Blogger templates

Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền Thống Ăn Chay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền Thống Ăn Chay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Truyền Thống Ăn Chay: Thành phố ăn chay

Huế, central Việt Nam, is renowned as a veg-friendly city.

Thành phố ăn chay
Bài & ảnh: Vũ Hào

Không kém ẩm thực cung đình Nguyễn, món chay ở Huế thật sự hấp dẫn về hình thức, thanh đạm mà vẫn tốt cho sức khỏe, lại rẻ. Những đầu bếp nổi tiếng ở chùa Huế cho biết nấu cỗ chay tốn công, mất thời gian gấp đôi cỗ mặn...

Huế có nhiều chùa chiền do đó có nhiều người ăn chay. Người ăn chay suốt năm là ăn "chay trường". Người thì chỉ ăn kiểu đó bốn ngày trong tháng âm lịch (ba mươi, mồng một, mười bốn, rằm). Lại có những người không đi chùa, nhưng vẫn ăn chay.

Từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu đến Huế, hoàng tộc đã ăn chay. Tại đàn Nam Giao hiện còn một khu nhà đồ sộ tên là Trai cung để vua lên ở, ăn chay trước khi tế trời. Có thể nói "truyền thống" ăn chay trong gia đình người Huế rất phổ biến.

Khách thăm Huế có thể thưởng thức món chay ở khắp mọi nơi. Đơn giản nhất là vào chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu, với vài trăm nghìn dắt túi, cũng có thể thưởng thức đủ món chay "giả mặn"- hình thức giống món mặn.

Mà đâu chỉ nhà hàng hay chợ thành phố, trong một ngôi chợ quê thường thường, chỉ là một sạp hàng nhỏ, vẫn có ít nhất 30 đến 50 món chay, chế biến từ rau củ quả, đậu phụ, mì căng. Rồi bánh chưng, bánh tét, bánh canh, bún, phở, bánh bèo, nậm, lọc bán rong trên đường phố, những ngày rằm hay mồng một, cũng làm kiểu chay. Tại Huế, những ngày ăn chay trong tháng, hầu hết các hàng cơm hến, bánh canh cá tràu đều nghỉ bán. Họ không sát sinh con hến, cá tràu những ngày này.

Vùng phụ cận phía tây Huế, mệnh danh là phố "chùa chiền", dọc theo đường Phan Bội Châu, Điện Biên Phủ, Thủy Xuân, cứ vài bước chân du khách sẽ thấy một hàng cơm chay. Hàng chục món được bán theo kiểu buffet để khách chọn, giá bình dân. Cuộc sống bận rộn khiến nhiều cư dân đô thị không còn thời gian để thưởng thức bữa cơm chay trong gia đình, hay chẳng thể rảnh tay trổ tài nấu nướng. Thì đây, những dịch vụ giúp con người thảnh thơi...

Những đầu bếp nổi tiếng ở chùa Huế cho biết nấu cỗ chay tốn công, mất thời gian gấp đôi cỗ mặn. Bữa tiệc chay ngập tràn màu sắc rực rỡ, nhưng không hề có mùi cá thịt.

Nào chả lụa bằng quả chuối mật nấu chín, bóc vỏ, giã nhỏ với gia vị, bột thính, xong trộn đều với bí đao thái hột lựu, gói lá chuối đem hấp. Nào thịt gà xé phay là bột mì đã loại bỏ tinh bột, bóp tiêu muối, rau răm. Miếng chả quế cắn ra mới biết là khuôn đậu, trên mặt phết phẩm màu đem hấp. Sườn rán là khoai lang, vỏ đậu xanh bọc ngoài, chiên vàng. Con cá tràu da khía trông như thật được làm từ quả chuối xanh tẩm gia vị. Đĩa chả ram chỉ là nấm, miến tàu, gói bánh đa nem. Vào tay người nấu chay giỏi, quả mít non cũng thành thịt gà bóp tiêu muối, rau răm y như thật…

Đi trên đường phố đông khách du lịch ở bờ nam sông Hương như Phạm Ngũ Lão, Đội Cung, Bà Triệu, Nguyễn Công Trứ sẽ gặp các tiệm bán thức ăn chay, bài trí thanh nhã, tên lấy từ kinh Phật: Bồ Đề, Tịnh Tâm, An Lạc, Tịnh Bình… Dân nhậu không nên vào đây vì tiệm chay không bán bia rượu, thức uống chỉ có các loại nước ngọt, tiếp viên ăn mặc kín đáo, nói năng nhỏ nhẹ.

Chế biến tỉ mỉ, công phu nhưng thức ăn chay rẻ hơn mặn, trung bình khoảng 20.000 - 30.000 đồng một món. Những hàng chay sang trọng sử dụng nguyên liệu và gia vị của Đài Loan, Hong Kong, Singapore… giá đắt hơn, nhằm phục vụ cho khách du lịch nước ngoài.

Chiều xuống là lúc những phố ăn chay nhộn nhịp hẳn lên, tấp nập khách đến ăn tối. Có vẻ du khách nước ngoài đến Huế ngày càng thích ăn chay. Họ chọn những nhà hàng yên tĩnh, mọi người vui vẻ ăn uống nhưng không ồn ào.

http://vnexpress.net/gl/doi-song/am-thuc/2012/05/thanh-pho-an-chay/

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Truyền Thống Ăn Chay: Chùa đông nghịt người, quán chay "nghẹt thở" - It's a veg tradition

It's a tradition for many Vietnamese to be veg on the 15th of the first lunar month to express sincerity in their prayers. Veggie shops are very popular on this day.

Chùa đông nghịt người, quán chay "nghẹt thở"
Trung Kiên

(Dân trí) - Trưa 6/2, đúng ngày rằm tháng giêng, dòng người ùn ùn đổ về cách chùa tham gia buổi lễ chính ngày rằm đầu tiên của năm. Sau màn dâng hương lễ Phật cầu an, hầu hết mọi người đều chọn ăn chay để tỏ lòng thành.

Ghi nhận tại chùa Phổ Quang (đóng tại phường 2, quận Tân Bình, TPHCM), chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3), chùa Phước Viện (quận Bình Thạnh)… hàng ngàn Phật tử từ nhiều quận huyện trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận đổ về đây để cúng rằm đầu tiên trong năm, cầu cho bản thân và gia đình một năm bình an, có nhiều sức khỏe, thuận lợi trong công việc.

Bên cạnh đó, các Phật tử còn thể hiện lòng thành bằng việc công đức, ăn chay. Chính vì vậy, hầu hết các điểm bán đồ chay đều “cháy hàng”. Tại chùa Phổ Quang, dịch vụ ban phát cơm chay cho các Phật tử đến lễ chùa diễn ra khá tấp nập. Ai cũng cố xin cho mình được một suất cơm chay tại chùa. Những người không thể chen chân thì chọn giải pháp mua bánh mì chay ở ngay cổng chùa.

Các điểm bán cơm chay, đồ ăn chay trên địa bàn thành phố đều rất đông khách. Lượng thức ăn được chuẩn bị gấp đôi so với ngày thường song vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu.

Một trong những điểm bán đồ chay tấp nập nhất là quán Thuyền Viên (đường Nguyễn Văn Đậu, phường 6, quận Bình Thạnh, TPHCM). Suốt từ sáng quán luôn đông nghẹt khách. Nhiều người đến mua mang về phải đứng chờ khá lâu, nhiều thực khách không thể tìm chỗ gửi xe phải đứng tràn xuống lòng đường.

Theo một nhân viên phục vụ tại quán Thuyền Viên, dù quán này đã chuẩn bị hơn 50 món ăn chay khác nhau nhưng chỉ sau hơn một giờ mở cửa, nhiều món đã “cháy hàng”.

Anh Đỗ Minh Quốc (34 tuổi, ngụ Gò Vấp) cho biết, thường ngày do đặc thù công việc nặng nhọc nên anh không thể thường xuyên ăn chay. Nhưng cứ vào ngày rằm tháng giêng anh lại cùng người thân trong gia đình đi chùa và ăn chay cả ngày để mong muốn một năm lao động mới có nhiều sức khỏe và may mắn.

http://dantri.com.vn/c20/s20-562766/chua-dong-nghit-nguoi-quan-chay-nghet-tho.htm

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Truyền Thống Ăn Chay: Ăn chay cho nghi lễ: Người Tây Tạng lưu vong - Go vegan for ritual: Tibetan exiles

(For full English news, please scroll down)

Ăn chay cho nghi lễ: Người Tây Tạng lưu vong
Ngày 30 tháng 10, 2011
Nguồn: IANS (Indo-Asian News Service)
Chuyển ngữ: VietNamAnChay.com

(IANS) Dharamsala: Trung ương Hành chính Tây Tạng, trụ sở tại Himachal Pradesh, hôm chủ nhật này (30/10/2011) đã kêu gọi tín đồ Phật giáo Tây Tạng hãy ăn chay và ngưng giết thú vật cho một buổi lễ được tổ chức tại Bihar.

Ngài Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp hội Thời Luân tại Bồ Đề Đạo Tràng từ ngày 31 tháng 12, 2011 đến 10 tháng 1, 2012.

Thư ký Bộ Tôn giáo và Văn hóa Trung ương Hành chính Tây Tạng Ngawang Choedak cho biết:  “Toàn thể tham dự viên Pháp hội Thời Luân kỳ thứ 32 tại Bồ Đề Đạo Tràng đều được yêu cầu tránh thức ăn mặn và các sản phẩm thịt trong suốt thời gian đại lễ. Nỗ lực này hầu giúp buổi lễ hoàn toàn thuần chay và không sát sinh."

Choedak cho biết những vị lạt ma cao cấp trong 4 hệ phái Phật giáo Tây Tạng, cũng như hàng ngàn tăng ni và Phật tử từ khắp nơi trên thế giới sẽ tham dự buổi lễ: "Đây là một buổi họp rất thiêng liêng tại một nơi thiêng liêng cho một mục đích thiêng liêng."

Thông điệp từ văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi ban tổ chức buổi lễ cho biết Ngài đã đồng ý dự, thể theo lời yêu cầu của vị thủ hiến quá cố Dorjee Khandu.

Ban tổ chức cho biết Pháp hội Thời Luân được thực hiện cho hòa bình thế giới và sự phát triển tốt đẹp của Phật giáo Tây Tạng. Nghi lễ cổ xưa này nhắc đến ý nghĩa của luân xa (bánh xe) thời gian.

Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều người ủng hộ Ngài đã rời Tây Tạng và tỵ nạn ở Ấn Quốc khi quân đội Trung Quốc chiếm đóng thủ đô Lhasa vào năm 1959. Hiện nay, Ấn Quốc là quê hương của khoảng 100.000 người Tây Tạng.

http://hillpost.in/2011/10/30/go-vegan-for-ritual-tibetan-exiles/33596/news-2/hp_news_network

Go vegan for ritual: Tibetan exiles
October 30, 2011

(IANS) Dharamsala : The Central Tibetan Administration (CTA) based in this Himachal Pradesh town Sunday appealed to the followers of Tibetan Buddhism to go vegetarian and stop animal slaughtering for a ceremony to be held in Bihar.

The Dalai Lama will head the Kalachakra ceremony in the sacred Buddhist site of Bodh Gaya Dec 31-Jan 10.


“All those attending the 32nd Kalachakra at Bodh Gaya are requested to refrain from consuming non-vegetarian food and meat products during the entire duration of the event,” CTA’s department of religion and culture secretary Ngawang Choedak said.

“It is an effort to make the ceremony purely vegetarian and slaughter free,” he added.

Choedak said high reincarnated lamas of the four sects of Tibetan Buddhism as well as thousands of monks and followers of Buddhism from all over the world would attend the ceremony.


“It’s a very sacred gathering at a sacred place for a sacred purpose,” he said.

A communication from the Dalai Lama’s office to the ceremony organisers said the Nobel laureate has agreed to participate as requested by the late Arunachal Pradesh chief minister Dorjee Khandu before his death in a helicopter crash in April.

Ceremony organisers said the Kalachakra is held for world peace and for the smooth flourish of Tibetan Buddhism. The ancient ritual refers to the wheel of time.

The Dalai Lama, along with many of his supporters, fled Tibet and took refuge in India when Chinese troops moved in and took control of Lhasa in 1959. Currently, India is home to around 100,000 Tibetans.


http://hillpost.in/2011/10/30/go-vegan-for-ritual-tibetan-exiles/33596/news-2/hp_news_network