Blogger templates

Hiển thị các bài đăng có nhãn Vì Sao Ăn Chay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vì Sao Ăn Chay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Vì Sao Ăn Chay: Ăn chay giúp kéo dài tuổi thọ

"Vegetarians may live longer than meat-lovers, new research suggests." Click here for the full article.

Ăn chay giúp kéo dài tuổi thọ
Mai Loan (Theo HealthDay)

(ANTĐ) - Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Y tế JAMA (Hoa Kỳ), những người ăn chay có tuổi thọ kéo dài hơn những người ăn nhiều thịt.
Các nhà nghiên cứu đến từ California đã sử dụng một bảng các câu hỏi thực phẩm để đánh giá chế độ ăn uống của 73.300 người dựa trên 5 tiêu chí: không ăn chay; bán-ăn chay (ăn thịt hoặc cá không nhiều hơn 1 lần một tuần); ăn chay kèm theo ăn một số hải sản; ăn chay kèm theo một số sản phẩm từ động vật như trứng, sữa; và những người không ăn bất kỳ một sản phẩm nào từ động vật.

Kết quả nghiên cứu sau 5 năm cho thấy, có khoảng 2.570 người chết và những người ăn chay có tỷ lệ tử vong thấp hơn những người ăn thịt 12%. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người ăn chay sống lâu hơn, được giáo dục và tập luyện nhiều hơn, ít uống rượu bia và hút thuốc hơn so với những người ăn thịt. Tiến sĩ Michael Orlich, chuyên gia y tế đến từ Đại học Loma Linda cho biết: “Chế độ ăn chay có thể làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim, bệnh thận hay bệnh tiểu đường”.

Nancy Copperman, một chuyên gia dinh dưỡng đến từ Great Neck (New York) cho biết, chất xơ trong chế độ ăn chay có khả năng kéo dài sự sống, không chỉ riêng hoa quả và rau mà các loại chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt cũng có khả năng làm giảm các yếu tố gây hại cho sức khỏe.



Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Vì Sao Ăn Chay: Nghiện ăn thịt, nguy cơ đủ loại bệnh tật

Nghiện ăn thịt, nguy cơ đủ loại bệnh tật
Theo Trí Thức Trẻ

Nếu bạn thường ăn hơn 200g các loại thịt/ngày thì mau sửa đi nhé. Nếu không bạn sẽ có nguy cơ mắc những căn bệnh dưới đây đấy.

Béo phì

Những người tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm như thịt, bơ, mỡ động vật… sẽ dẫn đến hiện tượng dư calo và những năng lượng dư thừa đó sẽ được tích trữ lại dưới dạng mỡ dưới da. Và nếu bạn không siêng năng vận động để tiêu bớt lượng mỡ thừa kia thì khi lượng calo chuyển hóa thành mỡ dưới da đến một mức độ nhất định, sẽ trở thành người mắc bệnh béo phì. Đồng thời xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp là một vài chứng bệnh mà béo phì sẽ kéo theo.

Tiểu đường

Khi khẩu phần ăn thường ngày của bạn chứa quá nhiều thịt, đặc biệt là loại thịt lẫn nhiều mỡ thì sẽ dẫn đến việc tăng axít béo và triglycerid - đây là nguyên nhân gây ra tiểu đường cấp độ II.

Lý do là vì nồng độ triglycerid trong máu tăng lên khiến các hoạt động của insullin bị triglycerid ức chế gây ra hiện tượng đường huyết tăng cao. Nhưng lượng axit béo dư thừa trong máu sẽ "đánh lừa" và dẫn đến việc kết quả xét nghiệm chỉ thấy nồng độ insullin vẫn bình thường hoặc chỉ tăng đôi chút. Lúc đó, nó sẽ dẫn đến việc không thể điều chỉnh kịp thời lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường cấp độ II xuất hiện.

Bệnh tim mạch

Theo nghiên cứu, ăn nhiều thịt là lý do khiến bạn dễ mắc bệnh tim mạch hơn so với những người ít ăn. Có thể nói thịt là một "sát thủ thầm lặng", bởi khi người ta ăn nhiều thịt thì nồng độ cholesterol trong máu sẽ tăng mạnh và đây là nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Thế nên hội tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng việc ăn chay có thể phòng ngừa từ 90 - 97% các bệnh về tim mạch.

Bệnh gan

Gan có chức năng là tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và loại bỏ các chất độc hại ra ngoài. Nhưng một chế độ ăn không điều độ gồm quá nhiều thịt và mỡ động vật sẽ bắt gan phải làm việc quá sức, từ đó dẫn đến việc gan bị tổn thương, gây ra một số bệnh lý ở gan như: gan nhiễm mỡ, xơ hóa và sẹo hóa.

Bệnh thận

Từ nhiều nghiên cứu cho thấy, để có thể bài tiết được các hợp chất nitơ độc hại do ăn nhiều thịt, thận cần hoạt động gấp trên 3 lần so với những người ăn chay hoặc ăn ít thịt. Đặc biệt urê và axít uric là hai chất thải độc hại vô cùng độc hại đối với cơ thể.

Khi bạn còn trẻ và thận còn đủ khoẻ thì nó có thể cố gắng để thải hết các loại độc tố đó ra khỏi cơ thể. Nhưng khi bị bắt ép hoạt động quá tải, thận sẽ suy yếu và việc thải loại các chất độc này sẽ không còn hiệu quả, từ đó dẫn đến suy thận.

Ung thư

Thịt thường được tẩm ướp thêm hóa chất bảo quản như nitrat, nitrit... để cất trữ được lâu ngày. Khi chế biến thịt, dù nấu ở nhiệt độ cao nhưng những chất này vẫn không bị phân hủy. Đến khi chúng ta ăn thì các chất này kết hợp cùng axít amin trong ruột tạo thành nitrosamin độc hại có thể hình thành những khối u trong người.

Ngoài ra, các loại thịt được bảo quản lâu còn có thể chứa nhiều chất có thể gây ung thưn hư heterocyclic amines và polycyclic aromatic hydrocarbon - hai chất này hình thành khi thịt được nấu ở nhiệt độ cao.

Đặc biệt, một số người lại có thói quen không ăn hoặc ăn rất ít rau dẫn đến chứng táo bón gây ứ đọng độc chất trong cơ thể, khiến chúng tích tụ càng nhiều và càng giúp cho bệnh ung thư phát triển nhanh hơn.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Vì Sao Ăn Chay: Ăn chay thường xuyên giảm 32% nguy cơ mắc bệnh tim


Ăn chay thường xuyên giảm 32% nguy cơ mắc bệnh tim
Việt Nga

(Thanh tra) - Giảm lượng thịt và cá trong khẩu phần hằng ngày của bạn một cách thích hợp sẽ rất có lợi đến sức khỏe cho trái tim, theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ.

Các nhà khoa học đến từ đại học Oxford đã thực hiện một nghiên cứu trên diện rộng bằng cách phân tích dữ liệu từ 44.500 người ở Anh và Scotland (trong đó bao gồm 15.100 người ăn chay và 29.400 người ăn thịt, cá).

Trong vòng 11 năm kể từ khi bắt đầu nghiên cứu, 169 người trong số những người khảo sát đã chết vì bệnh tim và 1.600 người khác đã phải điều trị khi gặp các vấn đề về tim. Kết quả chỉ ra rằng, những người ăn chay có ít nguy cơ bị chết hoặc phải điều trị tại bệnh viện vì các vấn đề do tim mạch so với những người khác là 32%.

Theo các chuyên gia, chính sự khác biệt trong mức độ cholesterol, huyết áp và trọng lượng cơ thể là các yếu tố quan trọng dẫn đến kết quả nghiên cứu trên.

Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm, bệnh tim gây nên cái chết của 94.000 người tại Anh - nhiều hơn bất cứ căn bệnh nào gây ra. Và con số người mắc bệnh tim cần điều trị lên đến 2,6 triệu người.

Nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về tim mạch là do chất béo lắng đọng ở các động mạch đã gây nên hiện tượng tắc nghẽn trong quá trình cung cấp máu nuôi dưỡng cho tim. Việc này có thể gây nên hiện tượng đau thắt ngực, thậm chí còn có thể dẫn tới một cơn đau tim nếu các mạch máu truyền bị nghẽn chặn hoàn toàn.

TS Francesca Crowe, một trong những người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Qua nghiên cứu này, thông điệp chính mà chúng tôi muốn gửi đến mọi người, đó là chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng, quyết định đến sức khỏe của trái tim mỗi người. Những người ăn chay có huyết áp ổn định hơn, một mức cholesterol thấp hơn và một trọng lượng lý tưởng hơn so với những người ăn nhiều thịt, cá. Tuy nhiên, nếu bạn điều chỉnh chế độ ăn uống một cách hợp lý thì dẫu bạn ăn thịt, cá vẫn có thể có một trái tim khỏe mạnh".

“Hãy cố gắng có một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, cho dù bạn có ăn thịt, cá hay không. Đặc biệt, bạn phải nhớ rằng việc ăn chay không phải là một con đường tắt dẫn đến sức khỏe của trái tim và việc cân bằng các loại vitamin, dinh dưỡng, khoáng chất trong thực đơn hằng ngày mới là cách tối ưu. Và lời khuyên cuối dành cho những người đang muốn chuyển sang chế độ ăn chay là cần phải bù đắp những vitamin và khoáng chất bị thiếu hụt khi không ăn thịt, ví dụ như sắt,…”, khuyến cáo của bà Tracy Parker, đến từ Tổ chức Tim mạch của Anh.

http://www.thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/64173/temidclicked/65/seo/An-chay-thuong-xuyen-giam-32-nguy-co-mac-benh-tim/Default.aspx

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Vì Sao Ăn Chay: Người ăn chay sẽ "ngủ mặn" thăng hoa hơn


Người ăn chay sẽ "ngủ mặn" thăng hoa hơn
Linh San (Theo Daily Mail)

(NLĐO) - Nhiều người cho rằng ăn thịt mới mạnh mẽ và “nam tính”, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy ăn đậu phụ mới giúp con người có hoạt động phòng the tốt hơn.

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học đã đưa ra kết quả những người ăn đậu phụ và thức ăn thực vật khác sẽ có thể tận hưởng cuộc sống trong phòng the tốt hơn những người ăn thịt.

Nghiên cứu chỉ ra rằng một số sản phẩm thực vật có thể ảnh hưởng tới hàm lượng hormone phytoestrogens và nâng cao hoạt động tình dục.

Các nhà khoa học cho biêt thức ăn ảnh hưởng tới hành động bản năng của con người cùng tương tự như động vật hoang dã.

Michael Wasserman cùng nhóm nghiên cứu của mình đã quan sát một nhóm khỉ đít đỏ ở Công viên quốc gia Kibale ở Uganda trong 11 tháng.

Các nhà nghiên cứu đã thống kê tần số các cuộc rượt đuổi, đánh nhau, tần số giao phối và thời gian chải chuốt, đo mức độ thay đổi hormone của những con khỉ khi ăn những loại thức ăn khác nhau.

Họ rút ra rằng khi những con khỉ ăn lá của cây Millettia, một loại thực vật chứa nhiều estrogen như trong đậu nành khiến hormone phytoestrogens tăng cao, khi đó những con khỉ dành nhiều thời gian tìm bạn gái hơn là thời gian chải chuốt.

Ông Wasserman cho biết: “Nồng độ hormone ảnh hưởng tới hành vi và sức khỏe của con người tương tự như động vật”.

Nhiều nhà khoa học cho rằng cholesterol có nhiều trong thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa có thể làm tắc nghẽn mạch máu, làm chậm dòng chảy của máu tới các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Những người ăn chay ít bị béo phì, tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ, ung thư hơn những người ăn nhiều thịt.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của giáo sư Hank Rothgerber nhiều người vẫn có tâm lý ăn thịt thể hiện họ “nam tính” hơn.

http://nld.com.vn/20121124110028252p0c1030/nguoi-an-chay-se-ngu-man-thang-hoa-hon.htm

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Vì Sao Ăn Chay: Ăn thịt nướng dễ bị tiểu đường


Ăn thịt nướng dễ bị tiểu đường
Lê Thoa (Theo Medic Magic, Times of India)

(NLĐO) - Một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Mount Sinai (New York, Mỹ) cho thấy việc ăn thịt nướng thường xuyên làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường.

Hợp chất methylglyoxal phát sinh trong quá trình nướng thịt được coi là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật.

Theo Thời báo Ấn Độ, hợp chất này ảnh hưởng đến cơ chế bảo vệ của cơ thể, làm giảm sự đốt cháy mỡ thừa. Điều này làm phát sinh các bệnh mãn tính như: tiểu đường, bệnh tim, ung thư, rối loạn khớp và bệnh Alzheimer.

Cũng theo nghiên cứu, ăn 1 lạng thịt bò nướng/ ngày có thể làm tăng nguy cơ các bệnh mãn tính. Phát hiện trên chứng minh một điều rằng: ăn đồ nướng chẳng tốt hơn đồ chiên là bao!

“Đây là phát hiện khá hữu ích nhằm bổ sung kiến thức cho công tác phòng chống béo phì và tiểu đường”, giáo sư Helen Vlassara - trưởng nhóm nghiên cứu công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences của Mỹ cho biết.

Ông nói thêm rằng, quá trình nướng thịt cũng sản sinh ra các chất gây ung thư. “Trong khi đó, rau củ nướng an tòa hơn, bởi chúng không hình thành chất gây ung thư khi nướng”.

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2011 tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng của Đại học Harvard (Mỹ) cũng cho thấy việc chế biến tiêu thụ thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu gần đây cũng phát hiện ra phụ nữ làm việc căng thẳng dễ mắc bệnh tiểu đường.

Theo thống kê, bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến gần 350 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới, trong đó chiếm hơn 11% số người trên 20 tuổi.

http://nld.com.vn/20120924112133621p0c1050/an-thit-nuong-de-bi-tieu-duong.htm

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Vì Sao Ăn Chay: Ý nghĩa ăn chay theo Phật giáo (Hòa thượng Thích Thiền Tâm)


Ý nghĩa ăn chay theo Phật giáo
(Theo bài giảng của Hòa thượng Thích Thiền Tâm)

Theo quan niệm phổ thông của hàng Phật tử Việt Nam, ăn chay là dùng những chất thanh đạm, không ăn cá thịt và các thứ hôi nồng thuộc về loại ngũ tân (hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ). Nếu dùng cá thịt và ngũ tân, người ta gọi là ăn mặn. Nhưng thật ra, chữ "Chay" nói trại là nguyên âm "Trai" và Trai có nghĩa là Trung hoặc Thời thực. Trung hay Thời thực là dùng bữa giữa ngày vào giờ ngọ, nếu ăn quá ngọ gọi là phi thời thực. Còn dùng chất thanh đạm, nên gọi là "tố thực", nghĩa là "ăn lại", mới xác đáng hơn. Tuy nhiên, chữ Trai dịch từ Phạm âm Ô ba va sa tha (Upavasatha), lại có nghĩa là "thanh tịnh". Và bởi ăn lại cũng có tánh cách làm cho thân tâm con người nhẹ nhàng thanh tịnh, nên bên Ðại thừa giáo mới chuyển lần ý nghĩa Tố thực xem đồng với Trai thực. Vậy tiếng "Chay" tuy không hoàn toàn xác đáng với nguyên thủy của nó, nhưng cũng có một phần nào ý nghĩa, nên bút giả xin dùng danh từ này với ý dùng chất thanh đạm cho hợp với quan niệm phổ thông của Phật tử Việt Nam.

Phần đông Phật tử không hiểu xác đáng ý nghĩa ăn chay, nếu có hỏi duyên do thì trả lời một cách đại khái: "Tôi ăn chay để tập lần tánh nết cho thêm bình tĩnh hiền lương". Lại có những lời đồn huyễn bảo: "Ăn chay sẽ khỏi tai nạn bom nguyên tử, hoặc ma vương sắp ra đời, hay sắp tận thế, ai không ăn chay sẽ bị chết hết, không được dự hội Long Hoa". Những truyền thuyết như trên đều không có căn bản, làm cho nhiều người cố tự ép ăn chay một cách gắng gượng, kết cuộc qua một thời gian rồi cũng thôi bỏ. Theo Phật giáo, ăn chay có những ý nghĩa như sau:

1- Vì lòng thương xót chúng sanh: Ðã là loại hữu tình, loài nào cũng biết đau đớn buồn khổ và ham sống sợ chết, trừ những duyên cớ riêng biệt. Chính mình khi bị vấp ngã hay đứt tay một chút, còn cảm thấy đau đớn, huống chi là cảnh đâm chém, đập giết, thiêu nướng, xẻ thịt, banh da! Như thế tại sao ta lại nỡ an nhiên vui vẻ, ăn uống trên sự đau khổ vô hạn của chúng sanh? Chính mình khi sắp bị giết đã khóc thương sợ hãi, hoặc người thân bị giết thì cũng xót xa, oán hận, đau buồn! Như thế tại sao ta lại nỡ làm cho chúng sanh khác sợ hãi đau thương lúc sắp bị giết, bị chia ly cùng quyến thuộc?

Ðức Phật là đấng đại từ bi, nên người con Phật thể theo lòng từ bi đó mà ăn chay, để tránh việc trực tiếp hoặc gián tiếp sát sanh đầy thê thảm ấy. Trong kinh Lăng Già, đức Thế Tôn bảo Ðại Huệ Bồ Tát: "Những người ăn thịt đoạn hết hạt giống đại từ. Ta xem chúng sanh luân hồi trong sáu nẻo, đời đời làm cha mẹ anh em chồng vợ con cái lẫn nhau. Chúng sanh ăn thịt nhau, toàn là ăn thịt lục thân quyến thuộc của mình. Thế mà loài hữu tình mơ màng không biết, thường sanh lòng giết hại, làm cho nghiệp khổ thêm lớn, khiến nên mãi bị lưu chuyển trong đường sanh tử, không được thoát ly. Kẻ không ăn thịt, sẽ được vô lượng công đức tụ. Nếu tất cả mọi người không ăn thịt, thì không ai giết hại chúng sanh. Do có người ăn thịt tìm hỏi để mua, nên mới có kẻ vì cầu tài lợi giết chúng sanh để bán. Cho nên kẻ ăn thịt cùng người giết chúng sanh để bán thịt, cả hai đều có tội".

2- Vì tránh ác báo của nghiệp sát:  Bởi tham miếng ngon, nên con người mới tạo nghiệp giết hại. Nhưng vì vô minh che lấp, không rõ thấu lý nhân quả, nên kẻ gây nghiệp sát đâu biết hành vi đó trở lại làm khổ chính mình. Theo lý nhân quả trong kinh, người tạo sát nghiệp, như nặng tất bị đọa vào tam đồ, nhẹ thì phải chịu nhiều đau bịnh, hoặc chết yểu, cùng sự khổ nạn về chiến tranh. Kinh Niết Bàn nói: "Tội sát sanh có ba bậc: thượng, trung, hạ. Nghiệp sát bậc hạ, là giết từ loài kiến cho đến tất cả bàng sanh. Người tạo tội nầy phải bị đọa vào tam đồ, chịu sự khổ về bậc hạ. Tại sao thế? Bởi loài nhỏ dù là con kiến, con muỗi cũng có chút căn lành, nếu giết nó thì phải chịu tội báo. Nghiệp sát bậc trung là giết từ phàm phu trong loài người cho đến bậc A Na Hàm. Người tạo tội nầy phải bị đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, bàng sanh, chịu sự khổ về bậc trung. Nghiệp sát bậc thượng là giết từ cha mẹ cho đến bậc A La Hán, Bích Chi Phật. Người tạo tội nầy, phải bị đọa vào đại địa ngục A Tỳ, chịu sự khổ về bậc thượng".

3- Vì muốn dứt tâm tham nhiễm nơi vị trần:  Trong mười pháp giới, nếu nói tóm tắt, duy có hai nẻo: phàm và thánh. Phàm phu tâm còn nhiễm ô phiền não, chư thánh tâm hằng sáng sạch lặng trong. Bởi thế cho nên hàng Phật tử muốn vượt phàm lên thánh, thoát nỗi khổ luân hồi, phải bỏ nhiễm về tịnh. Mà muốn được tịnh tâm, phải ngăn ngừa đừng cho sáu căn nhiễm sáu trần. Người nào ăn chay mà cảm thấy khó khăn, đó bởi do còn thích món ăn ngon, nghĩa là thiệt căn còn nhiễm vị trần. Vì thế, muốn dễ được tịnh tâm, người Phật tử nên tập lần từ ăn chay kỳ đến chay trường.

Có kẻ hỏi: - Tại sao bên Phật giáo Nam tông vẫn còn ăn mặn? Và nếu không thanh tịnh, tại sao những vị bên phái ấy lại chứng thánh quả?

Xin đáp: - Ðức Phật vì tùy hoàn cảnh căn cơ, trong khi nói giáo pháp Nhị thừa, phương tiện tạm mở cho ăn ngũ tịnh nhục (không thấy giết, không nghe giết, không nghi giết, thịt con thú tự chết, thịt loài thú khác ăn còn dư). Nhưng đến khi thuyết qua giáo nghĩa Ðại thừa, ngài lại triệt để cấm dùng đồ huyết nhục, vì lẽ mất lòng từ bi bình đẳng, và gây nhân vay trả luân hồi.

Như trong kinh Lăng Nghiêm, đức Thế Tôn còn khuyên không nên dùng đồ bằng da, bởi còn thọ dụng một thân phần của chúng sanh tức là còn mắc nợ nó, huống chi là thường ăn thịt? Trong kinh Ương Quật Ma, ngài Văn Thù Bồ Tát thưa: "Bạch Thế Tôn! Phải chăng nhân vì Như Lai tạng, nên chư Phật không ăn thịt?" Ðức Phật bảo: "Nầy Văn Thù! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay sống chết luân hồi từng cùng làm lục thân quyến thuộc, thay đổi vô thường cũng như trò hát. Thân mình và thân loài khác đồng là chất huyết nhục, vì thế nên chư Phật không ăn thịt. Lại nữa, chúng sanh giới tức là ngã giới, thịt loài khác chính là thịt của mình, nên chư Như Lai không ăn thịt. Nầy Văn Thù! Như con bò tự chết, người chủ dùng da nó làm giày dép đem bố thí kẻ giữ giới. Như bậc giữ giới không thọ tức là pháp Tỷ khưu; nếu thọ trì tuy không phải phá giới, song thiếu tâm từ bi. Cho nên, không thọ dụng thân phần của hữu tình, tức là lần lượt lìa nhân duyên sát sanh vậy".

Ðời Ðường bên Trung Hoa, Ðạo Tuyên luật sư giữ giới tinh nghiêm, nên chư thiên thường hiện thân ủng hộ. Cứ theo bộ Tuyên Luật Sư Cảm Ứng Ký, Tứ thiên vương thưa với Tuyên sư rằng: "Thuở đức Như Lai còn ở đời, một hôm ngài phóng ánh sáng lớn bảo các thiên, long, quỉ, thần:

- Sau thời chánh pháp diệt tận, có nhiều vị Tỷ khưu chấp theo giáo tích Tiểu thừa của ta, không hiểu ý nghĩa Tỳ ni, bảo rằng ta cho các Sa môn ăn thịt. Vì thế, trong tăng già lam hiện ra cảnh tượng sát sanh cũng như lò thịt. Lại có các vị Tỷ khưu mặc đồ tơ lụa gần gũi nơi quán rượu dâm xá, không học ba tạng, chẳng giữ cấm giới, làm cho đạo pháp ta suy vi, thật đáng thương xót! Nên biết từ vô lượng kiếp đến nay, ta tu Bồ Tát hạnh đã xả bỏ đầu, mắt, tủy, não, vì tâm từ bi không tiếc thân mạng để bố thí cho loài hữu tình, có lẽ nào lại bảo đệ tử mình ăn thịt chúng sanh? Ta niết bàn rồi, các Tỷ khưu thay thế ta làm thầy trời người dẫn dạy hữu tình khiến cho đắc đạo quả; có lẽ nào bậc thiên nhơn sư mà lại ăn thịt chúng sanh ư? Khi ta mới thành đạo, tuy trong luật có mở ra cho ăn năm thứ tịnh nhục, nhưng đó không phải thật là thịt của bốn loài, mà là thịt do sức thiền định bất tư nghì của ta biến hóa ra. Trong các kinh Niết Bàn, Lăng Già, ta không cho người trì giới ăn thịt. Nếu có Tỷ khưu nào bảo rằng trong Tỳ ni giáo, Phật cho ăn cá thịt, cho mặc áo tơ lụa, đó là lời ma thuyết, là phỉ báng ta!" 

Lời Phật đã dạy như thế, nếu ăn thịt cá mà không trước nhiễm cũng có thể chứng quả thánh như các vị bên Nam tông đã tu chứng. Nhưng nếu so hai phương diện ăn chay và mặn, thì ăn chay dễ đoạn nhiễm tâm hơn; đến như về nghĩa từ bi bình đẳng, bên ăn chay lại hoàn toàn hợp lý. Thế nên biết giáo nghĩa Nhị thừa chỉ là phương tiện tạm thời, giáo nghĩa Ðại thừa mới là chân thật cứu cánh. Vậy người tu nên hướng theo lẽ phải và xét lại năng lực của mình, đừng quá cầu cao tự cho là bậc viên dung tự tại, vội nói câu "Tửu nhục xuyên trường quá. Bất ngại bồ đề đạo" (Chất rượu thịt ăn vào cũng ra ngoài, không ngại chi đến sự giải thoát cả) mà lầm.

4- Vì để cho thân tâm nhẹ nhàng, dễ thực hành trên đường tu:  Ăn chay nếu đúng cách thì hợp với vệ sinh, và khiến cho thân tâm thanh tĩnh nhẹ nhàng thuận tiện trên đường tu tập. So lại thì khi dùng mặn, ta cảm thấy trong người nặng nề mệt nhọc, chất ăn khó tiêu hơn. Các nhà bác học hữu danh đông tây đã công nhận lẽ đó. Như ông Sénèque, một triết gia, đã nói: "Mỗi bữa ăn, người ta dùng thịt là tự đầu độc, thành thử con người tự sát ngấm ngầm mà không hay. Do đó loài người bị nhiều bịnh mà chết sớm". Những y khoa bác sĩ trứ danh như các ông Soteyko, Varia Kiplami cũng bảo: "Trong các thứ thịt có nhiều chất độc rất nguy hiểm cho sức khỏe con người". Và bà White, nhà nữ bác học, sau một cuộc thí nghiệm đã tuyên bố: "Các thứ hột, trái cây, đậu và rau cải là những thức ăn mà thiên nhiên đã dành để nuôi chúng ta. Các thức ấy chỉ cần nấu nướng một cách đơn giản, thì ăn vào hợp vệ sinh và rất bổ. Nó làm cho con người thân thể tráng kiện, tinh thần sáng suốt và tránh được biết bao nhiêu là bịnh tật!" Chất máu thịt vốn là uế trược, hơn nữa loài thú khi bị giết sanh lòng uất hận, độc khí lưu trữ vào tế bào, hoặc gặp nhằm những con vật mang bịnh, như bịnh lao, bịnh sán..., nếu người ăn vào làm sao khỏi sanh đau yếu?

Có vị hỏi: - Nếu ăn chay cũng đủ sanh tố, tại sao tôi thường thấy người ăn chay trường phần nhiều đều có vẻ xanh và gầy?

Xin đáp: - Ðó là do nhiều nguyên nhân khác biệt, không phải lỗi ở sự ăn chay; chẳng hạn như vấn đề tâm lý, hoặc không biết cách thức dùng chay. Về tâm lý, như có người ăn chay với tánh cách gắng gượng, mãi thèm những đồ mặn, lầm nghĩ rằng ăn chay thiếu sức khỏe, thường đem lòng lo lắng e ngại. Hoặc có người tu, mà chưa diệt được niệm tưởng mơ sắc dục, hoặc làm việc suy nghĩ quá nhiều. Những tâm trạng ấy có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, bằng chứng như ta thường thấy người nào trải qua một đêm lo nghĩ, sáng ra gương mặt họ hiện rõ vẻ tiều tụy bơ phờ. Về việc không biết cách dùng chay, như những người vì lỡ phát nguyện, nên ăn chay một cách bắt buộc lấy có, chỉ dùng tương chao, ít lát dưa, hoặc muối sả ớt cho qua bữa. Hơn nữa nhiều người quan niệm tu là phải khổ hạnh, nên không mấy chú ý đến việc ăn uống; hoặc kho đầu củ cải, vỏ dưa, chiên xơ mít, hay làm những thức ăn giống đồ mặn rất công phu, song thật sự không có bao nhiêu chất bổ. Ngoài ra, tập tục của các chùa Việt Nam thiên về sự tụng niệm cúng lễ, thường khi liền cả đêm ngày. Sự sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam lại nghèo, chư tăng ni thiếu phương tiện học tập, phải dùng sức quá nhiều, nên vị nào khi học thành tài hầu hết đều suy gầy đau yếu. Ðó là đại lược những nguyên do khiến cho người tu thường kém sức khỏe, chẳng phải lỗi ở nơi không ăn cá thịt. Nếu ăn chay mà hợp cách, với lòng hiểu đạo hoan hỷ, và đường lối tu không thái quá bất cập, thì đã ít bịnh tật, lại thêm có lợi ích cho thân tâm.

Tóm lại, ý nghĩa của ăn chay là vì lòng từ bi, vì tránh ác báo, vì lìa trần nhiễm, vì thuận ích cho đường tu. Nếu lập cơ bản nơi bốn điểm nầy mà dùng chay, thì sự thực hành sẽ bền và tăng thêm phước huệ. Như trái với cơ bản đó, tất việc làm chỉ có tánh cách thời gian, khó bền bỉ, kết cuộc không được lợi ích gì thiết thật trên đường tu.

http://www.thaoduongmoscow.info/anchay.html

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Vì Sao Ăn Chay: Ăn chay đúng cách có lợi cho sức khỏe


Ăn chay đúng cách có lợi cho sức khỏe
Nguồn: Th.s - Bs Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM

[Tuổi Trẻ] - Để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, người ăn chay cần ăn đa dạng thực phẩm, kết hợp rau, đậu, hạt, củ, trái cây và ngũ cốc…

Vấn đề ăn chay, dinh dưỡng và sức khỏe là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là trong dịp tháng 7 âm lịch, mùa Vu Lan báo hiếu…

Đa dạng thực phẩm trong bữa ăn

Th.s - Bs Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, cho biết: Nhìn từ góc độ dinh dưỡng, nếu khéo léo cân đối các thành phần dưỡng chất qua việc lựa chọn, kết hợp và chế biến thực phẩm thích hợp, thì chế độ ăn chay không liên tục (3 – 6 tháng mỗi năm hoặc 1 tuần, 10 ngày mỗi tháng) thật sự là một chế độ ăn rất tốt cho sức khỏe con người.

Người ăn chay có thể dễ dàng dung nạp đủ các chất thông qua các nhóm thực phẩm như:

- Đạm: Các loại đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu phộng, đậu Hà Lan...); các chế phẩm từ đậu nành (đậu hủ, tương hột...); các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, bơ, phô-mai, sữa chua...); quả, hạt khô.

- Tinh bột: Gạo, bột mì, gạo nếp…

- Chất béo: Dầu ăn thực vật (dầu đậu nành, dầu đậu phộng, dầu mè…), trái bơ, trái dừa, hạt bí, hạt dẻ, hạt hướng dương…

- Canxi: Các loại rau có màu xanh đậm (bông cải xanh, cải xoăn); tảo và rong biển các loại; các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua, bơ, phô-mai…).

- Sắt và kẽm: Thường có trong các loại rau lá xanh (cải xoăn, cải bắp, cải bó xôi, bông cải); các loại hạt khô (hạnh nhân, hạt điều); các loại đậu; trái cây và trái cây khô (mơ, chà là, nho); ngũ cốc nguyên hạt và và bột ngũ cốc nguyên cám.

- Vitamin A: Cà-rốt, bí ngô, đậu xanh, đậu đỏ, rau dền, xoài, đu đủ…

- Vitamin D: Dầu ăn.

- Vitamin P: Có trong lá trà (chè) xanh, chanh, cam, quít, đậu phộng.

- Vitamin C: Có nhiều trong chanh, chuối, xoài, đu đủ, cam, bưởi…

Như vậy, để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, người ăn chay cần ăn đa dạng thực phẩm, kết hợp rau, đậu, hạt, củ, trái cây và ngũ cốc (gạo tẻ, lúa mì, khoai sắn, gạo nếp). Tuy nhiên, những người ăn chay thường xuyên cũng cần lưu ý một số vấn đề như:

- Dùng hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như tương, chao, cải muối, dưa cải, cà muối… và không nên sử dụng ở những người cao tuổi có tiền căn bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh thận hay tiểu đường.

- Không ăn thường xuyên các thực phẩm chay công nghiệp do được xử lý qua nhiều khâu nên chất dinh dưỡng bị thất thoát nhiều.

- Thiếu các vi chất không có trong thức ăn nguồn gốc thực vật (kẽm, vitamin B12, acid folic…), khắc phục bằng cách uống bổ sung các vi chất này dưới dạng thuốc bổ.

- Thực phẩm chay ít năng lượng nên người ăn chay thường mau đói. Vì vậy, để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, người ăn chay ngoài ăn đủ 3 bữa chính nên ăn thêm 2 - 3 bữa phụ (khoai, chè, bánh, sữa…). Các bữa ăn cần đa dạng và thay đổi món thường xuyên.

Phải biết cách nấu

Cách nấu cũng rất quan trọng, đừng nghĩ là ăn chay thì nấu thế nào cũng được. Nếu thức ăn bổ mà không biết cách nấu thì cũng làm cho nó hết bổ, và có khi còn làm hại bộ máy tiêu hóa nữa.

- Không nên chiên xào nhiều quá, vì vừa làm mất vitamin trong thực phẩm vừa làm tăng hàm lượng chất béo trong thức ăn, không có lợi cho những người cần chế độ ăn ít năng lượng.

- Khi nấu hay luộc phải đậy nắp để vitamin trong rau củ không bị bay mất và nên đổ ít nước để chất bổ khỏi bị loãng. Và nước luộc cũng rất tốt, không nên đổ đi.

- Để có món chay ngon thì cũng đòi hỏi có sự chọn lọc nguyên liệu, kết hợp các nguyên liệu cùng gia vị phù hợp để có một món chay vừa ngon miệng, vừa đảm bảo đủ chất. Ví dụ như đậu hủ xốt cà chua, đậu hủ nhồi nấm, chả giò trái cây, bí đỏ om đậu phộng, canh chua đậu bắp và bạc hà, cháo thập cẩm, xôi gấc…

- Tránh nấu quá chín các loại rau xanh để vừa giữ được hương vị của rau vừa bảo quản được lượng chất dinh dưỡng quý giá có trong đó. Thời gian cần thiết để nấu các loại rau xanh không quá 15 phút. Một số cách nấu có thể giúp giữ được chất dinh dưỡng khá tốt trong rau như hấp hoặc xào sơ, thậm chí có thể ăn sống.

- Đối với những thực phẩm khác, chỉ cần nấu đến khi chúng vừa chín tới. Điều này không chỉ giúp bảo quản các vitamin và khoáng chất mà còn khiến thức ăn không bị khô và nhạt.

- Ăn các loại thực phẩm càng ít chế biến hoặc chưa chế biến càng có lợi về dinh dưỡng. Ví dụ như gạo được chế biến cho trắng vì qua quá trình đánh bóng gạo, đã làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng nằm ngoài vỏ hạt gạo, các loại ngũ cốc khác cũng vậy và trái cây tươi tốt hơn trái cây đóng hộp.

- Uống khoảng 2 lít/ngày sẽ giúp cho thận đào thải các độc tố.

Lợi ích từ việc ăn chay đúng cách

- Theo các nhà khoa học cho biết ăn chay đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít chất béo bão hoà, nhiều chất béo không bão hòa, nhiều vitamin C, E … có tác dụng chống oxy hóa, giảm hàm lượng cholesterol trong máu và giúp ngăn ngừa được nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, bệnh ung thư vú và đại tràng, bệnh tiểu đường loại 2, béo phì, cao huyết áp, sỏi mật, táo bón…

- Cơ thể cân đối khỏe mạnh, thon thả do rau xanh và hoa quả cung cấp nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn; chúng lại chứa ít calo, ít cholesterol, ít acid béo, nhiều vitamin nên không phải lo ngại việc các năng lượng thừa tích trữ thành mỡ trong cơ thể.

- Các loại đậu, vitamin A và E trong rau củ đóng một vai trò quan trọng, giúp làn da khỏe mạnh. Vì thế, những người ăn chay luôn sở hữu làn da hồng hào tự nhiên.

- Tiết kiệm tiền do rau, củ quả thường rẻ hơn nhiều so với thịt, cá, tôm, cua…

http://tuoitre.vn/Can-biet/suc-khoe-doi-song/509130/An-chay-dung-cach-co-loi-cho-suc-khoe.html

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Vì Sao Ăn Chay: Loài người có thể phải ăn chay do thiếu nước

Thức ăn giàu đạm động vật tiêu tốn nước tới 10 lần so với thức ăn chế biến từ thực vật (Ảnh: AP)

Loài người có thể phải ăn chay do thiếu nước

(VOV) - Theo suy đoán của các nhà khoa học Thụy Điển, đến năm 2050, loài người có thể sẽ buộc phải ăn chay để khắc phục tình trạng thiếu nước.

Hơn 2.000 học giả, chính trị gia, lãnh đạo các tập đoàn và các nhà khoa học từ hơn 100 nước đang tham dự Tuần lễ Nước thế giới lần thứ 22, hội nghị hàng năm lớn nhất về những vấn đề liên quan đến nguồn nước, vừa khai mạc hôm 26/8 và kéo dài cho tới ngày 31/8 tại Stockholm (Thụy Điển).

Phí phạm lương thực là phí phạm nước

Các nước sẽ không thể đảm bảo an ninh lương thực nếu thiếu nước. Đó là thông điệp mà Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) José Graziano da Silva đưa ra tại Lễ khai mạc Tuần lễ nước năm nay.

Theo dự đoán của Liên Hợp Quốc, tới năm 2030, nhu cầu về nước trên toàn thế giới sẽ vượt quá mức cung 40%. Ông Jens Berggren, Giám đốc Tuần lễ Nước Thế giới tại Viện Nước Quốc tế Stockholm cho biết, mặc dù hiện nay có đủ nước cho con người nhưng nhiều nguồn nước đang bị sử dụng lãng phí.

“Nhiều báo cáo đã cho thấy chúng ta đang sử dụng nước vô cùng phí phạm. Chúng ta không chỉ lãng phí một số lượng lớn nước trong quá trình sản xuất lương thực mà chúng ta còn phí phạm một lượng lớn lương thực được sản xuất ra. Có đến 50% lương thực sản xuất trên thế giới không đến được người tiêu dùng”, ông nói.

Ông Berggren nhấn mạnh, phí phạm lương thực được so sánh với phí phạm nước vì phải cần rất nhiều nước để sản xuất lương thực. Ông dẫn chứng, hàng năm, người tiêu dùng tại Hoa Kỳ và Tây Âu vứt đi lượng lương thực tương đương giá trị khoảng 300 tỷ USD.

“Chúng ta hoang phí ngay trong hệ thống cung cấp nước, do những rò rỉ trong hệ thống cung cấp nước nội địa không được sửa chữa kịp thời. Chúng ta cũng phí phạm nước bằng những phương pháp tưới tiêu không đúng cách. Thay vì tưới nước cho cây với một số lượng vừa đủ và đúng thời điểm, chúng ta lại tưới ngập cả cánh đồng. Và đôi khi người ta trồng cả lúa trên sa mạc nơi có lượng nước bốc hơi nhiều. Những việc làm đó khiến cho chúng ta bị tổn thất rất nhiều nước”.

Nguy cơ chiến tranh vì nguồn nước

Không chỉ có sự phí phạm trong sản xuất, sinh hoạt, mà việc khan hiếm nguồn nước dẫn đến tranh chấp về nguồn nước đang châm ngòi cho các cuộc xung đột giữa các quốc gia. Liên Hợp Quốc đã từng cảnh báo nhiều lần về nguy cơ này. Ở châu Á, trong điều kiện tăng trưởng dân số, tăng trưởng kinh tế và gia tăng khối lượng tiêu thụ nước, các cuộc xung đột vì nguồn nước ngọt là yếu tố rất quan trọng làm trầm trọng thêm tình hình giữa các quốc gia có tranh chấp về nguồn nước.

Trong khi đó, khu vực Trung Đông đang chuẩn bị nhập khẩu nước uống từ Nam Mỹ và đang gấp rút xây dựng kho nước dự trữ chiến lược. Việc Iran thường xuyên dọa đóng cửa eo biển Hormuz không chỉ tạo ra chiến tranh về dầu mỏ, mà còn là cuộc chiến vì nguồn nước ngọt cho các quốc gia trong khu vực. Hầu như toàn bộ khối lượng nước ngọt tiêu thụ ở Saudi Arabia, Kuwait, Qatar và UAE được nhập khẩu thông qua eo biển này.

Còn ở khu vực Nam và Đông Nam Á, nhiều quốc gia sẵn sàng tham gia cuộc chiến vì các dòng sông. Ấn Độ và Pakistan đã 3 lần xung đột và nay lại đứng trên bờ vực xung đột mới vì nguồn nước. Dự án thủy điện của Trung Quốc trên sông Brahmaputra và các con sông khác ở Tây Tạng đe dọa hàng triệu nông dân Ấn Độ bị mất nguồn nước.

Ở khu vực Đông Nam Á, trong thời gian dài, Lào, Campuchia, Việt Nam và Thái Lan cũng đối mặt với vấn đề thiếu nước do việc xây dựng các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mekong.

Thế giới sẽ buộc phải ăn chay để tiết kiệm nước

Theo suy đoán của các nhà khoa học Thụy Điển, đến năm 2050, loài người có thể sẽ buộc phải ăn chay để khắc phục tình trạng thiếu nước.

Theo Viện Nước quốc tế Stockholm, sẽ không có đủ nguồn nước để sản xuất lương thực cho 9 tỷ dân trên thế giới ​​vào năm 2050 nếu chúng ta tiếp tục sử dụng nước như hiện nay và thay đổi chế độ ăn phổ biến ở các nước phương Tây.

Theo thống kê của tờ The Guardian London, khoảng 20% lượng protein hàng ngày của con người có trong các sản phẩm nguồn gốc động vật. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, dân số thế giới sẽ phải cắt giảm 5% tổng lượng protein trên vào năm 2050 để thích ứng với sự thiếu hụt nước trên hành tinh.

Một báo cáo của Liên Hợp Quốc cũng cho thấy, 900 triệu người đang sống trong cảnh đói kém và 2 tỷ người bị suy dinh dưỡng mặc dù trên thực tế sản lượng lương thực bình quân đầu người tiếp tục có xu hướng tăng. Hiện tại, ngành nông nghiệp toàn cầu đã phải sử dụng đến 70% lượng nước ngọt, do đó việc sản xuất đủ lương thực để nuôi thêm 2 tỷ người vào năm 2050 chắc chắn sẽ tạo nên một áp lực lớn đối với nguồn nước và đất. Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng ăn chay là một lựa chọn để chống lại tình trạng thiếu nước.

Theo Orion Jones, việc chuyển sang chế độ ăn chay có thể giúp giải phóng phần lớn đất canh tác để sản xuất lương thực của con người. "Một phần ba diện tích đất nông nghiệp hiện nay đang được sử dụng để nuôi trồng thức ăn cho gia súc. Trong khi, thức ăn giàu đạm động vật tiêu thụ nước nhiều hơn từ 5-10 lần so với một chế độ ăn chay".

Thống kê của Hội đồng Nước Thế giới cho thấy, hiện trên thế giới có khoảng 1,1 tỷ người không được dùng nước uống sạch. Còn Quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp cảnh báo, đến năm 2025, ước tính gần 2 tỷ người trên thế giới sẽ phải đối mặt với điều kiện sống vô cùng khan hiếm nước. Do đó, việc quản lý hiệu quả sử dụng nước, tránh lãng phí trong quá trình sản xuất là vấn đề vô cùng cấp thiết.

Theo Tiến sĩ Colin Chartres, Tổng Giám đốc Viện Quản lý nước quốc tế - người đã được nhận Giải thưởng “Nước thế giới” năm nay - khẳng định, việc sản xuất đủ lượng lương thực nuôi sống 9 tỷ người trên thế giới vào năm 2050 là khả thi nếu chúng ta biết tận dụng tối đa 2 nguồn tài nguyên quan trọng là đất và nước.

http://www.baomoi.com/Loai-nguoi-co-the-phai-an-chay-do-thieu-nuoc/45/9208106.epi

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Vì Sao Ăn Chay: Ăn một bữa tiệc chay, giúp 4.000 trẻ em không thiếu nước


Ăn một bữa tiệc chay, giúp 4.000 trẻ em không thiếu nước
Bài & ảnh: Lê Hồng Thái

[VNE] - Để sản xuất một kg ngô cần 900 lít nước, trong khi đó một kg thịt bò phải tiêu tốn tới 15.500 lít nước. Do đó ăn chay giúp hạn chế các sản phẩm chăn nuôi, là một nguyên nhân phác thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.

Bà Hà Quỳnh Nga, điều phối viên của mạng lưới Thế hệ xanh Việt Nam thông tin như trên tại buổi tiệc buffet chay mang thông điệp bảo vệ môi trường, diễn ra ở nhà ăn ký túc xá Đại học Bách khoa Hà Nội tối 25/8 [2012].

Với khoảng 20 món ăn chay và cách tính 900 lít nước cho một kg ngô, bà Nga cho rằng sẽ góp phần giảm bớt con số 4.000 trẻ em bị thiếu nước mỗi ngày, sẽ ít hơn những cánh rừng bị phá để lấy đất cho chăn nuôi. "90% thức ăn dành cho chăn nuôi ở Anh được lấy từ các nước nghèo đói", nữ điều phối viên Thế hệ xanh Việt Nam nhấn mạnh.

Tại buffet, 4 nữ sinh viên đến từ Tuyên Quang cùng nhau thưởng thức những món ăn vì môi trường. Một bạn trong nhóm học Đại học Kinh tế Quốc dân vui vẻ nói: “Mình rất ngạc nhiên khi biết những món ăn chay này lại có thể giúp bảo vệ môi trường. Từ nay có lẽ mình sẽ ăn chay thường xuyên hơn”.

Bà Vũ Thị Cậy (62 tuổi), ở khu tập thể quân khu thủ đô, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội, nói: “Một tháng tôi ăn chay 6 lần. Ăn chay rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi như tôi. Bây giờ tôi biết thêm ăn chay còn có thể bảo vệ môi trường. Lâu nay tôi vẫn bảo vệ môi trường mà không biết”.

“Chúng tôi tổ chức bữa tiệc này nhằm giáo dục mọi người về việc ăn đồ chay giúp bảo vệ môi trường”, Phạm Trọng Hiếu, thành viên ban marketing LinkVn - đơn vị tổ chức cho biết. Hiếu nói rằng bữa “Tiệc Xanh” sẽ được đưa đến nhiều trường đại học khác trên địa bàn Hà Nội.

http://vnexpress.net/gl/doi-song/am-thuc/2012/08/an-mot-bua-tiec-chay-giup-4-000-tre-em-khong-thieu-nuoc/

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Vì Sao Ăn Chay: Nghệ sĩ với văn hóa ăn chay


Nghệ sĩ với văn hóa ăn chay
Bài và ảnh: Nguyễn Thị Ngọc Trâm

[MaskOnline] - Người Việt rất coi trọng bản sắc văn hóa trong phong cách ăn uống và đánh giá ẩm thực là một trong “tứ khoái”, như: Ăn mặc – ăn ở – ăn uống – ăn chơi. Với văn hóa ăn chay cũng có “tứ khoái” đó.

“Ăn chơi” trong văn hóa chay ở chỗ: Ví dụ ta ăn trong nhà hàng, vừa ăn, vừa giao lưu, vừa nghe nhạc nhẹ. Nhưng khi ăn chay người ta sẽ tự điều chỉnh tư thế ngồi, không vừa nhai vừa nói, không cúi gằm mặt xuống, không và cơm vào miệng liên tục, khi cầm ly nước cũng thanh tao nhẽ nhàng, uống từng ngụm nhỏ, không uống một hơi ừng ực, không cười to, không nói lớn. Nếu có uống bia tuyệt đối không hô “100%”.

Trong xã hội vẫn có câu đùa rằng: “Sống trên đời không biết đến rượu, không được thưởng thức các món ngon thì đi tu cho rồi”. Thực tế đã rất nhiều người sau khi hưởng thụ quá nhiều những thú vui từ rượu và món ngon đã nuôi dưỡng một cơ thể béo phì, huyết áp cao, bị bệnh gút, bị tiểu đường, bị choresteron trong máu cao nên đã phải tự lập trình lại cách sống chuyển sang chế độ ăn chay.

Giới nghệ sĩ có rất nhiều người cũng thích thú với văn hóa ăn chay bằng nhiều hình thức: Vì tâm linh, vì ăn kiêng, vì không muốn sát sinh, vì ý nghĩa lớn lao khác là góp phần bảo vệ môi trường.

NSƯT Thu Hà – Nhà hát kịch Hà Nội – đã từng ăn chay từ khi còn ngúng nguẩy bím tóc đuôi gà theo mẹ đi chợ. Vì mẹ theo Phật nên ăn chay để tăng trưởng đạo tâm. Thu Hà ngày ấy chẳng hiểu gì về ý nghĩa ăn chay nhưng thấy mẹ ăn thì thích ăn theo. Chị nói: “Đến bây giờ mới hiểu mẹ Hà ăn chay vì không muốn sát sinh. Mẹ thường nói có rất nhiều người kiếp trước vì tạo quá nhiều nghiệp chướng nên khi lìa đời bị đọa thành kiếp con vật, không nên giết chúng, từ đó cả nhà nghe theo mẹ ăn chay. Riêng Hà ăn chay thấy rất nhẹ nhõm, không sợ béo và trong tâm thấy rất thanh tịnh”. Nhờ vậy nên ít ai thấy nữ nghệ sĩ này nổi sân mà dung dị trong mọi ứng xử. Đặc biệt là ánh mắt luôn ấm áp khi Thu Hà thả mắt nhìn vào bất cứ cảnh hay người, ánh mắt thể hiện rất rõ nét từ bi. Đó cũng là thế mạnh cho chị thuận lợi trong diễn xuất trước ống kính hoặc trên sàn diễn.

Bên cạnh Thu Hà còn có một gương mặt khả ái nổi tiếng trên màn ảnh và sân khấu Việt Nam là NSƯT Hoàng Cúc, chị nuôi dưỡng nhan sắc của mình từ việc lặng lẽ tập ăn chay đã nhiều năm. “Khi ăn chay thấy rất hạnh phúc, mình lại trở về với chính mình như từ thủa nhân chi sơ vậy”. Chị nói và cười một cách tự tin, tỏ ra rất mãn nguyện và cho rằng ăn chay được coi là chuyện xưa, nhưng với chị lại là một trải nghiệm mới.

Đúng vậy, ăn chay không phải là vấn đề mới trong cuộc sống, trên thế giới ngày càng có nhiều người chọn chế độ ăn chay như một cung cách ăn uống lành mạnh và nhân bản.

Ca sĩ Phi Hùng trước khi là ca sĩ, anh vốn là nghệ sĩ múa và cũng thành công cả về diễn xuất điện ảnh. Anh ăn chay từ năm 2008 khi tham gia vai Tiên đồng trong phim “Duyên trần thoát tục”. Phi Hùng nói: “Mỗi lần ăn chay thấy vui, ngoài ngày mùng một và rằm khi nào có điều kiện là ăn để thanh lọc cơ thể, vì ngày thường hưởng thụ chất đạm quá nhiều”.

Còn ca sĩ Đông Quân, ánh mắt đen nhân hậu, nụ cười hiền lành, nước da trắng mịn như con gái. Anh bạn trẻ cười nói khiêm tốn: “Đông Quân thích ăn chay trường lắm, nhưng những lần đi diễn ở xa không có điều kiện đành phải ăn mặn, nhưng cái tâm của mình vẫn hướng đến món chay nên đa số bữa ăn trong tháng vẫn là…chay”.

Năm 2009, nghệ sĩ cải lương Kim Tiểu Long hóa thân vào vai Thái Tử Tất Đạt Ma (Cồ Đàm) trong vở cải lương “Cuộc đời Đức Phật”, cũng kể từ đó Kim Tiểu Long đã ăn chay trường để giữ gìn tâm tịnh.

Ca sĩ Phương Thanh cười tít cả mắt, nói: “Đúng ra Phương Thanh ăn chay cả tháng được nhưng mà hay quên lắm, thường là các bạn nhắc nhau rồi “cả bọn” cùng đi ăn chay, vì bạn bè nhiều người ăn chay lắm. Với lại… hì hì… Phương còn kẹt cái… chưa bỏ được món nước mắm nên đang bỏ nước mắm từ từ”.

NSƯT Bạch Tuyết ăn chay trường đã trên 20 năm nay, nhà văn Nguyễn Đình Thi,  NSƯT Thoại Mỹ cũng thực hiện chế độ ăn chay trường. NSƯT Bảo Quốc và cả gia đình, NSND Phạm Thị Thành, NSƯT Kim Cương, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương, đạo diễn Võ Văn Trung, á hậu Trương Thị May và rất nhiều nghệ sĩ khác ăn chay định kỳ, đi đâu làm gì nếu có cơ hội là lại ăn chay.

Các nghệ sĩ ăn chay khẳng định rằng, tập quán ăn chay là trở về cội nguồn của tổ tiên sẽ dưỡng tâm, dưỡng sức khỏe làm cho con người nhân bản hơn.

Trên thế giới, những người mắc bệnh ung thư thì trị bệnh bằng cách bỏ đói ung thư bằng cách ăn chay.

Có người cho rằng ăn chay sẽ bị loãng xương, sẽ bị thiếu máu, sẽ không sung sức nên “hổng dám đâu”.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng – nguyên giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM đã ăn thuần chay nhiều năm, cho biết: “Trong nấm có nhiều chất sắt và kẽm. Các dưỡng chất chứa axit folic, vitamin B có trong các loại ngũ cốc như gạo lứt, bánh mì, bột mì đen, mì Ý. Các loạt đậu có chứa lượng lớn chất xơ, protein, sắt, folate, canxi và kẽm như đậu lăng, đậu tương, đậu đen, đậu phộng, hạt điều, mè v v… cung cấp hydratcacbon cho hoạt động của hệ thần kinh và quá trình tiêu hóa diễn ra được tốt, cung cấp cho cơ thể một lượng đạm không thua gì thịt, cá. Thực phẩm có lượng vitamin A cung cấp folate, chất xơ, canxi, lutin, kẽm như bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ, có khả năng giúp sáng mắt. Ngoài ra còn có pho mát chứa rất nhiều canxi, phot pho và magiê cần thiết cho sự phát triển xương. Các loại  trái cây có chứa lượng lớn cacbonhydrat, vitamin C, kẽm, folate, chất xơ. Riêng dâu tây có chất phytonutrient có khả năng bảo vệ tế bào”.

Tại Ấn Độ có truyền thống ăn chay trên 2.600 năm, đã trở thành một đời sống ăn chay tinh thần, rất nhiều giòng họ đều ăn chay. Riêng ở Việt Nam cũng nhiều gia đình có tới năm hoặc ba thế hệ ăn chay. 

Cách đây hàng trăm năm, ăn chay đã song hành với các danh nhân là văn nghệ sĩ trên thế giới. Có thể kể đến như: Kịch tác gia nổi tiếng George Bernard Shaw người Ái Nhĩ Lan (1856 - 1950) đã được giải thưởng về văn học nghệ thuật Nobel năm 1925, ông ăn chay trường từ năm 25 tuổi. Có lần ông bị bệnh đến bác sĩ khám, bác sĩ cho rằng George Bernard Shaw ăn chay là một tật xấu, đã khuyên ông nên ăn mặn nếu không ông sẽ toi mạng vì kiệt sức. Nhưng George Bernard Shaw nói: “Tôi không ăn các thây ma của động vật”.

Léonard Da Vinci (1452 - 1519) người Ý, là nhà danh họa, nhà điêu khắc, là thi sĩ nổi tiếng trên thế giới. Ông nói ăn chay là đạo đức của con người. Ăn chay sẽ tránh được những tội ác về sát sinh. Người ta còn thấy các trang nhật ký của ông viết nhiều các câu danh ngôn về lòng từ bi bác ái và luôn luôn có những hành động yêu thương các loài sinh vật khác.

Đại văn hào Léon Tolstoi (1828 - 1910) đã ăn chay trường từ năm 1885. Ông cũng chủ trương không sát sinh và luôn nói đến vấn đề ăn chay và hòa bình. Ông tiên đoán những bạo động xảy ra triền miên trên thế giới chỉ vì loài người không biết tự chế tham vọng của mình. Sự kiện càng ngày càng tệ hại hơn và có thể xảy ra những cuộc chiến tranh khốc liệt làm xáo trộn cuộc sống an bình của nhân loại.

Ngoài ra còn có nhà bác học vĩ đại nổi danh từ thế kỷ thứ 20 là Albert Einstein (1879 - 1955),  nhà toán học lừng danh trên thế giới Pythagore, nhà kinh tế gia Adam Smith (1723 – 1790). Thời đương đại có diễn viên điện ảnh nổi tiếng như Richard Gere (Mỹ), cầu thủ bóng đá tên tuổi như Roberto Baggio (Italia) là những người ăn chay trường.

Tiến sĩ Aaron Altshul, trong quyển Protein: Their Chemistry and Politics (Protein: Hóa Học và Chính Trị) đã viết: “Nếu chúng ta sử dụng một diện tích đất 1 mẫu Anh (4046m2) để trồng hoa màu cung cấp lương thực cho người ăn chay, ta sẽ được một sản lượng gấp 20 lần nếu dùng đất ấy để chăn nuôi súc vật lấy thịt. Hiện nay tại Hoa Kỳ, phân nửa diện tích đất để trồng trọt được dùng để sản xuất thực phẩm gia súc. Tôi nghĩ rằng nếu toàn bộ đất đai canh tác trên quả địa cầu này đều được dùng để sản xuất nông phẩm cho loài người thì chúng ta sẽ có khả năng cung ứng đầy đủ lương thực cho 20 tỷ dân số trên thế giới một cách dễ dàng”.

Đó là những lý do những cánh đồng xanh, những cánh rừng mà chúng ta đã từng sống chung, đã từng hít thở gần hết cuộc đời, nay đã trở thành hình ảnh xa xôi trong ký ức.

Từ những thực tế nói trên những quý ông nổi tiếng thế giới như Bill Gates đã ăn chay 3 năm liền. Cựu Tổng thống Bill Clinton có con gái là Chelsea, cô từng ăn chay trường và khuyên bố nên giảm cân và trị bệnh tim bằng cách ăn chay, vị cựu Tổng thống này đã nghe theo con gái  ăn chay cho đến nay.

Văn hóa ẩm thực chay Việt Nam đã được kế thừa từ tiền sử loài người, con người vốn sinh ra là đã bắt đầu ăn chay. Tuy vậy, đến thời tiến hóa, một số người nhận định rằng chỉ có những người tu hành mới ăn chay, so với ngày nay ý nghĩ đó đã trở thành lỗi thời.

Riêng về Phật giáo, trong kinh điển giáo lý của Đức Phật không hề huấn thị các tu sĩ và Phật tử phải ăn chay mà chỉ khuyên không nên sát sinh. Các Tăng đoàn đã ăn chay để tránh sát sinh và nối tiếp truyền thống đó qua mấy ngàn năm đến nay.

Ngày nay, văn hóa ăn chay vượt ra ngoài tôn giáo, vì ăn chay là một nét văn hóa của các dân tộc trên thế giới nói chung, của Việt Nam nói riêng.

Trong đời sống, con người ăn thịt thường dễ chấp nhận những nhược điểm bên ngoài nên không động lòng trước cái chết của của con vật. Bình thường con người khi nhìn thấy ai cầm vũ khí là đã sợ hãi. Chưa nói đến người đó lại muốn giết mình thì gào thét, biểu lộ sự sợ hãi kinh hoàng. Con vật cũng vậy, nó không nói được, không van xin được, nhưng nó cũng biết sợ hãi, run rẩy, giẫy giụa trước khi chết. Nhưng, nếu ta ăn chay, tự khắc các tật xấu sẽ từ từ thoát ra khỏi cân não của mình. Ta sẽ không bao giờ nghĩ đến sát sinh là không bao giờ chứng kiến cảnh đau đớn của con vật trước khi bị bức tử.

Chính vì hiểu sâu xa ý nghĩa đó nên đã có rất nhiều nghệ sĩ thực hiện ăn chay không uống rượu để tránh tai nạn giao thông, tiết kiệm ngân sách, bớt sân si, gia đình hòa thuận, giảm ô nhiễm môi trường để thế hệ con cháu chúng ta được hít thở trong môi sinh trong lành.

http://maskonline.vn/20120123051640843p0c1002/nghe-si-voi-van-hoa-an-chay.htm

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Vì Sao Ăn Chay: PETA mặc váy rau xanh cho người mẫu tại Hà Nội


[YouTube] - Tổ chức bảo vệ động vật PETA mặc váy bằng rau xanh cho người mẫu tại Hà Nội để nêu thông điệp môi sinh.

Sinh viên Đàm Hồng Loan đã mặc váy bằng rau xà-lách và nói về cách chuyển từ ăn thịt nhiều sang ăn chay.




Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Vì Sao Ăn Chay: Ăn chay trị tiểu đường


Adopting a plant-based diet can help one better manage diabetes.

Ăn chay trị tiểu đường
Phi Yến

Một chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật, hay nói đúng hơn là ăn chay, có thể giúp bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là dạng 2, hạn chế hết mức việc dùng thuốc men hằng ngày.

Các chế độ ăn cho người tiểu đường hiện nay luôn bảo đảm những tiêu chí như ăn theo phần, kiểm soát lượng đạm, giới hạn hấp thu carbohydrate và đối với những người béo phì thì thêm khoản giảm bớt calorie. May mắn là vẫn còn cách ăn khác giúp bữa ăn của bệnh nhân được đa dạng hơn. Những loại thức ăn ít béo, có nguồn gốc thực vật được chứng tỏ hiệu quả cho các bệnh nhân tiểu đường và những tình trạng bệnh tật có liên quan đến căn bệnh gốc, như tim mạch, tăng cân, cao cholesterol và huyết áp cao. Những món ăn này không cần phải kiêng khem liều lượng như các thực đơn trước đây của người tiểu đường.


Cách tiếp cận cũ là yêu cầu người mắc chứng tiểu đường giảm mạnh lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn. Lời khuyên này tất nhiên đúng đối với trường hợp hấp thu quá nhiều chất carbohydrate đã qua xử lý, như các món thêm đường hoặc bột trắng. Tuy nhiên, những loại thực phẩm ít bị xử lý hoặc được giữ nguyên hương vị tự nhiên, như khoai tây, cơm, đậu, mì, trái cây và rau quả, luôn là sự lựa chọn lành mạnh cho người sống chung với bệnh tiểu đường.

Với chế độ ăn mới ít chất béo và bổ sung nhiều dạng thực vật, giới chuyên gia khẳng định thực phẩm carbohydrate nguyên chất vẫn tốt cho người bệnh. Nếu có nghi ngờ về khả năng cung cấp năng lượng và bổ sung đủ chất cho cơ thể, kết quả nghiên cứu đăng trên chuyên san Medical Journal of Australia cho thấy một chế ăn giàu legume, ngũ cốc nguyên hạt, rau quả, trái cây, hạt các loại không hề thiếu protein cũng như chất sắt, và hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của trẻ em lẫn người trưởng thành, bao gồm cả thai phụ.

Sở dĩ phải ăn ít chất béo là vì nghiên cứu mới cho thấy chất béo và dầu động vật can thiệp đến khả năng của insulin là chuyển đường glucose vào bên trong tế bào. Ngoài ra, bớt ăn đồ béo, giảm lượng mỡ trong cơ thể, cho phép insulin thực hiện tốt vai trò của mình, nhưng nếu chỉ chọn gà không da, sữa gạn kem và cá hấp không đủ để thúc đẩy sự thay đổi tích cực ở hầu hết những người tiểu đường.

Theo chế độ ăn mới, cần phải loại bỏ hoàn toàn thực phẩm béo và protein động vật, như thịt, sản phẩm đường sữa, dầu, và thêm vào một lượng không giới hạn ngũ cốc, legume, trái cây và rau quả. Một nghiên cứu phát hiện 21 trong số 23 bệnh nhân được kê đơn uống thuốc và 13/17 bệnh nhân điều trị bằng insulin có thể không cần dùng thuốc sau 26 ngày theo chế độ ăn gần như chay tịnh hoàn toàn, đi kèm với chương trình vận động hợp lý. Trong suốt từ 2 đến 3 năm theo dõi, hầu hết những người bệnh tiểu đường được điều trị theo liệu pháp ăn uống này duy trì được hiệu quả tích cực.

Trong khi những người bị tiểu đường dạng 2 có thể giảm hoặc thậm chí đôi lúc không cần dùng thuốc khi họ giảm cân và ăn uống/tập thể dục điều độ, nhóm bị tiểu đường dạng 1 lúc nào cũng cần có insulin. Dù vậy, một chế độ ăn lành mạnh có thể giảm tối thiểu số insulin phải tiêm mỗi ngày. Tiểu đường dạng 1 diễn ra khi tuyến tụy ngưng sản sinh insulin. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể.

Sau đây là cách đơn giản để tiếp cận chế độ ăn mới (thử trong 3 tuần):

1. Khởi động: Ăn chay có nghĩa là không hấp thu bất cứ sản phẩm nguồn gốc động vật nào: nói không với thịt đỏ, thịt gia cầm, thịt heo, cá; hạn chế sản phẩm đường, sữa và trứng. Điều này do đồ mặn chứa chất béo bão hòa, có liên quan đến bệnh tim mạch, kháng insulin và nhiều dạng ung thư khác nhau. Chúng còn chứa cholesterol và tất nhiên là protein động vật. Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều protein động vật có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về thận và mất can xi. Toàn bộ protein thay thế có thể tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt, legume, và rau quả.

2. Tránh thêm dầu thực vật và các loại nhiều chất béo: Dù dầu thực vật tốt hơn dầu động vật, vẫn nên tránh tối thiểu mọi loại dầu. Mọi loại chất béo và dầu thường chứa nhiều calorie. 1 gr chất béo hoặc dầu bổ sung 9 calorie, so với 4 calorie ở 1 gr carbohydrate. Tránh cho thêm dầu lên món ăn hoặc món chiên xào.

3. Ăn nhiều chất xơ: Đặt mục tiêu ăn ít nhất 40 gr chất xơ mỗi ngày. Bắt đầu một cách chậm rãi và nâng dần lượng chất xơ hấp thu theo thời gian. Tập trung vào 4 nhóm thực phẩm mới trong chế độ ăn là đậu, rau quả, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120807/an-chay-tri-tieu-duong.aspx

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Vì Sao Ăn Chay: Ăn chay chữa được những bệnh gì?


Dr. Phan Bích Nga of Việt Nam's National Institute of Nutrition says a veg diet can help decrease risks of cancer, kidney stone, and hypertension.

Ăn chay chữa được những bệnh gì? 
BS Phan Bích Nga - Viện Dinh dưỡng Quốc Gia (Đẹp)

Một thực đơn chay giàu dinh dưỡng bao gồm trái cây, rau, đậu các loại - giúp giảm béo, giảm nguy cơ bệnh tim, nguy cơ áp suất máu cao...

Hỏi: Tôi được biết rằng ăn chay có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh. Điều đó có đúng không?

Đáp: Đúng là trong một số trường hợp, ăn chay có những tác dụng như:

Giảm cân: Những người ăn chay trường thường có quá trình đốt cháy calorie gia tăng sau mỗi bữa ăn so với những người ăn mặn. Những người ăn chay trường có dáng người gọn hơn những người ăn thịt, và họ được xếp vào nhóm những người ít nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao và những bệnh do tăng trọng và béo phì.

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Người ăn chay ít mắc bệnh và tử vong vì ung thư miệng họng, tiền liệt tuyến, nhất là đại tràng hơn người ăn mặn. Lý do là thức ăn chay do thức ăn chay chứa nhiều chất xơ, ít chất béo. Thức ăn chay còn chứa nhiều chất có tiềm năng ngừa ung thư như: các chất chống oxy hóa và một số hóa chất thực vật.

Giảm huyết áp: Chế độ ăn chay chứa nhiều kali, phức hợp carbohydrates, chất béo không no, chất xơ, calcium, magnesium, vitamin C and vitamin A, tất cả có ảnh hưởng tốt đối với huyết áp và tim mạch.

Huyết áp của người ăn chay trường thường có khuynh hướng thấp hơn người ăn mặn và ít tăng huyết áp theo tuổi hơn. Các nghiên cứu cho thấy: càng ăn nhiều thức ăn từ động vật, huyết áp càng có khuynh hướng tăng cao.

Giảm bệnh động mạch vành tim: Do thức ăn chay chứa nhiều xơ, ít béo, ít cholesterol, tỷ lệ giữa chất béo không no và chất béo no cao. Bệnh động mạch vành tim gắn liền với lượng cholesterol máu. Người ăn chay có lượng cholesterol trong máu, nhất là loại LDL, thấp hơn hẳn so với người ăn chay có dùng sữa và người ăn thịt. Trên thực tế, lượng mỡ trong máu tùy thuộc nhiều vào số lượng và loại chất béo mà người ăn chay ăn vào.

Giảm nguy cơ bị sỏi thận: Người ăn chay thải canxi, oxalat, axít uric ra nước tiểu ít hơn người không ăn chay do đó ít bị sỏi thận hơn.

http://xinhxinh.com.vn/suc-khoe/20120802141616191/an-chay-chua-duoc-nhung-benh-gi.xinh

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Vì Sao Ăn Chay: Bệnh hoài vì máu quá chua


According to Dr. Lương Lễ Hoàng, a veg diet can help reduce blood acidity.

Bệnh hoài vì máu quá chua
BS  Lương Lễ Hoàng, Trung tâm Điều trị Oxy Cao áp TP.HCM

Máu mất độ mặn thành chua. Tức là khi bị mất tính kiềm cố hữu, độ pH trong máu giảm, cơ thể sẽ gặp đủ các loại xáo trộn, từ tăng mỡ trong máu đến rối loạn chức năng tư duy.

Thông thường, pH của máu - chỉ số phản ánh quân bình kiềm toan trong cơ thể không đứng yên ở vị trí trung tính, mà thiên về phía kiềm với trị số dao động trong khoảng 7,3-7,4. Có như thế thì toàn bộ tiến trình thần kinh - biến dưỡng trong cơ thể mới có thể được xúc tiến với chất lượng cần thiết cho cuộc sống khỏe mạnh. Trái lại, nếu vì lý do nào đó mà máu mất tính kiềm, nghĩa là pH máu giảm, thì đủ loại xáo trộn xuất hiện dễ dàng, từ tăng chất mỡ trong máu bước qua dị ứng cho đến rối loạn chức năng tư duy. Tất cả chỉ vì chất toan thắng thế chất kiềm khiến máu bớt mặn thành chua.


Y học Đức có giải pháp chống lại máu chua

Khoảng 40 năm trước đây, nhiều thầy thuốc ở Đức đã không mấy quan tâm, thậm chí xem thường khi bác sĩ Schussler cảnh báo về nhiều bệnh lý nghiêm trọng do tình trạng máu mất tính kiềm cố hữu. Không lửa khó có khói. Máu sở dĩ bị “toan hóa” là do sự hiện diện của nhiều độc chất, nói đúng hơn là từ phế phẩm mang tính acid như acid uric, chất sinh sạn khớp trong bệnh gout, acid lactic, chất sinh mỏi cơ vì vận động thái quá… Nhưng sau nhiều chục năm mang nặng định kiến, nhờ nhiều hiểu biết sâu hơn, rộng hơn của ngành y, hiện nay không còn thầy thuốc nào ở Đức không lưu tâm đến phương pháp áp dụng khoáng tố của Schussler để chống tình trạng toan hóa. Lý do cũng rất đơn giản: Vì người bệnh hài lòng.


Muốn khỏe máu phải kiềm

Vấn nạn của sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 rõ ràng là các căn bệnh mãn tính vì sức đề kháng không ngừng bị đục khoét do đủ loại bệnh nguyên. Từ siêu vi biến thể muôn hình vạn trạng cho đến độc chất sinh ung thư đang tràn ngập trong môi trường ô nhiễm, từ cuộc sống căng thẳng vì stress.

Ngoài ra, khuynh hướng lạm dụng thực phẩm công nghệ, dược phẩm, chất kích thích… cũng là nguyên nhân tạo ra nhiều bệnh chứng phức tạp được đặt tên là “bệnh thời đại” như cao huyết áp, tiểu đường, thuyên tắc mạch vành, thấp khớp, viêm loét dạ dày, cườm mắt, ung thư... Cho dù có khác biệt về cơ chế bệnh lý, tất cả đều ít nhiều là hậu quả của sức kháng bệnh suy yếu không được kịp thời bổ sung dưỡng chất cần thiết để tái lập quân bình kiềm toan.

Cuộc sống càng căng thẳng, thực phẩm công nghệ càng tràn ngập thị trường, thói quen lạm dụng thịt, mỡ, rượu, bia càng mạnh thì nhu cầu dưỡng chất chống toan càng cao. Và nếu với tình hình theo chiều tăng dần những thói quen ăn uống, sinh hoạt dễ dãi với sức khỏe thì ở nước ta, cho dù có xây thêm bệnh viện, tăng thêm giường bệnh gấp đôi, gấp ba, vẫn quá tải vì số cầu vượt quá xa số cung.

Ăn chay giúp cho máu mặn

Với lối sống xa rời thiên nhiên của nhiều người như hiện nay, muốn quân bình cán cân sinh học, khó có thể chỉ trông mong vào bữa ăn thường ngày. Phần vì nếp sinh hoạt sản sinh toàn chất acid, phần vì chất béo và chất đạm gốc động vật chiếm tỉ lệ quá cao trong khẩu phần. Câu hỏi thực tiễn cho người tiêu dùng là tìm đâu một chế độ dinh dưỡng có cấu trúc lý tưởng về tỉ lệ chất đường, đạm và béo, vừa dồi dào về sinh tố và khoáng tố, lại thêm phong phú về chất kháng oxy hóa để góp phần ngăn chặn hiện tượng thoái hóa, lão hóa và biến thể ác tính đang chực chờ cơ hội thuận tiện trong mỗi cơ thể.

Nghe có vẻ phức tạp nhưng đáp án lại có sẵn nếu người muốn phòng bệnh:

- Nếu không thường lệ thì tối thiểu áp dụng định kỳ hình thức ăn chay theo đạo Phật. Tuy nhiên, không cần khắc khổ, đơn điệu mà nên càng đa dạng món ăn càng tốt. Những bữa chay thanh khiết sẽ làm giảm gánh nặng giải độc cho lá gan, trái thận, khung ruột và tạo điều kiện thuận tiện cho tiến trình phục hồi.

- Tập thói quen ăn trái cây tươi, loại nào cũng được, nhiều lần trong ngày. Không cần nhiều, mỗi lần một chút để tiếp tế sinh và khoáng tố cho cơ thể mà không làm tăng lượng đường trong máu một cách đột ngột.

- Uống đủ nước trong ngày, trong giờ lao động, trong lúc đổ mồ hôi để cơ thể đừng bao giờ lâm vào cảnh thiếu nước và rối loạn chất điện giải. Đừng đợi khát mới uống vì khi đó tế bào đã “trúng thương”.

- Bổ sung chất đạm gốc thực vật và chất kháng oxy hóa, tất nhiên với sự hướng dẫn tư vấn của thầy thuốc, từ dược liệu thiên nhiên như đậu nành, sữa ong chúa, tảo spirulina..., thay vì chỉ tập trung vào thuốc hóa chất theo kiểu đau đâu chữa đó.

Nếu món ăn là nguyên nhân sinh bệnh thì thực phẩm, ngược lại, nếu được áp dụng với tri thức khoa học, chắc chắn là thuốc quý vì an toàn và tiện dụng. Đứt tay không hẳn chỉ vì dao quá bén mà thường khi do không biết cách dùng dao.

http://phapluattp.vn/20120519092846750p1060c1104/benh-hoai-vi-mau-qua-chua.htm

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Vì Sao Ăn Chay: “Món chay giả mặn” mang bản chất... gợi cảm


Delicious vegetarian food!


Calling veg dishes with meat-like names is considered a taboo to some. The Venerable Thích Thanh Huân says it is all right if it helps more people turn veg and reduce the killing of animals.

“Món chay giả mặn” mang bản chất... gợi cảm
Bùi Hiền

(Kienthuc.net.vn) - Cùng với sự gia tăng về số người ăn chay đã xuất hiện tên những món ăn chay mới lạ như ngan quay, gà quay, cá kho, tôm chiên...

Hiện nay ăn chay đã được xem như một cách để giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, cao huyết áp, ung thư... nhưng nhiều người trong số đó đã quen ăn thịt, cá.

Vì vậy, để hút khách tới quán chay đòi hỏi công nghệ chế biến thực phẩm chay làm sao tạo ra những sản phẩm thực vật nhưng lại có hương vị của đạm động vật. Đồng thời, các món này cũng phải bắt mắt nhìn như các món mặn, để đánh lừa giác quan của những người muốn ăn chay nhưng lòng còn vương vấn mùi thịt, cá.

Đại đức Thích Thanh Huân (Văn phòng I TƯ GHPG) cho hay: “Việc đặt tên món chay giả danh món mặn cũng là một bí quyết, thủ thuật rất hay của những nhà làm thương mại. Bí quyết đó nhằm đánh động được tính hiếu kỳ của con người”.

Theo thầy Thanh Huân thì, “gợi cảm” như vậy mới có thể lôi cuốn hấp dẫn người ăn chay. Cách đặt tên đó, ngoài việc đánh động thị hiếu tò mò của con người, còn có một tác dụng là làm cho người ta dần không gây thêm tội sát sinh hại vật nữa.

Hiện nay rất nhiều người có quan điểm hoặc sự hiểu biết chưa đúng về các món chay (cho rằng ăn chay như thế thì không đảm bảo - PV) cho nên việc tạo ra các sản phẩm chay bắt chước hình tướng của thực phẩm mặn sẽ tạo cho nhiều người có cảm giác đang ăn thức ăn mặn và họ dễ tiếp nhận đồ chay hơn.

“Con người vốn chìm đắm trong sắc dục, trong đó có ham ăn ham uống. Vì thế dù có ăn chay họ cũng chưa đoạn dứt được sự thèm muốn các món ăn mặn. Nhưng dù là món chay được làm theo hình dáng của thức ăn mặn thì đó vẫn là đồ chay, vẫn giảm thiểu được sự sát sinh” - Đại Đức Thích Thanh Huân nhấn mạnh.

“Người tu đạo không phải là người đặt ra tên gọi của những thức ăn đó. Đây là lĩnh vực chuyên môn trong phạm vi thương mại. Ðã là thương mại, tất nhiên ai cũng muốn có lợi nhuận dù đó là bán thức ăn chay” - thầy Thanh Huân chia sẻ.

Theo lời Phật dạy, người Phật tử nên tránh những thứ dục nhiễm, những thứ có tính cách gợi cảm làm cho con người sinh tâm đắm nhiễm. Trong nhà Phật thường nêu ra hai thứ dục nhiễm: thiện nhiễm và ác nhiễm.

Chúng ta cần phải tập cho mình những thói quen tốt, đó là thiện nghiệp. Thói quen ăn chay là một trong những thiện nghiệp mà người Phật tử cần phải phụng hành.

Theo thầy Thanh Huân, việc đặt tên món chay giả mặn, tuy mang tính thương mại nhưng vẫn là điều rất tốt. Trong một quốc gia nếu có được nhiều tiệm cơm chay và nhiều người ăn chay thì đó là một điều hạnh. Vì ít ra, cũng có nhiều người hướng thiện.

Trên thực tế, những người vào quán ăn chay hay tự tay làm đồ chay đâu phải tất cả là Phật tử. Có những người không phải là Phật tử nhưng họ thích ăn chay.


Còn người đặt tên “chay giả mặn” như thế cũng không có tội lỗi gì. Có thể nhờ vào sự gợi cảm bằng những tên gọi hấp dẫn đó mà nhiều người thích ăn chay. Khi ăn chay lâu ngày trở thành thói quen, từ đó họ sẽ phát tâm ăn chay trường luôn.

“Việc đặt tên món chay giả mặn như thế cũng là một cách hay để khêu gợi cảm giác thưởng thức háo ăn của con người. Và những thực khách thưởng thức ăn chay qua “nhãn hiệu” đồ mặn đó, nếu như có vọng tưởng nghĩ đến đồ mặn đi chăng nữa, cũng là điều tốt chớ không có gì là tội lỗi cả” - thầy Thanh Huân nhấn mạnh.

http://bee.net.vn/channel/5423/201205/Mon-chay-gia-man-mang-ban-chat-goi-cam-1836136/

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Vì Sao Ăn Chay: Ăn chay giúp giảm căng thẳng - Veg diet may help reduce stress


A recent study indicates that arachidonic acid in meat may cause symptoms of fatigue and depression.

Ăn chay giúp giảm căng thẳng
Nguyễn An

Từ bỏ thịt có thể là một cách đối phó với căng thẳng và trầm cảm. Theo các nhà khoa học, một chất có trong thịt động vật, gây ra những thay đổi nhất định trong não, dẫn đến sự thay đổi tâm trạng.

Một trong những lý do là thịt có thể gây ra các triệu chứng mệt mỏi và trầm cảm, bởi trong thịt có axit arachidonic. Đặc biệt là rất nhiều chất tìm thấy trong thịt động vật chăn nuôi bằng ngũ cốc mà không được chăn thả trên đồng cỏ.

Theo nghiên cứu trước đây thì cá ít tác hại về khía cạnh này hơn so với thịt, vì nó chứa chất chống lại sự ảnh hưởng của axit. Khoa học gần đây đã xác nhận ngay cả người ăn cá thay thịt, vẫn bị các vấn đề tình cảm và tâm trạng xấu hơn ăn chay.

Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu chia 39 người tham gia thành ba nhóm, mỗi nhóm có một chế độ ăn khác nhau: ăn thịt, cá hàng ngày; ăn từ 3 đến 4 ngày trong tuần; không có thịt, cá. Kết quả là, các tình nguyện viên ở nhóm thứ ba đã có cải thiện đáng kể về tâm trạng so với những nhóm người kia. Trong thời hạn hai tuần, mức độ axit arachidonic trong cơ thể của nhóm ăn chay giảm, và mức độ của các chất liên quan đến stress.

Vì vậy, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ăn chay giúp chúng ta đối phó với căng thẳng và sống hạnh phúc hơn.

http://www.vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/66758/an-chay-giup-giam-cang-thang.html

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Vì Sao Ăn Chay: Giảm thịt cá, gia cầm giúp cải thiện tâm trạng - Restriction of meat, fish, and poultry in omnivores improves mood

Restriction of meat, fish, and poultry in omnivores improves mood: A pilot randomized controlled trial


Bonnie L Beezhold (1) and Carol S Johnston (2)
* Corresponding author: Bonnie L Beezhold, bbeezhold@ben.edu


Author Affiliations
(1) Nutrition Department, Benedictine University, 5700 College Road, Lisle, Illinois, USA
(2) School of Nutrition and Health Promotion, Arizona State University, 500 N. 3rd Street, Phoenix, AZ, USA


Nutrition Journal 2012, 11:9 doi:10.1186/1475-2891-11-9
Published: 14 February 2012


Background
Omnivorous diets are high in arachidonic acid (AA) compared to vegetarian diets. Research shows that high intakes of AA promote changes in brain that can disturb mood. Omnivores who eat fish regularly increase their intakes of eicosapentaenoic acid (EPA) and docosahexaenoic acid (DHA), fats that oppose the negative effects of AA in vivo. In a recent cross-sectional study, omnivores reported significantly worse mood than vegetarians despite higher intakes of EPA and DHA. This study investigated the impact of restricting meat, fish, and poultry on mood.


Findings
Thirty-nine omnivores were randomly assigned to a control group consuming meat, fish, and poultry daily (OMN); a group consuming fish 3-4 times weekly but avoiding meat and poultry (FISH), or a vegetarian group avoiding meat, fish, and poultry (VEG). At baseline and after two weeks, participants completed a food frequency questionnaire, the Profile of Mood States questionnaire and the Depression Anxiety and Stress Scales. After the diet intervention, VEG participants reduced their EPA, DHA, and AA intakes, while FISH participants increased their EPA and DHA intakes. Mood scores were unchanged for OMN or FISH participants, but several mood scores for VEG participants improved significantly after two weeks.


Conclusions
Restricting meat, fish, and poultry improved some domains of short-term mood state in modern omnivores. To our knowledge, this is the first trial to examine the impact of restricting meat, fish, and poultry on mood state in omnivores.


Please click here for the full article. 

Giảm thịt cá, gia cầm giúp cải thiện tâm trạng

[VNAC] - Một tường trình nghiên cứu đăng trên tập san Dinh Dưỡng (Nutritional Journal) vào ngày 14 tháng 2, 2012 cho thấy việc giảm tiêu thụ thịt cá có liên quan đến tâm trang vui vẻ hơn.

39 người ăn thịt (không phải người trường chay) được phân bố ngẫu nhiên vào 3 nhóm. Nhóm 1 mỗi ngày ăn thịt, cá và gia cầm (gọi tắt là nhóm OMN); nhóm thứ 2 ăn cá mỗi tuần 3-4 lần, không ăn thịt và gia cầm (nhóm FISH); nhóm thứ 3 được ăn chay, không dùng thit, cá và gia cầm (nhóm VEG). So sánh số điểm trong bản thăm dò tâm trạng và mức độ trầm cảm, lo âu, căng thẳng trước và 2 tuần sau cuộc nghiên cứu, nhóm ăn thịt (OMN) và ăn cá (FISH) không có thay đổi, trong khi đó nhóm ăn chay (VEG) có nhiều cải thiện đáng kể về tâm trạng.

Lý do được nêu ra là lối dinh dưỡng của người ăn thịt có nhiều axít arachidonic hơn so với lối dinh dưỡng chay. Các nghiên cứu khác từng đưa đến kết luận là việc dung nạp nhiều axít arachidonic trong cơ thể khiến não bộ có những thay đổi có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng của chúng ta.  

Tác giả cuộc nghiên cứu này là Bonnie L. Beezhold thuộc Đại học Benedictine (Illinois, Hoa Kỳ) và  Carol S. Johnston thuộc Đại học tiểu bang Arizona.

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Vì Sao Ăn Chay: 6 bệnh dễ mắc do ăn nhiều thịt - 6 diseases from too much meat-eating

Dr. Bùi Thị Thu Hương cited studies indicating that too much meat-eating can increase the risk of cardiovascular diseases, diabetes, kidney failure, gout, obesity, liver disorders, and cancer.

6 bệnh dễ mắc do ăn nhiều thịt
BS. BÙI THỊ THU HƯƠNG

Một vài nghiên cứu cho thấy: trong số các bệnh nhân ung thư thì 30% liên quan đến thuốc lá, 3% liên quan đến những phụ gia thực phẩm như chất màu, chất bảo quản, 35% liên quan đến ăn uống... Nói cách khác, nếu ăn uống hợp lý, khoa học thì 35% bệnh nhân sẽ thoát khỏi ung thư thay vì bị mắc bệnh này. Minh chứng cho tác dụng của chế độ ăn người ta thấy: cư dân vùng Bắc Mỹ và Tây Âu ăn nhiều thịt, bị ung thư đại tràng, ung thư dạ dày cao hơn cư dân ăn chay ở Ấn Độ; ở những nước ăn nhiều thịt, số phụ nữ bị ung thư vú cũng cao gấp 10 lần ở những nước có thói quen ăn chay.

Chế độ ăn nhiều thịt có thể làm dễ mắc một số bệnh do cách ăn không đúng theo khoa học.

Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt; nồng độ cholesterol trong máu của người ăn thịt cao gấp nhiều lần so với người ăn chay và là nguyên nhân chính của chứng vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột qụy... Vì thế, Hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng, chế độ ăn chay có thể phòng ngừa từ 90 - 97% các bệnh tim mạch.

Bệnh tiểu đường: Chế độ ăn nhiều thịt, nhất là các loại thịt lẫn nhiều mỡ, làm tăng axít béo và triglycerid – là nguyên nhân gây ra tiểu đường týp II. Bởi vì các axít béo dư thừa trong máu và triglycerid ức chế hoạt động của insulin, điều này dẫn đến kết quả xét nghiệm lượng insulin trong máu vẫn bình thường hoặc chỉ hơi tăng nhưng đường huyết của người bệnh lại trong tình trạng bị cao. Nếu sửa chữa sai lầm này bằng cách chuyển sang chế độ ăn chay thì lượng đường trong máu giảm hẳn và nồng độ axít béo cũng về mức an toàn.

Bệnh thận: Nhiều nghiên cứu cho thấy, để bài tiết các hợp chất nitơ độc hại do ăn nhiều thịt thì thận phải làm việc gấp trên 3 lần so với thận của người ăn chay. Urê và acid uric là hai chất thải của chế độ ăn thịt rất độc hại đối với cơ thể. Khi chúng ta còn trẻ, thận còn khỏe thì việc thải loại các chất này còn cố được, nhưng khi đã cao tuổi, thận của chúng ta đã suy yếu thì công việc thải các chất này trở thành gánh nặng cho thận và kết quả là thận không thể thải độc hiệu quả, nên tất yếu dẫn đến bệnh tật.

Bệnh gút: Khi thận không đủ khả năng lọc thải hết các chất chứa nitơ độc hại thì creatinin và acid uric tăng cao trong máu. Nồng độ acid uric tăng cao sẽ lắng đọng lại trong các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân gây nên bệnh gút. Tại các khớp, acid uric đọng lại kết tinh thành tinh thể tạo ra phản ứng viêm, gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.

Béo phì: Nguyên nhân của bệnh béo phì chủ yếu là do chế độ ăn quá dư thừa năng lượng calo như mỡ động vật, bơ, phômai, thịt, sôcôla, bột, đường... Khi đã béo phì thì người ta dễ lười vận động, từ đó năng lượng thừa không được tiêu hao lại tích trữ dưới dạng mỡ nên lại càng béo. Béo phì sẽ dẫn đến các bệnh vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.

Bệnh gan: Chức năng của gan là tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và thải bỏ các chất độc hại ra ngoài. Nhưng chế độ ăn nhiều thịt và mỡ động vật sẽ làm gan làm việc quá sức và tổn thương. Thịt và mỡ ăn vào sẽ làm cho gan bị nhiễm mỡ, hóa xơ, hóa sẹo.

Bệnh ung thư: Sở dĩ ăn nhiều thịt dễ bị ung thư là vì chất bảo quản thịt. Do thịt rất giàu chất đạm dễ bị thiu thối nên một số người kinh doanh thiếu lương tâm đã tẩm thịt với các chất bảo quản như nitrit, nitrat... Đến tay người tiêu dùng, chúng ta chỉ rửa sạch, pha chế rồi nấu chín thịt. Nhưng dù nấu chín thịt thì các chất này không bị phân hủy. Khi chúng ta ăn vào ruột, các chất này kết hợp với các acid amin tạo nitrosamin là chất gây ung thư. Mặt khác nhiều người chăn nuôi đã sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, chất gây thèm ăn, gây ngủ, hormon, kháng sinh… cho vật nuôi mau lớn. Mặt khác khi vật nuôi bị bệnh, bị khối u, họ vẫn giết mổ và bán thịt gia súc ra thị trường. Người tiêu dùng vì không mắt thấy tai nghe, vẫn vô tư ăn thịt mà không biết trong loại thịt đó chứa đầy chất độc hại có thể gây bệnh từ nhẹ đến ung thư. Nhiều người do thói quen ăn uống lại chỉ ăn thịt mà rất ít ăn rau nên dễ bị táo bón, ứ đọng chất độc, càng làm cho bệnh ung thư dễ phát triển.

Như vậy, một chế độ ăn nhiều thịt nhưng ít quan tâm đến chất lượng thịt có thể làm cho người ăn dễ mắc các bệnh nói trên. Do đó để tránh tình trạng này, chúng ta nên thực hiện một chế độ ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, các vitamin và khoáng chất mới có thể có sức khỏe tốt.

http://suckhoedoisong.vn/20120304103111940p0c114/6-benh-de-mac-do-an-nhieu-thit.htm

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Vì Sao Ăn Chay: Chợ gà vịt giữa Sài Gòn thời cúm gia cầm - Avian flu in Việt Nam

The avian flu is yet another reason for people in Việt Nam to choose a vegan diet - if not for anything else, it's for the protection of their own health.

Chợ gà vịt giữa Sài Gòn thời cúm gia cầm
Trần Chánh Nghĩa
Cập nhật 02/03/2012 09:30:00 AM (GMT+7)

 [VietNamNet] - Tại cầu Tham Lương (giáp ranh quận Tân Bình và quận 12, TP.HCM), một chợ gà náo nhiệt được họp ngay trên hai lề cầu, gồm cả 2 chiều ra - vào thành phố.

Gà được nhốt trong lồng đặt ở ghế sau xe gắn máy. Trên mỗi lồng đều có một hoặc hai con được cột chân đứng làm mẫu; bên dưới lồng gà, một tấm biển đề chữ thật to: “gà vườn 85.000đ/con”.

Người bán đứng sát bên xe đon đả mời chào. Tuy nhiên, tất cả đều trong tư thế sẵn sàng… chạy khi có kiểm tra của thú y quận.

Tương tự trên cầu An Lộc (giáp ranh quận 12 và quận Gò Vấp) xe máy chở gà dàn thành hàng dài trên cả hai lề cầu. Người bán, người mua dường như chẳng quan tâm đến thông tin dịch bệnh H5N1 đang có nguy cơ bùng phát.

Còn tại khu vực cầu Chợ Cầu trên đường Quang Trung (Q.Gò Vấp). Chợ gà tại đây về chiều vắng khách hơn thường lệ, có lẽ do là ngày ăn chay. Tuy nhiên người bán tỏ ra khá bình thản, dù dân phòng phường đang trực chốt gác, thỉnh thoảng lại “ra quân” xua đuổi họ...

Riêng khu vực cầu Trường Đai (đường Lê Đức Thọ, Q.Gò Vấp) khi chúng tôi đến, chợ gà vừa qua một đợt bố ráp. Thế nhưng, những chiếc xe gà di động chạy trốn đoàn kiểm tra nhanh thế nào, thì khi lực lượng chức năng bỏ đi, họ lại chở lại “chiếm địa bàn” nhanh như vậy!

Quan sát kỹ các xe bán gà, chúng tôi nhận thấy gà ở đây phần lớn đều xơ xác. Có lẽ chúng bị phơi nắng quá lâu. Thậm chí có con có dấu hiệu nhiễm bệnh, không còn vẻ lanh lợi vốn có…

Cầu An Lộc, Trường Đai và Chợ Cầu đều là những cây cầu nối liền quận Gò Vấp và quận 12. Các chợ gà lưu động phần lớn đều họp chợ trên những cây cầu giáp ranh địa giới hành chính.

Một người bán gà cho biết, sở dĩ họp chợ trên những vùng giáp ranh vì mỗi khi có đoàn kiểm tra của quận này tới chỉ cần vọt xe qua địa giới quận khác cách đó vài chục mét là an toàn.

Tuy nhiên, các chợ gà lưu động trên chỉ mới xuất hiện rầm rộ trong thời gian gần đây. Một chợ gà khác lâu đời hơn nằm ngay giữa vùng giáp ranh huyện Hóc Môn và Bình Chánh, trên đường Phan Văn Đối.

Chợ gà này có từ nhiều năm, hoạt động ngay cả những lúc dịch cúm A/H5N1 hoành hành. Những người bán gà nơi đây dựng sạp dọc hai bên đường, bày bán các loại gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng.

Trong thời gian đi thực tế, chúng tôi chứng kiến chỉ có một vài chợ ở ngoại thành như chợ Vĩnh Lộc có đoàn kiểm tra thú y huyện Bình Chánh đi kiểm tra các quầy bán gà, vịt. Những quầy không có kiểm dịch đều bị tịch thu và tiêu hủy.

Mới đây, Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có thông báo xác nhận trường hợp bệnh nhân Trương Phú Sơn, 22 tuổi, quê Thanh Hóa hiện tạm trú tại thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) đang điều trị tại bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM đã bị nhiễm cúm A (H5N1). Đây là trường hợp thứ 3 tính từ đầu năm đến nay. Hai trường hợp trước đã tử vong.

Như vậy, đại dịch cúm A/H5N1 đang có nguy cơ bùng phát. Phòng tránh dịch hiện là nhiệm vụ chung của các ngành chức năng, thế nhưng, qua khảo sát, tại TPHCM chỉ có các trạm thú y quận, huyện có hoạt động phòng chống dịch, tuy hiệu quả vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế. Nhân lực mỏng, không đủ sức dàn trải là những khó khăn mà lực lượng này đang gặp phải.

Như vậy, với sự bùng phát dịch bệnh hiện nay, nếu không có sự tiếp tay của chính quyền địa phương, e rằng những cố gắng của ngành thú y cũng trở nên vô nghĩa.

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/62415/cho-ga-vit-giua-sai-gon-thoi-cum-gia-cam.html

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Vì Sao Ăn Chay: Thông điệp của Chiến dịch EVOLVE! (Tiến hóa) - EVOLVE! Message

It's heartbreaking when there are still starving children on this Earth daily. 



Thông điệp của Chiến dịch EVOLVE! (Tiến hóa)

Bạn hỏi vì sao tôi ăn chay
Tôi xin trả lời đơn giản như thế này
Tôi ăn chay vì công lý
cho loài vật vô tội và trẻ em nghèo đói
Tôi ăn chay vì tàn nhẫn với thú vật là sai
Và sự chênh lệch quá rõ rệt
giữa người ốm đói và người béo phì, cũng là sai
Tôi ăn chay vì tôi biết
thịt thà, bơ, sữa, trứng
không tốt cho cơ thể con người
và là nguyên nhân gây bệnh tim,
ung thư ngực, ung thư ruột già,
đột quỵ, ung thư dạ dày,
bệnh Parkinson,
đa xơ cứng, xốp xương,
tiểu đường, thiếu máu,
bệnh Crohn, bệnh Alzheimer,
ung thu tuyến tiền liệt,
và còn nhiều bệnh nữa...
Tôi ăn chay vì tôi quan tâm về Địa Cầu này
và tôi muốn chấm dứt cảnh thiên nhiên bị tàn phá
Tôi ăn chay vì muốn sự tàn ác với thú vật phải ngưng ngay
Tôi ăn chay vì không cam lòng nhìn bạo lực
hoặc bất cứ hình thức ác độc nào
Tôi ăn chay vì ăn chay đồng nghĩa với sự phong phú
chứ nào phải thiếu thốn chi đâu
Thức ăn thuần chay ngon!
Thời trang thuần chay tuyệt diệu!
Sản phẩm thuần chay hết xẩy!
Và tôi cảm thấy lòng mình bình an
vì tôi giảm bớt sự tổn thương kẻ khác
Tôi thích được làm người tử tế!
Tôi thích được làm người có trách nhiệm!
Tôi thích được làm người tôn trọng muôn loài!
Tôi thích được làm người thuần chay!

Đại khái là như vậy
Bây giờ bạn đã hiểu thêm tôi chưa?
Tôi đã kể cho bạn biết vì sao tôi ăn chay
Bây giờ bạn hãy cho tôi biết vì sao bạn chưa ăn chay nhé!