495) 785-12-36 
www.lovinghut.ru

Nước Nga và những điều thú vị quanh lễ Giáng sinh
Huyền Anh

Nước Nga làm lễ kỷ niệm Giáng sinh đạo Chính Thống vào ngày 7 tháng giêng hàng năm… Và còn nhiều điều thú vị nữa trong lễ Giáng sinh của nước Nga, mời bạn cùng yeudulich khám phá.

Giáng sinh là ngày lễ lớn nhất trong 12 ngày lễ lớn trong năm của Cơ đốc giáo. Từ xa xưa cả Chính thống giáo và Công giáo đều tổ chức đón Giáng sinh vào chung một ngày. Nhưng từ năm 1582 tại châu Âu xuất hiện lịch Grigori (lịch mới), còn ở Nga vẫn sử dụng lịch Julian (lịch cũ) cho tới thời Xô-viết mới đổi, do vậy mà đạo Chính Thống phương Đông bao gồm có Nga và các nước đông Âu tổ chức đón Giáng sinh vào ngày mùng 7 tháng 1 hàng năm, tức là muộn hơn 13 ngày so với Giáng sinh của Công giáo (25/12) tại châu Mỹ, châu Úc, tây Âu và một số nước ở châu Phi.

Năm 1917, Lễ Giáng sinh đã bị cấm trên toàn nước Nga. Bảy mươi lăm năm sau, năm 1992 mùa lễ Goáng sinh chính thức mới được tổ chức lại trên khắp đất nước Liên Xô cũ.

Theo phong tục xưa, Giáng sinh thường được người Nga tổ chức trong ba ngày là mùng 7-8-9 tháng 1. Trước Giáng sinh người ta thường ăn chay 40 ngày với những quy định rất nghiêm ngặt. Trong những ngày này không được phép ăn thịt, trứng, sữa, mỡ động vật. Trong các ngày thứ hai, thứ tư và thứ sáu không được ăn cá và uống rượu. Các ngày còn lại trong tuần thì được phép ăn thức ăn với dầu thực vật. Ngày mùng 6 tháng 1 là ngày cuối cùng của lễ ăn chay, tuy nhiên chỉ được phép ăn các món thịt, cá sau khi ngôi sao đầu tiên mọc lên. Trong buổi tối này mọi người thường quay quần xung quanh những đống lửa lớn vì họ cho nằm lửa sẽ xua đi bóng tối để bắt đầu một năm mùa màng bội thu và giúp cho linh hồn của những người đã khuất không bị lạnh lẽo.

Người Nga không trang trí cây thông Nô-en nhưng mọi người vẫn tạo ra một cây khác gọi là cây Evergreen (cây xanh mãi mãi). Nó cũng còn được gọi là cây năm mới.

Trong ngày đầu tiên của Giáng sinh, mùng 7 tháng 1 các bà vợ phải ở nhà dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị để cho bàn ăn lúc nào cũng đủ 12 món. Trong đó bắt buộc phải có món cháo đặc nấu từ lúa mì hoặc đại mạch và nho khô. Các ông chồng sẽ đi thăm họ hàng, hàng xóm và những người thân quen. Người ta không tặng quà cho nhau vào ngày đầu tiên này. Ngày thứ hai đến lượt các bà vợ được đi chơi, thăm hỏi, còn các ông chồng thì sẽ phải ở nhà.

Ở Nga, đêm Giáng sinh thường được thiết đãi với nhiều món ăn khác nhau, cùng toàn bộ gia đình quây quần bên mâm cỗ, và ở một số gia đình, còn dọn thêm cả vị trí dành cho các thành viên trong gia đình đã qua đời.

Thức ăn trong bữa tiệc Giáng sinh thường khác nhau trên từng vùng miền, nhưng truyền thống nhất vẫn làm theo 12 món, tượng trưng cho 12 tông đồ của Chúa:

- Kutya, là một món tráng miệng làm từ ngũ cốc (lúa mì…), nho khô, mật ong và hạt anh túc. Ngũ cốc tượng trưng cho hy vọng, mật ong: hạnh phúc, hạt cây: thái bình. Món Kutya được dùng trong cùng một chiếc đĩa, để tượng trưng cho sự đoàn kết hòa hợp.

- Pagach, là một chiếc bánh mì lớn đặt bên cạnh cây nến.

- Súp Zaprashka, (hành và bột mì), với nấm.

- Tỏi.

- Mật ong.

- Trái cây tươi hoặc khô.

- Hạnh quả.

- Đậu Hà lan hoặc đậu lăng.

- Canh nấu với một ít khoai tây.

- Bánh bobalki (nấu một ít với hạt hoặc bắp cải).

- Đồ uống.

Cho tới nay thì những phong tục này vẫn được người Chính thống giáo và hầu hết người dân Nga đón nhận như là một dịp để chào đón năm mới và bày tỏ sự quan tâm yêu thương tới những người xung quanh.

http://yeudulich.vn/Chi-Tiet-Tin/14/2035/Nuoc_Nga_va_nhung_dieu_thu_vi_quanh_le_giang_sinh.html