Blogger templates

Hiển thị các bài đăng có nhãn Biến Đổi Khí Hậu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biến Đổi Khí Hậu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Biến Đổi Khí Hậu: Thái Lan dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu nhất (2011)


Thái Lan dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu nhất (2011)
Theo Vietnam+

Báo cáo Rủi ro khí hậu toàn cầu (GCR) năm 2013 cho biết, Philippines đứng thứ 5 trong hơn 100 quốc gia được nghiên cứu về mức độ dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu trong năm 2011. Thái Lan đứng đầu trong bảng xếp hạng này, tiếp theo là Campuchia, Pakistan và El Salvador.

Nghiên cứu trên do tổ chức môi trường Đức Germanwatch thực hiện, xác định các quốc gia bị ảnh hưởng dựa trên các sự kiện liên quan đến thời tiết như bão, lũ lụt và các đợt nóng nắng.

Trong năm 2011, gần 1.660 người Philippine đã thiệt mạng do các sự kiện thời tiết. Ngoài sự mất mát về người, Philippines còn phải chịu thiệt hại hơn 1 tỷ USD về tài sản và cây trồng.

Thảm họa tồi tệ nhất mà Philippines phải hứng chịu là cơn bão "Sendong" (tên quốc tế là "Washi") đã đổ bộ vào đảo Mindanao ngày 17/12/2011, làm hơn 1.600 người thiệt mạng.

Báo cáo GCR cũng cho biết, Honduras, Myanmar và Nicaragua là những nước chịu ảnh hưởng thiên tai nặng nề nhất trong khoảng thời gian 20 năm. Tiếp theo là Bangladesh, Haiti và Việt Nam. Philippines đứng thứ 14 trong khoảng thời gian này.

GCR ước tính rằng trong giai đoạn 1992-2011, gần 15.000 sự kiện thời tiết khắc nghiệt đã cướp đi sinh mạng của hơn 530.000 người trên toàn cầu và gây thiệt hại khoảng 2.500 tỷ USD.

Báo cáo cũng tái khẳng định các quốc gia kém phát triển thường bị ảnh hưởng nhiều hơn là các quốc gia phát triển và Chỉ số rủi ro khí hậu (CRI) là một tín hiệu cảnh báo cho thấy tình trạng dễ bị tổn thương từ tác động của biến đổi khí hậu có thể gia tăng ở những khu vực nơi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hoặc khốc liệt hơn.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Biến Đổi Khí Hậu: 7 điều giúp giảm nóng của trái đất


Adopting a veg diet is one of the ways to help reduce global warming and green our Earth.

7 điều giúp giảm nóng của trái đất
Bùi Há Hân (biên dịch)

Sự nóng lên toàn cầu đã ảnh hưởng đến hàng triệu sự sống hàng ngày trên trái đất. Bài viết này trình bày một số cách mà bạn có thể hành động để giúp ngăn chặn trái đất khỏi sự nóng lên hơn nữa.

Những gì đã xảy là kết quả của quá trình băng tan. Nó cho thấy con cháu của chúng ta có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các hiệu ứng của sự nóng lên toàn cầu. Hàng trăm triệu người có thể sẽ phải đối mặt với nạn đói, thiếu nước, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và mất đi một lượng lớn loài động vật và thực vật nếu chúng ta không làm giảm tốc độ của sự nóng lên toàn cầu và giảm lượng khí thải nhà kính.

Giảm carbon dioxide và khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính không chỉ làm cho không gian sống của cá nhân bạn bền vững hơn mà nó cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được tiền. Sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra nhanh hơn dự kiến ban đầu của các nhà khoa học. Dù không đồng thuận, nhưng bạn cũng sẽ được hưởng lợi từ việc giảm ô nhiễm, một cuộc sống lành mạnh và gia tăng tiết kiệm.

Thứ nhất: Giáo dục. Giáo dục chính mình về sự nóng lên toàn cầu. Bạn có thể thuyết phục mọi người xung quanh thay đổi trong phạm vi hằng ngày. Theo đó, các kỹ thuật tiết kiệm năng lượng (ví dụ, năng lượng mặt trời, bóng đèn huỳnh quang) hoặc sử dụng thêm thời gian (ví dụ, tái chế) nên được ứng dụng nhiều hơn nưa. Bạn có thể chứng minh những lợi ích của các hoạt động này để mỗi người có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ giảm sự nóng lên toàn cầu.

Thứ hai: Chế độ ăn chay. Chăn nuôi cũng là nguyên nhân tạo khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn so với vận chuyển. Điều này là do một lượng lớn dầu khí được sử dụng trong việc tạo ra thức ăn chăn nuôi cộng với chi phí vận chuyển thức ăn đó cho gia súc và sau đó vận chuyển gia súc đến lò giết mổ và hàng tạp hóa. Cộng với đó là số lượng lớn các chất thải từ chăn nuôi không được tái sử dụng đúng và lượng khí carbon dioxide từ gia chăn nuôi. Chọn thực phẩm ăn chay cũng sẽ làm giảm tiêu thụ nước nông nghiệp và sử dụng đất, ảnh hưởng thuận lợi đến đa dạng sinh học. Chế độ ăn chay đã được chứng tỏ là có lợi cho sức khỏe.

Thứ ba: Tái chế. Hãy góp phần giảm thiểu chất thải bằng cách chọn các sản phẩm có thể tái sử dụng thay vì của các sản phẩm không thể tái chế được. Nếu không có một chương trình hay hoạt động tái chế tại nơi làm việc, trường học, hoặc trong cộng đồng của bạn, hãy tự bắt đầu với chính bản thân. Bạn có thể nói với thủ trưởng, bạn bè hay những người lãnh đạo rằng làm việc đó họ sẽ có được những lợi ích như danh tiếng, cơ hội thăng tiến, được cấp trên chú ý nhiều hơn hoặc có thể là thu hút sự chú ý của khách hàng tăng danh thu bán sản phẩm...

Thứ tư: Sử dụng ít nhiệt độ và điều hòa nhiệt độ. Thêm vật liệu cách nhiệt cho tường và gác mái của bạn, và cài đặt các thiết bị tạo gió hoặc tấm pin năng lượng mặt trời xung quanh nhà có thể giảm lượng nhiệt. Bạn có thể tiết kiệm chi phí hơn 25%. Hạ nhiệt trong khi bạn đang ngủ vào ban đêm hoặc trong ngày, và giữ nhiệt độ trung bình đó ở tất cả các lần cũng giúp tiết kiệm kiện. Thiết lập chế độ nhiệt của bạn chỉ cần thấp hơn hai độ vào mùa đông và cao hơn vào mùa hè có thể tiết kiệm được khoảng 2000 kg carbon dioxide mỗi năm.

Thứ năm: Sử dụng giấy tái chế. Hãy chắc chắn rằng giấy mà bạn đang sử dụng là giấy được tái chế 100%. Khi đó bạn sẽ tiết kiệm được 2250 gam carbon dioxide mỗi gam giấy. Quyết định xem một cái gì đó thực sự có giá trị trước khi in nó ra. Để lại chữ ký dưới mỗi email của bạn nhắc nhở người đọc suy nghĩ hài lần trước khi in email đó. Sử dụng hầu hết tất cả các giấy phế liệu cho nhiều mục đích khác nhau như lập danh sách mua sắm, ghi chú, sổ lưu niệm, tin nhắn điện thoại, ghi chú trong lớp. Khi đó bạn không những góp phần vào việc giảm tối thiểu lượng khi hiệu ứng nhà kính mà còn tiết kiệm được tiền và nhiều thứ có ý nghĩa khác nữa.

Thứ sáu: Mua các sản phẩm sản xuất trong nước và trồng tại địa phương. Mua các sản phẩm tại địa phương của bạn để giảm năng lượng cần thiết để vận chuyển hàng hóa. Khi đó bạn sẽ giảm được một nửa lượng khí hiệu ứng nhà kính của một nửa gia đình. Mua hàng hóa đóng gói tối thiểu có thể làm giảm rác thải đáng kể, tiết kiệm 3405 kg khí carbon dioxide mỗi năm. Không những bạn tiết kiệm được khí hiệu ứng nhà kính mà góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm của địa phương bạn. Nếu bạn xem xét một sản phẩm nhất định có quá nhiều bao bì, email cho công ty đó với lời thách thức của bạn để công ty đó giảm lượng bao bì của nó, bao gồm đề xuất về cách nếu bạn có những ý tưởng. Điều này là khả năng thiết lập các tiêu chuẩn cho nhiều doanh nghiệp trong tương lai.

Thứ bảy: Sử dụng chiếc xe của bạn như là một công cụ chống lại sự nóng lên toàn cầu. Mua một chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu giúp khuyến khích các công ty tiếp tục thực hiện và nâng cao do nhu cầu tăng. Nâng cao hiệu quả nhiên liệu bằng cách loại bỏ không sử dụng các bộ phận không cần thiết như mái che, tắt động cơ của bạn thay vì chạy không tải trong thời gian dài (hơn 1 phút). Ngoài ra, bạn nên giữ lốp xe đủ căng để có thể làm tiết kiệm nhiên liệu đến 3% và tiêu tốt ít nước hơn để làm mát. Kiểm tra lốp của bạn hằng tháng với cách làm đó bạn đã tiết kiệm được 113500 gam of carbon dioxide mỗi năm. Kiểm tra bộ lọc không khí của chiếc xe của bạn hàng tháng sẽ tiết kiệm 800 kg carbon dioxide mỗi năm. Chỉ với một vài hành động đơn giản trên thôi bạn đã có thể tiết kiệm được hơn 25000 kg carbon dioxide mỗi năm.

Nếu tất cả mọi người trên trái đất này làm được điều đó thì trái đất này sẽ được cứu. Chỉ với một hành động nhỏ, đơn giản cũng đủ góp phần cho trái đất này xanh tươi thêm.

http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/bao-ve-moi-truong/2012/04/7-dieu-giup-giam-nong-cua-trai-dat/

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Biến Đổi Khí Hậu: Plan giúp người dân miền núi giảm nhẹ thiên tai - Vietnamese schoolchildren in Quảng Trị produced a climate change clip

Plan helped Vietnamese children learn about climate change. About Plan: "Founded over 70 years ago, Plan is one of the oldest and largest children's development organisations in the world. We work in 50 developing countries across Africa, Asia and the Americas to promote child rights and lift millions of children out of poverty. In 2011, Plan reached 56,500,000 children in 58,053 communities. Plan is independent, with no religious, political or governmental affiliations."

Plan giúp người dân miền núi giảm nhẹ thiên tai
Vĩnh Nguyên
Thứ bảy, 7.1.2012 | 08:35 (GMT + 7)

Có một bộ phim ngắn về biến đổi khí hậu do các em học sinh tại huyện nghèo miền núi Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị làm đã được đem chiếu tại Hội nghị bộ trưởng môi trường ASEAN tại Campuchia cuối mùa hè năm 2011.

Thông điệp về môi trường của các em học sinh Việt Nam là tiếng nói cảnh báo chung của nhiều khu vực trên thế giới.

Còn nhớ trận bão Ketsana năm 2009, Hướng Hóa, Dak Rông của Quảng Trị là những nơi thiệt hại nặng nề nhất. Nước sông Sê Pôn dâng cao, nhà cửa, trường học ngập hết, đồ dùng học tập bị cuốn trôi, trẻ con phải nghỉ học gần cả tháng. Người dân hầu như không được chuẩn bị gì để đối phó với lũ lụt. Từ hơn 2 năm nay, tổ chức phi chính phủ Plan - với sự tài trợ của Uỷ ban Châu Âu - đã giúp thực hiện các chương trình giảm nhẹ thiên tại ở cộng đồng tại Quảng Trị bằng những hình thức rất thiết thực, từ việc nâng cao kiến thức cho đến các hoạt động quy mô nhỏ.

Việc dạy các em học sinh ở Trường Trung học cơ sở Thuận, xã Thuận, huyện Hướng Hóa là một cách giúp thay đổi nhận thức rất hiệu quả. Plan đã đào tạo cho một nhóm học sinh của trường cách sử dụng máy quay, viết kịch bản, làm âm thanh ánh sáng...

Những cô bé, cậu bé dân tộc Vân Kiều tóc cháy nắng, chưa một lần biết đến máy quay phim, năm 2011 đã làm được một bộ phim dài 4 phút. Bộ phim nói về những điều tưởng như rất đơn giản mà bà con trước đây không nghĩ đến, chẳng hạn 3 thứ cần dự trữ khi thiên tai là gì, nước sông ô nhiễm có hại thế nào, không vứt rác xuống sông sẽ giúp giảm bớt lũ lụt ra sao...

Hồ Mạnh Cường - một em trong nhóm làm phim - cho biết: “Sau thiên tại trẻ con hay bị bệnh, bị sốt do uống nước bẩn, có xác súc vật chết. Trước đây, bố mẹ chúng cháu thường cúng, mất tiền mà không khỏi bệnh. Giờ đây, qua tập huấn của Plan, người dân đã biết nên đưa trẻ em đến trạm y tế để được điều trị không mất tiền. Mọi người cũng biết dự trữ nước, đậy nắp ximăng cho bể nước, mang lương thực đến nơi an toàn như trường học, đồn biên phòng khi bão lũ sắp xảy ra”.

Bộ phim của các em học sinh ở Thuận đã được phát nhiều lần trên đài truyền hình địa phương, rồi được đem chiếu ở 25 trường học thuộc 12 xã thực hiện dự án của Plan về giảm nhẹ thiên tai. Ngoài ra, bộ phim đã được gửi đến hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu tại Cancun (Mexico) tháng 12.2011 để chiếu bên lề hội nghị, nhưng vì lý do thời gian nên việc chiếu bộ phim bị hoãn lại - theo lời anh Nguyễn Trọng Ninh - cán bộ dự án của Plan.

Còn tại xã Gio Hải, Plan dạy các em tự vẽ bản đồ thôn xã mình, đánh dấu những khu vực an toàn, khu vực nguy hiểm khi có bão lũ, nhờ đấy mà các em thuộc được nên làm gì khi có bão lũ xảy ra. Ở xã Trung Giang, Plan giúp tập huấn cho người dân, trang bị các dụng cụ thiết yếu cho đội xung kích cứu hộ bão lụt, xây cột đo lũ, trang bị kẻng báo động, áo phao, xuồng. Điều quan trọng nhất qua các dự án là Plan đã giúp xây dựng được những mô hình bền vững về giảm nhẹ thiên tai để chính phủ và các địa phương của Việt Nam có thể nhân rộng...

Ông Lê Chí Công - Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống bão lụt Quảng Trị - đã đánh giá cao vai trò của Plan, đặc biệt là việc Plan rất quan tâm đến cộng đồng. Qua tham gia dự án, người dân có kiến thức cơ bản và có khả năng phản ứng tốt hơn, như chủ động sơ tán tài sản trước khi chính quyền kêu gọi, dự trữ thuốc men, lương thực, gặt lúa sớm. Plan và các tổ chức phi chính phủ đã giúp cách nhìn của chính quyền địa phương có nhiều chuyển biến - ông Công cho biết.

http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Plan-giup-nguoi-dan-mien-nui-giam-nhe-thien-tai/72163

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Biến Đổi Khí Hậu: Hội nghị LHQ đạt thoả thuận chống biến đổi khí hậu - Progress at end of Durban COP17 climate talks

Photo: Schalk van Zuydam / Associated Press

From the Los Angeles Times: In a surprise turn on Saturday [December 10, 2011], the 194 countries attending the U.N. climate talks in Durban, South Africa, agreed on a new process that could result in legally binding measures to control global warming. The agreement, which came 36 hours after the conference was scheduled to end, lifted a conference otherwise marked by the absence of a clear road map forward.

The agreement kicked off a “process to develop a protocol, another legal instrument, or outcome with legal force under the Convention applicable to all Parties.” In other words, a non-binding agreement to re-commit to a binding agreement. The target is to have an agreement by 2015.

Activists and member nation representatives cautiously hailed the move as a bit more progress than was achieved in Cancun in 2010 and Copenhagen in 2009.

...The next full meeting of the United Nations Framework Convention on Climate Change is in December 2012 in Qatar.



Hội nghị LHQ đạt thoả thuận chống biến đổi khí hậu
V.N. (Theo AP, BBC)

(Lao Động) - Rạng sáng 11.12 [2011], sau nhiều nỗ lực tưởng chừng như tuyệt vọng, cuối cùng Hội nghị Liên Hợp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP 17) tại Durban (Nam Phi) đã đạt được thoả thuận về lộ trình mới chống lại biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

COP 17 đi đến thỏa thuận Durban sau 13 ngày đàm phán căng thẳng. Hội nghị lẽ ra kết thúc từ hôm 9.12, nhưng nước chủ nhà Nam Phi quyết định kéo dài thêm 1 ngày rưỡi nữa để  tránh thất bại như tại Copenhagen. Trong phiên toàn thể cuối cùng, nhiều đại biểu ngủ gật cho dù không khí tranh luận khá căng thẳng, sự không chắc chắn bao trùm khi chưa ai đoán được đàm phán sẽ kết thúc trong thắng lợi hay hoàn toàn sụp đổ.

Vấn đề căng thẳng nhất là bản chất pháp lý của thỏa thuận trong vấn đề quản lý phát thải carbon vào đầu thập kỷ tới. EU muốn một thỏa thuận buộc tất cả các nước bình đẳng trong việc thực hiện thỏa thuận cắt giảm. Ấn Độ đi đầu trong các nước phản đối, với quan điểm cho rằng các nước đang phát triển phải có trách nhiệm ít hơn các nước công nghiệp phát triển.


Trung Quốc ủng hộ Ấn Độ khi cáo buộc các nước công nghiệp không giữ lời hứa về cắt giảm khí thải, trong khi Trung Quốc và các nước đang phát triển khác đã có những chương trình xanh đầy tham vọng và yêu cầu việc cắt giảm không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của họ. Cuộc thảo luận kéo dài quá nửa đêm 10.12, cho tới khi Ngoại trưởng Nam Phi Maite Nkoana-Mashabane kêu gọi EU và Ấn Độ thảo luận riêng để tìm ra giải pháp.

Cuối cùng, Thỏa thuận Durban đã được đưa ra lúc 3h sáng 11.12, theo đó sẽ kéo dài thời hạn của Nghị định thư Kyoto thêm 5 năm nữa, đến năm 2017, như yêu cầu của các nước đang phát triển. Hiện giờ, theo Nghị định thư Kyoto, chỉ có những nước công nghiệp là bị ràng buộc về pháp lý trong việc thực hiện mục tiêu cắt giảm khí nhà kính.

194 quốc gia tham dự hội nghị nhất trí bắt đầu đàm phán về một hiệp định mới, trong đó đảm bảo rằng tất cả các nước phát thải lớn nhất  sẽ bị ràng buộc pháp lý phải tuân theo cam kết của họ về cắt giảm khí thải nhà kính. Hiệp định này sẽ có hiệu lực tối đa đến năm 2020.

Thỏa thuận Durban đưa ra giải pháp về việc chia sẻ trách nhiệm kiểm soát khí thải carbon và giúp các nước nghèo nhất, các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi BĐKH đối mặt với thiên nhiên. LHQ sẽ  thành lập các cơ quan có chức năng thu thập, quản lý và phân phối số tiền viện trợ lên tới 100 tỉ USD mỗi năm giúp các nước nghèo chống BĐKH. Sẽ có các quy định chặt chẽ về giám sát và xác nhận việc cắt giảm phát thải, chuyển giao công nghệ sạch cho các nước đang phát triển và nhiều vấn đề kỹ thuật khác.


Mỹ ủng hộ thỏa thuận này một cách miễn cưỡng, trong khi lo ngại rằng Quốc hội Mỹ sẽ phản đối việc tham gia các thỏa thuận quốc tế về BĐKH.

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon nói rằng, thỏa thuận là “bước tiến quan trọng trong công cuộc chống BĐKH của chúng ta”. Ngoại trưởng Nam Phi Maite Nkoana Mashabane nêu rõ: “Chúng ta đều hiểu rằng những thỏa thuận tại Durban  chưa hoàn hảo, nhưng chúng ta không nên để
điều này làm mất đi những điều tốt đẹp và hy vọng. Các thỏa thuận này có thể góp phần giúp thế giới ứng phó với vấn đề biến đối khí hậu”.

Tuy nhiên, thỏa thuận Durban vẫn khiến nhiều nhà phân tích lo ngại. Họ cảnh báo rằng văn bản của thỏa thuận vẫn còn những sơ hở cho các nước muốn tránh việc đưa cam kết cắt giảm thành bắt buộc. Các nhà môi trường, cũng như nhiều nước phát triển chỉ trích thỏa thuận này không đáp ứng được những vấn đề khẩn cấp nhất về việc phải cắt giảm khí thải nhanh hơn và sâu hơn. Giới khoa học tính toán, nếu việc phát thải khí nhà kính không giảm mạnh trong vài năm nữa, trái đất sẽ đối mặt với việc tăng nhiệt độ nhanh chóng, dẫn tới các thảm họa khí hậu nghiêm trọng hơn hiện nay nhiều. 


http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Hoi-nghi-LHQ-dat-thoa-thuan-chong-bien-doi-khi-hau/69342

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Biến Đổi Khí Hậu: Sông băng Himalaya tan đe dọa hàng triệu người - Melting glaciers (Tường Vy)

Surveys find Himalayan glaciers melting
By FRANK McDONALD of The Irish Times

FINDINGS FROM the most comprehensive assessment to date on climate change in the Himalayas have highlighted the region’s “extreme vulnerability”, as rising temperatures disturb the balance of snow, ice and water.

The findings, in three reports by the Kathmandu-based International Centre for Integrated Mountain Development, were released yesterday at a gathering of mountain experts, policymakers and delegates attending the UN climate conference in Durban.


To read more, please click here.

Sông băng Himalaya tan đe dọa hàng triệu người
Tường Vy

TTO - Hàng triệu người đang bị đe dọa do các sông băng ở dãy Himalaya tan nhanh là cảnh báo của các nhà khoa học tại Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc đang diễn ra ở Durban, Nam Phi.

Theo báo cáo của Trung tâm Quốc tế về bảo tồn và phát triển núi, các sông băng trên Himalaya ở phía Nepal và Bhutan đã bị thu hẹp 21% và 22% trong 30 năm qua do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Một cuộc nghiên cứu kéo dài ba năm do Thụy Điển tài trợ cho thấy 10 sông băng khác ở khu vực cũng đang bị thu hẹp.

Một nghiên cứu khác phát hiện lượng tuyết bao phủ Himalaya trong 10 năm qua cũng giảm đáng kể.

“Các báo cáo này đã cung cấp những thông tin mới và chi tiết về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên một trong những hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất thế giới” - Rajendra Pachauri, chủ tịch Ủy ban liên quốc tế về biến đổi khí hậu, nói, AFP trích dẫn.

“Chúng cho chúng ta hiểu rõ hơn về khu vực này, cũng như chỉ ra những kẽ hở cần được khỏa lấp và những hành động cần thiết để đối phó với những thách thức của biến đổi khí hậu”.

Theo các nhà khoa học, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên Himalaya có thể gây tàn phá nặng nề do khu vực này là nguồn cung lương thực và năng lượng cho 1,3 tỉ người sống ở các lưu vực sông hạ du.


http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Moi-truong/468009/Song-bang-Himalaya-tan-de-doa-hang-trieu-nguoi.html

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Biến Đổi Khí Hậu: Nhiệt độ thế giới chạm ngưỡng gây biến đổi trái đất - Earth's temperature increases (Úy Thương)

The Earth's temperature has been steadily increasing and may cause irreversible changes to our planet. High time to pray and reap good karma!

Nhiệt độ thế giới chạm ngưỡng gây biến đổi trái đất
Tác giả: Úy Thương (VTV.VN)


Tổ chức Khí tượng thế giới đã công bố bản báo cáo cho thấy, nhiệt độ thế giới vẫn đang gia tăng một cách đều đặn và sắp chạm ngưỡng có thể gây ra những biến đổi to lớn không thể đảo ngược đối với trái đất.

Trong bản báo cáo thường niên được công bố ngày 29/11, tổ chức Khí tượng thế giới cho biết, năm 2011 tiếp tục là một trong những năm nóng nhất trong lịch sử. Nhiệt độ trung bình trong năm 2011 đứng thứ 10 trong số những năm nóng nhất, kể từ khi có số liệu thống kê về nhiệt độ toàn cầu từ năm 1850. Tổ chức Khí tượng thế giới cũng cho biết, 13 năm nóng nhất đều diễn ra trong vòng 15 năm trở lại đây.

Ông Jeremiah Lengoasa, Phó Giám đốc tổ chức Khí tượng thế giới cho biết: "Các bằng chứng khoa học đã rõ ràng và chứng minh một cách chắc chắn rằng, thế giới đang nóng lên. Sự nóng lên này chủ yếu được gây ra bởi các hành động của con người".

Các chuyên gia khí tượng cảnh báo, tình trạng ấm lên của trái đất sẽ ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới an ninh lương thực tại châu Phi.

Ông Jeremiah Lengoasa cho biết thêm: "Châu Phi chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng từ sự biến đổi khí hậu, chắc chắn khả năng đảm bảo an ninh lương thực sẽ bị tác động. Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc đã chỉ ra có gần 8 triệu người thiếu đói cần sự trợ giúp ở vùng Tây Phi trong thời gian gần đây".

Tổ chức Khí tượng thế giới cũng cảnh báo, nhiệt độ toàn cầu đang tiến dần tới ngưỡng có thể gây ra những thay đổi to lớn và không thể đảo ngược đối với trái đất nên thế giới cần hành động khẩn cấp nếu muốn ngăn chặn tiến trình này.

Bản báo cáo của Tổ chức Khí tượng thế giới được công bố vào thời điểm các nhà lãnh đạo thế giới vẫn đang bế tắc trong việc đạt được một hiệp định chống biến đổi khí hậu, thay thế cho nghị định thư Kyoto sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2012.
 

http://vtv.vn/Article/Get/Nhiet-do-the-gioi-khong-co-dau-hieu-giam-5b9b00ca66.html

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Biến Đổi Khí Hậu: Thái Lan tính chuyện dời đô - Thai lawmakers submit motion on moving capital

Thai lawmakers submit motion on moving capital
Agence France-Presse: Lawmakers from Thailand's ruling political party submitted a parliamentary motion on Tuesday [November 15, 2011] to begin discussions over possibly shifting the capital city to prevent future flooding chaos. 

Experts have said Bangkok, which is built on swampland, is slowly sinking and the floods currently besieging the city of 12 million people could be merely a foretaste of a grim future, as climate change makes its impact felt.

Thái Lan tính chuyện dời đô
Minh Quang (Văn phòng Bangkok)

(TNO) - Chính phủ do đảng Puea Thai cầm quyền tại Thái Lan cho biết sẽ trình Quốc hội xem xét việc dời thủ đô ra khỏi Bangkok vì lo ngại lũ lớn trong tương lai.

Chính phủ cho rằng vị trí địa lý của Bangkok không còn thuận lợi để đặt thủ đô. Thành phố này đang bị đe dọa do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học nói rằng Bangkok đang bị “chìm” và không mấy chốc sẽ thấp hơn mực nước biển. Lũ lụt sẽ thường xuyên hơn ở thủ đô và tổn thất sẽ nặng hơn. Nguy cơ động đất, sóng thần cũng rất cao. Nakhon Noyok và Phetchaburi là 2 tỉnh ở phía bắc Bangkok được cho là có vị trí thuận lợi và an toàn để lập đô.

Trong một diễn biến khác, nhân sinh nhật lần thứ 84 của Quốc vương Bhumibol Adulyadej vào tháng 12 tới, nội các Thái Lan đã thông qua một sắc lệnh liên quan đến việc ân xá cho 26.000 tù nhân trên 60 tuổi và có án 3 năm tù giam.


http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111117/thai-lan-tinh-chuyen-doi-do.aspx

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Biến Đổi Khí Hậu: “Việt Nam có tiếng nói quan trọng trong COP 17 sắp tới” - Việt Nam's important voice in COP 17

COP 17 in Durban, South Africa is coming up on November 28, 2011. Việt Nam will have an important voice during this climate change conference by the United Nations.
From an AFP's article:  

"What we are seeing is there are more floods, more extreme weather events, higher temperature, more variable rainfalls and we believe that is caused by climate change. And we should expect this to increase, sadly," Andrew Steer, the World Bank's special envoy for climate change, told reporters in the Vietnamese capital Hà Nội. 

...The United Nations says climate change, fuelled by hydrocarbon-based energy systems, is the world's most pressing environmental issue.


To read more, please click here.

Đặc phái viên WB về BĐKH:
“Việt Nam có tiếng nói quan trọng trong COP 17 sắp tới”

HỒNG VÂN (ghi) 

NDĐT – Đó là khẳng định của ông Andrew Steer, Đặc phái viên đặc biệt của Ngân hàng Thế giới về Biến đổi khí hậu (BĐKH), vừa có chuyến thăm Việt Nam để thảo luận với Chính phủ về Hội nghị lần thứ 17 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP17) sắp tới sẽ diễn ra ở Durban, Nam Phi.

Vòng tiếp theo của cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ diễn ra tại Durban, Nam Phi từ ngày 28-11 đến 9-12. Trong hai ngày ở thăm Việt Nam 9 và 10-11, ông Steer đã truyền tải đến Chính phủ nhiều thông điệp về sự quan trọng của hội nghị này cũng như những gợi ý về vai trò hợp tác xây dựng của Việt Nam trong diễn đàn toàn cầu này. Ông lưu ý rằng đã có những bài học quan trọng từ Việt Nam trong cả vấn đề thích ứng và giảm nhẹ. Và điều quan trọng là cần đưa những chương trình hành động ở các nước trên thế giới thành những chương trình đàm phán trong những cuộc hội đàm ở Durban.

Sau đây là cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của ông trước khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam lần này.

- Thưa ông, Ngân hàng thế giới (WB) đã có những hoạt động nào để giúp đỡ Việt Nam trong việc ứng phó với BĐKH?

- Việt Nam đang chịu ảnh hưởng khá nặng nề bởi BĐKH, và WB đang điều chỉnh những chương trình của mình trên cơ sở cân nhắc đến yếu tố BĐKH. Thí dụ chúng tôi có những chương trình như giao thông, phát triển đô thị..., tất cả những chương trình này đều được chúng tôi điều chỉnh trên cơ sở cân nhắc khí hậu vẫn đang biến đổi. Ngoài ra, chúng tôi có những chương trình mục tiêu để nhằm ứng phó với BĐKH, như hỗ trợ cho Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh... vì BĐKH khiến mực nước biển tăng và ngập lụt sẽ xảy ra một cách thường xuyên hơn. Chúng tôi cũng đang chuyển sang làm những hoạt động liên quan đến quản lý rủi ro về thiên tai, vì chúng ta thấy rằng kèm theo BĐKH còn có nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra và ngày càng trở nên phổ biến hơn như lũ lụt. Chúng tôi đang hỗ trợ Việt Nam trong những lĩnh vực như khí tượng thủy văn, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, xây dựng mức độ sẵn sàng dựa vào cộng đồng ... để giúp Việt Nam ứng phó, chống chịu tốt hơn với BĐKH.

- Hội nghị COP 17 đang sắp diễn ra tại Durban, xin ông cho biết những vấn đề quan trọng của Hội nghị lần này? Và WB đã giúp Việt Nam chuẩn bị cho việc tham gia COP 17 như thế nào?

- Việt Nam đương nhiên sẽ đến dự Hội nghị COP 17 và WB đang hỗ trợ rất nhiều cho Việt Nam tham gia hội nghị này. Điều quan trọng là tại Hội nghị này, các nước phải đạt được những tiến bộ về những vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nước trên thế giới vẫn còn chưa đi đúng hướng. Năm ngoái, tất cả các nước đã thống nhất với nhau rằng chúng ta phải đạt được mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ dưới 2oC, nhưng chúng ta không làm được. Mức tăng nhiệt độ hiện nay vẫn ở 3-5oC, và như thế nước biển sẽ tăng lên 1m, gây khó khăn cho nông nghiệp, thiên tai sẽ xảy ra trở nên phổ biến hơn, sâu bệnh nhiều hơn, và kèm theo là những hiện tượng thảm họa thiên nhiên khác. Tất cả những cái này sẽ ảnh hưởng xấu đến Việt Nam và các nước trên thế giới. Câu hỏi hiện nay là thế giới có đang làm những việc cần phải làm để ứng phó với BĐKH hay không, thì câu trả lời bây giờ là không. Hội nghị COP 17 tại Durban sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi ấy.

Ngoài ra, Hội nghị lần này còn bàn về việc thành lập Quỹ Xanh, quỹ này sẽ giúp cho những nước như Việt Nam trong việc tìm nguồn tài chính hỗ trợ ứng phó BĐKH. COP 17 còn đề cập đến việc thành lập một trung tâm công nghệ mà Việt Nam có vị thế tự nhiên để có thể trở thành nước chủ nhà của Trung tâm công nghệ của khu vực, Trung tâm này nhằm mang lại công nghệ cho các nước đang phát triển.

Một vấn đề nữa là hội nghị này sẽ đề cập đến vấn đề nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH. Lâu nay chúng ta chưa bàn đầy đủ đến vấn đề này. Chúng ta thấy rằng nông dân bị ảnh hưởng bởi BĐKH, nhưng tất nhiên chính họ cũng hỗ trợ cho quá trình chung để ứng phó với BĐKH, vì nông nghiệp cũng là một ngành tạo ra tới 20% tổng lượng phát thải.

Việt Nam hiện nay đã có chiến lược quốc gia về ứng phó với BĐKH. Tôi đã trao đổi với lãnh đạo Chính phủ Việt Nam rằng, tất nhiên, trong quá trình đàm phán tại COP 17 sẽ gặp khó khăn nhưng Việt Nam sẽ phải cố gắng để đạt được những lợi ích bằng nhiều biện pháp khác nhau.

- Theo ông, tiếng nói của Việt Nam sẽ có ảnh hưởng như thế nào tại COP 17?

- Việt Nam là một nước có uy tín tại diễn đàn này, và các nước cũng lắng nghe Việt Nam. Trong đàm phán Việt Nam nên liên kết với các nước khác. Thí dụ, nếu Việt Nam muốn đạt được những chương trình ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp thì cũng phải tham gia vào các liên minh, vì như thế sẽ dễ dàng đàm phán để đạt được những mục tiêu của mình. Tại Durban, Việt Nam cũng sẽ phải xem xét những vấn đề hội nghị bàn thảo và nỗ lực đưa ra những giải pháp về công nghệ và tìm kiếm những nguồn tài chính để giúp các bạn có thể thực hiện những hoạt động ứng phó với BĐKH. Chúng tôi tin rằng đoàn Việt Nam là những nhà đàm phán rất giỏi.

- Ông đánh giá như thế nào về chiến lược ứng phó với BĐKH của Việt Nam?

- Chúng ta thấy rằng những hoạt động như thích ứng, giảm thiểu rất quan trọng với Việt Nam, và các bạn đã có chiến lược quốc gia ứng phó với BĐKH. Vì Việt Nam sẽ ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH nên chiến lược này đã được cân nhắc rất kỹ, và chúng ta có thể nói rằng Việt Nam là một phần của giải pháp giúp cho cả thế giới ứng phó với BĐKH.

- Để thích ứng với BĐKH, nhiều nước trên thế giới đã theo xu hướng tăng trưởng xanh. Theo ông, tăng trưởng xanh là gì và làm thế nào để Việt Nam thúc đẩy được tăng trưởng xanh? WB có hỗ trợ gì cho Việt Nam trong việc tăng trưởng xanh?

- Về cơ bản, tăng trưởng xanh là làm mọi thứ với hiệu quả cao hơn, tức là những công việc chúng ta đang thực hiện sẽ không phải sử dụng quá nhiều nguồn lực, quá nhiều năng lượng và quá gây ô nhiễm. Tăng trưởng xanh cũng giống như giải pháp “được cả đôi đường”, vì nếu như chúng ta bảo đảm hiệu quả năng lượng thì nó cũng sẽ tiết kiệm kinh phí.

WB đang có một quỹ mang tên Quỹ Công nghệ xanh, đây là nguồn tiền ở mức lãi suất bằng 0 và tổng trị giá 215 triệu USD, giúp Việt Nam đầu tư vào mạng lưới điện thông minh giúp điện di chuyển trong hệ thống hiệu quả, không xảy ra lãng phí, vì trong lưới điện thông thường rất nhiều nguồn điện bị lãng phí trong quá trình chuyển tải, phân phối. 


Một đặc điểm nữa là tăng trưởng xanh thì chúng ta cũng phải ít gây ô nhiễm hơn, phải sử dụng những công nghệ mới trong sản xuất, có những cách thức mới để xây dựng các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, tìm những cách làm mới trong nông nghiệp để ít gây ô nhiễm. Nói chung, tăng trưởng xanh là chúng ta phải làm mọi việc một cách hiệu quả. Nếu Chính phủ Việt Nam đưa ra được những chính sách hợp lý, thông minh, thì các bạn không chỉ tạo ra được môi trường ít ô nhiễm mà còn có nhiều việc làm cho người dân.

Trong những năm qua, Việt Nam đã là một trong những nước đi đầu trên thế giới về mặt tăng trưởng kinh tế, do vậy Việt Nam cũng có thể đi đầu trong lĩnh vực tăng trưởng xanh. Năm nay Việt Nam đã xuất khẩu 95 tỷ USD, so với trước đây, lần đầu tiên tôi đến Việt Nam, các bạn mới chỉ xuất khẩu 20 tỷ USD/năm thôi. Việt Nam đã tăng trưởng rất mạnh, và hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm để sản xuất ra những công nghệ xanh và xuất khẩu những sản phẩm xanh. Trung Quốc cũng đang đi theo hướng này. Chính phủ Việt Nam cũng rất sáng suốt khi đi theo con đường tăng trưởng xanh, tuy nhiên con đường này rất khó khăn, nhưng thế giới sẽ có những hỗ trợ và Việt Nam sẽ thành công.

Tháng 1 tới, WB sẽ đưa ra một báo cáo công phu về tăng trưởng xanh, trong đó sẽ nói đến định hướng phát triển đến năm 2020. Chúng tôi cũng mời Việt Nam tham gia diễn đàn tăng trưởng xanh, vì đến bây giờ, tất cả chúng ta cũng vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa làm vừa học hỏi từ nhau.

- Xin cảm ơn ông!


http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/khoa-hoc/khoa-h-c/vi-t-nam-co-ti-ng-noi-quan-tr-ng-trong-cop-17-s-p-t-i-1.320841#33Tml1HHdsxT

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Biến Đổi Khí Hậu: Khí thải toàn cầu tăng đột biến - Global CO2 output jumped

From Los Angeles Times (AP): The global output of heat-trapping carbon dioxide jumped last year by the biggest amount on record, the U.S. Department of Energy calculated, a sign of how feeble the world's efforts are at slowing man-made global warming. The new figures for 2010 mean that levels of greenhouse gases are higher than the worst-case scenario outlined by climate experts just four years ago."
To read more, please click here.

Khí thải toàn cầu tăng đột biến
THẢO NGUYÊN (Theo AP)

NDĐT - Theo tính toán của Bộ Năng lượng Mỹ, tổng lượng khí carbon dioxide trên toàn cầu, thủ phạm chính gây ra hiện tượng ấm lên của Trái đất, đã gia tăng với mức độ kỷ lục.

Những con số tính toán mới về lượng khí nhà kính năm 2010 đã cho thấy lượng khí nhà kính cao hơn nhiều so với mức dự báo cao nhất mà các chuyên gia về khí hậu đã đưa ra bốn năm trước đây. Ông John Reilly, một nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nói: “Chúng ta càng nói nhiều về nhu cầu kiểm soát hiệu ứng khí nhà kính thì nó lại càng gia tăng nhiều hơn”.

So với năm 2009, số lượng khí nhà kính được thải vào không khí trên toàn thế giới năm 2010 đã tăng thêm 564 triệu tấn. Trong đó, có ba quốc gia thải ra một lượng khí gây ô nhiễm nhiều hơn hẳn so với các nước còn lại là Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ. Trong đó, mức gia tăng lượng khí thải của hai nước Trung Quốc và Mỹ đã chiếm hơn một nửa tổng mức khí thải toàn cầu gia tăng trong năm ngoái.

Theo ông Tom Boden, một quan chức của của Bộ Năng lượng Mỹ, năm 2010, toàn thế giới sản xuất được hồi phục, người dân đi du lịch nhiều hơn và thúc đẩy lượng tiêu thụ của các loại nhiên liệu hóa thạch, nhân tố chính đóng góp cho sự biến đổi khí hậu. Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước sử dụng một lượng than khổng lồ. Mà lượng khí tỏa ra từ việc đốt than chính lại là nguồn khí thải lớn nhất trên toàn thế giới và đã tăng gần 8% trong năm 2010.

Ông Reilly nói: “Tăng trưởng kinh tế tại các nước nghèo đã giúp cải thiện cuộc sống của người dân. Nhưng khi kinh tế tăng trưởng, kết hợp với sự phụ thuộc vào than đá ngày một gia tăng cũng đang đẩy thế giới vào tình trạng nguy hiểm”.

Năm 2007, khi Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) công bố bản báo cáo của họ về hiện tượng ấm lên trên toàn cầu, họ đã đưa ra nhiều kịch bản khác nhau về sự ô nhiễm khí carbon dioxide và nói rằng tốc độ ấm lên trên toàn cầu có thể tùy thuộc vào tốc độ gia tăng khí ô nhiễm. Tuy nhiên, những số liệu mới nhất mà các nhà khoa học thu thập được cho thấy lượng khí nhà kính thải ra trên toàn thế giới cao hơn nhiều so với những dự báo tồi tệ nhất mà ủy ban khí hậu đưa ra.

Ông Reilly cho biết, mặc dù những người nghi ngờ về hiện tượng ấm lên trên toàn cầu thường chỉ trích Ủy ban Biến đổi khí hậu là đã quá bi quan, thì ngược lại các nhà khoa học lại cho rằng những dự báo này là quá thận trọng. Ông nói rằng trường đại học của ông đã khảo sát các kịch bản về sự gia tăng khí thải này, độ chính xác của nó và điều gì có thể xảy ra. Và kết quả là kịch bản tồi tệ nhất của IPCC đưa ra cũng chỉ tương đương với kịch bản ở mức trung bình mà MIT đã tính toán.

Còn ông Chris Field thuộc trường ĐH Stanford, người đứng đầu một trong các nhóm làm việc của IPCC, nói rằng các kịch bản về sự gia tăng khí thải của Ủy ban này được được đưa ra để áp dụng cho những thay đổi dài hạn và không chính xác lắm trong khoảng thời gian ngắn hạn. Ông nói rằng tranh cãi giữa các nhà khoa học hiện nay chỉ là mức độ ô nhiễm trong tương lai sẽ đúng như theo kịch bản tồi tệ nhất của IPCC hay sẽ là “một cái gì đó tồi tệ hơn”.

Tuy nhiên, ông Reilly và nhà khoa học về khí hậu Andrew Weaver tại trường ĐH Victoria lại phát hiện được một số điểm thú vị trong các con số về lượng khí thải gần đây. Những quốc gia phát triển đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto năm 1997 về hạn chế lượng khí nhà kính đã giảm tổng lượng khí thải của họ và đã đạt được mục tiêu cắt giảm lượng khí thải xuống 8% so với tổng mức năm 1990.


Ông cho biết, năm 1990, các quốc gia phát triển sản xuất ra khoảng 60% lượng khí nhà kính trên toàn thế giới. Còn hiện nay, con số này chỉ còn chưa đầy 50%.

http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/khoa-hoc/khoa-h-c/khi-th-i-toan-c-u-t-ng-t-bi-n-1.319634#CSbs19G842ZT

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Biến Đổi Khí Hậu: Cảnh báo nguy cơ thiên tai tăng mạnh - More extreme weather in future (Nhân Dân)

Excerpt from an article on Huffington Post: A new IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change) report obtained by the Associated Press emphasizes that extreme weather events are "a noticeable aspect of climate change" and states that there is a 2 in 3 probability that man-made greenhouse gases have exacerbated recent extreme weather events. The report also states that climate scientists are 99% certain that there will be more extreme heat than cold, and the main concern associated with that is increased precipitation in the form of heavy rainstorms, since evaporation increases in a warmer atmosphere, which will hold more moisture.

Cảnh báo nguy cơ thiên tai tăng mạnh
Cập nhật lúc 02:49, Thứ năm, 03/11/2011 (GMT+7)

(Nhân Dân) - Theo các nguồn tin nước ngoài, Ủy ban liên chính phủ của LHQ về biến đổi khí hậu (IPCC) khẳng định, biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm tăng cường độ và tần số các thảm họa thiên nhiên như cháy rừng, lũ lụt, lốc xoáy... Các chuyên gia cảnh báo thời tiết thế giới sẽ diễn biến nguy hiểm trong các thập kỷ tới.

Dự báo, nguy cơ xảy ra mưa lớn và bão tuyết có thể tăng nhanh cả về tần số và cường độ ở nhiều khu vực, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và vĩ độ cao. Trong khi đó, hạn hán có thể hoành hành dữ dội ở các khu vực khác như Ðịa Trung Hải, Trung Âu, Bắc Mỹ, đông-bắc Bra-xin và miền nam châu Phi.

Theo các phương tiện truyền thông của Mỹ, ba triệu người ở bờ biển phía đông nước Mỹ hiện phải đối mặt nguy cơ không có điện, sau khi TP New York bị đợt bão tuyết hoành hành tại nhiều bang từ cuối tháng 10 đến nay. Chính quyền các bang New Jersey, Connecticut, Massachusetts phải ban bố tình trạng khẩn cấp khi tuyết phủ dày chưa từng thấy ở nhiều nơi. Bão tuyết ở Mỹ làm ít nhất năm người chết và 16 người bị thương, hơn một nghìn chuyến bay bị hủy bỏ.


http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/quocte/tinchung/c-nh-bao-nguy-c-thien-tai-t-ng-m-nh-1.319334#NOi48T1MR3zr

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Biến Đổi Khí Hậu: Việt Nam đang nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu - Climate change in Việt Nam (L. H.)

Việt Nam is one of the nations most heavily affected by climate change. Rising sea level, in particular, increases risks of major floods along coastal towns and saltwater intrusion in the Mekong Delta.
bien doi khi hau

One of the solutions to climate change is to reduce greenhouse gas emissions. By adopting a vegan diet, we cut a lot of gas from raising cattle. We also keep animal manure out of the streams and rivers, thus avoiding pollution. The environment is cleaner, greener, and fresher with organic vegetable farms, instead of filthy and crowded livestock farms.

Wise, ancient Asian strategists always looked at the root of the problem. Climate change is a major issue that warrants a smart and decisive action by every Earth citizen - if we don't want to get burnt (or drowned) all together soon.

Việt Nam đang nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu
L. H.

(HNMO) – Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là vấn đề nước biển dâng do nhiều thành phố, cơ sở hạ tầng chính và khu công nghiệp nằm dọc ven biển. Một báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) năm 2009 cho thấy hơn 77% dân số quốc gia sống trong phạm vi 100 km từ bờ biển, có nghĩa là, hàng triệu người dân Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu trong vài thập kỷ tới.

“Nước biển dâng tạo ra nguy cơ ngập lụt và hiện tượng xâm mặn, gây áp lực lên vấn đề di cư, đặc biệt là dòng người từ nông thôn lên thành thị. Ở đồng bằng sông Cửu Long, nước biển dâng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa gạo, tác động tiêu cực đến thị trường trong nước và quốc tế, gây khó khăn đối với nhóm người nghèo và những người dễ bị tổn thương khác trong sản xuất, và đời sống sinh hoạt”, ông Nguyễn Quang, Giám đốc Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhận định.

Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm những vấn đề mà các đô thị đang phải đối mặt từ việc cung cấp nhà ở, cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị, đến giảm thiểu đói nghèo, dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo đảm an ninh lương thực.

Ðể chuẩn bị cho việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở đô thị có hiệu quả hơn, Việt Nam đang xây dựng thực hiện các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ở các cấp. Ở cấp quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Các bộ ban ngành hiện đang chỉ đạo việc lồng ghép vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu vào các kế hoạch và chiến lược ngành.

Theo đó, trong lĩnh vực quản lý đô thị, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn việc lồng ghép vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu phát thải khí nhà kính vào quy hoạch đô thị. Các chính quyền đô thị cấp địa phương hiện cũng đang xây dựng chương trình hành động gắn kết giữa ứng phó với biến đổi khí hậu và nhu cầu về phát triển đô thị trong tương lai. Việc mở rộng phạm vi tham gia của toàn dân, phối hợp giữa chính quyền với cộng đồng và khu vực tư nhân trong đánh giá mức độ tổn thương và khả năng thích ứng trong xây dựng quy hoạch - kế hoạch hành động cụ thể là rất cần thiết.

“Mỗi năm vào ngày Định cư Thế giới, ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 10, chủ đề đô thị hóa được thế giới nhắc đến với sự quan tâm đặc biệt. Năm nay, chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của các thành phố tới biến đổi khí hậu và ngược lại, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các thành phố, và việc các thành phố phải làm gì để ứng phó với thách thức này”, ông Joan Clos , Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Tổng Giám đốc Điều hành của UN-HABITAT tuyên bố trong thông điệp nhân ngày Định cư Thế giới 2011.

Đến cuối tháng 10/2011, dân số thế giới sẽ tăng lên 7 tỷ người, hơn một nửa sống ở khu vực đô thị. Theo dự báo, tỷ lệ này sẽ tăng lên hai phần ba sau một thế hệ nữa. Một trong những thách thức lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là làm thế nào quản lý được quá trình đô thị hóa một cách hiệu quả.

Theo Báo cáo về Định cư Con người năm 2011 của UN-HABITAT chủ đề: “Thành phố và Biến đổi Khí hậu”, đến năm 2050 sẽ có 200 triệu người trên thế giới phải di dời do nguyên nhân biến đổi khí hậu. Rất nhiều người trong số họ bị mất nhà do nước biển dâng và sự gia tăng tần suất của lũ lụt và hạn hán.

“Nỗ lực của địa phương đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự thành công ứng phó với biến đổi khí hậu, tuy nhiên họ cần sự hỗ trợ từ quốc tế. Chúng ta đã thấy kết quả khả quan của việc thành lập Quỹ Ứng phó với Biến đổi khí hậu và những kế hoạch hành động được thông qua để giảm thiểu khí phát thải từ phá rừng và đốt rừng. Tất cả các quốc gia đã đồng ý với mục tiêu ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2 độ C và có trách nhiệm quốc tế trong việc giảm thiểu khí nhà kính. Trong Ngày Định cư Thế giới, hãy để chúng tôi một lần nữa khẳng định quyết tâm hành động vì một tương lai bền vững, và tập trung nhiều hơn để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cho đô thị của chúng ta bây giờ và tương lai ” Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Ki-moon đã nhấn mạnh trong thông điệp của Liên Hợp Quốc gửi toàn thế giới nhân ngày Định cư Thế giới 2011.