Blogger templates

Hiển thị các bài đăng có nhãn Góc Đẹp Tâm Hồn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Góc Đẹp Tâm Hồn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Góc Đẹp Tâm Hồn: Nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết: “Học Phật để làm người tử tế”


hoc phat de lam nguoi tu te
Học Phật để làm người tử tế
NSND Bạch Tuyết: “Học Phật để làm người tử tế”
Tiểu Trúc thực hiện

[GN] - Không chỉ là một nghệ sĩ nổi danh của sân khấu cải lương, NSND Bạch Tuyết còn được nhiều người biết đến như là một Phật tử thuần thành. Với trường ca “Kinh Pháp cú - Lời Phật dạy”, chị đã được Trung tâm Kỷ lục Việt Nam trao giấy xác nhận kỷ lục gia dành cho người đầu tiên chuyển thể kinh Phật thành trường ca cải lương.

Sau đó, chị lại tiếp tục bắt tay vào thực hiện những công trình cải lương - Phật giáo tiếp theo như: Trường ca Phật giáo trong lòng dân tộc, Trường ca Kinh Kim Cương, Trường ca Phật hoàng Trần Nhân Tông… 

Và trong những năm qua, chị cũng đã nhận được nhiều lời mời tham gia các buổi trò chuyện về Phật pháp với tư cách là một diễn giả mà gần đây nhất là buổi nói chuyện trong chương trình “Chất lượng cuộc sống” (do Mani Media tổ chức tại Nhà hàng chay Mandala) với chủ đề “Như nó đang là”, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người… 

Phóng viên Báo Giác Ngộ đã có cuộc gặp gỡ, trò chuyện với chị để hiểu rõ hơn về một người nghệ sĩ - Phật tử thuần thành. Khi được hỏi về cơ duyên đến với Phật pháp, chị cho biết:

- Mọi việc đến với tôi đều tình cờ nhưng dĩ nhiên có khát vọng của bản thân về sự hướng thiện. Thuở nhỏ, tôi được “tôi luyện” trong tu viện bên cạnh các soeur. Lớn lên, tôi lại ham mê đọc các loại sách triết học để tự tìm kiếm, lý giải cho những thắc mắc của mình về thân phận, về sự sống - cái chết… Bởi sự ra đi bất ngờ của mẹ tôi đã khiến cho tôi quay quắt trong suốt một thời gian dài với hàng loạt những câu hỏi “Tại sao?”. Tôi cũng nghiền ngẫm Thánh kinh nhưng tất cả chỉ thật sự “bừng sáng” khi tôi đọc sách của các thiền sư, đặc biệt là của Hòa thượng - Thiền sư Thích Thanh Từ. Tôi vui mừng nhận ra đây chính là con đường mà mình muốn tìm.

Theo Phật, học Phật, cho đến bây giờ, điều tinh túy nhất của đạo Phật mà chị nhận ra được và có thể áp dụng cho đời sống của mình là gì?

- NSND Bạch Tuyết: Đó chính là “Đại hùng - Đại lực - Đại từ bi”. Khi chúng ta nhận ra mình trong thế giới, nhận ra được sự lợi ích bản thân khi hòa mình vào thế giới muôn màu thì từ đó chúng ta sẽ có được sự tự tin, khiêm cung, biết ơn và thương yêu hết thảy muôn loài. Và tôi quyết theo Phật, theo thầy học làm “người tử tế”: thấy lỗi mình, không xét lỗi người.

Thế còn việc hành thiền đã giúp ích gì cho chị?

- Sức khỏe được cải thiện, suy nghĩ được quân bình. Ngày trước, tôi hay tự sân si với chính mình và đã hơn một lần tôi tìm đến cái chết. Nhưng từ khi biết thiền, tôi nhìn sự vật một cách nhẹ nhàng, thoải mái và nhờ vậy mà tâm hồn trở nên thanh thản. Bởi theo lời dạy của Phật thì mở cánh cửa thiên đường hay vào cổng địa ngục cũng tự do mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải tự biết mình.

Theo chị, vì sao ngày nay người ta lại tìm đến với đạo Phật ngày một nhiều hơn?

- Mỗi người có mặt trong đời, ai cũng ao ước, hy vọng, chờ đợi và khao khát một đời sống an bình, hạnh phúc. Đặc biệt, trong thời kỳ gọi là “mạt pháp”, mọi giá trị hầu như bị nhào lộn; tâm tính con người cũng có sự chuyển đổi đảo điên; thiên nhiên cũng trở nên “thịnh nộ” với những cơn sóng thần, động đất… cho nên con người muốn đi tìm cái họ cần. Và nếu đến được với một tôn giáo như đạo Phật, dĩ nhiên, con người cảm thấy được phần nào sự an tâm cho chính mình.  

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số người lại “đánh đồng” đạo Phật với mê tín dị đoan. Quan điểm của chị như thế nào về “hiện tượng” một số người đến chùa để xin xăm, bói quẻ, hái lộc hoặc nhét tiền vào các pho tượng trong chùa… đang bị phê phán?

- Có gì quan trọng đâu. Sự tự do và chân lý tuyệt đối của đạo Phật ở chỗ “Mọi người được quyền chọn điều mình thích và tự chịu trách nhiệm”. Chúng ta biết rằng, thế giới không hoàn hảo. Nếu buộc rằng ai cũng phải giống ai thì rất dễ hiểu lầm, làm tổn thương nhau thay vì giúp nhau tăng trưởng thân tâm, giàu có trí tuệ; không so sánh, trách phiền, ghét bỏ, xem thường hay thành kiến.

Vậy theo chị, làm thế nào để giữa bộn bề cuộc sống, mà mình vẫn có thể sống một đời sống an lạc? Và sự an lạc, niềm vui của chị hiện giờ là gì?

- Đâu có gì khó! Cứ sống tử tế, sống bình thường; không ham hố những điều không phải dành cho mình, không thuộc về mình. Hãy sống nhẹ nhàng và luôn luôn “biết đủ”! Và tôi, tôi đã và đang hòa mình thưởng thức cuộc sống. Với tôi, được làm những công việc mình thích và công chúng yêu cải lương cũng thích, tôi an lạc.

Chị vừa nhắc đến cải lương - nơi mà tên tuổi của chị ở hàng thượng thặng. Và khi người nghệ sĩ đã được vây kín bởi những hào quang, thì xem ra, để “buông” được tất cả cũng không phải là việc dễ dàng. Thậm chí, có người cứ sống mãi trong hào quang của quá khứ. Còn chị thì thế nào?

- Hào quang là ảo, thế giới là bụi. Mà nếu đã là bụi thì làm sao thoát khỏi quy luật của muôn đời “Gió cuốn bụi bay”, “Pháp luân thường chuyển” hay “Sinh thành hoại diệt”. Nếu có “hạt bụi” nào lưu lại một chút gì đó tên tuổi thì cũng chỉ là một hạt bụi trong vô cùng vũ trụ. Có gì còn mãi đâu, sao phải bận tâm?

Sắp tới, chị có dự định thực hiện một công trình nghệ thuật Phật giáo nào nữa không?

- Tôi đang chuẩn bị thực hiện trường ca cải lương thứ năm “Kiến tánh thành Phật”, chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Hòa thượng - Thiền sư Thích Thanh Từ.

Cám ơn chị về cuộc trò chuyện này. 

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Góc Đẹp Tâm Hồn: Con chim trong bàn tay


Con Chim Trong Bàn Tay

Người Ba Tư có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:

Ngày xưa, tại quảng trường của một thành phố nọ, có một nhà hiền triết xuất hiện và tuyên bố giải đáp được tất cả mọi thắc mắc của bất cứ ai đến vấn kế.

Một hôm, giữa đám người đang say mê lắng nghe nhà hiền triết, có một mục tử từ trên núi cao đến. Nghe tiếng đồn về sự thông thái và khôn ngoan của nhà hiền triết, anh muốn chứng kiến tận mắt, nghe tận tai và nhất là để hạ nhục nhà hiền triết giữa đám đông. Anh tiến đến gần nhà hiền triết, trong tay bóp chặt một con chim nhỏ. 

Anh đặt câu hỏi như sau: "Thưa ngài, trong tay tôi có cầm một con chim. Ngài là bậc thông thái biết được mọi sự. Xin ngài nói cho tôi biết con chim tôi đang cầm trong tay sống hay chết?"

Nhà hiền triết biết đây là một cái bẫy mà người mục tử tinh ranh đang giăng ra. Nếu ông bảo rằng con chim đang còn sống, thì tức khắc người mục tử sẽ bóp cho nó chết trước khi mở bàn tay ra. Còn nếu ông bảo rằng con chim đã chết thì lập tức con người khôn manh ấy sẽ mở bàn tay ra và con chim sẽ bay đi. 

Sau một hồi thinh lặng, trước sự chờ đợi hồi hộp của đám đông, nhà hiền triết mới trả lời như sau: "Con chim mà ngươi đang cầm trong tay ấy sống hay chết là tùy ở ngươi. Nếu ngươi muốn cho nó sống thì nó sống, nếu ngươi muốn cho nó chết thì nó chết."

Suy ngẫm (BBT Phật Học Tịnh Quang)

Trên đời này, chuyện gì cũng có hai mặt. Bàn tay cũng có hai mặt. Đồng tiền, tờ giấy cũng có hai mặt. Tâm con người cũng có hai mặt: chân tâm và vọng tâm. Hành động lời nói ý nghĩ của con người cũng có hai mặt: thiện và bất thiện (ác). Cuộc đời cũng có hai mặt: hạnh phúc và khổ đau. Ai trong chúng ta cũng khao khát hạnh phúc. Ai trong chúng ta cũng mong ước được cuộc sống an bình, vui tươi. Nhưng lắm khi chúng ta chạy theo chiếc bóng mờ ảo của hạnh phúc hơn là hưởng nếm hương vị chính hạnh phúc đang trong tầm tay của chúng ta. Hạnh phúc ấy còn hay mất tùy ở mỗi người chúng ta, tùy sự hiểu biết và cách cư xử trong cuộc sống hàng ngày với tất cả mọi người chung quanh. Chúng ta được hạnh phúc, chúng ta được an bình hay không là do chính chúng ta quyết định, không do bất cứ ai, bất cứ thánh thần thiên địa nào ban cho.
- Tại sao vậy?
- Bởi vì, nếu thực có đấng nào đó có quyền năng ban phước cho - tại sao không ban cho ai khác, lại ban cho mình. Mình có xứng đáng được hưởng hơn người khác chăng? Suy nghĩ ban phước cho chính mình như vậy, chỉ vì cái bản ngã, ích kỷ, không vị tha, làm sao có được hạnh phúc?

Hạnh phúc đích thực của chúng ta, niềm vui đích thực của chúng ta chính là chúng ta quên mình vì người, cứu đời giúp người, dù cho hoàn cảnh thế nào vẫn cảm thấy an bình, hạnh phúc. Ý thức được sự xả kỷ vị tha, quên mình vì người trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ có được niềm vui hạnh phúc đích thực do chính mình quyết định, chính mình làm chủ, không làm nô lệ.

http://phtq-canada.blogspot.com/2012/07/con-chim-trong-ban-tay.html

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Góc Đẹp Tâm Hồn: Chỉ có thể đi cùng bạn một đoạn đường


Chỉ năng bồi nhĩ nhất trình (Chỉ có thể đi cùng bạn một đoạn đường)
Du Vũ Minh (soạn văn)

Sau cơn mưa vào ngày xuân hôm ấy, người bạn tốt của tôi ngỏ lời từ giã, tôi kiên trì đòi đưa bạn ấy ra đến trạm xe.

Bạn ấy ngăn cản tôi: "Tống quân thiên lý, chung hữu nhất biệt. Đưa người ngàn dặm, cuối cùng rồi cũng cách biệt, dù thế nào đi nữa thì bạn cũng chỉ có thể đưa tôi đi chỉ một đoạn đường, thôi thì chỉ đưa tôi đến cửa thì ngừng bước nhé." Tôi đành tôn trọng theo ý kiến của bạn ấy.

Mỗi con người đều chỉ đan xen vào nhau trong một đoạn cuộc sống của người khác. Điều chắc chắn vĩnh viễn là chỉ có thể đưa người ấy đi cùng chỉ một đoạn đường.

Bạn thương yêu cha mẹ mình, hy vọng họ sống lâu trăm tuổi, nhưng trong lúc bạn đang rất hiếu thuận với cha mẹ mình, thì họ cũng sẽ rời xa trước mặt bạn, bạn cũng chỉ có thể đi cùng cha mẹ mình chỉ một đoạn đường mà thôi.

Bạn yêu thương con cái của mình ư, từng giờ khắc bạn mong rằng mình có thể vì chúng mà ngăn gió chắn mưa, vậy mà bạn đang lớn tuổi từng ngày, rồi cũng có một ngày, trước mặt các con bạn cũng phải bỏ chúng mà đi, bạn chỉ có thể cùng đi với con cái chỉ một đoạn đường.

Bạn có người vợ tâm đầu ý hợp, nhưng hai mươi mấy năm trước cô ấy thuộc về cha mẹ, vài mươi năm sau cô ấy cũng bị con cái, vận mệnh mà chia cách, bạn cũng chỉ có thể đi cùng với nàng chỉ một đoạn đường.

Bạn xem trọng trong tình nghĩa bạn bè, nhưng nếu không phải là bạn bè lìa xa bạn, thì cũng chính bạn sẽ lìa xa bạn bè, bạn chỉ có thể cùng đi với bằng hữu một đoạn đường.

Cũng vì chỉ có thể cùng đi với nhau một đoạn đường, nên bạn càng thêm quý trọng tiếc thương.

Lúc người ta cơ nhỡ đói rách, sự quan tâm của bạn nên trở thành một quả táo.

Lúc người ta giá rét, thì sự giúp đỡ của bạn nên biến thành một chiếc áo bông.

Lúc người ta vui vẻ hạnh phúc, thì sự tươi cười của bạn đáng lẽ nên sáng lạn nhất.

Lúc người ta gặp chuyện thương tâm, thì sự vỗ về an ủi của bạn đáng lẽ nên thật là chân thành thiết tha mới phải.

Cuộc đời vốn dĩ lặp đi lặp lại những ấn chứng: Ban đêm thì có thể vì thêm vào cái lồng lửa mà có được ánh sáng. Việc đẩy lùi tuyết lạnh không vì sự tham dự của gió lạnh mà hóa thành ấm áp.

Bởi vì chỉ có thể cùng người ta đi chỉ một đoạn đường, bạn đáng lẽ cũng nên học cách xả bỏ.

Cha mẹ chỉ có thể vỗ về nuôi nấng bạn trưởng thành, không nên kỳ vọng cha mẹ là cái quải trượng (cây gậy) vĩnh viễn để có thể chống đỡ toàn bộ cuộc đời của bạn.

Con cái cũng chỉ là cùng liên quan huyết nhục với bạn, chứ không phải là vật phẩm phụ thuộc của bạn, bạn cần phải biết tôn trọng sự lựa chọn cuộc đời của chúng.

Vợ con vì bạn mà cung phụng dâng hiến hết tình ái, nhưng sinh mệnh của nàng không phải là vật phẩm thế chấp của ái tình, nên dành cho nàng những khoảng không gian riêng tư cần thiết.

Bằng hữu có thể cho bạn sự ấm áp, nhưng loại ấm nồng này là loại tình cảm mở, bạn không thể cưỡng hành độc chiếm tình hữu nghị của người khác.

Bạn chỉ là người khách qua đường trong cuộc đời của người khác, chỉ có thể cùng người ấy đi cũng chỉ một đoạn đường đời. Điều đó chính là tính hữu hạn mà bạn cho người khác, vậy thì làm sao có thể mong cầu người khác cho đi sự vô hạn được?

http://huynhtran.multiply.com/journal/item/306

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Góc Đẹp Tâm Hồn: Chuyển hóa những giận hờn, oán hận thành yêu thương


Mr. Nguyễn Mạnh Hùng of Thái Hà Books wrote about his meeting with His Holiness the Gyalwang Drukpa, whose compassion reminds him to practice love every single moment for happiness and peace of mind.

Chuyển hóa những giận hờn, oán hận thành yêu thương
Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà

Hôm nay 01/11/2011, chúng ta đón Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa viếng thăm giảng pháp, thực hiện lễ quán đỉnh nguyện cầu quốc thái dân an tại Việt Nam. Chuyến đi kéo dài 17 ngày đến Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Đà Lạt, Bến Tre và TP HCM chắc chắn mang lại nhiều lợi ích cho phật tử chúng ta.  Nhân chuyến thăm viếng quan trọng này tôi muốn ghi lại vài cảm xúc mà mình có được từ những lần có duyên may gặp Ngài trong những chuyến viếng thăm Việt Nam trước đây.

Tôi biết đến Đức Pháp Vương không bởi mình là phật tử mà là do biết đến phong trào từ thiện Sống để yêu thương (Live to love) do Ngài sáng lập từ năm 2007. Phong trào này đến nay đã lan đến 16 quốc gia với những dự án thiết thực như giáo dục, y tế, bảo vệ di sản, môi trường…

Và ngay từ lần đầu tiên được gặp Ngài tôi cảm nhận được tâm nguyện và thiện hạnh lớn của Đức Pháp Vương cho giới xuất gia nói riêng và tất cả phật tử chúng ta nói chung. Khuôn mặt từ bi, những hành động thân thiện với tâm bồ đề của Ngài làm tôi  xúc động ngay từ lần đầu. Sau này tôi hầu như theo sát và tìm mọi cơ hội để được đến với các chương trình do Ngài tổ chức.

Tôi nhớ và có lẽ mãi sẽ không quên khi hàng ngàn người có mặt để dự lễ quán đảnh tại chùa Quang Ân, Hà Nội chật kín tất cả các sân và bất cứ khu đất trống nào. Vậy mà Ngài vẫn từ bi để tặng quà và ban phước cho từng người và tất cả mọi người. Tôi ở lại đến cuối cùng và chứng kiến những người cuối cùng được yết kiến Ngài và được nhận tình yêu thương từ Ngài. Tôi quan sát và thấy ngài không hề mệt mỏi, khuôn mặt luôn ỉm cười và tình yêu thương luôn tràn đầy.  Ngài phải thuyết pháp, làm lễ, ban phước,… còn chúng tôi chỉ ngồi nghe và nhận phước!

Trong mỗi lần có mặt tôi đều thấy và cảm nhận rất rõ các thiện hạnh của Ngài, tấm lòng từ bi từ Ngài. Tôi nhận thấy từ mỗi động tác, mỗi ánh mắt, mỗi cử chỉ. Tôi ấn tượng nhất là nụ cười thân thiện và gần gũi. Có lẽ Ngài là một trong những người truyền cảm hứng tốt nhất mà tôi đã từng gặp. Có lẽ Ngài là vị lãnh tụ tâm linh gần gũi nhất mà tôi được biết.

Tôi luôn ấn tượng về các bức tranh, bức tượng, các pháp khí…trong các chương trình của Ngài. Âm thanh và hình ảnh từ các Pháp hội Mandala cầu nguyện quốc thái dân an do Đức Pháp Vương tiến hành luôn vô cùng sống động, độc đáo, hấp dẫn và linh thiêng. Không khí của các Pháp hội đó luôn mang đến cho những người có mặt sự an lạc, yên bình, những cảm giác tâm linh, sự đổi thay trong thân và tâm rất đặc biệt và khó tả.

Tôi rất nhớ bài giảng của Ngài rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo, mà là cách thức giúp con người sống hạnh phúc trong cuộc sống, hàng ngày. Đức Pháp Vương giảng rằng phật tử chúng ta luôn cần biết hướng cuộc đời mình, luôn tập sống có ý nghĩa, sống tốt đẹp, sống an vui và hòa hợp với mọi người xung quanh.

Khi viết đến đây tôi lại chợt nghĩ đến việc chính mình đã từng đau khổ bởi gánh chịu hậu quả do chính mình gây ra. Khi bị lừa mất tiền – đau khổ. Khi bị bệnh tật – buồn đau. Khi bị đối xử không tốt – chán chường. Nhưng nguồn gốc khổ đau từ đâu ra? Khổ đau là do ta tạo ra! Và như vậy gánh chịu. Nhớ đến lời Ngài, tự nhiên tôi nhận ra và thôi không đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh bên ngoài nữa.

Đức Pháp Vương dạy chúng ta cải thiện lối sống của chính mình. Chúng ta cần tập sống cởi mở và yêu thương, bao dung và tha thứ, chan hòa và mẫu mực. Ngài dạy những ai có may mắn được nghe các bài giảng rằng cần bớt hận thù, giảm sân giận. Chúng ta cần thực hành để tự cải thiện đời sống của mình và những người xung quanh.

Giận hờn và oán hận luôn đến với ta. Hàng ngày và mỗi ngày. Chúng ta phải biết nhận diện ra chúng và chuyển hóa. Chúng ta phải tự chuyển hóa chứ không phải dựa vào đức Phật. Bởi đức Phật chỉ là người chỉ đường, là người tìm ra các quy luật của vũ trụ. Còn tất cả là do chúng ta. Ta làm ta phải tự gánh chịu. Ta tạo ra ta phải biết cách chuyển hóa.

Tôi nhớ rằng Đức Pháp Vương đã dạy rằng chúng ta chỉ có thể nương vào sự dẫn dắt của đức Phật, đi theo con đường đó, phải thực hành và phát triển lòng từ bi, phải biết yêu thương và tha thứ, phải biết cởi mở và giúp đỡ, cần biết trân trọng và hiểu sâu những người xung quanh, kể cả kẻ thù thì ta có hạnh phúc và bình an. Khi đó xung quanh ta tràn ngập yêu thương.

Sau ngày gặp Đức Pháp Vương  tôi luôn tập thực hành cách biểu lộ tình cảm, tình thương với mọi người quanh mình. Ngay cả những người mà ta nghĩ rằng họ xấu xa với ta, lừa gạt ta, phá hoại ta. Tôi đã học cách yêu thương họ, thực hành cách trải lòng ra với họ để chính mình có yêu thương, được yêu thương và sống trong yêu thương.

Tôi vô cùng ấn tượng với đức Pháp Vương khi Ngài chỉ dạy rằng sự an lạc nằm ở mỗi hành động, từng lời nói, mỗi suy nghĩ. Rằng chúng ta không nên đợi sự bình an từ bất cứ ai. Và rằng ngay cả khi rơi vào tình trạng tuyệt vọng, chán nản cũng cần chuyển hóa tất cả để có tình yêu thương.

Nhân những ngày đầu tháng 11 quý giá này tôi như cảm nhận được tư duy bình đẳng và bác ái của Đức Pháp Vương. Rằng mỗi chúng ta cần phải năng tu tập, quyết chuyển hóa thân tâm mình để  những con quỷ dục vọng, tham lam, đố kỵ, ganh ghét, kiêu căng,… biến mất. Nếu chúng ta tỉnh táo, cương quyết, sáng suốt thì nhất định chúng ta có tình yêu thương.


Thực hành chuyển hóa giận hờn, oán hận và những tính xấu của mình là việc làm tối quan trọng. Chúng ta cần thực hành mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút giây để có yêu thương, có từ bi hỷ xả, có hạnh phúc và bình an. Tôi thiết nghĩ món quà lớn nhất chúng ta có thể dâng lên đức Pháp Vương chính là việc thực hành sự chuyển hóa kỳ diệu này.

http://vn.360plus.yahoo.com/hungnm-thb/article?mid=1131&prev=-1&next=1129

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Góc Đẹp Tâm Hồn: Ai cũng có thể làm việc thiện - Anyone can do humanitarian work

Renowned Vietnamese composer Trịnh Công Sơn (1939-2001) once said "a true humanitarian is one who voluntarily offers his/her gift, be it modest or opulent, to the world and others." He also suggested that "when we live in this world, let's live with all our heart so that we won't ever regret that we haven't lived wholeheartedly."

Đò Đưa
Trịnh Công Sơn
Nguồn: Tạp chí Sóng Nhạc số 4, tháng 01-1999

Thường người ta vẫn nghĩ rằng kẻ làm việc từ thiện phải là kẻ giàu có. Thật sự không phải là như vậy. Ai cũng có thể làm việc thiện. Người ca sĩ hát một xuất và hiến hết số tiền lãnh được. Người nhạc sĩ tổ chức một chương trình nhạc của mình và tặng hết số tiền thu được. Đó là cách dùng tài sản vừa trời ban cho vừa chính bản thân mình tạo dựng để chia sẻ cho đời.

Không ai tự nhiên mà giàu có. Phải làm việc bằng cách này cách nọ. Nhưng giàu cũng có lắm cách. Không phải ai cũng giống ai. Có kẻ quá giàu mà không muốn cho, không muốn san sẻ của cải cho bất cứ một ai khác. Có kẻ không giàu nhưng tràn đầy hạnh bố thí. Hạnh bố thí thường dễ mà khó. Cho nhưng cách cho như thế nào để sự cho trở thành một đức hạnh, một sự mầu nhiệm của lòng nhân từ, một thứ hạnh chan chứa lòng yêu thương.

Khi ta cho mà tâm ta vô cầu thì mầm từ bi đã đâm chồi và quả hân hoan đã kết trái. Lòng ta vui sướng tràn trề hạnh phúc mà không hiểu vì đâu. Không hiểu vì đâu vì cái ta cho đã được trả lại gấp nhiều lần hơn và làm ta mất phương hướng.

Khi làm việc thiện người ta không chờ kẻ xin. Người làm việc thiện chân chính là kẻ phải tự mình mang đến một cách tình nguyện để dâng hiến những của cải dù khiêm tốn hay tráng lệ cho đời, cho người. Và ngược lại người chờ lòng từ thiện cũng không tự biến mình thành kẻ ăn xin.Từ đó cho và nhận đã trở thành vấn đề khiến ta cần suy nghĩ. Người nhạc sĩ khi viết được một bài hát hay, đó là làm được một việc thiện. Đó là một quà tặng mang đến cho đời. Người ca sĩ khi hát hay một bài hát cũng là một quà tặng mang đến cho người. Đã biết cho thì sẽ được nhận. Thường cái quà nhận được lớn hơn gấp vạn lần cái điều mình đã mang cho. Sống trong cuộc đời, vì vậy phải mang trái tim ra mà sống, để đừng bao giờ phải ân hận là mình chưa sống hết lòng.

Làm việc thiện không phải là lưu giữ một thứ của cải riêng cho mình. Nếu cần tích lũy thì hãy tàng trữ cái kho báu ngọt ngào mà đời đã ban tặng cho ta. Chính điều đó đã nuôi sống ta và làm cho trái tim ta trở thành bất hoại.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Góc Đẹp Tâm Hồn: 5 cách giữ gìn tình bạn đẹp - Nurturing friendship

Some ways to nurture a beautiful friendship include doing shared activities, being there for our friend, and giving each other space.

5 cách giữ gìn tình bạn đẹp
 
Tình bạn cũng như bông hoa, như cây non. Hoa chỉ nở rộ, cây non chỉ lớn lên khi có bàn tay vun xới. Tình bạn cũng chỉ đẹp và bền vững khi mỗi người bạn biết vun xới, chăm chút cho nó mà thôi.

1. Cùng nhau làm một vài việc
    
Tình bạn trước hết là một sự trao đổi. Hãy rủ bạn bè cùng làm, cùng thực hiện với bạn một dự định dù nhỏ nào đó, chia sẻ với nhau. Như thế sẽ làm cho người bạn thấy mình được tin tưởng, bạn ấy sẽ hài lòng. Còn bạn cũng thấy vui suớng vì bạn có được tình cảm thân thiết của bạn bè.

2. Đừng luôn kể những điều phiền muộn, bực mình


Kể cho bạn nghe những gì xảy ra với mình là một việc làm tốt, nó giúp giải tỏa những ức chế trong lòng bạn. Bạn bè có thể là một chỗ dựa cho bạn lắm chứ. Nhưng bạn đừng luôn luôn đem chuyện không vui của mình làm phiền bạn bè, vì bạn sẽ ép người ta nghe, đôi khi vì để tìm một sự động viên, thương cảm mà bạn chẳng còn gì hấp dẫn người ta nữa bởi bạn bộc lộ khả năng thiếu kiềm chế, thiếu tự tin của mình.

3. Luôn bên bạn bè những khi cần thiết
    
Ai cũng có những lúc khó khăn cần đến sự giúp đỡ của người khác, có khi chỉ là một lời thăm hỏi, một ánh mắt khích lệ, một lời nhận xét tế nhị. Hãy luôn thăm hỏi, giữ mối liên lạc với bạn bè, kịp thời nhận ra tình thế của bạn mình để tìm cách giúp đỡ hữu hiệu nhất. "Một miếng khi đói bằng một gói khi no"; nhất là khi bạn cô đơn, bạn cần ta lắm đấy.

4. Rút lui đúng lúc
     
Ai cũng cần có những khoảng trời tự do của mình. Khi bạn mình mệt, khi ta đã giúp bạn hoàn thành công việc xong, hoặc đơn giản thấy bạn không cần đến mình nữa, bạn hãy "rút lui có trật tự". Bạn của ta sẽ vô cùng biết ơn một người bạn ý tứ như ta. Hãy lịch sự cáo lui và nói với bạn bè rằng "nếu cần đến mình, bạn đừng ngại ngần, mình thu xếp được mà".

5. Thông cảm cho nhau cả khi vắng mặt

Có những lúc bạn phải dành thời gian cho gia đình, cho người yêu hoặc một công việc gấp rút nào đấy. Và bạn bè của bạn cũng vậy. Việc này làm cho quan hệ bạn bè có những lúc bị lãng quên. Hãy báo trước cho bạn sự vắng mặt của mình, đừng để họ có cảm giác bị phản bội, mất lòng tin; thông cảm cho bạn mình nếu họ quên không thông báo họ vắng mặt.


http://www.tuoitretiengiang.vn/home.php?mod=thethao&go=1&loai=36&nid=181

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Góc Đẹp Tâm Hồn: Bỗng dưng muốn... đi tu - Hà Nội youth returning to meditation

Young people in Hà Nội, Việt Nam are seeking peace of mind and purity of heart through meditation.

Bỗng dưng muốn... đi tu
Bùi Hiền

Bee.net.vn - Giới trẻ ở Hà Nội đang có xu hướng lên chùa tu thiền với mong muốn cho tâm tĩnh lặng và thảnh thơi.

Thiền cho tâm an ổn, thanh tịnh

Những người chưa biết đến đạo Phật đều nghĩ “chỉ có thất tình, chán công việc mới đi tu”, đi tu là phải vào chùa xuống tóc, phải hạn chế nhiều điều so với cuộc sống đời thường. Đó là một quan niệm không chính xác, chưa hiểu hết về Phật. Theo đạo Phật thì tu chính là dần sửa mình, là tu thân tích đức, tu tâm dưỡng tính, chỉ làm cho mỗi người tốt lên chứ không gây thiệt thòi gì.

Bạn Trần Minh Trang (Ngân hàng Á Châu) cho hay: “Làm trong ngành tài chính với nhiều áp lực nên lúc nào cũng mệt mỏi và căng thẳng nhưng từ ngày tu thiền mình cảm thấy thảnh thơi, giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực. Đặc biệt, tu thiền đã giúp mình hạn chế được sự nóng giận, tham lam ích kỷ và nhất là dẹp được si mê”.

Ở Hà Nội hiện có gần 10 địa chỉ tu thiền được sinh hoạt dưới hình thức câu lạc bộ Phật tử rồi mở rộng như Đoàn Thanh niên Phật tử (TNPT) chùa Quán Sứ, Đoàn TNPT Về Nguồn chùa Đình Quán, Đoàn TNPT chùa Lý Triều Quốc Sư, Đoàn TNPT Trần Thái Tông Thiền viện Sùng Phúc...

“Sau một thời gian dài sinh hoạt ở chùa Đình Quán, tôi đã tự tin lên rất nhiều. Không sợ đối mặt với những điều không hay sẽ xảy đến với mình. Nhờ tu thiền mà tôi tìm thấy sự yên tĩnh trong tâm hồn, không còn cáu gắt, nổi nóng và lo nghĩ như trước nữa” - chị Hoàng Phương Thảo (Từ Liêm - Hà Nội) tâm sự.

Theo chị Thảo, đến chùa ngoài việc được nghe các Sư Thầy hướng dẫn tu thiền, còn được nghe giảng về Phật pháp, được giải đáp những khúc mắc trong cuộc sống và trao đổi kiến thức để thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, đồng thời tạo sợi dây kết nối chặt chẽ trong cộng đồng Phật tử nói chung, tình đạo hữu nói riêng.

Từ tu thiền đến sự giác ngộ

Nhịp sống hiện đại ngày càng gấp gáp khiến con người nhiều lúc cảm thấy “hụt hơi”. Sau một đợt bận rộn, chật vật để mưu sinh, nhiều người trẻ bắt đầu cảm thấy dường như cơ thể không còn biết “nghe lời”.

Đại đức Thích Thiện Tài (Quản chúng tại Thiền viện Sùng Phúc) chia sẻ: “Khi con người có dấu hiệu của sự không làm chủ được suy nghĩ, bản thân mà cứ mải mê lao theo những mục đích không nằm trong những nhu cầu căn bản nhất như: ăn, ngủ, mặc, ở... rồi đau khổ vì chính những điều phù phiếm đó, ấy là khi ta cần tìm đến tu thiền”.

“Tu thiền là một phương pháp tu luyện bản thân theo tinh thần Phật giáo, để cái tâm không tán loạn, không còn tham, sân, si... Đặc biệt là tu thiền còn để tâm bình, khí hòa, biết chắt lọc những điều hay dở” - Đại đức Thiện Tài khẳng định.

Trong xã hội ngày càng nhiễu loạn giữa các luồng thông tin, tu thiền theo Phật giáo cũng đang là cách mà nhiều phụ huynh đang hướng cho con cái họ để tiếp nhận được sự an lạc.


Người biết tu thiền sẽ biết nhìn nhận một cách thấu đáo về bản thân mình, không xét nét lỗi lầm của người khác mà chỉ tập trung hoàn thiện bản thân nhằm đạt được cái đích cuối cùng. Đó là trí thông minh tuệ giác và cái tâm thanh tịnh, an bình.

“Từ khi tu thiền, mình đã có chánh niệm, có định và tuệ. Chánh niệm thì mình không còn dựa vào ai, không chấp vào ai, vào bất cứ cái gì nữa thì sẽ có định rồi có tuệ. Vì vậy, lúc nào mình cũng thấy thoải mái thì sẽ tự tin và an ổn hơn” - chị Nguyễn Thị Hòa (Đoàn TNPT chùa Đình Quán) nhấn mạnh.


http://bee.net.vn/channel/1983/201112/Bong-dung-muon-di-tu-1819628/

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Góc Đẹp Tâm Hồn: Tạ ơn - On Gratitude (Louie Schwartzberg)

On Gratitude
From filmmaker Louie Schwartzberg. Music is by Gary Malkin, narration from Brother David Steindl-Rast.
(Please kindly excuse the smoking and fishing scenes.)


Một phim ngắn của Louie Schwartzberg, nhạc Gary Malkin, thuyết minh Sư huynh David Steindl-Rast.
(Cảnh hút thuốc & câu cá không tránh được, xin thứ lỗi.)

Mỗi ngày là một món quà.
Nên có lòng cảm tạ.
Hãy nhìn quanh ta.
Núi, mây, bầu trời bao la.
Ngay cả thời tiết,
cũng có nhiều khác biệt.
Hãy sống mỗi ngày
Mang sự hiện diện và nụ cười của bạn
làm ân điển gia trì cho người khác.
Đó là một ngày đẹp.

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Góc Đẹp Tâm Hồn: Được! - I'm OK, You're OK

Photo: VietNamAnChay.com
The following fun poem is about attitude. There's an ancient saying: "Everything is perfect under the sun."

ĐƯỢC!

2 bánh 4 bánh, đi được là được.
Tiền ít tiền nhiều, đủ ăn là được.
Người xấu người đẹp, dễ coi là được.

Người già người trẻ, miễn khỏe là được.
Nhà giàu nhà nghèo, hòa thuận là được.
Ông xã về trễ, miễn về là được.
Bà xã càu nhàu, chăm lo là được.

Khi con còn nhỏ, dạy dỗ thật nghiêm.
Tiến sĩ cũng được, bán rau cũng xong.
Sau khi trưởng thành, ngoan ngoãn là được.
Nhà to nhà nhỏ, có chỗ ở là được.

Hàng hiệu hay không, mặc được là được.
Tất cả phiền não, biết xả là được.
Kiên trì cố chấp, biết buông là được.
Sống một kiếp người, bình an là được.

Không phải có tiền, muốn gì cũng được.
Tâm tốt việc tốt, có thể thay đổi số mệnh được.
Ai đúng ai sai, Trời biết là được.
Tu phúc tu thân, kiếp sau càng tốt.

Thiên địa vạn vật, tùy duyên là tốt.
Có rất nhiều việc, nhìn xa trông rộng.
Mọi người đều tốt, ngày ngày đều tốt.
Anh tốt tôi tốt, thế giới sẽ tốt.

(Lụm ... được, rất tốt!)