Blogger templates

Hiển thị các bài đăng có nhãn Người Trường Chay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Người Trường Chay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Người Trường Chay: Ông Năm Bửu

Ông Năm Bửu (trái) là người trường chay
Mr. Năm Bửu (born 1927) is a vegetarian. He plans to donate his body for science upon his passing.

Một tấm lòng quảng đại
Bài, ảnh: Hạnh Linh

(Đồng Khởi Điện Tử) - “Tôi tình nguyện hiến xác để sử dụng phần nào có ích sau khi tắt thở, cho y sinh làm tài liệu học tập. Trường Đại học Y dược TP. HCM được trọn quyền, thân tộc không ai khiếu nại. Tôi không quý và tiếc cái xác này, nên khỏi phải chôn cất theo lễ tục của bao đời”. Đó là lời nhắn nhủ chân thành của ông Năm Bửu. Một người đã tình nguyện hiến thi hài cho khoa học…

An nhiên với cuộc sống hiện tại

Vào sâu trong hẻm Thái Bình, thuộc phường 6, TP. Bến Tre, tôi tìm đến một ngôi nhà nhỏ trong dãy 5 căn nhà vốn là trại mộc cũ thuộc Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo Bến Tre. Ngôi nhà đơn sơ chỉ có một chiếc giường đơn, tủ chạn, vài vật dụng cá nhân và một chiếc bàn con để tài liệu, sách báo. Đó là không gian sinh hoạt của một ông lão gầy gò nhưng cứng cỏi và hồng hào.

Ông Năm Bửu tên thật là Võ Đại Bửu, sinh năm 1927, là người quê gốc ở Trà Vinh. Trải qua một cuộc đời nhiều thăng trầm, ông Năm từng làm qua rất nhiều nghề nghiệp như chụp hình, tài xế, y tế v.v… Ông còn là nhân viên của Phòng Trị sự của Báo Đồng Khởi vào những năm 1980. Sau nhiều năm gắn bó với thời cuộc, ông đã lui về sống tại khu nhà cũ thuộc Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo (TP. Bến Tre). Hiện nay, ông sống một mình, và nhờ vào mức trợ cấp dành cho người cao tuổi, neo đơn với số tiền là 180 nghìn đồng/tháng và sự giúp đỡ chút ít từ bạn bè và hàng xóm.

Là một người hiền lành, hiểu biết và vui vẻ, nên dù cuộc sống độc thân nhưng tình thương ông không hề thiếu thốn. Tình yêu thương ông dành cho mọi người luôn được đáp lại, nhiều người bạn của ông vốn từ lâu đã xem ông như người thân trong nhà. Luôn giữ sự cân bằng giữa nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thể chất, ông Năm có một thời gian biểu sinh hoạt rất cụ thể. Mỗi buổi sáng, ông có thói quen tập thể dục ở công viên bờ sông cùng bạn bè cao niên. Buổi tập thể dục này cũng được xem như là một điểm hẹn để ông và bạn bè cập nhật thông tin thời sự trong và ngoài nước. Bên cạnh rèn luyện thể chất, việc duy trì chế độ ăn chay trường với nếp lứt, rau xanh và sử dụng các loại thức ăn bình dân nhưng có lợi cho sức khỏe như sữa đậu nành, trái cam… đã giúp ông Năm có được một sức khỏe rất tốt. Dù cao tuổi, nhưng ông Năm vẫn dẻo dai, ít bệnh tật. Ông cũng thường đến sinh hoạt ở câu lạc bộ người cao tuổi hay đi đánh cờ tướng ở nhà bạn bè trong xóm. Ông còn quan tâm tìm đọc các loại sách báo và dành dụm tiền để sao chép những bài viết hay, bổ ích về sức khỏe tặng lại cho nhiều người. Đến nay, hàng ngày ông vẫn dành thời gian để đọc sách, viết bài, đi tìm cây lá thuốc nam cho những cơ sở bốc thuốc từ thiện, dù đôi mắt bớt tinh tường hơn trước.

Ông Sáu Lưu - một người bạn đánh cờ của ông Năm Bửu chia sẻ: “Chú Năm là một người rất đặc biệt. Chú tu thân để giữ một nếp sống vô ưu mà không phải ai cũng làm thế được. Chú chẳng khi nào để bụng chuyện gì…”

Với lối sống giản dị, an nhiên, ngày ngày người đàn ông trong bộ đồ bà ba trắng đã mòn, cùng chiếc xe đạp cọc cạch ấy vẫn đi khắp nơi mang đến niềm vui cho những người mà ông gặp. Càng tiếp xúc với ông, tôi càng cảm thấy mình trở nên nhỏ bé hơn. Không phải chỉ nhỏ bé hơn về tuổi đời, về vốn sống, về nghị lực mà còn cả về tấm lòng với tha nhân. Ông đã già, nhưng chưa khi nào ông thôi rèn luyện bản thân.

Tận hiến cho thế hệ tương lai

Vào tháng 12-1994, ông Năm Bửu đã quyết định hiến thi hài cho Trường Đại học Y dược TP. HCM. Thông qua lời di chúc, ông viết: “Tôi tình nguyện hiến xác để sử dụng bộ phận nào còn có ích sau khi tắt thở để cho y sinh làm tài liệu học tập. Trường Đại học Y dược được trọn quyền, thân tộc không ai khiếu nại. Tôi không quý và tiếc cái xác này, nên khỏi phải chôn cất theo lễ tục của bao đời”.

Đáp lại ý nguyện hiến thi hài cho khoa học của ông Năm Bửu, trường Đại học Y dược TP. HCM đã chấp thuận và gửi cho ông giấy chứng nhận cùng một bức thư cảm ơn: “Thưa ông. Chúng tôi đã nhận được di chúc tình nguyện hiến thân thể sau khi qua đời của ông. Nghĩa cử cao quý của ông làm chúng tôi vô cùng cảm động. Thay mặt cho các thầy cô và sinh viên Trường Đại học Y Dược TP. HCM, chúng tôi xin gửi đến ông lời cảm ơn chân thành và kính trọng sâu sắc”.

Trong bức thư ấy, Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Vạn Phước - Phó Hiệu trưởng (năm 2006) cũng đã chia sẻ: “Trong quá trình đào tạo để trở thành bác sĩ y khoa, sinh viên phải trải qua rất nhiều môn học quan trọng mà môn giải phẫu học là một trong những môn cơ sở của tất cả các môn y học khác. Để học tốt được môn này, điều quan trọng nhất, quyết định nhất là tiêu bản người thật… Các thế hệ sinh viên cứ đông dần theo yêu cầu đào tạo mỗi năm, còn tiêu bản người thật để phục vụ cho việc giảng dạy, thực tập và nghiên cứu khoa học lại vô cùng thiếu thốn. Hiện nay, sinh viên không đủ tiêu bản và xác để trực tiếp mổ và phẫu tích mà chỉ có thể kiến tập… Trường chúng tôi rất lo lắng cho sự học tập và nghiên cứu của sinh viên trong thời gian hiện tại cũng như cho nền Y học Việt Nam tương lai”.

Quyết định hiến thi hài cho y học không phải là một điều dễ dàng đối với phần lớn nhiều người trong xã hội. Đại đa số chúng ta vẫn quan niệm việc “đụng chạm” đến thi hài sau khi chết là không phù hợp với truyền thống Á Đông. Nhưng đối với ông Năm Bửu thì việc hiến thi hài cho khoa học là một niềm vinh dự. Trước nghĩa cử cao quý của ông Năm Bửu, Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Vạn Phước đã xúc động: “Trước nghĩa cử cao đẹp của ông, chúng tôi xin sẽ đem hết khả năng và trí tuệ của mình để học tập, nghiên cứu, để trở thành những người thầy thuốc giỏi, có lương tâm và danh dự, sẵn sàng phục vụ cho người bệnh, phục vụ vô tư và trong sáng, cũng giống như sự hy sinh vô tư và trong sáng mà ông đã dành cho chúng tôi”.

Và để thay lời kết cho bài viết này, tôi xin trích dẫn lời của Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Vạn Phước: “Chúng tôi vô cùng cảm phục những con người Việt Nam, những con người bình thường, dù mái tóc đã đốm bạc, dù thân hình nhỏ bé, với những nếp nhăn khắc khổ của cuộc mưu sinh vất vả nhưng vẫn có những suy nghĩ trăn trở vì sự phát triển của nền y học Việt Nam, vẫn có những trái tim vàng coi sự dâng hiến là hạnh phúc. Đó không những là những tấm gương, những bài học đầu tiên về y đức cho sinh viên mà sự tình nguyện của ông còn đi sâu vào tâm hồn và trái tim của lớp lớp sinh viên y khoa như một dấu son đỏ thắm nhất của đức hy sinh và lòng nhân ái”.


Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Người Trường Chay: Bà Quỳnh Lạ (Dì Ngọc) - Biên Hòa


Cơm chay bình dân
Bình Nguyên

[Báo Đồng Nai] - Tính đến nay, bà Quỳnh Lạ (tên thường gọi là dì Ngọc) và người em gái đã bán cơm chay được gần 40 năm. Quán cơm của dì nằm trong hẻm tại địa chỉ 158/12 đường Cách mạng Tháng Tám, phường Quang Vinh (TP. Biên Hòa). Thời còn trẻ, chị em dì bán cơm, hủ tiếu chay vỉa hè, khách quen chủ yếu là người dân lao động. Dì Ngọc vẫn thường cho họ ký sổ nợ đến cuối tuần, cuối tháng mới trả một lần dù thời đó dĩa cơm chỉ 50 xu. Sau này, dì mới mở quán tại nhà. Cái duyên để chị em dì Ngọc chọn nghề này kiếm sống là do từ thời còn trẻ, họ đã ăn chay trường và rất thích nấu các món chay.

Mấy mươi năm qua, quán cơm của chị em dì tuy không có biển hiệu nhưng rất nhiều khách quen vẫn lui tới ăn. Quán vẫn đông mặc dù các món chay của dì nhìn không mấy bắt mắt, bởi được nấu bằng những nguyên liệu rau, củ tươi và không dùng quá nhiều gia vị, hay ướp màu. Khách đến quán xưa nay chủ yếu là dân lao động nên hiện một dĩa cơm đầy đủ các món, dì cũng chỉ tính giá 10 ngàn đồng.

Dì Ngọc cho biết: “Để món ăn ngon, quan trọng là phải mua được nguyên liệu tươi, chế biến sạch sẽ, nêm nếm khéo. Mình nấu cho bản thân, gia đình như thế nào thì làm cho khách ăn cũng cẩn thận như vậy. Người nấu cũng phải vén khéo ngay trong khâu đi chợ, mùa nào thức nấy thì giá thực phẩm vừa rẻ vừa tươi ngon”. Chị em dì Ngọc thường đi chợ sớm mua nguyên liệu nấu ăn hàng ngày, về chế biến xong là khách vào quán, dọn lên còn nóng hổi, tươi ngon.

http://www.baodongnai.com.vn/netdepdoithuong/201304/Com-chay-binh-dan-2231950/

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Người Trường Chay: Ái Nhi đẹp mịn màng nhờ ăn chay trường


Mrs. Vietnam 2005 Ái Nhi is a vegetarian.

Ái Nhi đẹp mịn màng nhờ ăn chay trường

(TPO) - Hoa hậu phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2005 đã lánh xa showbiz rất nhiều năm và sống trong không khí trong lành của thành phố Đà Lạt mộng mơ. Càng ngày cô càng sở hữu vẻ đẹp mịn màng và duyên dáng.

Đăng quang hoa hậu cách đây đã 8 năm nhưng gặp lại Ái Nhi nhiều người vẫn đánh giá cô sở hữu nhan sắc ngày càng son trẻ theo năm tháng.

Chia sẻ bí quyết làm đẹp, Ái Nhi cho biết cô không có bí mật gì ghê gớm, nhưng có lẽ do kinh doanh củ, quả xuất khẩu cùng gia đình tại Đà Lạt nên người đẹp thường xuyên được tiếp xúc với nguồn thực phẩm thanh đạm, tươi ngon và an toàn hàng ngày.

Ái Nhi cũng cho biết có những thời gian cô ăn chay trường trong vòng mấy năm liền, kết hợp với luyện tập thể dục thường xuyên, vì thế nên lúc nào người đẹp cũng thấy mình tươi trẻ, nhẹ nhõm.

Thời gian gần đây, Ái Nhi bắt đầu xuất hiện trở lại khi góp mặt trong một số sự kiện của giới showbiz. Cô cho biết không có ý định hâm nóng lại tên tuổi và kiếm tìm sự nổi tiếng mà chỉ thực hiện những công việc nghệ thuật vì đam mê.

Người đẹp cũng muốn nhân dịp trở lại này sẽ có thể đóng góp công sức cho các hoạt động từ thiện, cụ thể đó là giúp đỡ hội người mù ở thành phố Đà Lạt - nơi cô sinh ra và lớn lên.

http://www.tienphong.vn/giai-tri/615124/Ai-Nhi-dep-min-mang-nho-an-chay-truong-tpov.html

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Người Trường Chay: Vô địch quần vợt Venus Williams thuần chay

Serena and Venus Williams celebrate after winning at the London Olympics.
(Vernon Bryant / MCT / August 5, 2012)
Venus Williams, together with younger sister Serena, won the prestigious gold in tennis at the Olympics London 2012, defeating Andrea Hlaváčková and Lucie Hradecká of Czech Republic, 6–4, 6–4.  

The Williams sisters made history by having won 3 Olympic gold medals altogether in ladies' doubles, the first two were in Sydney 2000 and Beijing 2008. Individually, they each have garnered 4 gold medals throughout their glorious career.


In the past year, Venus Williams, now 32, has been adopting a raw vegan diet, right after her diagnosis of Sjogren's Syndrome, an auto-immune disease that thus far has no known cures. 


Venus shared in an interview with broadcast journalist Charlie Rose following her 2012 women's doubles Wimbledon victory in early July 2012: "I do a lot of juicing as well, a lot of wheat grass shots... lots of fresh juices and things like that." She added, "Definitely changing my diet has made a big difference." 


Vegan salut, and thank you, Venus! You're a champ, smart and talented, through and through.


Vô địch quần vợt Venus Williams thuần chay
Hòa Bình / Việt Nam Ăn Chay

(VNAC) - Hôm chúa nhật, 5 tháng 8, 2012, cô Venus Williams đã cùng em gái Serena Williams thắng huy chương vàng Thế Vận đôi nữ trong bộ môn quần vợt, tạo một thành tích lịch sử thể thao.

Đây là lần đầu tiên một đôi nữ thắng tổng cộng 3 huy chương vàng Thế Vận. Trước Luân Đôn 2012, hai chị em cô đã thắng huy chương vàng ở Sydney 2000 và Bắc Kinh 2008. Ngoài ra, Venus, 32 tuổi, và Serena, 30 tuổi, mỗi người cũng đều thắng huy chương vàng Thế Vận đơn nữ quần vợt.

Năm 2011, sau một thời gian thường mệt mỏi và đau nhức khớp, vô địch quần vợt Venus Williams được bác sĩ chẩn đoán với hội chứng Sjogren, một rối loạn của hệ thống tự miễn nhiễm do bạch huyết cầu tấn công những tuyến sản xuất chất ẩm trong cơ thể, hiện nay chưa có phương pháp chữa trị.

Khi được biết nguyên nhân, liền sau đó Venus Williams đã chuyển sang lối dinh dưỡng thuần chay, dùng thức ăn tươi sống (không nấu chín).


Trong một buổi phỏng vấn với ký giả Charlie Rose sau chiến thắng đôi nữ Wimbledon vào đầu tháng 7, 2012, Venus cho biết cô uống nhiều nước trái cây tươi, nước ép cỏ lúa mì.

Cô vui mừng chia sẻ thêm về tình trạng sức khỏe khả quan: "Chắc chắn việc thay đổi cách ăn uống của tôi đã tạo một khác biệt rất lớn."

Chúc mừng sức khỏe thuần chay của Venus Williams và, dĩ nhiên, thêm một huy chương vàng Thế Vận Hội cho sự nghiệp vẻ vang của cô!

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Người Trường Chay: Vận động viên đua xe đạp Lizzie Armitstead

Lizzie Armitstead, 2012 Olympics silver medalist, is a vegetarian.
Ms. Lizzie Armitstead has taken silver on Sunday, July 29, for the 87-mile Cycling Women's Road Race, the first medal for Great Britain at the 2012 London Olympics. Lizzie, who said “I can’t get my head around eating a corpse,” has been a vegetarian since age 10. 
Congratulations and well done, Lizzie!

Vận động viên đua xe đường trường Lizzie Armistead
Hòa Bình / Việt Nam Ăn Chay

(VNAC) - Vận động viên đua xe người Anh Lizzie Armistead tham dự bộ môn thể thao này lúc 16 tuổi, được xem là tương đối trễ. Năm nay 23 tuổi, Lizzie đạt huy chương bạc cho cuộc đua xe đường trường 140 cây số hôm chúa nhật 29 tháng 7, trong Thế Vận Hội 2012. Đây cũng là huy chương đầu tiên của nước chủ nhà Vương quốc Anh. Lizzie ăn chay từ lúc 10 tuổi. Cô chia sẻ: "Tôi không hiểu làm sao có thể ăn một xác chết được."

Ngoài Lizzie Armistead ra, Thế Vận Hội từ trước đến nay vẫn có những vận động viên ăn chay, như Murry Rose, người Úc, 4 lần đạt huy chương vàng bơi lội (1956-1960); Edwin Moses, người Hoa Kỳ, 2 lần đạt huy chương vàng chạy vượt rào 400 mét (1976 & 1984); Bode Miller, người Hoa Kỳ, 5 lần đạt huy chương Thế Vận Hội, bao gồm huy chương vàng năm 2010 ở Vancouver; Emil Voigt, người Anh, đạt huy chương vàng chạy đua đường trường ở Thế Vận Hội Luân Đôn 1908; Christopher Campbell, người Hoa Kỳ, đạt huy chương đồng đô vật tại Thế Vận Hội Barcelona 1992.
                       

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Người Trường Chay: Ca nhạc sĩ Hà Okio


Vietnamese singer-songwriter Hà Okio is a vegetarian.

Hà Okio: Ăn chay, đối diện với bóng tối showbiz
Chuyết Nhi

(TP) - Đam mê từ nhỏ nhưng gần đây, Hà Okio mới nổi lên như một hiện tượng với những sáng tác và cách thể hiện ca khúc đầy phóng khoáng.

Với sự đa dạng và những nốt nhạc tươi vui, chàng ca - nhạc sĩ này đang vẽ một bức tranh sáng màu với tình yêu cuộc sống tràn đầy.

Không lo học chỉ lo… hát

Hà Okio tên thật là Lương Ngọc Hà. Anh sinh năm 1981, tuổi con gà. Có thể viết, hát tốt cả tiếng Anh, tiếng Việt, Hà Okio là giọng rap xuất hiện bên cạnh nhiều ca khúc của những ca sĩ như Thu Minh, Ðoan Trang, Tuấn Hưng, Ngô Thanh Vân, Hà Anh Tuấn, Thảo Trang... trong nhiều năm nay.

Nhưng lúc đó, Hà Okio chưa bước ra ánh sáng. Anh sống và đam mê âm nhạc với tư cách là một nghệ sĩ underground âm thầm.

Nhiều bộ phim Việt gần đây cũng có sự tham gia của Hà Okio trong vai trò viết nhạc phim như Bẫy rồng, Nụ hôn thần chết, Chuyện tình xa xứ, Siêu mẫu xì trum, Gia đình số đỏ, Long Ruồi

Hà đam mê âm nhạc từ nhỏ, nhưng giờ anh mới xuất hiện nhiều trên sân khấu ca nhạc.

Anh tâm sự, từ rất bé đã luôn chỉ nghĩ đến âm nhạc, ra đường hát, về nhà thì nghe nhạc. Bạn thân hay trêu, lần nào thấy Hà ngoài đường cũng đang nghêu ngao. Ngồi trong lớp không lo học chỉ nghĩ đến nhạc và lo hát.

Hà còn nhớ, trong sổ đầu bài cô giáo hay ghi về anh là còn hay hát trong giờ học. Thích âm nhạc quá nên nghe nhiều thể loại âm nhạc, nhưng Hà vẫn thích nhất âm nhạc của người da màu với những thể loại đặc trưng là R&B, soul, hip hop.

Hà thấy, những thể loại âm nhạc này có màu sắc giai điệu, tiết tấu rất hay. Những thể loại âm nhạc ấy, ngấm vào Hà rất sớm và sâu sắc đến nỗi, giờ, anh có thể viết một ca khúc rất nhanh. Anh nói, ngồi xuống tập trung, có thể viết một ca khúc trong hơn 1 giờ đồng hồ.

“Nơi ấy”, “Sài Gòn cà phê sữa đá” là những trường hợp như vậy. Nhiều người băn khoăn, tại sao anh lại xuất hiện muộn màng như vậy. Nhưng Hà thì nghĩ, đó là khoảng thời gian cần thiết “bế cảng để luyện công”. Mà thời gian luyện công khá lâu.

Giống như một quả xoài chín cây, ăn sẽ ngon hơn quả xoài xanh chín ép. Hà ví von đơn giản về sự xuất hiện muộn của mình như vậy thì cũng thật đáng yêu. Và Hà Okio xuất hiện một cái là được chú ý ngay.

Anh cũng nhận biết điều ấy bằng sự quan sát nhạy cảm. Hà cho biết, cuộc đời phụ thuộc vào duyên số. Nếu là duyên thì nó sẽ ắt đến.

Hồi trẻ, đam mê âm nhạc khiến cho việc học của Hà cũng không suôn sẻ. Hà từng thi rớt mấy trường.

Tính nghệ sĩ nên việc học ở trường không đem lại thành công cho Hà dù những kỳ thi ở trường phổ thông, anh vượt qua hết. Hà cũng may mắn vì ba mẹ thoáng trong suy nghĩ. Ba mẹ cũng chỉ mong anh học xong đại học còn sau đó, làm gì thì làm cũng không cấm.

Đam mê những chuyến đi

Mỗi sáng tác của Hà Okio đều mang bóng dáng của quê hương đất nước. Hà muốn viết về những gì xảy ra xung quanh mình, về dòng đời đang chảy trôi ngoài kia. Những chuyến đi khiến Hà có nhiều trải nghiệm và những trải nghiệm ấy đem lại cho anh nhiều thứ để suy tưởng và sáng tạo.

“Nhạc Việt như một vườn hoa trong đó có lẫn cỏ dại, không cần dẹp cỏ dại mà hãy trồng nhiều hoa đẹp vào để thay đổi cách làm, cách nhìn, tự động cỏ dại sẽ bị đẩy lùi”. ~ Hà Okio

Khi đi quay ca khúc “Nơi ấy” ở Yên Bái, anh thích đi bộ lên đỉnh núi. Chuyến đi vất vả nhưng rất hay. Leo núi cũng rất cực, lên cao không khí loãng. Nhưng những nơi có văn hóa riêng đậm nét như thế luôn hấp dẫn bước chân chàng nghệ sĩ trẻ đến khám phá.

Dù ở dòng nhạc nào, Hà cũng sẽ sáng tác những ca khúc để vẽ những bức tranh tươi màu về quê hương và cuộc sống. Từ “Nơi ấy”, “Sài Gòn cà phê sữa đá”, “Hà Nội Phố”, “Biển xanh và nắng vàng” đều thể hiện điều ấy. Dù âm nhạc của Hà có nét tây nhưng vẫn có chất dân gian Việt Nam trong đó.

Hà cũng có thêm cho mình một tôn giáo để sống và chiêm nghiệm. Anh gần gũi với Phật giáo như một lẽ tự nhiên để tìm những phút giây bình yên và nhân văn trong con người mình.

Anh bảo, Anhxtanh [Einstein] nói, trong cuộc sống chỉ có hai con đường là Bomb (bom) và Budda (Phật). Tức là chiến tranh và Phật giáo. Hà tin rằng những người theo đạo Phật đều hiền hòa. Nó khơi gợi những điều tốt đẹp, thắp sáng ngọn đèn trong con người. Phật giáo như ngọn đèn để xua tan sự sợ hãi, và bóng tối.

Và vì thế cũng không ngạc nhiên trước thông tin Hà đã ăn chay trường 6 năm nay. Với anh, việc này tốt cho sức khỏe. Nó cũng làm cuộc sống của anh nhẹ nhàng và thanh tịnh hơn.

Anh bảo, từ khi ăn chay, anh không phải uống một viên thuốc tây nào. Trong khi, trước đó, Hà rất hay bị bệnh về đường hô hấp. Việc ăn chay và luyện tập Yoga khiến cho Hà thấy cải thiện hơn cho cuộc sống.

Hà muốn được làm những cái mình thích nhất. Từ nhỏ, Hà đã chuẩn bị để làm những điều ấy. Đúng theo dự đoán, tất cả mong muốn Hà đều làm được hết và anh đang làm những điều mình thích.

Hà đang thực hiện một album cho riêng mình. Những single được tung lên mạng là những bước đầu tiên. Tất nhiên, có thể thấy, những ca khúc của Hà rất được chú ý và đón nhận.

Mỗi bài hát của Hà, như một bức tranh đẹp. Trên nền ngôn ngữ của đời thường, Hà Okio đưa ra những thông điệp mang khát vọng sống, lý tưởng của một người trẻ. “Muốn đi tìm phần sáng” là cách lựa chọn của anh, như trong cách anh chuyển tải những cái nhìn về con người: “Mỗi người là một thế giới. Hãy là chính mình. Tôi có quyền lựa chọn cho mình cái nhìn tích cực hoặc tiêu cực. Và tôi không có thời gian để chọn cái xấu, cái chưa được”.

Hà mong muốn trở thành một nhà sản xuất âm nhạc. Anh thích làm những công việc liên quan đến âm nhạc dù đó là công việc đi làm thuê, bật máy ghi âm cho những phòng thu.

Hà sẵn sàng viết nhạc cho người khác nếu có hứng thú. Anh sống khá giản dị và chỉ muốn người khác nhớ tới mình bằng âm nhạc. Là người thích chia sẻ, anh sẵn sàng nhận lời biểu diễn nếu nơi đó thích âm nhạc của mình.

Là nghệ sĩ bắt đầu được chú ý, Hà chạy show nhiều hơn. Đây là lý do khiến những chuyến đi trải nghiệm vốn là sở thích của anh chàng ca sĩ này bị ít dần.

Ánh sáng và bóng tối là một cuộc vật lộn

Âm nhạc của anh cho thấy, Hà không phải là một người bi quan. Ánh sáng và bóng tối là một cuộc vật lộn. Hà đã từng bị bóng tối, sự sợ hãi bao trùm. Với những khoảng tối của giới showbiz, Hà bảo anh không tránh, đối mặt với nó và biến hóa nó để trở thành điều tốt. Với Hà đó mới là điều quan trọng.

Ấy vậy mà có những lúc Hà cũng bị cuốn đi bởi những so sánh, những bon chen trong môi trường showbiz. Nhưng anh tư duy mọi việc theo hướng tích cực. Anh nói: “Nếu nhìn nhận và đặt câu hỏi mở như: việc này còn cách nào vớt vát được hay không, thì dù sự việc tối tăm đến đâu cũng có thể cứu vãn được”.

Hà có ba năm học tại Hà Nội. Hồi nhỏ thì cứ bay ra bay vào suốt nên Hà bảo anh là người đa văn hóa. Tính cách, cuộc sống của ba mẹ ảnh hưởng đến cuộc sống của Hà Okio rất nhiều. Ba anh từng chỉ làm lái xe, mẹ là nội trợ. Tuy nhiên, họ lại chính là thần tượng lớn nhất trong Hà.

Từ hai bàn tay trắng, họ nuôi dạy các con, vất vả làm tất cả việc để có một cuộc sống tốt đẹp cho các con. Họ có một sức mạnh lớn vì tình yêu. Rất nhiều người yêu thích nghệ thuật nhưng không theo được. Hà thì khác, cuộc sống ba mẹ có khó khăn nhưng họ vẫn nuôi nấng những ước mơ của các con.

http://www.tienphong.vn/van-nghe/578774/An-chay-doi-dien-voi-bong-toi-showbiz-tpp.html

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Người Trường Chay: Annette Larkins trẻ đẹp ở tuổi 70 (Youthful vegan beauty Annette Larkins)

Ms. Annette Larkins went vegetarian in the 1960s. About 27 years ago, she became a vegan and is now a raw vegan. She has shared her "secrets" to the fountain of youth in two booklets and a DVD. Ms. Larkins sure is stunning and vibrant at her age. Thank you, Ms. Larkins!
Sources: 9News.com, Daily Mail




Annette Larkins trẻ đẹp ở tuổi 70
Hòa Bình / Việt Nam Ăn Chay

(VNAC) - Bà Annette Larkins bắt đầu ăn chay vào thập niên 1960. Khoảng 27 năm về trước, bà trở thành người thuần chay, và ngày nay chỉ dùng thức ăn tươi sống từ thực vật, hoàn toàn không dùng thực phẩm từ động vật. Bà tự trồng rau, quả, đậu, làm giá ở nhà. Ngoài ra, bà cũng hứng nước mưa để uống và tưới cây.

Phu quân bà là Amos Larkins không ăn chay được như bà và cho biết: "Tôi ước chi lúc trước đã làm theo bà xã." Giờ đây, hàng ngày ông phải uống thuốc tiểu đường và áp huyết cao, trong khi bà Annette không cần uống một loại thuốc nào, ngay cả aspirin. Dù hai người đã thành hôn trên 54 năm, ông bảo khi ra đường người ta cứ ngỡ ông đang đi với "bồ nhí" hoặc Annette là con gái ông.

Người đẹp thuần chay Annette Larkins dáng người thon gọn và sinh lực sung mãn năm nay 70 xuân xanh.

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Người Trường Chay: Lực sĩ thể hình Derek Tresize (Vegan bodybuilder Derek Tresize)

Derek Tresize is a vegan bodybuilder. He has a bachelor of science degree in biology. Derek is certified in plant-based nutrition. He is also an ACE (American Council on Exercise) certified personal trainer. 

Who says vegans can't be strong and beautiful?

Source: Vegan Bodybuilding & Fitness


(VNAC) - Derek Tresize là một lực sĩ thể hình thuần chay Hoa Kỳ. Anh có bằng cử nhân sinh vật học và là huấn luyện viên thể dục được Hội đồng Thể dục Hoa Kỳ chứng nhận. Anh cũng có bằng tư vấn về dinh dưỡng thuần chay (dựa trên thực vật rau, quả, củ, đậu v.v.)

Có định kiến cho rằng ăn chay "thiếu chất", nhưng trong thực tế, như chúng ta thấy, người thuần chay cũng có thể mạnh và đẹp. Thêm vào đó, với lòng từ ái dành cho loài vật, tâm hồn thuần chay cũng có thêm một điểm son.

Xin được làm người thuần chay.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Người Trường Chay: Nữ diễn viên Mallika Sherawat (Vegan Indian actress Mallika Sherawat)

Indian actress Mallika Sherawat is a vegan
Indian actress Mallika Sherawat has appeared in many films, including The Myth with Chinese superstar Jackie Chan. Ms. Sherawat won the 2008 Renaissance Artist Award and received Honorary Citizenship of Los Angeles in 2009 in recognition of her career achievements and charitable endeavors. 

Mallika Sherawat is a vegan. She said: "It's time people got more educated and conscious of our environmental surroundings."

(VNAC) - Nữ diễn viên Ấn Mallika Sherawat xuất hiện trong nhiều phim, bao gồm phim The Myth (Thần Thoại) với Thành Long (Jackie Chan). Mallika được trao giải Nghệ sĩ Phục hưng vào năm 2008, cũng như được vinh danh là công dân danh dự của thành phố Los Angeles năm 2009 xuyên qua những thành tựu nghệ thuật và từ thiện của cô.

Mallika Sherawat xinh đẹp là một người thuần chay. Cô phát biểu: "Đã đến lúc mọi người nên hiểu biết và ý thức hơn về môi trường chung quanh chúng ta."

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Người Trường Chay: Lực sĩ thể hình Kenneth G. Williams (Vegan bodybuilder Kenneth G. Williams)

Kenneth G. Williams is an organic vegan professional bodybuilder. He said, "Before I became vegan, I did not like the way my body felt and I felt incomplete. I wanted to cure myself of any pain, suffering and hopelessness that comes along with dealing in today's world. I found a solution in veganism and I see the world differently - I have more compassion." Thank you, Kenneth!

(VNAC) - Lực sĩ thể hình Kenneth G. Williams là một người trường chay thuần khiết, dùng thức ăn sạch (hữu cơ).

Anh nói: "Trước kia khi chưa thuần chay, tôi không thích cảm giác trong cơ thể mình và cảm thấy không được trọn vẹn. Tôi muốn tránh khỏi những đau khổ và tuyệt vọng khi phải đối diện với thế giới ngày nay. Tôi đã tìm được một giải pháp qua lối sống thuần chay và nhìn thế giới một cách khác: Tôi nhân từ hơn." 

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Người Trường Chay: Lực sĩ thể hình Billy Simmonds (Veg bodybuilder Billy Simmonds)

Billy Simmonds, professional bodybuilder, is a vegetarian
"I’m a vegetarian. Over 10 years ago I decided to question the benefit of eating meat. I learned that the body can become healthier and more efficient by excluding it from the diet...The first benefit I had when I became a vegetarian was an abundance of energy."
~ Billy Simmonds, Bodybuilder, Mr. Natural Universe 2009 

Lực sĩ thể hình Billy Simmonds cho biết: "Tôi là người ăn chay trường. Hơn 10 năm trước, tôi quyết định đặt câu hỏi về lợi ích của việc ăn thịt. Tôi khám phá ra rằng cơ thể có thể khỏe mạnh và có hiệu năng hơn nếu loại bỏ thịt trong lối dinh dưỡng... Lợi ích đầu tiên khi tôi ăn chay trường là năng lực dồi dào."

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Người Trường Chay: Trung tá thủy quân lục chiến Robert Lucius (Vegan Lieutenant Colonel Robert Lucius)

From his bio: "Lieutenant Colonel Robert Lucius was commissioned a Second Lieutenant in the U.S. Marine Corps in 1989 and has since served 22 years on active duty in a wide variety of command, staff and diplomatic assignments. He is a specialist in Asian foreign languages and cultures and is now assigned as the Assistant Provost, Dean of Educational Support Services and Dean of Students for the Directorate of Continuing Education at the Defense Language Institute Foreign Language Center in Monterey, CA.

Lt. Col. Lucius graduated from Norwich University in 1989, receiving a Bachelor of Arts in History. He also holds a Master of Forensic Science degree from Nation
al University, a Master of Arts degree in National Security Studies from Naval Postgraduate School and a Graduate Certificate in Community Advocacy from George Washington University.

In 2009, Lt. Col. Lucius founded the Kairos Coalition to pilot experimental humane education initiatives and foster youth grassroots advocacy in developing economies. He was 2008′s Sexiest Vegetarian in the Marine Corps and is the founder of Vegan educational and advocacy association called the VegHeads of Monterey Bay."
 

Trở lại Việt Nam vì muốn cứu trợ động vật
Thủy Anna (thực hiện)

(PL&XH) - Robert thành lập tổ chức Kairos Coalition nhằm kết nối với giới trẻ trên thế giới, để kiến thiết những chương trình giáo dục nhân văn. Hiện giờ anh đang muốn hỗ trợ tổ chức www.yeudongvat.org để nâng cao nhận thức và lan tỏa tình yêu thương của con người dành cho động vật.

Phóng viên báo Pháp luật & Xã hội có cuộc trò chuyện với Robert Lucius về những kế hoạch của anh cho động vật…

Cuộc hội ngộ giữa anh và “thiên sứ” Vi Thảo Nguyên diễn ra như thế nào? Điều gì khiến anh có thể dễ dàng đồng cảm với cô gái Việt nhỏ nhắn, dễ thương đó?

Quả là có duyên khi Vi Thảo Nguyên tình cờ biết đến tôi. Mặc dù tôi có làm việc với một vài tổ chức tại Việt Nam nhưng hầu hết những người bạn đó của tôi đều ở Hà Nội. Khi Nguyên liên lạc với tôi qua trang web www.kairoscoalition.org và cho tôi biết những hoạt động của tổ chức Yêu động vật tại TPHCM. Tôi rất ngạc nhiên và xúc động khi kết bạn với họ bởi trước giờ tôi vẫn luôn tìm kiếm những người bạn VN – những người cũng có cùng suy nghĩ với tôi về tầm quan trọng của việc đối xử nhân đạo và đầy lòng trắc ẩn đối với động vật.

Ở Việt Nam, cái nhìn về động vật rất “khác” so với các quốc gia khác trên thế giới. Vì vẫn còn rất nhiều người Việt luôn coi con vật chỉ là “con vật”, không phải “người bạn nhỏ”. Để thay đổi suy nghĩ này không phải dễ dàng, anh có biện pháp gì để cùng Vi Thảo Nguyên “hành động vì động vật”?    

Chúng ta có thể làm một số việc để cải thiện tình hình này. Trước hết, điều quan trọng là phải giúp mọi người hiểu được rằng khoa học đã chứng minh về năng lực nhận thức và tình cảm của động vật. Chúng ta hay nghĩ rằng động vật là ngu dốt, không có tình cảm và không biết đau đớn như con người. Nhưng rõ ràng các nhà khoa học ngày nay đã cho chúng ta thấy nhiều loài động vật, đặc biệt là chó, mèo, heo và thậm chí cả gà… có những phản ứng tình cảm và cảm xúc khá phức tạp. Chúng biết sợ hãi và cũng biết vui sướng. Chúng cũng có mong muốn và nhu cầu riêng, và một khi những nhu cầu này không được đáp ứng hoặc bị con người tước đi một cách tàn nhẫn, chúng cũng bị tổn thương và đau đớn như con người vậy.

Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu một cách đúng đắn rằng động vật không phải là những cái máy, mà chúng là những sinh vật có suy nghĩ và tình cảm không khác gì chúng ta. Có thể chúng không thông minh như chúng ta, nhưng như triết gia Jeremy Bentham từng nói: “Vấn đề không phải là chúng có thể suy nghĩ hay không, mà quan trọng là chúng có cảm giác hay không”. Ngày nay, khoa học đã kết luận động vật cũng có cảm giác như con người, vì vậy chúng ta nên cố gắng hết sức để giảm thiểu những đau đớn mà chúng phải chịu đựng.
 

Để đánh thức tình yêu đối với động vật ở đất nước chúng tôi, anh có biện pháp nào hiệu quả để thực thi nhiệm vụ hết sức khó khăn này?

Khoa học cũng chứng minh lòng trắc ẩn và nhận thức đạo đức ở con người hoàn toàn có thể được học hỏi và ảnh hưởng lẫn nhau – cũng giống như tội ác vậy thôi. Thế nên khi chúng ta khuyến khích và dạy bảo trẻ em về tình yêu thương và lòng trắc ẩn đối với động vật như chó, mèo, heo, gà… nghĩa là chúng ta đang góp phần giúp trẻ em trở thành những con người tốt và lương thiện.

Hãy tưởng tượng về một thế giới mà ở đó, con người không còn muốn làm hại bất kỳ loài sinh vật nào khác mà xem. Chẳng phải chúng ta luôn muốn con cháu mình được sống trong một thế giới như thế sao? Đó chính là mô hình xã hội mà chúng tôi đang cùng nhau nỗ lực thực hiện.


Tổ chức www.yeudongvat.orgcủa thiên sứ Vi Thảo Nguyên và những người yêu động vật ở Việt Nam đang hình thành và phát triển. Khi gặp Vi Thảo Nguyên và hiểu hơn về những việc cô làm, anh có biện pháp nào giúp Nguyên phát triển tổ chức “tự nguyện” này thành một tổ chức được cộng đồng ủng hộ?

Mong muốn của tôi là được giúp các thành viên của yêu động vật đạt được những mục tiêu mà đang hướng tới, theo góc nhìn và ý muốn của họ. Tôi không thể giúp nếu chỉ làm theo ý và góc nhìn của tôi, bởi như vậy tổ chức Yêu động vật sẽ không thể tồn tại lâu. Chỉ có chính các thành viên YĐV mới biết chính xác họ cần làm những gì để khuyến khích lòng trắc ẩn và tình yêu thương ngày càng phát triển trên đất nước của họ.

Tôi hy vọng sẽ được đồng hành cùng YĐV trong chuyến hành trình đó để tôi có thể làm những gì trong khả năng của mình nhằm biến ước mơ của họ thành hiện thực. Những gì tôi có thể làm là giúp họ có thêm thông tin về những việc mà những người cùng chí hướng với họ ở các quốc gia khác đang làm để họ có thể chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm và quan điểm với nhau..

Ấn tượng nào về tình trạng động vật ở Việt Nam chưa được quan tâm khiến anh xúc động nhất?   

Tôi luôn cảm thấy đau lòng khi chứng kiến bất kỳ sinh vật có suy nghĩ và cảm xúc – không phân biệt con người hay động vật – phải chịu đựng sự sợ hãi, bị đối xử một cách tàn bạo hoặc không được sống với đúng bản năng tự nhiên của mình. Tôi không nghĩ tình hình này ở VN tệ hơn ở đất nước chúng tôi.  Mà thực tế, tình trạng này ở đất nước chúng tôi tồi tệ hơn ở nước các bạn rất nhiều, đặc biệt là đối với bò, heo và gà. Tuy nhiên, VN chưa phạm nhiều sai lầm như chúng tôi khi mà ở Mỹ đã bùng nổ một số lượng khổng lồ các nông trang cùng với rất nhiều hành động tàn ác đi kèm. Chúng ta đối xử tàn bạo với động vật vì chúng ta nghĩ động vật chỉ là những khối thịt chứ không phải là những sinh vật sống cũng có suy nghĩ và cảm xúc như chúng ta. Tôi luôn hy vọng VN sẽ chọn con đường đúng đắn hơn so với con đường mà người Mỹ chúng tôi đã trải qua.

Được biết, hồi đầu tháng 4, với sự tài trợ của anh và tổ chức Kairos Coalition, Vi Thảo Nguyên và nhóm admin của Yêu động vật đã có chuyến công tác sang Thái Lan để gặp gỡ và học hỏi mô hình hoạt động của tổ chức SCAD (Soi Cats and Dogs) nhằm thiết lập một mô hình tương tự tại Việt Nam trong tương lai. Anh có thể cho biết thêm về dự án này?   

Mục đích của chuyến đi này là tạo điều kiện để một số thành viên của YĐV có cơ hội trực tiếp học hỏi kinh nghiệm và tìm hiểu những việc cần làm để có thể thành lập một tổ chức cứu hộ động vật chuyên nghiệp tại VN. SCAD Bangkok đã và đang rất thành công trong những việc họ làm.

Để vận hành một tổ chức tương tự như vậy tại VN, có rất nhiều việc chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi, phân tích và sau cùng là phát triển thành một kế hoạch chi tiết. Trò chuyện với những người đi trước nhiều kinh nghiệm và đã thành công chính là bước khởi đầu quan trọng trong chuyến hành trình này. 

Ngoài ra, vào cuối tháng 7, tổ chức của anh cũng tài trợ để Vi Thảo Nguyên tham dự và phát biểu tại Hội thảo về quyền động vật tổ chức thường niên tại Los Angeles. Được biết đây là một hội thảo lớn với sự tham dự của rất nhiều tổ chức hoạt động vì động vật trên toàn thế giới. Anh mong muốn điều gì sau chuyến đi này?

Tôi cho rằng việc tạo điều kiện để những người đang hoạt động vì động vật và môi trường ở khắp mọi nơi trên thế giới có thể chia sẻ những trải nghiệm và kiến thức với nhau là điều tối quan trọng. Hội thảo quyền động vật được tổ chức tại Los Angeles vào tháng 7 hàng năm là nơi gặp gỡ và trò chuyện giữa các nhà hoạt động xã hội vì quyền động vật tại Mỹ. Đại biểu từ khắp nơi trên thế giới cũng sẽ có mặt ở đây để tham dự hội thảo này.

Một trong những điều tôi thích nhất ở hội thảo đó chính là có sự tham gia của những đại biểu từ rất nhiều phong trào bảo vệ động vật khác nhau.  Điều đó có nghĩa là tất cả mọi người với những quan điểm và tầm nhìn khác nhau đều được chào đón. Đây thật sự là một cơ hội tuyệt vời để cùng nhau học hỏi và chia sẻ ý tưởng.

Vi Thảo Nguyên còn rất trẻ nhưng rất tâm huyết với những hoạt động vì động vật. Anh đánh giá thế nào về cô gái này và anh có nhìn nhận gì về giới trẻ hiện nay về những hoạt động xã hội và cộng đồng? Theo anh, nguyên nhân nào khiến số lượng giới trẻ quan tâm đến hoạt động này chỉ là thiểu số?       

Có rất nhiều việc cần làm để nâng cao ý thức của mọi người để họ hiểu hơn về nguyên nhân vì sao chúng ta nên quan tâm đến những vấn đề về quyền động vật. Những nguyên nhân này không chỉ liên quan đến động vật mà còn là những vấn đề về sức khỏe cộng đồng, môi trường, bạo lực xã hội và cả sự phát triển kinh tế. Tất cả những vấn đề này đều có liên quan mật thiết với nhau và cần được quan tâm đồng đều vì VN vẫn đang tiếp tục phát triển chính sách công nghiệp hóa.


Tôi tin rằng Vi Thảo Nguyên và Yêu động vật sẽ trở thành một nhân tố quan trọng trong sứ mệnh giáo dục đó vì họ đã chứng minh được họ có một tình yêu thương dành cho cả con người và động vật; và họ cũng hiểu rằng chính tình yêu thương và lòng trắc ẩn là động lực duy nhất có thể thật sự tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn. Có rất nhiều việc cần làm và hành trình phía trước vẫn còn dài, nhưng tôi tin rằng Nguyên và nhóm bạn Yêu động vật của mình đã sẵn sàng vượt qua mọi thử thách.                 

Về vấn đề vì sao có rất ít bạn trẻ quan tâm đến các hoạt động xã hội, tôi e mình sẽ không có câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này. Tôi nghĩ có lẽ giới trẻ ở nước các bạn cũng giống với giới trẻ ở hầu hết các quốc gia khác. Họ đang mải mê lo cho cuộc sống của riêng mình, chuyện học hành, sự nghiệp, gia đình, bạn bè… Rất nhiều người trẻ (và cả những người đã có tuổi) không có thời gian và cũng không có đủ sự quan tâm cần thiết để sống chậm lại và lưu tâm đến những con vật mà chúng ta có toàn quyền quyết định đến cuộc sống của chúng.

Chúng ta có quyền cho chúng ăn hay không, cho chúng ngủ ở đâu và quyết định cho chúng sống hay để chúng chết. Với cái quyền rất lớn như thế, nhưng chúng ta lại không sử dụng cái quyền đó một cách nhân văn và yêu thương. 

Xin cám ơn anh về buổi trò chuyện này!

http://phapluatxahoi.vn/2011051009315267p1043c1055/tro-lai-viet-nam-vi-muon-cuu-tro-dong-vat.htm

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Người Trường Chay: Star Khechara chỉ ăn hoa quả (Star Khechara the fruitarian)

I eat nothing but fruit
By ALISON SMITH-SQUIRE
Published: 15 Dec 2011

THIS woman eats at least 70 oranges, 60 bananas and 70 pears a week.

But that shouldn't be a surprise because Star Khechara is a fruitarian — meaning she lives on a diet consisting solely of fruit, seeds and nuts.


"Most people think I look at least 13 years younger than my real age," says the 35-year-old, who makes and sells her own skincare products.

"But since sticking to a diet of fruit, I have more energy and feel better than ever. Most of my diet is raw, so there's barely any cooking or washing up."

Star became a fruitarian a year ago. She said: "I have been a vegan for 18 years. This meant I only ate vegetables and fruit. Unlike a vegetarian, as a vegan I didn't eat any animal products — even milk or eggs. However, I always adored fruit best of all. You don't come across many people who just live on fruit. But centuries ago Greek doctors swore by the benefits of fruit
and they often prescribed it to athletes. There's also evidence the Vikings ate a lot of fruit. My diet is now almost 100 per cent from fruit, with just a few extras thrown in to make it nutritionally balanced."

Star spends £80 a week on organic produce. Typically she starts the day with a massive smoothie made from ten oranges and two mangoes.

Alternatively, a "bubblegum" smoothie — named because of its colour — is made from six bananas, 200g of raspberries, one honey mango and some water.


Lunch is often ten pears or a smoothie of eight bananas and a handful of dates. Meanwhile, a dinner consists of cucumber, mangoes, tomatoes and dates.

She says: "At dinner I do throw in a little green salad, such as spinach, lamb's lettuce and celery. And if I am hungry during the day I snack on grapes and apples. I also eat one Brazil nut a day as that contains vital minerals, such as selenium."


For the full article, please click here. 

Kỳ lạ người phụ nữ chỉ ăn hoa quả để sống
Linh Anh (Theo The Sun)

(ANTĐ) - Một người phụ nữ trung bình một tuần ăn hết 70 quả cam, 60 quả chuối và 70 quả lê. Ngoài ra, cô không ăn thêm bất cứ thứ gì.

Star Khechara, vốn là một người ăn chay, hay chính xác hơn là cô chỉ sống dựa vào chế độ ăn bao gồm hoa quả, các loại hạt và quả hạch. “Hầu hết mọi người đều nghĩ tôi trẻ hơn 13 tuổi so với tuổi thực của mình” – người phụ nữ 35 tuổi với công việc tự làm các sản phẩm chăm sóc da để bán, chia sẻ.

Star Khechara cho biết từ khi thực hiện chế độ ăn chay với hoa quả, cô cảm thấy khỏe hơn rất nhiều. Cô cho rằng việc ăn chay này cũng vô cùng thuận tiện khi không phải nấu nướng, chế biến thành các món ăn, và cả công việc dọn dẹp bát đĩa.

Star Khechara bắt đầu chế độ ăn chay bằng hoa quả của mình cách đây một năm. Cô cho biết mình là người ăn chay trong vòng 18 năm với các loại rau. Nhưng ngoài rau và hoa quả, Star Khechara cũng không hề ăn các sản phẩm từ động vật như bơ, sữa hay trứng. Và hoa quả là loại thực thẩm cô yêu thích nhất. Star Khechara cho biết không phải ai cũng có thể sống chỉ nhờ vào trái cây. Nhưng vào những thế kỷ trước, một bác sĩ người Hy Lạp đã cho thấy lợi ích từ hoa quả và họ thường sử dụng cho các vận động viên.

Chế độ ăn của Star Khechara hiện giờ gần như là 100% các loại trái cây, cô chỉ thêm một chút loại thức ăn khác để cân bằng dinh dưỡng. Star Khechara thường bắt đầu một ngày với 10 quả cam và 2 quả xoài. Cô cũng dùng thêm các loại sinh tố hoa quả, được chế biến từ chuối, mâm xôi, hay xoài. Bữa trưa thường là 10 quả lê hoặc 8 quả chuối xay với quả chà là. Bữa tối bao gồm dưa chuột, xoài, cà chua. Star Khechara cũng dùng thêm một số loại rau như xà lách, cần tây, rau diếp và một số loại hạt để bổ sung khoáng chất. Khi cảm thấy đói, cô thường ăn vặt với nho và táo, uống 3 lít nước một ngày và thỉnh thoảng là nước dừa, rượu vang thay vì trà hay cà phê.

Star Khechara hiện giờ cao 1m67, nặng gần 70kg. Cô cho biết một ngày thường nạp 2,500 calo vì vậy không bao giờ cảm thấy đói. Nhiều người cho rằng để có được một chế độ ăn chay thì thường gặp không ít khi khăn, nhưng đối với Star Khechara cô không gặp bất cứ trở ngại nào. Mặc dù còn độc thân và thừa nhận không ít người bạn cảm thấy kỳ lạ về chế độ ăn chay của mình, nhưng Star Khechara không hề bận tâm.

http://www.anninhthudo.vn/Ky-la/Ky-la-nguoi-phu-nu-chi-an-hoa-qua-de-song/428924.antd

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Người Trường Chay: Bé Nguyễn Tiến Công không ăn thịt (Bùi Hiền)

Eight-year-old Nguyễn Tiến Công, a Vietnamese third grader from Hà Nội, refused to eat meat since age 3. He said he is afraid of eating meat because that means killing and lacking in compassion. Công is a good student and a vegan hero.

Cậu bé “sợ” ăn thịt
Bùi Hiền

 - Tiếp xúc với Nguyễn Tiến Công, học sinh lớp 3A, trường tiểu học Hà Nội (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) ít ai có thể biết cậu bé này đã không ăn bất cứ loại thịt nào từ khi lên 3 tuổi…

Nguyễn Tiến Công, học sinh lớp 3A trường tiểu học Hà Nội:
- 2 năm đạt học sinh giỏi của trường.
- 3 tuổi không ăn bất cứ loại thịt nào.
- 5 tuổi đến nay đã ăn chay trường, thường xuyên lên chùa ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật.

Không ăn thịt vì…

Nhà em Nguyễn Tiến Công nằm sâu trong một ngõ nhỏ ở thị trấn Cầu Diễn (Từ Liêm, Hà Nội). Lúc tôi đến, gia đình em đang chuẩn bị ăn cơm trưa.

Lần đầu gặp Công, em đã thể hiện mình là đứa ngoan ngoãn, thân thiện nhưng đôi lúc cũng nghịch ngợm chứ không hề rụt rè và nhút nhát như tôi nghĩ…

Nhìn vào mâm cơm đã sắp sẵn trên bàn, chị Hoàng Mai Hương (mẹ Công) bộc bạch: “Từ khi lên 3 tuổi cháu đã không ăn bất cứ loại thịt nào rồi. Đi mẫu giáo bữa cơm nào có thịt là cháu “lừa” cô giáo cho vào thùng rác hoặc lựa lại ở góc bát. Nhiều lần cô giáo bắt được đã “phạt” nhưng nhất định cháu không ăn”.

Phút suy tư của cậu bé không ăn thịt

Đứng trước việc cậu con trai không ăn bất cứ loại thịt nào, gia đình chị Hương rất lo lắng. Chị Hương cho biết đã dùng đủ mọi cách “ép” Công ăn nhưng cuối cùng vẫn... chịu thua. Cho đến khi biết lý do vì sao Công không ăn thịt, gia đình chị đã bớt lo lắng như trước.

“Hồi đầu hỏi vì sao không ăn thịt thì cháu lắc đầu, không nói gì, mãi về sau cháu mới nói lý do, khi đó gia đình đành chấp nhận” - chị Hương chia sẻ và câu Công nói với mẹ khi đó mới 3 tuổi là: “Con sợ ăn thịt lắm vì ăn thịt là sát sinh, không có lòng từ bi…”

Vậy là từ đó đến giờ thức ăn trong bữa cơm của Công chỉ có rau, đậu phụ, muối vừng, lạc rang… bổ sung thêm hoa quả và sữa đậu nành. “Bây giờ đi ra chợ hay khi nhìn thấy thịt, cá là cháu đã có cảm giác nôn ọe rồi” - bà nội của Công chia sẻ thêm.

Ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật…


Có lẽ, ai cũng nghĩ thông thường chỉ có những bà vãi buổi tối mới lên chùa tụng kinh, niệm Phật nhưng ở chùa Đình Quán (Từ Liêm, Hà Nội) lại khác. Hình ảnh bà nội đèo cháu trai bằng xe đạp lên chùa rồi cùng ngồi tụng kinh đã trở nên quen thuộc mấy năm nay.

Ban ngày, Công đi học còn buổi tối Công lại theo bà nội lên chùa tụng kinh, niệm Phật cùng các Sư Thầy tại chùa Đình Quán. Ai cũng nhận thấy Công đọc kinh sách khá lưu loát và trôi chảy.

Công và bà nội trên chùa

Những khóa tu ngắn ngày ở chùa Đình Quán, Công tham gia không sót khóa nào. Đến chùa, Công cùng thực tập việc ăn chay, niệm Phật, ngồi thiền, tụng kinh… như bao người bạn đồng tu khác.

Sư Thầy Tịnh Thủy ở chùa Đình Quán cho hay: “Mới 8 tuổi mà Công đã biết ăn chay trường và lên chùa tụng kinh niệm Phật như thế là một điều rất đáng quý, chứng tỏ Công đã có nhân duyên với đạo Phật”.

Còn bây giờ gia đình chị Hương đã có phần vui và hãnh diện khi chia sẻ về cậu con trai ngoan ngoãn: “Trẻ em được 3 tuổi là giai đoạn bé cần đa dạng nguồn thực phẩm để hoàn thiện bộ não đang phát triển. Ăn chay trường nhưng bây giờ nhìn thấy Công mạnh khỏe lại ngoan ngoãn, học giỏi và sớm biết đạo Phật như vậy nên mọi người trong gia đình ai cũng thấy hạnh phúc về điều đó”.

http://bee.net.vn/channel/1994/201111/Cau-be-so-an-thit-1817647/

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

Người Trường Chay: Tiến sĩ & tác giả Jeffrey Masson - Bestselling author Dr. Jeffrey Moussaieff Masson


Dr. Jeffrey Moussaieff Masson has a PhD in Sanskrit from Harvard University, Massachusetts, USA. He is the bestselling author of many books, including the 10 books exploring the emotions of our animal friends.

1. When Elephants Weep: The Emotional Lives of Animals
2. Dogs Never Lie About Love (has sold more than 1 million copies)
3. The Nine Emotional Lives of Cats
4. The Evolution of Fatherhood (examining fatherhood in the animal world)
5. The Pig Who Sang to the Moon (this book turned him from a vegetarian into a vegan)
6. Raising the Peaceable Kingdom
7. Altruistic Armadillos, Zenlike Zebras
8. The Face on Your Plate: The Truth About Food
9. The Dog Who Couldn't Stop Loving
10. Dogs Make Us Human

He lives with his family on a beach in Auckland, New Zealand. His wife, Leila, is a pediatrician. They are both vegans. 

Dr. Masson wrote: 

"I believe that in 500 years (maybe less) people will look back on us and wonder about many things. No doubt behavior we consider normal today will inspire horror in our more enlightened successors. War, for example. But I also think they may believe our disdain of insects is incomprehensible. Perhaps they will marvel that we could so easily cut down trees and perhaps even flowers.

I am completely opposed to any form of animal exploitation, including animal experimentation, keeping animals in zoos or in circuses, (indeed any form of captivity for animals), the use of leather, fur, wool and silk. I am even questioning my use of hearts of palm and maple syrup (thinking about the wounds necessary to create the sap)"

In the following lecture excerpt, he unequivocally stated that there's no such thing as humanely slaughter for meat.



(VNAC) - Jeffrey Moussaieff Masson có bằng tiến sĩ Phạn ngữ từ đại học Harvard, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Ông là tác giả của nhiều sách bán chạy nhất, bao gồm 10 quyển sách về những cảm xúc của các bạn thú.

1. Khi loài voi khóc: Đời sống tình cảm của thú vật
2. Loài chó không bao giờ nói dối về tình thương (đã bán trên 1 triệu quyển)
3. Chín kiếp tình cảm của loài mèo
4. Sự tiến hóa của tình cha (tìm hiểu về tình cha trong thế giới loài vật)
5. Chú heo hát tặng nàng trăng (nhờ quyển này, ông trở thành người thuần chay)
6. Nuôi dưỡng giang sơn hòa bình
7. Tự điển 100 loài vật từ A đến Z
8. Gương mặt trên chiếc đĩa: Sự thật về thức ăn
9. Chú chó không thể ngừng thương
10. Chó giúp chúng ta nên người

Tiến sĩ Masson sống với gia đình ở bờ biển Auckland, Tây Tân Lan. Leila, hiền thê của ông, là một bác sĩ nhi khoa. Cả hai đều là người thuần chay.

Trong buổi thuyết giảng trên, ông nói không có cách chăn nuôi nào là "nhân đạo" cả, khi chúng ta nuôi thú vật để lấy thịt.

Ngoài ra, tiến sĩ Masson cũng viết như sau:

"Tôi tin rằng trong vòng 500 năm nữa (có thể sớm hơn), người ta sẽ nhìn lại chúng ta và thắc mắc về nhiều thứ. Ắt hẳn là những hành động chúng ta xem là bình thường ngày nay sẽ khiến con cháu khai ngộ hơn của chúng ta cảm thấy kinh hoàng. Như chiến tranh, chẳng hạn. Nhưng tôi cũng nghĩ họ sẽ không hiểu nổi vì sao chúng ta lại khinh rẻ côn trùng. Có thể họ sẽ lấy làm lạ là tại sao chúng ta có thể đốn cây dễ dàng như thế, và có lẽ ngay cả cắt hoa nữa.

Tôi hoàn toàn phản đối mọi hình thức lạm dụng loài vật, bao gồm thí nghiệm trên loài vật, giam thú vật trong sở thú hoặc gánh xiệc (thật vậy, bất cứ hình thức nào giam giữ loài vật), việc sử dụng y phục vật dụng bằng da thú, lông thú, len [từ cừu], và tơ lụa [từ dâu tằm]. Tôi cũng đặt câu hỏi ngay cả cho việc ăn thốt nốt và xi-rô cây thích của chính tôi (khi nghĩ đến những vết thương phải có để cho cây ra nhựa).
"


Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Người Trường Chay: Giáo sư tiến sĩ Đặng Huy Huỳnh

Vietnamese scientist Dr. Đặng Huy Huỳnh is vegetarian.
Professor Dr. Đặng Huy Huỳnh has been working for more than 60 years in animal protection and preservation. The vegetarian scientist is saddened by the news of the Java rhino extinction in Việt Nam, but believes we should keep trying to look for them.

Vẫn nuôi hy vọng về tê giác ở Việt Nam

(TT&VH) - Ngày 25/10, Quỹ bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (WWF) và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế (IRF) khẳng định: xác cá thể tê giác Java được tìm thấy ngày 29/4/2010 tại Cát Lộc (Đồng Nai) là tê giác cuối cùng ở Việt Nam.

TT&VH đã có cuộc trao đổi với GS-TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam về vấn đề này.

* Thời điểm xác tê giác bị sát hại tháng 4/2010, GS có nghĩ đó là con tê giác cuối cùng của Việt Nam, hay đợi đến khi WWF chính thức công bố GS mới có thể khẳng định rằng đó là con tê giác cuối?

- Từ những năm 2001 - 2002, tôi cùng các chuyên gia động vật học tiến hành đi khảo sát loài tê giác ở khu vực Cát Lộc, Cát Tiên thì thấy có rất nhiều dấu chân. Các dấu chân đều được đúc thạch cao để lưu giữ tại Vườn quốc gia. Căn cứ vào dấu chân, thì chúng tôi đều nhận định chúng ta còn 3 đến 5 con tê giác.

Khi WWF công bố con tê giác chết năm 2010 là con cuối cùng trên lãnh thổ Việt Nam, thú thực tôi vẫn cứ hy vọng. Con tê giác bị giết tháng 4/2010 bởi vết đạn găm vào chân, đã bị cưa sừng. Nhưng căn cứ vào các dấu chân mà chúng tôi khảo sát được từ 2001 thì thấy có cả dấu chân của tê giác con, mà có tê giác con thì chắc sẽ có tê giác mẹ, tê giác bố, nên tôi vẫn cứ hy vọng...


* Như vậy, hy vọng vẫn còn tê giác ở Việt Nam?

- Mấy tháng trước tôi cũng đã vào Cát Tiên, và khi làm việc với các anh ở Vườn quốc gia, rồi với WWF, tôi vẫn mong thuyết phục họ chưa xem nó là tuyệt chủng mà cố gắng điều tra theo kiểu “còn nước còn tát” xem còn cá thể tê giác nào không. WWF cũng nói với tôi “cực chẳng đã” mới phải tuyên bố.

Các chuyên gia quốc tế của IRF, WWF và Vườn quốc gia đã làm việc rất khoa học. Họ đã giải
thích, các dấu chân đã được đúc thạch cao có kích thước khác nhau có thể do tác động của môi trường, thời tiết. Ví dụ dấu chân tê giác để lại sau trận mưa, hoặc tại khu vực đất ẩm, bùn nhão có thể biến dạng, thu nhỏ lại, không như hình dạng ban đầu. Đây là một giải thích hợp lý.

Hơn nữa, họ có cả chó nghiệp vụ từ bên Mỹ sang, đánh giá với các phương pháp hiện đại nhất.

Theo tôi, kể cả khi chúng ta công bố, vẫn nên tiếp tục tìm kiếm, như nhiều loài động vật công bố tuyệt chủng tại khu vực nào đó sau đó lại được bất ngờ phát hiện bởi người dân. Chúng ta có thể nhờ người dân, đồng bào dân tộc sống trong khu vực vườn quốc gia giúp đỡ, tất nhiên có cơ chế động viên họ.


Như chúng ta đã biết, tê giác ở VQG Cát Tiên phân bố trong một khu vực tương đối rộng khoảng 5.500 ha, với độ cao từ 200 đến 400 mét so với mực nước biển nên có thể nhờ sự giúp đỡ của người dân, đồng bào, vì họ rất giỏi đường rừng, thông thạo địa bàn...

Họ tuyên bố “tuyệt chủng” thì mình chấp nhận, nhưng tôi vẫn đề nghị với Bí thư huyện ủy Cát Tiên có thể nhờ bà con dân tộc tiếp tục để ý, tìm kiếm, nếu thấy dấu vết phải báo lại ngay. Coi như “còn nước còn tát”.


* Là nhà khoa học đầu ngành về bảo vệ động vật, ông nghĩ gì khi con tê giác cuối cùng trên đất nước ta bị sát hại?

- Không những tôi, mà rất nhiều anh em đồng nghiệp khác cũng rất đau buồn về việc này. Đã mấy chục năm nay, chúng tôi hoạt động không ngừng chỉ để mong bảo tồn đa dạng sinh học cho đất nước, bảo vệ sự giàu có của thiên nhiên cho con cháu, lưu giữ nguồn gen quý cho mai sau.

Với người như tôi đã 80 tuổi, có 60 năm bảo vệ động vật, thì điều ấy rất đáng buồn. Càng buồn hơn, khi các nỗ lực đưa các loài động vật vào sách đỏ được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng vẫn tiếp tục bị giết hại.

Người ta giết nó vì giá trị kinh tế, vì cái sừng. Nhưng sâu xa nhất là từ những kẻ có nhu cầu. Những kẻ thích dùng sừng tê giác này hẳn là đại gia có rất nhiều tiền, chứ lương của những người bình thường, những giáo sư như chúng tôi đây cũng không bao giờ đủ tiền để mua.


* Hẳn sừng tê giác có giá trị rất cao. GS đánh giá thế nào về tác dụng của sừng tê giác?

- Thực ra, trong y học truyền thống sừng tê giác được các lương y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đề cập đến, tuy nhiên nó rất chung chung và bình thường như mọi thứ khác. Xét cho cùng thì tất cả các loài động thực vật trong thiên nhiên, kể cả loại có độc đều có tác dụng về một mặt nào đó.

Tuy nhiên, giá trị của sừng tê giác hoàn toàn là đồn thổi, không có ghi chép giấy tờ văn bản cụ thể để chứng minh. Nhưng không chỉ ở Việt Nam, ở châu Phi, Trung Quốc sừng tê giác có giá trị cao vì quan niệm sai lầm. Có thể, vì tê giác sống trong một khu vực nhất định, ăn các loại lá và uống nước có khoáng chất nhất định nên có sức đề kháng rất cao nên họ ngộ nhận như vậy.


* Không chỉ tê giác, mà nhiều loài khác ở Việt Nam đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Theo giáo sư, chúng ta phải làm gì?

- Năm 2004 tê giác hai sừng tuyệt chủng ở Việt Nam, bây giờ là tê giác một sừng. Đây là bài học vô cùng đắt giá với chúng ta. Dù các tổ chức bảo tồn, Vườn quốc gia, kể cả WWF đã rất nỗ lực trong nhiều năm trời, tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng tê giác vẫn bị tuyệt chủng.

Hiện loài hươu vàng gần như đã biến mất tại Việt Nam do mất sinh cảnh sống và mức độ săn bắn quá cao. Sao la cũng là một loài cực kỳ nguy cấp, hiện số lượng không đến vài trăm cá thể; voọc mũi hếch chỉ còn lại ở một số khu vực thuộc miền Bắc với số lượng khoảng 250 con do nạn phá rừng và săn bắn.

Các loài có phân bố rộng hơn cũng đang trên bờ vực suy giảm như loài voi, ngoài số voi ở bản Đôn hiện đang giảm đi, chỉ có 53 con, ngoài tự nhiên, loài này cũng chỉ còn dưới 100 cá thể.

Loài hổ hiện nay tại Việt Nam ước tính chỉ còn dưới 30 cá thể, nếu không có biện pháp quyết liệt thì khoảng 10 năm nữa thôi, loài hổ sẽ biến mất ở Việt Nam. Bò tót cũng đang bị biến mất khỏi những nơi trước đây chúng từng tồn tại.

Theo tôi, dù có tổ chức nào đi chăng nữa, nếu không có chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương cộng tác chặt chẽ thì khó mà thành công được.


* Xin cảm ơn GS!

http://thethaovanhoa.vn/132N20111027102725086T0/van-nuoi-hy-vong-ve-te-giac-o-viet-nam.htm

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Người Trường Chay: Mary Hulett, lực sĩ thuần chay

Mary Hulett, người thuần chay (Vegan Mary Hulett)
Mary Hulett, vegan athlete and animal advocate

Here's the scoop from Mercy for Animals: "Mary Hulett is running in the New York City Marathon on November 6 to raise awareness and funds for Mercy For Animals' lifesaving work on behalf of farmed animals. Attracting professionals and amateur runners alike, and with more than 45,000 participants last year, the NYC Marathon is among the pre-eminent long-distance running events in the world. Thanks to Mary, the NYC Marathon is now also a great way to help animals.

With more and more athletes discovering they can outcompete their meaty counterparts by maintaining a vegan diet, sports enthusiasts are in the perfect position to help propel plant-powered living into the mainstream. And what better way for vegan athletes to raise awareness and funds to help animals than by participating in a local marathon?"


For more information, please click the Mercy for Animals site here.

Thank you and the very best of wishes, Mary! You're beautiful, you're strong, you're compassionate, you're vegan, and you rock!

Mary Hulett & gia đình - Mary Hulett & loved ones

(VNAC) - Cô Mary Hulett là một lực sĩ thuần chay người Hoa Kỳ. Vào ngày 6 tháng 11, 2011, cô sẽ dự cuộc thi chạy marathon đường trường (trên 42 cây số hoặc 26,2 dặm) ở thành phố New York và tặng tiền quyên góp cho tổ chức Mercy for Animals (Từ bi cho Loài vật). Năm 2010 vừa qua, có trên 45.000 người tham gia chạy đua gây quỹ.

Cô Mary thuần chay vừa xinh, vừa khỏe, vừa tốt, vừa có lòng từ bi đối với các bạn thú! Chúc cô thật nhiều may mắn trong cuộc chạy đua từ thiện đầy ý nghĩa này.



Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Người Trường Chay: Cụ Fauja Singh 100 tuổi ăn chay chạy vẫn tốt (Thảo Nguyên)

Vegetarian Mr. Fauja Singh, 100 years old, has made the Guinness World Records after completing his eighth marathon in Canada.

According to news reports: Mr. Singh attributes his success to ginger curry, cups of tea, and being happy. He has said: "The secret to a long and healthy life is to be stress-free. If there's something you can't change then why worry about it? Be grateful for everything you have, stay away from people who are negative, stay smiling and keep running."

To read the original article, please click here.

100 tuổi vẫn chạy tốt
Thảo Nguyên (Theo BBC News, AP)

(TTO) - Fauja Singh, một cụ già người Anh gốc Ấn Độ, đã trở thành vận động viên già nhất hoàn tất giải cự ly marathon. Tại giải marathon Canada cụ già Fauja Singh là người cuối cùng cán đích với thời gian 8 giờ 25 phút và 16 giây; kém hơn 6 tiếng so với người về nhất.

Khi ông gần về đến đích, những nhân viên tổ chức cuộc đua đã tháo bỏ banner tài trợ cũng như những rào chắn ở mức đến từ lâu nhưng lại có một toán đông gia đình, bạn bè và giới truyền thông đã chờ sẵn ông.

Harmander Singh, HLV của ông Fauja Singh mô tả cụ già 100 này “vui quá đỗi” và cho biết: “Khi đến khúc cua cuối cùng, ông ta cho biết làm được điều này giống như được kết hôn một lần nữa. Ông ấy đã hoàn tất được ý nguyện lâu nay”.

Ông Fauja Singh đã bắt đầu tập chạy cách đây 11 năm, ở tuổi 89 khi vợ và con trai qua đời. Khối lượng tập của ông khá nặng, mỗi ngày chạy khoảng 16km. Hiện nay ông Singh giữ kỷ lục thế giới nội dung marathon cho người trên 90 tuổi với thời gian 5 giờ 40 phút. Ngoài ra ông còn là người 100 tuổi duy nhất tham gia tất cả 8 nội dung chạy có cự ly dao động từ 100 cho đến 5.000m.

Bí quyết sống lâu của ông Fauja Singh là cà ri gừng, trà và “sống vui vẻ”. Ông nói: “Bí quyết để sống lâu là không để bị stress. Hãy vui vẻ với tất cả những gì có được, tránh xa những người bi quan, giữ nụ cười và tiếp tục chạy”.

Được biết ông Fauja Singh, cao 1,76m và nặng chỉ 52kg, sinh năm 1911 ở Punjab, Ấn Độ. Tại đây ông làm nghề nông trước khi chuyển đến Anh trong những năm 1960. Dù chuyển đến Anh đã hơn 50 năm nhưng ông Fauja Singh chỉ nói được tiếng Punjab.

Mục tiêu sắp tới của ông cụ 100 tuổi đang ăn chay này là tham gia rước đuốc tại Olympic London 2012 sắp tới. Ông đã từng tham dự rước đuốc tại Olympic Athens 2004.

http://thethao.tuoitre.vn/The-thao/460907/100-tuoi-van-chay-tot.html