Blogger templates

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nếp Sống Ăn Chay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nếp Sống Ăn Chay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Nếp Sống Ăn Chay: Ăn chay mà vẫn đủ chất

Ăn chay mà vẫn đủ chất
Gia Minh (Theo Healthyw)

[TPO] - Tôi là người ăn chay trường, đôi khi tôi cảm thấy cơ thể dường như bị thiếu hụt các vitamin cần thiết. Vậy những thực phẩm nào cung cấp protein và sắt để bổ sung vào chế độ ăn của tôi?

Chế độ ăn của người ăn chay không có các thực phẩm từ thịt, bao gồm từ sữa và trứng. Tuy nhiên, nếu lên thực đơn khoa học, bữa ăn của bạn sẽ ngon miệng và đủ dưỡng chất hơn cả những người không ăn chay. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, những người ăn chay có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường so với những người bình thường.

Nếu không ăn các thực phẩm từ động vật, cơ thể bạn sẽ không phải hấp thụ cholesterol và có hàm lượng chất béo không bão hòa thấp. Điều này ảnh hưởng tốt đến chỉ số lipid trong cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể bạn có thể bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kẽm, vitamin D và B12.

Để bù đắp lượng canxi thiếu hụt đó, bạn hãy kết hợp đậu phụ, đậu nành, sản phẩm lên men từ đậu nành và quả sung vào bữa ăn. Mặc dù có rất nhiều loại rau chứa canxi nhưng lại không được cơ thể hấp thu do sỏi canxi oxalate. Cải thìa, cải lá xanh, củ cải là những rau có hàm lượng canxi oxalate thấp lại vừa cung cấp nhiều canxi trong mỗi khẩu phần ăn tương đương 1 chén. Ngoài ra, các loại đồ uống như nước cam hoặc sữa đậu nành cũng là nguồn bổ sung canxi dồi dào cho cơ thể.

Bên cạnh đó, vitamin D cũng rất cần thiết cho cơ thể và được hấp thụ từ ánh nắng mặt trời. Dù vậy, không phải ai cũng có thể hấp thu đủ lượng vitamin D cơ thể cần. Vì vậy, bạn cần bổ sung các loại thuốc và thực phẩm chức năng. Sữa gạo, ngũ cốc ăn liền, bơ thực vật và nước cam chính là nguồn vitamin D bạn cần.

Tiếp đến, chất sắt không chỉ có trong thịt mà còn trong các loại trái cây khô, ngũ cốc thô, sản phẩm từ đậu nành và ngũ cốc đã bổ sung hương vị. Tuy nhiên, thành phần axit phytic trong ngũ cốc thô và cây họ đậu lại làm giảm sự hấp thu chất sắt. Vì vậy, hãy kết hợp với các loại thực phẩm chứa vitamin C hoặc axit ascobic giúp giải phóng sắt khỏi axit phytic hỗ trợ hấp thụ sắt tốt hơn. Những thực phẩm dưới đây là nguồn bổ sung chất sắt lý tưởng cho người ăn chay:

• Ngũ cốc thô
• Sản phẩm từ đậu nành
• Bí ngô và hạt bí
• Hoa quả khô
• Khoai tây nướng cả vỏ

Tương tự như sắt, kẽm cũng kết hợp với axit phytic làm hạn chế sự hấp thụ của cơ thể. Tuy nhiên, kẽm có rất nhiều trong các loại thực vật họ đậu, đậu nành, ngũ cốc bổ sung chất, các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều…) và các loại hạt khác (bí, hướng dương).

Vitamin B12 chỉ có ở các thực phẩm từ động vật, nên bạn cần sử dụng các loại thực phẩm có bổ sung vitamin B12 hoặc thực phẩm chức năng. Chẳng hạn như sữa đậu nành, các sản phẩm tương tự như thịt, ngũ cốc ăn liền, men dinh dưỡng chứa B12 nên được kết hợp khoa học trong chế độ ăn hàng ngày của bạn.

http://www.tienphong.vn/Suc-Khoe/Song-Khoe/624624/An-chay-ma-van-du-chat-tpod.html

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Nếp Sống Ăn Chay: Cẩn trọng với ăn chay theo phong trào


Cẩn trọng với ăn chay theo phong trào
Hoa Nguyễn

Trong khuôn khổ Hội chợ ẩm thực xanh, sự kiện được tổ chức tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM với mục đích kêu gọi mọi người ăn chay nhằm bảo vệ môi trường, sức khỏe mới đây, chỉ trong 3 ngày đã có hàng ngàn lượt người. Không kể các thực khách đến thưởng thức thử ẩm thực chay, khá nhiều người trong số đó kể cả người nổi tiếng hoặc không nổi tiếng cho biết họ ăn chay trường hoặc ăn chay nguyên cả tháng 7 (âm lịch), số đông hơn thường xuyên ăn chay 4 ngày trong tháng. Lý do một phần vì niềm tin tâm linh, nhưng phần lớn là ăn chay nhằm bảo vệ sức khỏe.

Bị “bắt gặp” tại gian hàng ẩm thực chay của hội chợ nhưng nghệ sĩ, diễn viên Cát Tường không ngần ngại cho biết: Ăn chay là thói quen hằng tháng của chị và nhiều người khác trong gia đình. Không coi đây là giải pháp giữ vóc dáng nhưng với chị, ăn chay là một cách để thay đổi khẩu vị và phần nào giúp thanh lọc cơ thể...

Thực tế, không chỉ có Hội chợ ẩm thực xanh, gần đây, rất nhiều quán ăn bình dân cho đến các nhà hàng khá sang trọng chuyên phục vụ ẩm thực chay đua nhau mọc lên tại TPHCM. Những quán ăn nườm nượp khách những ngày rằm, mùng 1, cận rằm, mùng 1 đã trở thành hình ảnh khá quen thuộc trong cuộc sống vốn xô bồ của trung tâm kinh tế cả nước. Với các gánh hàng rong bên lề đường, đặc biệt là tuyến đường Điện Biên Phủ, chỉ cần 10.000 đồng đến 15.000 đồng, mỗi người có thể có một hộp đồ ăn chay chế biến sẵn.

Tại các quán ăn kiểu bình dân, chỉ với 20.000 đồng, thực khách có thể sở hữu một bữa ăn chay nếu muốn. Với các nhà hàng chuyên về ẩm thực chay, thực đơn phong phú hơn nhưng mức giá cao hơn, tùy theo khả năng thực khách có thể chọn món. Tại Sài Gòn Phố Chay, chủ nhà hàng cho biết có thể phục vụ hàng trăm món. Những ngày người dân hay ăn chay như mùng 1, hôm rằm đều phục vụ hàng trăm lượt thực khách. Đối tượng cũng rất đa dạng, trong đó, các nam thanh nữ tú, những người làm công việc văn phòng cũng đang tìm đến ngày một nhiều hơn.

Ông Nguyễn Văn Nhã, một trong số những nhà ngoại cảm nổi tiếng trước đây và cũng là người khởi xướng tổ chức Hội chợ ẩm thực xanh cho biết, nhiều người lầm tưởng ăn chay thiếu dinh dưỡng song kinh nghiệm của hàng chục năm ăn chay của bản thân ông cho thấy, ăn chay hoàn toàn khỏe mạnh và đủ chất. Tuy nhiên, thực tế, ăn chay để bảo vệ được sức khỏe, đáp ứng chế độ dinh dưỡng cho cơ thể đúng mức thì không phải ai cũng đủ kiên trì và thực hiện đúng cách.

Theo bác sĩ Bùi Việt Hoàng, ngay với trẻ em và phụ nữ mang thai, nếu ăn chay cũng có thể đảm bảo dinh dưỡng. Nhưng, ăn chay như thế nào là vấn đề quan trọng mà người quyết định ăn chay, đặc biệt là ăn chay trường cần tìm hiểu thấu đáo và kiên trì thực hiện. Bởi lẽ, để có sức khỏe tốt, con người cần đảm bảo hài hòa 3 yếu tố: ăn uống, vận động và nghỉ ngơi. Ăn chay là thuộc điều kiện thứ nhất, nạp năng lượng vào người. Nếu nạp quá dư thừa cũng sinh bệnh. Các món ăn chay nếu quá lạm dụng dầu mỡ, đường hoặc người ăn chay sử dụng thức ăn chế biến sẵn, có chất bảo quản cũng không tốt cho sức khỏe. Vận động là cách để thải độc cơ thể. Nếu ăn chay, ít vận động, không phơi nắng từ 1 đến 2 tiếng mỗi ngày, lạm dụng sữa, cơ thể con người vẫn thiếu chất, thậm chí vẫn có thể béo phì, ung thư xương, thiếu canxi...

Không thể phủ nhận tác dụng tích cực từ ăn chay: không sát sinh, nâng cao tình yêu thương nơi con người, thanh lọc cơ thể... Tuy nhiên, ăn chay cho đúng cách, đủ thành phần dinh dưỡng, lựa chọn cho được thực phẩm sạch kết hợp chế độ vận động, nghỉ ngơi phù hợp mới có thể đảm bảo sức khỏe tốt cho mỗi người

http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2012/9/181320.cand

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Nếp Sống Ăn Chay: Bí quyết làm món chay của bà Năm


Bí quyết làm món chay của bà Năm
Bài: Minh Cúc, Ảnh: Hồng Thái

[SGTT.VN] - Bị cô cháu gái năn nỉ, ỉ ôi miết, chịu không xiết, bà Năm tên thật là Đỗ Thị Mai, 73 tuổi, ở xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre đành phải khăn gói lên Sài Gòn để… truyền bí quyết nấu đồ chay.

Cháu gái của bà Năm vốn là giảng viên bộ môn chế biến món ăn của trường đại học Hoa Sen. Cảm phục tài nấu ăn của người cô ruột mà cũng sợ sau này cô trăm tuổi sẽ bị thất truyền nên chị khẩn khoản mời bà Năm lên Sài Gòn truyền “bí kíp”.

Bà Năm kể: “Già cả rồi chỉ muốn quanh quẩn ở nhà với con cháu. Nhưng thấy nhỏ cháu chịu học, năn nỉ quá đành phải lên chỉ lại cho nó”.

Hồi đó, mới mươi tuổi đầu, bà đã theo các cô, các chị đi nấu tiệc. Hễ trong vùng, nhà ai có đám nhờ thì đi nấu giùm, không tính công. “Ngày xưa đám cưới, đám ma, đám mừng tuần… người ta đều đãi tiệc chay. Bây giờ chỉ có đám ma, đám mừng tuần người ta mới đãi tiệc chay”, bà Năm bồi hồi nhớ lại.

Bà Năm học làm món chay không qua trường lớp mà học từ những người bà, cô, dì… ăn chay lâu năm. Rồi mấy bà, mấy cô qua đời hết, bà tiếp nối cho đến bây giờ nên dân quanh vùng ai cũng biết bà. Đó cũng là lý do vì sao trong hơn trăm món chay bà nấu chỉ sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, chủ yếu là rau củ quả tươi, không sử dụng hóa chất.

Món đậu hủ của bà tự nấu ở nhà được giới thiệu là “ngon hơn đậu hủ”. Chả lụa cũng tự bà gói. Bởi biết làm nên bà thích tự làm, nêm nếm vừa ăn, có chất béo, vừa miệng hơn, lại cộng thêm nỗi lo đồ ở chợ có thêm phụ gia, hóa chất. Giọng bà chân chất: “Đậu hủ tui làm từ nước đậu nguyên chất, không pha gì thêm. Làm thiệt tình vậy đó!”

Rồi bà lại khiêm tốn: “Tui chỉ nấu được thôi, chứ khéo thì không khéo như ngoài chợ”. Nói là nói vậy, nhưng nhìn món bó xổ trái bí y như thật do bà làm ít ai nghĩ bà không khéo. Món trái bí có nhân đậu trắng, củ cải đỏ, đậu tây, củ sắn… bọc bằng váng đậu nành rồi bó lại thành hình trái bí. Sau đó đem “trái bí” đi hấp, rồi chiên, thoa hạt điều, rưới xốt cà để làm đồ nguội cho món khai vị. “Ở quê, nấu đồ hàng bông nhiều cho đỡ tiền”, bà tâm tình vậy.

Cách chế biến món chay của người nhà quê đơn giản, không cầu kỳ. Tiệc chay thông thường không thể thiếu một trong các món quen thuộc như cà-ri, tiềm, hầm măng, nấu cà, bì cuốn, heo quay, chả lụa, chả giò… nhưng mỗi món đều cần nhiều công đoạn. Để làm món chả giò chay, cần có củ cải đỏ xào chín, đậu xanh nấu chín trộn gia vị, khoai lang cắt nhỏ rửa sạch, chiên vàng. Món mắm chay cũng cần cả chục loại nguyên liệu, nào là củ cải muối, thơm, bắp cải, đậu hủ chiên, nấm mèo, cà-rốt, đu đủ… Có loại phải ướp muối, xả nước, ướp gia vị, có loại chiên vàng rồi cắt nhuyễn… Công phu là thế, nhưng món mắm chay ngon cũng đáng công: hương thơm, vị ngọt, mặn đậm đà.

Bà tâm tư: “Bây giờ ở quê ít người nấu đồ chay. Làm đồ chay cực lắm, nhiều công đoạn, nên nhiều người thích ăn nhưng ngại làm”. Bà chia sẻ bí quyết, có nhiều nguyên liệu để tạo vị ngọt đậm đà cho món chay như hạt nêm chay, củ cải trắng, mướp, đường phèn… Nhất là đường phèn, giúp món ăn ngọt đậm đà mà không bị chua.

Theo bà, làm món chay cần phải cố gắng, kỹ lưỡng. Nhìn cách bà cuốn món bì cuốn thật khéo, rau bên trong, nhân để một góc úp lại phía ngoài để món cuốn có màu xanh, đỏ, vàng lấp ló thật đẹp. Nhưng buồn một nỗi, những người trẻ bây giờ thấy bà làm được thì để bà làm, không theo học. Bà nói: “Nếu có người siêng, chịu theo dõi để học thì tui sẵn sàng chỉ. Bây giờ chỉ cho nhỏ cháu để mai mốt nó truyền lại cho những chị em khác”.

http://sgtt.vn/Huong-vi-que-nha/168226/Bi-quyet-lam-mon-chay-cua-ba-Nam.html

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Nếp Sống Ăn Chay: Bạn thắc mắc về ăn chay? Thông điệp của Hội PETA


Wondering About a Vegan Diet? - An infographic by the team at PETA

Bạn thắc mắc về ăn chay?

(VietNamAnChay.com) - Ăn chay lành mạnh và giản dị. Hội bảo vệ động vật PETA chia sẻ thông điệp trên và giúp giải tỏa một số thắc mắc về ăn chay, tóm lược như sau:

1. Ăn chay lấy CHẤT ĐẠM từ đâu?
Tuổi 17-70
Nữ cần 46 gram
Nam cần 56 gram

Chất đạm có trong:
  • 1 chén đậu lăng (nấu chín): 18 gram
  • 1 chén đậu đen (nấu chín): 15 gram
  • 1 bơ-gơ chay: 13 gram
  • 1/2 chén đậu hủ: 11 gram
  • 1 bánh mì bagel: 9 gram
  • 1 chén mì Ý (nấu chín): 8 gram
  • 2 muỗng canh bơ đậu phộng: 8 gram
  • 1 ly sữa đậu nành: 7 gram
  • 3/4 chén sữa chua đậu nành: 6 gram
  • 2 lát bánh mì lứt: 5 gram
  • 1 củ khoai tây (vừa): 4 gram

2. Còn CHẤT VÔI cho xương cốt rắn chắc?
Mỗi ngày chúng ta cần 700-1000 milligram

Có trong: 
  • Bông cải xanh
  • Các loại rau cải lá màu xanh đậm
  • Hạt hạnh nhân
  • Đậu nành
  • Những thức uống bổ sung chất vôi

3. Và CHẤT SẮT nữa chứ!
Nữ cần 8-18 milligram mỗi ngày
Nam cần 8-11 milligram mỗi ngày

  • 1 chén đậu nành (nấu chín): 8,8 milligram
  • 2 muỗng canh mật đường đen: 7 milligram
  • 1 chén đậu lăng (nấu chín): 6,6 milligram
  • 1 chén đậu lửa (nấu chín): 5,2 milligram

4. CHẤT BÉO OMEGA-3 chỉ có trong cá, hay cũng có trong thực vật?

Có trong thực vật!
  • Hạt lanh
  • Dầu hạt lanh
  • Hạt hồ đào
  • Hạt gai dầu
  • Rau sam
  • Thuốc bổ omega-3 DHA thuần chay

5. SINH TỐ D thì sao?

Tìm thấy trong:
  • Ánh nắng mặt trời
  • Sữa thực vật (bổ sung sinh tố D)
  • Nước cam (bổ sung sinh tố D)

6. Ăn thuần chay KHÔNG có gì?
  • Thức ăn thuần chay không có cholesterol. 
  • Ngoài ra, thức ăn thuần chay cũng có lượng chất béo bão hòa thấp. 
  • Cholesterol và chất béo bão hòa càng cao thì nguy cơ bệnh tim mạch và huyết áp càng cao.

7. Ăn thuần chay TIẾT KIỆM TIỀN
Ngoài việc tiết kiệm tiền chợ, bạn còn tiết kiệm được phí tổn y tế, thuốc men, giải phẫu tim trong tương lai nữa.

Hãy so sánh:

1 chén đậu lăng: 
  • 0,20 Mỹ kim (20 xu)
  • 17,9 gram chất đạm
  • 0 gram chất béo
  • 0 gram chất béo bão hòa

10 gram thịt bò bít-tết: 
  • 4 Mỹ kim (gấp 20 lần)
  • 22 gram chất đạm
  • 22 gram chất béo
  • 9 gram chất béo bão hòa

Giải phẫu nối vòng động mạch tim, phí tổn trung bình: 3.714 Mỹ kim
Giải phẫu nối cầu động mạch, phí tổn trung bình: 57.439 Mỹ kim

Ăn nhiều chất đạm động vật cũng liên quan đến các bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ngực, ung thư đại trực tràng.

Bạn có sẵn sàng chọn một lối ăn uống 
LÀNH MẠNH HƠN và TỪ ÁI HƠN?
Xin viếng: PETA.org/VSK (tiếng Anh)
Cần phiên dịch tài liệu miễn phí, xin liên lạc: Info@VietNamAnChay.com

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Nếp Sống Ăn Chay: Người ăn chay vận động tại Thế Vận Hội 2012

Vegan Antonino Buonamico, dressed as a turkey, discusses whether eating meat is a good or bad thing in London on Thursday, August 2, 2012. (Jim Seida  /  NBC News)

(VNAC) - Trong kỳ Thế Vận Hội năm 2012 tại Luân Đôn, mỗi ngày có hàng vạn người đi xem. Theo bản tin của phóng viên Ian Johnson, NBC News, anh Antonino Buonamico, 52 tuổi, một người trường chay từ Bari, Ý Đại Lợi đã nhân cơ hội này giới thiệu về ăn chay.

Anh Antonio mặc áo như chú gà tây, gây được sự chú ý của người khác, có người còn xin chụp hình với anh. Anh nói: "Tôi hy vọng họ sẽ suy nghĩ về điều đó [thuần chay]."

Người ăn chay tôn trọng sự lựa chọn của mọi người. Những dịp lễ hội, tụ họp đông đảo là thời điểm tốt để phổ biến thông tin về lối dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe và mang lại bầu không khí hòa bình trên Địa Cầu. Quyết định sau cùng dĩ nhiên thuộc về mỗi cá nhân.

http://today.msnbc.msn.com/id/48523289/ns/world_news-london_2012_hosting_the_games/#.UCFJC01lQ2A

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Nếp Sống Ăn Chay: Bị lạnh vì thiếu sắt?


Q: I am a keen swimmer, and also on a vegan diet. I have noticed that my energy levels have been falling recently, and I’m tending to feel very cold even when swimming in warmish water. Is it time to start eating dairy products and fish again? ~ Arabella Dawson, Humberside

A: Sara Stanner [MSc, Registered Public Health Nutrition] writes:


You may be suffering from iron deficiency anaemia, which your GP can diagnose with a blood test. This, the most common type of anaemia, causes symptoms such as tiredness, lack of energy and shortness of breath. Some people with anaemia also feel cold because iron plays a role in regulating the body’s temperature.


Red meat is the best source of iron, but many plant foods also contain it. A well-planned, varied vegan diet can provide all the iron you need. Green leafy vegetables, such as spinach, kale, cabbage and broccoli, contain iron, as well as nuts and dried fruits such as apricots, dates and raisins. Bread (including white bread, as white flour is fortified with iron) and fortified breakfast cereals can also make a substantial contribution to iron intakes.


Make sure you also include plenty of seeds, pulses and tofu in your diet. The iron in plants is not as easily absorbed as that in meat, but this is improved by the presence of vitamin C in the gut. So try to eat fruit or salad vegetables like sweet peppers, lamb’s lettuce and tomatoes, or have a glass of fruit juice with your meals. 


Tea and coffee shouldn’t be drunk with meals, as they contain compounds called polyphenols which can bind with the iron, making it harder for the body to absorb. Vitamin B12 and folate work together to help the body produce red blood cells, so deficiencies of these B vitamins can also cause anaemia. Folate is found in fruit and vegetables such as broccoli, brussels sprouts, peas and oranges. Getting enough vitamin B12 can be a challenge for those following a vegan diet, as it is only found naturally in foods of animal origin. Vegan sources are yeast extract, fortified bread and breakfast cereals, or a supplement.


http://www.telegraph.co.uk/health/healthadvice/9378678/Lifecoach-Why-do-I-have-a-headache-and-feel-sick-after-exercise.html

Bị lạnh vì thiếu sắt?
Minh Anh (Theo Telegraph)

(Dân trí) - Tôi là một vận động viên bơi lội. Tôi ăn chay đã lâu nhưng gần mức năng lượng của tôi ngày càng giảm đi và thường cảm thấy rất lạnh thậm chí ngay cả khi bơi trong nước ấm. Tôi có nên bắt đầu ăn các sản phẩm từ sữa và cá trở lại không?

Trả lời của [Thạc sĩ Sức khỏe và Dinh dưỡng Cộng đồng] Sara Stanner: Bạn có thể bị thiếu máu, thiếu sắt vì sắt đóng vai trò trong việc điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Điều này [bác sĩ gia đình của bạn] có thể chẩn đoán qua xét nghiệm máu.

Thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt tốt nhất nhưng cũng có nhiều loại thức ăn khác từ thực vật có chứa sắt. Một chế độ ăn chay nhưng đa dạng và phù hợp có thể cung cấp chất sắt cần thiết. Bạn có thể ăn nhiều rau lá xanh như rau bina, cải bắp, cải xoăn và bông cải xanh, ngoài ra có thể bổ sung vào chế độ ăn các loại hạt, đậu, đậu phụ, hoa quả khô như mơ, nho khô. Tăng cường bánh mì trắng và ngũ cốc cho bữa sáng cũng đóng góp đáng kể việc hấp thu sắt cho cơ thể.

Chất sắt trong thực vật không được hấp thu một cách dễ dàng như trong thịt nhưng có thể được cải thiện bởi sự hiện diện của vitamin C trong mô ruột. Vậy nên hãy cố gắng ăn nhiều hoa quả, rau sa-lát như ớt ngọt, rau diếp và cà chua, hoặc một ly nước ép trái cây trong bữa ăn của bạn.

Chú ý không nên uống trà và cà phê trong bữa ăn, vì chúng chứa những hợp chất gọi là polyphenols có thể liên kết với sắt làm cho cơ thể khó hấp thụ sắt hơn. Vitamin B12 và folate có tác dụng hỗ trợ giúp cơ thể sản xuất tế bào máu, do đó thiếu sót các vitamin nhóm B cũng có thể gây ra thiếu máu. Folate được tìm thấy ở nhiều trong trái cây và rau như bông cải xanh, bắp cải, đậu hà lan và cam. Đối với vitamin B12, để hấp thụ đủ vitamin này cũng hơi khó cho người ăn chay như bạn vì nó được tìm thấy nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng bánh mì, ngũ cốc và chiết xuất từ men bia [yeast extract] để bổ sung cho cơ thể [hoặc dùng thuốc bổ].

http://dantri.com.vn/c7/s7-624920/bi-lanh-vi-thieu-sat.htm

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Nếp Sống Ăn Chay: Ăn hủ tíu chay ở Sài Gòn trong mùa Phật Ðản


The vegetarian rice noodle (hủ tíu or hủ tiếu) in Việt Nam is flavorful and diverse.

Ăn hủ tíu chay ở Sài Gòn trong mùa Phật Ðản
Bài & ảnh: Trần Tiến Dũng/Người Việt

Có lẽ chỉ ở Sài Gòn-Chợ Lớn mới có cảnh bà con nhộn nhịp đi ăn các món chay trong ngày rằm hoặc ngày đại lễ của đạo Phật.

Ngay cả với người không có đạo hoặc người chỉ thờ ông bà quanh năm không hề quan tâm đến chuyện ăn chay, nhưng hễ tới ngày rằm lớn là bị cuốn vào các tiệm đồ chay để tìm một tô hủ tíu thay đổi khẩu vị. Trong vô vố các món ăn chay, đủ khẩu vị Bắc-Trung-Nam, lại thêm Tàu, Nhật, Hàn, Ấn thì món hủ tíu chay là khiêm tốn nhưng lại đại chúng nhất.

Nếu bạn chen chân vô được tiệm ăn chay Thuyền Viên trên đường Nguyễn Văn Ðậu, giữa cảnh người ăn tại chỗ, người mua về nhà đông nghẹt thì chắc rằng món trước tiên bạn chọn phải là hủ tíu chay.

Tìm hiểu lý do vì sao món hủ tíu chay lại là món hàng đầu với người ăn chay Sài Gòn thì anh bạn nhậu, kiêm nhà thơ vỉa hè của chúng tôi nói. “Món đó dễ dằn bụng, đỡ xót ruột, chớ cơm chay nuốt khó trôi.” Nhưng hủ tíu chay đâu chỉ là món ăn để no trong ngày chay lạt, mà từ lâu món này đã trở thành một món để các tiệm ăn chay cạnh tranh tay nghề nhắm hút khách.

Trước ngày lễ Phật Ðản, chúng tôi ghé vô một xe bán hủ tíu chay trên đường Lãnh Binh Thăng, quận 11, làm một tô hủ tíu chay, lúc tính tiền “bị chặt” giá cắt cổ bèn phản ứng. “Trời, hủ tíu chay gì mà bán giá mắc hơn hủ tíu mặn.” Bà chủ quán người Hoa nói. “Hầy, nấu nước lèo bằng rau cỏ phải mắc mỏ hơn nấu thịt cá chớ.” Tất nhiên lập luận của bà bán hàng về chuyện rau cỏ mắc hơn thịt cá thì chỉ ai có tâm từ bị không sát sinh mới chấp nhận.

Nước lèo ở các tiệm hủ tíu chay Sài Gòn ngày nay phân biệt giữa nước lèo có sử dụng bột ngọt và không dùng bột ngọt. Nếu có dịp ngửi khói thơm và nếm thứ nước lèo được ninh hoàn toàn bằng các loại rau củ, mía lau... không dùng bột ngọt thì sẽ cảm nhận được chuyện vì sao món hủ tíu chay lại là món ăn tinh khiết.

Nhiều chùa ở miệt Chợ Lớn, Gò Vấp, Bình Thạnh vẫn thường đãi Phật tử món hủ tíu chay trong ngày rằm lớn. Tô hủ tíu chay của các sư cô nấu thường rất giản dị nhưng đượm vị tinh khiết của rau củ nhờ cọng hủ tíu dai, vài lát đậu hủ, ít lá quế, ngò thơm.

Ăn chay trước tiên là dịp để thực hành giáo lý từ bi, không sát sanh của đức Phật và sau nữa là để tự mình an tâm mình. Ở một xứ thuần nông như Việt Nam, ngày rằm âm lịch là ngày mà nhiều người tin rằng cây cỏ, rau củ tràn trề sinh lực, thế nên sẽ là thiếu sót nếu không xem chuyện ăn chay là dịp để khẩu vị của mình hòa cùng hương vị tinh nguyên của rau củ thế gian.

Nhưng ăn món hủ tíu chay ở các tiệm ăn thì lại khác. Như ở xóm Giá, quận 11, ở các tiện ăn chay Chợ Lớn... hủ tíu chay trong tô tại đây đẹp mắt và đa vị không thua gì một tô hủ tíu mặn. Trong tô hủ tíu chay không thiếu chả lụa chay, hoành thánh chay, tàu hủ ky, mì căn giòn, mì căn mềm, tương đen, tương đỏ, sa tế... những người thợ nấu ở đây muốn biến tô hủ tíu thành một loại hủ tíu thập cẩm chay để chiều ý thực khách.

Khi được hỏi vì sao tô hủ tíu lại váng nhiều dầu ăn và đủ thứ như vậy thì một bà bán ở xóm Giá cho biết khu này bán hủ tíu chay quanh năm, “dân ở đây quen miệng đòi vậy rồi”. Nhà báo N. Y., chuyên viết về món ăn có lần nói. “Các món ăn chay Sài Gòn thường không tự tin bằng ở tỉnh lẻ. Hủ tíu cũng vậy; phải thêm đủ thứ thậm chí pha chế cả các nguyên liệu tẩm mùi thịt, cá của món mặn.”

Ở gần nghĩa trang nghệ sĩ Gò Vấp có một tiệm chay bán món hủ tíu chay rất ngon, đặc điểm của tiệm này là có thêm một miếng bánh chiên có vị đậu xanh, khoai môn...

Tô hủ tíu chay ở cái tiệm nhỏ này làm người ta phát sinh một lý lẽ rằng, hủ tíu chay Sài Gòn, có khi, không nhằm phục vụ cho chuyện ăn chay mang ý nghĩa tôn giáo, mà đơn thuần là một món hủ tíu nấu bằng các loại đặc sản thực vật.

Nếu nhìn nhận từ cái lý này thì món hủ tíu chay Sài Gòn sẽ có cơ hội cập nhật phổ biến hơn với nhu cầu của đám đông muốn giảm bớt hoặc xa lánh thịt cá, bơ, trứng. Quả thật, nếu không phải làm công việc lao động quá nặng nhọc thì một tô hủ tíu chay cũng đủ tròn một bữa ăn, mà tô hủ tíu chay Sài Gòn lúc nào cũng phong phú mùi vị và lúc nào cũng dư khả năng khiến người ta quên thịt cá mà vẫn cảm thấy ngon lành.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=148296&zoneid=310

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Nếp Sống Ăn Chay: Ăn chay đủ dưỡng chất


A vegetarian/vegan diet can provide adequate nutrition. Protein, iron, zinc, calcium, vitamin B12, and essential fatty acids can be obtained from plant-based products.

Ăn chay đủ dưỡng chất
Quyên Quân

Ăn chay được xem là một chế độ ăn tốt cho sức khỏe, giúp phòng tránh nhiều căn bệnh. Tuy nhiên, do chỉ dùng thực phẩm có nguồn gốc thực vật nên có người lo ngại thực đơn chay thiếu các dưỡng chất thiết yếu.

Sau đây là một số thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng đảm bảo sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho người ăn chay.

Protein

Là thành phần rất quan trọng trong mọi chế độ ăn, với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (RDA, còn gọi là mức tiêu thụ hằng ngày) bình quân là 45 gr cho phụ nữ và 55 gr cho nam giới. Người ăn chay có thể dễ dàng dung nạp đủ chất đạm thông qua các nhóm thực phẩm như các loại đậu (như đậu lăng, đậu Hà Lan...); các chế phẩm đậu nành lên men (đậu hủ, tương hột...); các sản phẩm sữa (như sữa tươi, phô-mai, sữa chua...) [VNAC: người thuần chay không dùng các sản phẩm sữa]; quả, hạt khô.

Sắt và kẽm

Để có máu khỏe mạnh, cần bổ sung một lượng sắt thích hợp và một chế độ ăn chay có thể cung cấp đủ chất này. Mức RDA bình quân cho phụ nữ từ 19-50 tuổi là 18 mg, phụ nữ trên 51 tuổi là 8 mg và nam giới trưởng thành 8 mg. Trong khi đó, kẽm chịu trách nhiệm chuyển hóa tế bào, chức năng miễn dịch, tổng hợp protein, chữa lành vết thương, tổng hợp ADN và phân chia tế bào. Nhưng do cơ thể con người không lưu trữ kẽm nên nhất thiết chúng ta phải bổ sung chất này từ thực phẩm. Mức RDA cho người trưởng thành là 8 mg ở phụ nữ và 11 mg ở nam giới.

Sắt và kẽm thường có trong các loại rau lá xanh (cải xoăn, cải bắp, cải bó xôi, bông cải); các loại hạt khô (hạnh nhân, hạt điều); các loại đậu; trái cây và trái cây khô (mơ, chà là, nho); ngũ cốc nguyên hạt và và bột ngũ cốc nguyên cám.

Calcium

Cơ thể cần calcium để duy trì sức khỏe xương và răng, đồng thời giúp hệ thần kinh hoạt động tốt. Hàm lượng calcium một người trưởng thành cần tiêu thụ mỗi ngày là từ 1.000 -1.200 mg. Chất này có thể dễ dàng tìm thấy trong các loại rau có màu xanh đậm (bông cải xanh, cải xoăn); tảo và rong biển các loại; các sản phẩm sữa (sữa tươi, sữa chua, phô-mai).

Vitamin B12

Thông thường, người ăn chay không dùng trứng và những chế phẩm từ sữa sẽ cần bổ sung các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12. Bình quân một người trưởng thành cần hấp thu 1,5 microgram vitamin B12 mỗi ngày. Loại vitamin này có thể được tìm thấy trong các chế phẩm đậu nành lên men, nấm đông cô, các loại tảo và rong biển.

Các a-xít béo thiết yếu

Cơ thể cần có đủ a-xít béo để hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, chẳng hạn như vitamin A, D, E và K, nhằm điều chỉnh hàm lượng cholesterol, cung cấp năng lượng và duy trì sức khỏe tim mạch cũng như một số chức năng quan trọng khác. Một người trưởng thành cần dùng 1-2 muỗng a-xít béo omega mỗi ngày. Loại dưỡng chất này thường có trong dầu ô-liu nguyên chất, dầu mè, bơ, dầu dừa, dầu lanh...

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120426/an-chay-du-duong-chat.aspx

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Nếp Sống Ăn Chay: 10 món thay thế cho người thuần chay - 10 great vegan substitutes by Chloe Coscarelli


Vegan chef Chloe Coscarelli shares these top 10 food substitutes.


1. Vinegar: can be used as an egg replacement, especially in cakes. Combine with baking soda as a binding agent and for a moist texture.


2. Cashews: blend raw cashews with water for a creamy sauce.


3. Coconut milk: can be used a replacement for sweet heavy cream.


4. Mushrooms: very good for replacing meat. There are many kinds of tasty mushrooms, such as crimini, shiitake, portabello, and oyster mushrooms. 


5. Dark chocolate: good for non-dairy desserts and rich in antioxidants.


6. Avocados: can substitute for cheese or spread.


7. Nutritional yeast: is a wonderful cheese substitute. It is high in B vitamins and protein.


8. Tofu: can absorb any flavor as a meat substitute.


9. Non-dairy milk: soy, almond, rice milk are great alternatives to animal milk.


10. Almond butter: enhances smoothies and shakes with its thick texture. Almond butter has protein and fiber.

Bếp trưởng thuần chay Chloe Coscarelli chia sẻ 10 món thay thế trong dinh dưỡng thuần chay.

1. Giấm: thế trứng, nhất là trong các công thức bánh. Giấm và bột nổi (baking soda) giúp cho bánh dính lại và mềm.
2. Hạt điều: xay hạt điều sống với nước để có xốt béo.
3. Nước cốt dừa: dùng thay thế sữa kem ngọt.
4. Nấm: thay thế thịt rất ngon.
5. Sô-cô-la đậm: cho những món tráng miệng không dùng sữa động vật.
6. Quả bơ: dùng thay thế phô-mai hoặc các loại bơ phết.


7. Men dinh dưỡng: thế phô-mai, có nhiều chất đạm và các sinh tố B.
8. Đậu hủ: dễ thấm các gia vị, dùng thay thế thịt.
9. Sữa thực vật: như đậu nành, hạnh nhân, gạo để thay thế sữa bò, sữa dê, v.v.
10. Bơ hạnh nhân: dùng trong các loại sinh tố, có nhiều chất đạm và chất xơ.

Nguồn thực vật có nhiều món ngon, bổ, chúng ta có thể dùng mà không cần đến thành phần động vật trong lối dinh dưỡng hàng ngày.

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Nếp Sống Ăn Chay: Bí quyết sử dụng gia vị trong món chay - Spices in vegan dishes

Spices help create myriad flavorful and colorful vegan eats. Enjoy!

Bí quyết sử dụng gia vị trong món chay

(AmThuc365.vn) - Không phân biệt chay hay mặn, gia vị góp mặt trong món ăn để tạo nên tinh thần của món. Tuy nhiên, gia vị trong món chay thường được tinh giảm theo hướng thanh đạm.

Gia vị cần thiết cho bất kỳ món nào nhưng khi kèm mỗi món là một loại gia vị khác nhau như kiểu "kén cá chọn canh". Gia vị có "ma lực" làm nên hương sắc món ăn mà nếu thiếu, món sẽ chẳng thành món. Món ăn phân biệt làm mặn và chay, Âu và Á. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cách chế biến và chính gia vị là nhân tố bên trong tạo nên sự khác biệt này. Như vậy, gia vị món chay có gì khác với món mặn?

Gia vị tạo mùi

Nếu bỏ qua loại gia vị cơ bản: muối, đường, giấm, tức những gia vị tạo vị nhiều hơn tạo mùi thì cơ bản món nào cũng giống nhau. Chỉ khác bàn đến gia vị tạo mùi mới thấy sự phong phú. Có thể nói, gốc rễ của các loại gia vị này là từ thực vật, đó là sản phẩm của hoa, quả tự nhiên. Lịch sử ẩm thực ra đời song song với việc khám phá ra các loại gia vị.

Châu Á được xem là nơi món ăn có nhiều gia vị hơn các khu vực khác. Cách nêm nếm "đậm" và pha lẫn nhiều gia vị khác nhau trong món ăn làm món Á có phần hấp dẫn. Gia vị giúp khử mùi món ăn và chính nó tạo cho món ăn những tên gọi khác nhau.

Trong món chay, người ta không dùng gia vị như cách khử mùi mà là để tạo mùi.

Món chay thường có vị thanh nên các loại gia vị cay như: ớt, tiêu được nêm ở mức độ vừa phải, không quá gắt gỏng như món mặn và ớt dùng cũng thường là ớt khô, khi mà chất cay đã giảm một phần.

Ở phương Tây và Ấn Độ, có các loại hạt gia vị như: hạt thì là, hạt mùi, hạt mù tạt được sử dụng khá phổ biến và đó cũng là thành phần chính của bột cà ri. Thật ra, món chay thường phong phú hơn món mặn vì chay có thể giả mặn và tạo ra những món riêng. Nói như cách của nhà Phật thì so với món mặn, món chay nhiều hơn vì xuất phát từ tinh thần trí tuệ - trí tuệ sáng tạo nên những món ăn từ thiên nhiên, cây cỏ.

Để có thể "tiệm cận" với món mặn, món chay cũng cần cách ướp gia vị tựa như món mặn, chỉ khác nhau ở mức độ gia giảm vừa phải. Ở Việt Nam, món phở đã trở thành món dân tộc, gia vị của nó không thể thiếu quế, hồi, đinh hương. Người ta cũng có thể chế biến món phở chay "y khuôn". Bí quyết cũng nhờ những loại gia vị này. Khi ăn, chính gia vị nhắc nhở và gợi món hơn là phần nguyên liệu thịt, cá rau đậu có trong món ăn.

Gia vị tạo màu

"Nhuộm màu" món ăn là một phần của nghệ thuật ẩm thực. Ngày nay, khuynh hướng sử dụng màu thiên nhiên được ưa chuộng hơn bởi bản thân các loại rau củ sử dụng cũng đã có khả năng tạo màu và tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, gia vị cũng có khả năng khơi màu cho món ăn.

Quế vàng, bột ớt, bột lá cỏ xạ hương hay là hương thảo đều là những gia vị "mạnh" và có khả năng làm món ăn thêm màu sắc. Đối với món chay, màu sắc rất quan trọng, vì đa phần nguyên liệu chính làm từ bột và đậu, thường chỉ có màu trắng sữa. Những món chay sóng sánh vàng đỏ, thơm tinh tươm vẫn thật sự hấp dẫn hơn những món vốn đơn điệu về màu sắc. Chay thanh đạm nhưng vẫn cần cầu kỳ là thế.

http://www.amthuc365.vn/t12222c202/gia-vi-che-bien/2012/03/bi-quyet-su-dung-gia-vi-trong-mon-chay.html

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Nếp Sống Ăn Chay: Tủ đá của người thuần chay - What's in a Vegan's Freezer?

"What's in a Vegan's Freezer?" is an article written by Keegan Baur. Enjoy vegan abundance!

Tủ đá của người thuần chay

[VNAC] - Trong một số tủ đá của người thuần chay Hoa Kỳ gồm các loại thịt chay, pizza chay, xúc-xích chay, gà chay, bơ-gơ chay, kem lạnh chay (bằng sữa hạnh nhân, gạo, đậu nành v.v. ).

Người Á Đông thuần chay cũng có các thức ăn chay theo khẩu vị, điển hình là một số thực phẩm chế biến như cá chay (làm bằng tàu hủ ky và rong biển), "ham" chay, tôm chay, bò chay, gà chay, bánh mì chay (không trứng, sữa), v.v.
Trên phương diện hương vị, thức ăn của người theo nếp sống thuần chay rất phong phú và đa dạng. Đặc biệt, những thực phẩm chay chế biến có công dụng trợ giúp người mới ăn chay làm quen dần với việc trường chay; về sau, bạn sẽ tự động có khuynh hướng giảm những thực phẩm chế biến đông lạnh và tăng cường rau, củ, quả, hạt, đậu thiên nhiên tươi ngon và bổ dưỡng.

Chúc các bạn ăn chay thật lành và ngon!

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Nếp Sống Ăn Chay: Thực đơn mẫu của Hội PETA - PETA's sample vegan menus

PETA has a sample two-week vegan menu. Please take a look here.

Hội Loài người Đối xử Đạo đức với Loài vật (PETA) lên thực đơn thuần chay cho 2 tuần. Các bạn thạo Anh ngữ và ở các quốc gia Âu Mỹ có thể tham khảo cho nguồn cảm hứng ăn chay. Thực đơn trong một ngày có thể như sau:

Điểm tâm: 
Bánh xốp chuối
Trái cây

Ăn trưa:
Bánh mì kẹp quả bơ
Sà-lách rau bina xốt cam mè

Ăn tối:
Pâté chay
Khoai tây & hẹ nghiền mịn với xốt gravy nâu

Thiên nhiên có nhiều rau, quả, củ, hạt, đậu... nên việc thuần chay khá dễ dàng. Người ăn chay có khắp mọi nơi trên Địa Cầu, chúng ta có thể thay đổi thực đơn chay hầu thích hợp với gia vị và nguyên liệu địa phương. Chúc các bạn thành công mỹ mãn trên đường tìm một lối dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Để xem thực đơn mẫu bằng tiếng Anh, xin bấm vào đây. Để có thực đơn này bằng Việt ngữ, xin vui lòng biên thư về: Info@VietNamAnChay.com

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Nếp Sống Ăn Chay: Ăn chay ngày Tết theo đạo Phật - Vegetarianism on New Year, a tradition for many Vietnamese

Thanh tịnh món cơm tấm bì chay

Eating vegetarian at the start of the new year is a tradition for many Vietnamese, no matter if they're from the countryside or city.

Ăn chay ngày Tết theo đạo Phật
Bùi Hiền

Bee.net.vn - Ăn chay ngày Tết không hẳn là tu hành mà chỉ đơn giản là để được lắng lòng, thanh lọc cơ thể, chay tịnh tinh thần để chiêm nghiệm cuộc đời nhân lúc xuân sang.

Vừa thanh tịnh vừa... sớm siêu thoát 

Ngày nay trên thế giới, ăn chay là thời thượng, có tính văn hóa và văn minh cao. Ở Việt Nam, ngay từ ngày đầu năm mới, người ta thường ăn chay bên cạnh việc đi chùa lễ Phật, hái lộc đầu năm.

Vì vậy, ăn chay ngày Tết mang ý nghĩa tâm linh, là nét văn hóa Tết độc đáo của dân tộc ta. Cũng cần nói thêm, ở Nam bộ, ăn chay ngày Tết là hiện tượng khá phổ biến ở một số gia đình từ nông thôn đến thành thị.

Nhắc đến ăn chay hay ăn lạc, ăn tương, người ta thường nghĩ đó là cách ăn của những người theo đạo Phật, không sử dụng nguyên liệu chế biến từ động vật mà chỉ dùng toàn bằng thực vật.

Phật giáo chủ trương ăn chay giúp con người bớt sát sinh, bớt tạo nghiệp ác để gieo lòng từ bi, hướng thiện. Trong Ngũ giới cấm của nhà Phật có giới cấm sát sinh. Do đó, cấm sát sinh và ăn chay có mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ với nhau.

Do cả năm bề bộn công việc mưu sinh, nên một số người chỉ ăn chay vào ngày mùng 1 Tết để bù cho cả năm, nhằm cầu phước đức, may mắn cho năm mới và sám hối những gì đã làm không phải trong năm cũ.

Mấy ngày cuối năm, đối với những gia đình có ăn chay, mấy bà nội trợ đã lo mua hoặc tự làm nguyên vật liệu để nấu các món chay cho mấy ngày Tết như: Cá chay, ruốc chay, bánh tráng, rau củ, tương, chao...

Với những ngày đầu năm, người ta ăn món gì thì cúng ông bà tổ tiên món nấy. Cúng chay ngày Tết mang ý nghĩa cầu mong cho cửu huyền thất tổ được nhiều phước lành, hướng về Phật pháp, hướng về điều lành được thanh thản và sớm siêu thoát.

Mặt khác, ăn chay ngày Tết giúp cho mỗi người biết hướng về điều thiện, điều lành, phát từ tâm, tạo nhân duyên tốt… ngay từ những ngày khởi đầu năm mới. Góp phần chứng minh sự ảnh hưởng khá sâu sắc của Phật giáo vào đời sống văn hóa người Việt Nam, trong đó có văn hóa Tết.

Trong thời khắc giao hòa của năm cũ và năm mới, bữa cơm chay đã mang đến cho con người sự an lạc và thanh tịnh.

Đa dạng món chay... mỹ miều

Nếu như vào những mùa chay của Phật giáo, người ta nhớ đến thực đơn với tên gọi khá đặc biệt: Thập bát La hán, Tứ sự, Bát bửu, Thập nhị nhân duyên, Tứ diệu đế… thì những món chay ngày Tết cũng rất đặc trưng của mùa.

Người ta thường gọi “Nắng xuân ươm mầm” bao gồm cơm xào với các loại đậu, cà rốt, khoai tây và một chút gia vị là sự ấm áp của nắng xuân, chất xúc tác làm cho hạt nảy mầm.

Người chế biến khá dễ dàng nhưng phải tạo được hấp dẫn, bắt mắt, gợi cảm giác đầy đủ, sum vầy và đầy thi vị. “Nắng xuân ươm mầm” nếu kết hợp với “Nghiêng nón đón xuân” được chế biến từ nấm rơm rim khô với nước dừa thì không có gì thú vị bằng.

Món lẩu nấm chay
Ngày Tết, ta thường có cảm giác chán ăn thì đã có “Nghinh xuân” gồm đu đủ xanh ngả vàng, đậu hủ cắt nhỏ tẩm chiên vàng, đậu phụng rang vàng thơm. Tất cả trộn với chanh ớt, nếm vừa miệng, nó còn gọi là gỏi đu đủ rất dễ làm người ta “ngã lòng” bởi hương vị và màu sắc.

Hay đặc biệt hơn với “Cội mai già hóng gió” gồm các loại rau xà lách, một ít bột thính khoai tây cuốn lại với nhau, người sành ăn chay gọi đó là bì cuốn dùng để “ăn chơi”. Tuy chế biến cực kỳ dễ nhưng đòi hỏi một chút công phu, khéo léo nên khi thưởng thức nó với nước chấm chua ngọt thì quả là không phí công sức.

Và đừng quên chế biến thêm “Hội tụ tháng Giêng”, đó chính là món bún riêu cua đầy “ma lực” mà rất nhiều người sành ẩm thực chay ưa thích. Sự kết hợp của cà chua, đậu hủ, nấm rơm, riêu, bún tươi, rau muống bào, hoa chuối, giá và một chút mắm đầy… “hương” lan tỏa làm người xa quê phải chạnh lòng nhớ mãi.

Ẩm thực chay ngày Tết rất đa dạng nhưng nếu kết hợp các món kể trên, ta sẽ có một bàn tiệc chay với đầy đủ chất, hương, vị và sắc. Sau bữa cơm chay đầy hấp dẫn này, ta cũng có thể dùng thêm các món tráng miệng “Nắng, mưa và nụ tầm xuân” không gì khác là hạt lựu, sương sa, sương sáo. Hay thưởng thức vị mát lành của “Hoa quả mùa xuân” gồm các loại trái cây bốn mùa đầy sắc màu… Mâm cơm chay gia đình ngày xuân bỗng dưng đầm ấm, vui vầy đến lạ.

Ngày Tết càng trở nên đáng yêu hơn nếu trên mâm cỗ thết đãi khách có thêm những món chay mang hương vị, màu sắc phong phú từ thiên nhiên, bên bạn bè và người thân gia đình sẽ khiến cho ta bỗng thấy yêu đời, yêu đất trời quê hương kỳ lạ.

http://bee.net.vn/channel/1994/201201/an-chay-ngay-Tet-theo-dao-Phat-1823084/

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Nếp Sống Ăn Chay: Người thuần chay ăn gì? - What do vegans eat?

ILoveCharts posted this... chart to shed light on what vegans actually eat. It's tiny and hard to read because the list is soooo long, but you get the picture! We're sure you can add quite a few more items on this diverse and abundant inventory. Share the good news! 

Người thuần chay ăn gì? "Họ ăn bánh cốm, đậu hủ, cỏ, và còn gì nữa?"

Trang ILoveCharts của Hoa Kỳ cho thấy thật ra người thuần chay có nhiều chọn lựa. Phần đông sau đây là các món Tây phương, chưa kể người Á Đông thuần chay lại còn những món  hủ tiếu, mì, bún, phở chay, vân vân, thật là phong phú.

ạt-ti-sô
ba chỉ thuần chay
bánh bích-quy
bánh đa nacho
bánh đa tortilla
bánh khoai tây chiên
bánh mì
bánh mì kẹp
bánh mì kẹp bít-tết phó-mát thuần chay
bánh mì tròn bagel
bánh ngọt chay
bánh ngọt kiểu Mỹ thuần chay
bánh phó-mát thuần chay
bánh quy thuần chay
bánh sô-cô-la thuần chay
bánh tròn ngọt thuần chay (doughnut)
bánh xốp thuần chay (cupcake)
bí ngô
bò thuần chay
bơ đậu phộng
bông cải xanh
cà chua
các loại nui Ý pasta
các món Ấn Độ thuần chay
các món Ethiopia thuần chay
các món Mễ thuần chay
các món Mỹ gốc Phi Châu thuần chay
các món Tàu thuần chay
các món Thái thuần chay
cải xoăn
cam
canh
cà-ri dừa
cà-rốt
chả giò
chuối
cơm
croissant thuần chay
đào
đào xanh
đậu
đậu Hòa Lan
dâu rừng raspberry
dâu tây
dưa leo
dừa
enchilada thuần chay (món Mễ)
gà chay chiên
gà tây thuần chay
giá Brussels
hành chiên tẩm bột
hot dog thuần chay
hummus thuần chay (món Ả Rập)
kem lạnh thuần chay
kem phó-mát
kẹo dẻo thuần chay
khoai lang chiên
khoai tây
khoai tây chiên
khoai tây tán
măng tây
mì thuần chay
mít

món cuốn burrito
món cuốn rau cải
món xào
món Tây Ban Nha paella thuần chay
ngũ cốc quinoa
nho
nui & phó-mát thuần chay
nui Ý lasagna
nước cốt dừa
ớt
phó-mát chiên thuần chay
phó-mát thuần chay
pizza thuần chay
quả bơ
ra-gu đậu cay
rau cần
samosa (món Ấn)
seitan (mì căn )
sữa đậu nành
sữa hạnh nhân
sushi thuần chay (món Nhật)
tabuli (món Trung Đông)
taco (món Mễ)
táo
tempeh (món Nam Dương)
tempura rau cải (món Nhật)
thơm (khóm)
thốt nốt
trứng chay bát
vỏ khoai chiên
xoài
xốt gravy
xốt quả bơ guacamole
xốt salsa
...và nhiều món khác!

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

Nếp Sống Ăn Chay: Thức ăn thuần chay chính yếu - Vegan essentials

Ms. Michelle Gelok is a member of Dietitians of Canada, holding a bachelor of science degree in Food and Nutrition. She currently resides in Abu Dhabi. Here is her list for "Vegan essentials."

Vegan essentials

• Calcium – fortified soy beverages and soy yogurts, almonds, almond butter, sesame seeds, tahini, spinach, bok choy, calcium-fortified orange juice.

• Iron – kidney beans, chickpeas, lentils, almonds, sesame seeds, prunes, raisins, bok choy, okra.

• Omega-3 fatty acids – ground flaxseed, soybeans, tofu, walnuts, canola oil, walnut oil.

• Protein –  tofu, tempeh, soy-based meat alternatives, beans, lentils, nuts, seeds.

• Vitamin B12 – fortified soy beverages, soy-based meat alternatives, fortified cereals.

• Vitamin D – fortified soy beverages and soft margarines.

Michelle Gelok là thành viên của Hội Chuyên gia Dinh dưỡng Gia Nã Đại, có bằng cử nhân khoa học về Thực phẩm và Dinh dưỡng. Cô hiện cư ngụ tại Abu Dhabi.

Thức ăn thuần chay chính yếu

• Canxi – các loại nước uống bằng đậu nành và sữa chua bằng đậu nành được bổ sung canxi, hạnh nhân, bơ hạnh nhân, hạt mè, tahini (bơ mè), rau dền (bó xôi), cải bẹ trắng (bok choy), nước cam được bổ sung canxi.

• Chất sắt – đậu lửa (kidney beans), đậu garbanzo (chickpeas), đậu lăng (lentils), hạnh nhân (almonds), hạt mè, mận khô (prunes), nho khô, cải bẹ trắng, đậu bắp (okra).

• Chất béo Omega-3– hạt lanh xay nhuyễn, đậu nành, đậu hủ, hạt hồ đào (walnut), dầu canola, dầu hồ đào (walnut oil). 

• Chất đạm – đậu hủ, tempeh (đậu hủ cứng lên men, kiểu Nam Dương), thịt chay bằng đậu nành, đậu, đậu lăng, các loại hạt. 

• Sinh tố B12 – các loại nước đậu nành được bổ sung B12, thịt chay bằng đậu nành, ngũ cốc ăn sáng bổ sung B12.

• Sinh tố D – các loại nước đậu nành được bổ sung sinh tố D và bơ thực vật.

http://www.thenational.ae/lifestyle/well-being/change-your-life-vegan-diets?pageCount=0