Blogger templates
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giới Trẻ Ăn Chay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giới Trẻ Ăn Chay. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012
Giới Trẻ Ăn Chay: “Tiệc Xanh” của sinh viên Hà Nội
“Tiệc Xanh” của sinh viên Hà Nội
Tiến Cường/VOV-Trung tâm tin
(VOV) - Với ý tưởng đưa các món chay đến gần hơn tới các bạn trẻ, tiệc Xanh (Green Party 2012) sẽ được tổ chức vào tối ngày 25/08 tại Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Lấy ý tưởng từ câu chuyện "thằng Bờm", những sinh viên năng động của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và các thành viên của Linkvn đã cùng nhau tổ chức bữa tiệc với chủ đề "Tiệc Xanh". Trong bữa tiệc, thực khách sẽ được thưởng thức những bữa ăn chay đơn giản, ngon miệng, bổ dưỡng, hơn nữa còn được biết lợi ích của đồ chay đối với môi trường, sức khỏe.
Ngoài ra, hình ảnh thằng Bờm, phú ông với những câu chuyện vui về cuộc sống, tình huống hài hước và các trò chơi vui nhộn mang thông điệp bảo vệ môi trường sẽ có trong suốt thời gian diễn ra chương trình.
Bạn Phùng Quang Hải, sinh viên Trường Đại học Bách Khoa, cho biết: "Để có ý tưởng này, nhóm đã phải lên kế hoạch từ rất lâu và xin ý kiến của rất nhiều chuyên gia về cách gọi cũng như cách chế biến món ăn sao cho chay mà vẫn ngon, xanh và thân thiện với môi trường. Không chỉ được thưởng thức những món ăn chay ngon, thực khách sẽ được sống trong những giây phút thoải mái với hình ảnh của làng quê Việt Nam như cây đa, mái nước, sân đình”.
Có thể nói, hiện nay chất béo có rất nhiều trong món ăn. Vì thế ăn chay rất tốt cho sức khỏe. Nói là ăn chay, nhưng không phải ai cũng biết ăn thế nào cho đúng, chế biến như thế nào cho đúng khẩu vị. Thông qua bữa tiệc này, ngoài việc được các chuyên gia của quán ăn chay Nguyên Hồng tư vấn về món ăn, những sinh viên của Thủ đô muốn chuyển tải một thông điệp: mỗi cá nhân có thể tự xây dựng lối sống xanh cho bản thân, sống xanh bắt nguồn từ những hành động nhỏ trong cuộc sống quanh ta.
Đồng thời, thông qua việc bán vé, ban tổ chức sẽ dùng số tiền này để xây dựng những hoạt động cộng đồng ý nghĩa như tái hiện lại lễ hội Trung Thu cổ xưa cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; quay lại thăm và chữa bệnh cho trẻ em tại bản Thung Cuông (Mộc Châu, Sơn La)…
Với những ý nghĩa lớn lao đó, các bạn sinh viên Đại học Bách Khoa và nhóm Linkvn hy vọng bữa “Tiệc Xanh” sẽ là sự khởi đầu tốt đẹp cho những hoạt động vì cộng đồng lớn hơn trong tương lai.
http://vov.vn/Home/Tiec-Xanh-cua-sinh-vien-Thu-do/20128/221979.vov
Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012
Giới Trẻ Ăn Chay: Cô gái mặc bộ váy rau kêu gọi ăn chay
Ms. Phạm Triều Chính, 24, distributes free vegetables to passers-by and wears a self-made veggie gown to promote vegetarianism in downtown Đà Lạt. The green banner in the background says: "Let us be veg and protect animals."
Cô gái mặc bộ váy rau kêu gọi ăn chay
Thu Lụa
(Kienthuc.net.vn) - Cuối tuần vừa qua, tại khu chợ Hòa Bình – trung tâm thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã diễn ra chương trình phát rau miễn phí với khẩu hiệu “Hãy cùng nhau ăn chay và bảo vệ động vật”.
Chủ nhân của ý tưởng này là bạn Phạm Triều Chính (24 tuổi) - cựu sinh viên khoa Ngữ văn và Văn hóa học, trường Đại học Đà Lạt.
Xuất phát từ việc ăn rau xanh bảo vệ sức khỏe cho con người và gần đây nhất là những vụ việc giết hại động vật quý hiếm gây chấn động dư luận, sau nhiều lần suy nghĩ, Triều Chính đã tự tay thực hiện ý tưởng cùng với sự giúp đỡ của một số bạn sinh viên đến từ trường Đại học Đà Lạt.
Để lôi kéo mọi người tham gia và ủng hộ hoạt động này, Triều Chính đã tự đầu tư đi mua những bao rau xanh về phát miễn phí cho người dân đi đường. Ngoài ra để tạo sức thu hút với người dân, bằng sự khéo léo của mình, cô đã tự tay kết một bộ váy từ rau xanh.
Triều Chính cho biết, bộ váy này rất nặng, ước tính khoảng chừng 7kg rau. Vì váy được làm từ chất liệu rau xanh, nếu như để lâu sẽ bị héo, vì vậy trước một ngày, cô phải thức cả đêm để kết rau.
Mặc dù hoạt động diễn ra giữa trời mưa và rất lạnh nhưng vẫn có rất nhiều người đến ủng hộ cô. Triều Chính còn cho biết sắp tới sẽ cố gắng thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa hơn nữa.
http://kienthuc.net.vn/channel/5421/201208/Co-gai-mac-bo-vay-rau-keu-goi-an-chay-1844297/
Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012
Giới Trẻ Ăn Chay: Giới sinh viên Sài Thành nô nức rủ nhau “ăn chay tụng kinh”
There's a steady trend among college students in Sài Gòn to adopt the healthy, economical and compassionate vegetarian diet.
Giới sinh viên Sài Thành nô nức rủ nhau “ăn chay tụng kinh”
KGT – Theo X-Zone
6 giờ tối, cô sinh viên năm ba trường Đại học KHXH&NV Phương Lê đã có mặt tại tầng hai quán cơm chay Thiện Đông để chuẩn bị bước vào buổi tụng kinh tối cùng sư thầy Thích Đức Minh. Trong khi đó, ở tầng một, có rất nhiều sinh viên đứng xếp hàng mua cơm chay.
1.001 lý do ăn chay tụng kinh
“ Ăn chay rẻ hơn ăn mặn”, nhóm bạn sinh viên hài hước trả lời khi được người viết đưa ra câu hỏi “Vì sao các bạn ăn chay?”. Nhóm sinh viên này còn cho biết, đây là một thực tế khá phổ biến của một bộ phận sinh viên khi họ tìm cách đối mặt với cơn bão giá đang hoành hành hiện nay. Một dĩa cơm với một món mặn đã “ngốn” của nhiều bạn trẻ đến 20 nghìn đồng. Trong khi đó, chỉ cần bỏ ra 10 đến 12 nghìn đồng, bạn đã có ngay một dĩa cơm chay thập cẩm rất ngon và còn no bụng nữa. Đón đầu tâm lý đó, những khu vực tập trung đông sinh viên trọ học như làng đại học Thủ Đức và quanh các trường đại học lớn, các quán cơm chay phục vụ sinh viên bắt đầu mọc lên khá nhiều.
Không như nhóm sinh viên trên, bạn Minh Thông, sinh viên năm cuối trường Hutech, người ăn chay trường gần bốn năm nay cho biết: “Lúc đầu, mình cũng chỉ ăn thử cho vui, nhưng sau một số lần đi chùa được nghe các thầy nói về lợi ích của việc ăn chay là bảo vệ sức khỏe, khởi phát lòng từ bi, tôn trọng mạng sống của mọi chúng sanh thì mình động viên bản thân về nhà tập ăn, riết rồi quen luôn”. Minh Thông còn nói thêm, từ khi ăn chay, cậu thấy trong lòng nhẹ nhàng thoái mái hơn, không nặng nề mệt mỏi như ăn mặn. Nếu giờ cho cậu sinh viên năm cuối này ăn mặn thì “mình sẽ bệnh vài ngày mất”. Những lúc rảnh rỗi, Thông cũng thường lên chùa nghe thầy đọc kinh và cũng tập tụng theo. “Ban đầu nghe không hiểu gì hết, nhưng khi được sư thầy phân tích giảng giải, mình ngộ ra được nhiều điều lắm. Mình điềm tĩnh hơn, biết kiềm chế cái tôi bản thân hơn, gặp chuyện buồn thì luôn suy nghĩ theo hướng lạc quan yêu đời”.
Thấy ăn chay và tụng kinh thú vị, lại giúp bản thân có thể giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống theo hướng suy nghĩ tích cực, Thông lên lớp rủ bạn bè cùng đi chùa, tập ăn chay và tụng kinh. “Trong lớp mình có thành lập một hội gọi là hội những người đi chùa và ăn chay, cũng gần được 15 thành viên rồi, có bạn cũng ăn chay trường như mình, nhưng có bạn thì đến lễ rằm mới ăn. Tuy nhiên ai cũng hiểu được lợi ích của những việc này nên tham gia tích cực lắm”.
Hội ăn chay của Thông còn chuyền nhau bài thơ ăn chay hài hước:
“Ăn chay không phải là tu, ăn chay là để lấy lu đựng tiền.
Ăn chay không phải là hiền, ăn chay là để đỡ tiền thịt heo.
Ăn chay không phải là keo, ăn chay là để đi theo Phật Đà.
Ăn chay không phải là già, ăn chay là để theo Bà Quan Âm.
Ăn chay không phải là câm, ăn chay là để ‘dừng tâm’ đó mà”.
Cũng có mặt trong buổi tụng kinh của sư thầy Thích Đức Minh và rất nhiều bạn trẻ khác, người viết được chứng kiến những bạn sinh viên còn rất trẻ, thậm chí có người đầu tóc còn nhuộm vàng chóe, trong những bộ đồ Phật tử ngồi chắp tay dõi theo cuốn sách kinh và đọc theo sư thầy một cách mạch lạc. Khi được hỏi về lý do tham gia tụng kinh, Thoa, sinh viên trường Hutech chỉ bẽn lẽn trả lời: “Em thấy chị cùng phòng có đi nên xin đi theo tập tụng kinh và nghe thấy giảng đạo, một cách đơn giản để cầu nguyện phước lành cho ba mẹ và gia đình ở quê thôi”.
Trong khi đó, Phương Lê, sau khi ăn chay trường và tụng kinh một tháng trong mùa báo hiếu Vu Lan rằm tháng bảy, thì giờ cứ rảnh là đến tham gia cùng mọi người vì “không đi thì cứ thấy thiếu thiếu”. Trong buổi tụng kinh hôm đó, giữa nhiều sinh viên rất trẻ là một phụ nữ tuổi chừng 30, xếp bằng tụng kinh: “Chồng tôi trót làm cái nghề đòi nợ thuê, biết là không tốt lành gì cho con cái sau này, nên giờ ăn chay tụng kinh để tích đức cho con cháu”, chị chia sẻ.
Xu hướng mới của người trẻ
Trong bài viết này, người viết nhắc đến đối tượng sinh viên là chính cho sự đại diện cho một lớp trẻ với một xu hướng ăn và nghĩ tích cực. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều chủ quán chay cho biết, không những sinh viên, mà rất nhiều nhân viên văn phòng và người đi làm cũng ăn chay vì muốn tốt cho sức khỏe. Điều đó cho thấy ngày càng có nhiều người trẻ đến với ăn chay. “Bạn cứ để ý những người hay ăn chay, nước da họ rất đẹp, tâm trạng vui vẻ và sức khỏe thì rất tốt. Nếu nhiều lợi ích như thế thì tại sao chúng ta không ăn chay?”, Vân Hoàng, nhân viên văn phòng ở quận 3 cười tươi chia sẻ. Còn sư thầy Thích Đức Minh, đã lý giải cho việc nhiều bạn trẻ ăn chay như sau: “Cuộc sống hiện đại với bệnh tật, ô nhiễm, thực phẩm bẩn đang ngày một de dọa con người. Họ lo lắng, họ sợ. Giới trẻ không nằm ngoài số đó. Và cũng chỉ có giới trẻ mới có thể cải thiện được cuộc sống trong tương lai bằng những phương pháp sống tích cực, và rõ ràng trong đó có ăn chay”.
Minh Thông, khi được hỏi về quan điểm của bản thân, cậu bạn này đã chia sẻ: “Ăn chay đang trở thành một trào lưu trong giới trẻ vì nó mang lại nhiều lợi ích cho mọi người. Tuy nhiên, mình thấy có nhiều bạn trẻ đua đòi đi ăn chay, tụng kinh niệm Phật để thể hiện cho mọi người thấy. Nhưng xét ra, ăn chay tụng kinh vẫn tốt hơn rất nhiều so với ăn mặn, nên biết đâu những bạn đó cũng sẽ dần thấy được lợi ích và ý nghĩa của những việc này mà thay đổi. Còn không, một thời gian, họ cũng bỏ cuộc mà thôi nếu không có cái tâm thật sự”.
Hằng năm, chùa Hoằng Pháp tổ chức hai khóa tu mùa hè dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên và cứ cách hai tháng, lại có một khóa tu sinh viên được diễn ra. Nếu có mặt tại những khóa tu này, bạn mới có thể tin vào mắt mình vào số lượng rất đông các bạn trẻ đến tham gia sinh hoạt. Thông qua những ngày tu, ngoài việc có thời gian tĩnh tâm cũng như tụng kinh, các bạn trẻ còn có những giây phút chánh niệm, không bị cuốn theo dòng xoáy của cuộc sống, được nghe các sư thầy giảng giải những bài học giá trị liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau trong cuộc sống.
Như thế có không ngoa khi nói rằng ăn chay, tụng kinh hướng về Phật sẽ là một xu hướng mới của nhiều bạn trẻ trong thời gian tới?
http://khonggiantre.com/thu-an-chay-tung-kinh-cua-gioi-sinh-vien/
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012
Giới Trẻ Ăn Chay: Sinh viên ăn chay chống chọi khó khăn
More and more college students in Việt Nam are now going veg to save money, safeguard health, and enjoy inner peace.
Sinh viên ăn chay chống chọi khó khăn
Thu Ngân
Một đĩa cơm chay ăn no giá 6 -8 ngàn đồng, nếu gặp những ngày truyền thống ăn chay thì giá chỉ có 5 ngàn đồng.Trong khi đó cơm mặn hiện nay giá từ 12 - 15 ngàn đồng. Tính ra nếu ăn cơm chay, số tiền các bạn tiết kiệm được không phải là nhỏ.
“Ăn chay không phải vì tu, ăn chay là để lấy lu đựng tiền” là câu nói vui của giới SV. Gần đây, quanh làng đại học Thủ Đức (TP HCM) và một số nơi gần các trường khác mọc lên càng nhiều quán cơm chay sinh viên. Vào những buổi trưa hay buổi chiều, các quán cơm chay ở đây đông đúc, tấp nập hơn cả.
Tại hai quán cơm chay gần trường đại học Khoa học XH&NV và bến xe buýt cũ đối diện đại học Quốc tế, thật bất ngờ vì sinh viên tới ăn và mua về đông tới nỗi người bán làm không kịp.
Nhiều buổi SV đứng chờ chen chúc, ra vào tấp nập. Khi được hỏi vì sao các bạn lại chọn những bữa cơm chay đạm bạc thay vì cơm mặn, nhiều bạn SV chia sẻ: trước hết hãy cứ so sánh giá cơm chay và giá cơm thường, một đĩa cơm chay ăn no chỉ có giá 6 -8 ngàn đồng, nếu gặp các ngày chay giá chỉ có 5 ngàn đồng.
Trong khi đó cơm mặn hiện nay giá từ 12 - 15 ngàn đồng. Tính ra nếu ăn cơm chay, số tiền các bạn tiết kiệm được không phải là nhỏ. Mặc khác, đa số SV sống trong làng đại học Thủ Đức đều ở ký túc xá, không có điều kiện tự nấu ăn cho tiết kiệm do vậy ăn chay thật hiệu quả.
Với số tiền tiết kiệm thêm nhờ ăn chay, các bạn có thể dành dụm để trang trải các sinh hoạt khác, mua sắm cho mình các món đồ ưa thích, học thêm và vui chơi cùng bạn bè.
Lý do thứ hai khiến các bạn đổ xô đi ăn chay vì dạo gần đây, các báo đài liên tục đưa tin về các quán cơm bẩn trong khu vực làng đại học, rồi chuyện công an bắt giữ các xe chở thịt heo, gà đông lạnh quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ...
Nhiều SV tỏ ra hoang mang lo sợ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm do vậy ăn chay cũng là cách hữu hiệu để đối mặt với vấn đề trên.
Còn đối với những SV ở trọ, có thể tự nấu ăn, ăn chay không chỉ là tiết kiệm tiền bạc. Đồ nấu chay đều rẻ, ít biến động giá, dễ tìm, đa dạng mà lại tiết kiệm cả thời gian nấu.
Các món chay thường được nấu hết sức đơn giản và nhanh gọn, chỉ cần một ít rau muống luộc chấm với nước tương hay một ít đậu hủ chiên hoặc kho sả, rau xào, canh củ… là các bạn đã có một bữa chay thịnh soạn và ngon lành không kém gì các đồ ăn mặn mà lại không thấy ngán.
Đối mặt với thời buổi kinh tế khó khăn, tiền bố mẹ gửi lên eo hẹp, nhiều sinh viên tìm mọi cách để cắt giảm chi tiêu như đi làm thêm, bớt mua sắm và ăn chay. Ăn chay để có thể tiết kiệm chi phí, dành dụm tiền bạc vào những mục đích quan trọng và đầu tư vào học hành đang được nhiều sinh viên áp dụng.
Nhiều bạn trẻ không theo một tín ngưỡng tôn giáo nào nhưng vẫn quyết định ăn chay vì theo các bạn, ăn chay là để cho tâm hồn thanh tịnh, bình an, giảm được tính nóng nảy, biết kiềm chế và suy nghĩ thấu đáo, tích cực hơn trong mọi vấn đề.
Quỳnh An, SV trường ĐH Công nghệ thông tin chia sẻ: “Lúc đầu mình ăn chay là để tiết kiệm tiền, đảm bảo vệ sinh an toàn. Nhưng sau một thời gian, mình thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm hơn, hiền hòa, dễ chịu hơn, do vậy mà mình quyết định ăn chay trường và rủ bạn bè cùng ăn”.
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/07/sinh-vien-an-chay-chong-choi-kho-khan/
Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012
Giới Trẻ Ăn Chay: Bạn trẻ ăn chay ngày Phật đản
On the occasion of Buddha's holy birthday, thousands of young people in Huế enjoyed vegetarian meals as part of the time-honored tradition.
Bạn trẻ ăn chay ngày Phật đản
Bài & ảnh: Nguyễn Đông
Trong ngày đại lễ Phật đản Phật Lịch 2556, hàng nghìn bạn trẻ tại Huế đã tìm đến những cửa hàng chay hoặc tự đi chợ về nấu mâm cơm chay để tịnh tâm, chiêm nghiệm cuộc sống theo quan điểm của đạo Phật.
Từ sáng sớm 5/5 (tức rằm tháng tư), quán chay Liên Hoa trên đường Lê Quý Đôn, TP Huế (Thừa Thiên - Huế) đã đông nghịt khách. Trong đó có không ít cô gái ăn vận giản dị gọi những món chay và thưởng thức một cách ngon lành. Giá cơm chay ở Huế khá rẻ, thường một đĩa 15.000 đồng, còn bún, lẩu chay thì cao hơn.
"Không phải đến ngày đại lễ Phật đản tụi em mới đi ăn chay mà việc này được duy trì trong gia đình vào mỗi dịp rằm, ba mươi hàng tháng và giỗ chạp", bạn Văn Thị Lại, quê Phú Vang cho biết. Lại đã tìm đến những quán chay nổi tiếng ở Huế để học cách nấu. Đợt này do trời nóng nên cô quyết định đi ăn chay tại quán, chứ trước đây hầu như đều tự đi chợ mua thực phẩm về nấu theo khẩu vị riêng.
Với cô gái nhỏ nhắn Hoàng Thị Ngọc Anh, sinh viên ĐH Khoa học Huế, trước khi "tập" ăn chay, cô đã lên mạng tìm hiểu. Biết được việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe mà ngược lại giúp sống lâu vì cơ thể được tiếp một lượng sinh tố và khoáng chất ở trong thảo mộc, tốt hơn nhiều so các chất bổ trong thịt và đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường, Ngọc Anh đã quyết định mỗi tháng ăn chay ít nhất 5 lần.
"Lần đầu thực sự em không thích thú lắm nhưng ăn nhiều thấy hay hay và đôi khi cũng muốn thay đổi khẩu vị. Nhờ ăn chay mà em giảm cân hơn trước, eo cũng thon thả hơn", Ngọc Anh bật mí. Lễ Phật đản lần này, Ngọc Anh đã rủ thêm gần chục bạn học về nhà nấu món chay. Cô gái tỏ ra nhanh nhẹn với cách chế biến những món từ rau, đậu phụ, khoai tây.
Vy "nghiền" món chay. Ở Huế ngày thường không quá khó tìm một quán ăn chay nhưng Vy thích nhất là được ăn tại nhà chùa do các bà và ni cô nấu. Bạn trai từ Vũng Tàu ra chơi cũng bị cô bạn "bắt cóc" lên chùa ăn chay.
Theo các nhà nghiên cứu, hơn 80% dân số Huế hiện nay theo đạo Phật. Từ thời xa xưa, nếp sống của vua chúa, quan lại đến thường dân đã sớm chịu ảnh hưởng của Phật giáo nên việc ăn chay bắt nguồn từ đó và được người Huế duy trì đến nay. Có những gia đình tập cho con ăn chay từ nhỏ và truyền thống ăn chay được giới trẻ duy trì.
Người Huế ăn chay không đơn giản là ăn những món không có thịt cá, mỡ động vật mà kèm theo đó là cả triết lý hội tụ các yếu tố âm dương, thiền tịnh, thể hiện lòng tôn quý và trân trọng sự sống. Mâm cơm không cần phải thiết kế nhiều món giả gà, giả heo như người dân ở nhiều thành phố nhằm kích thích thị giác mà bữa cơm chay càng đạm bạc càng tốt.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/nhip-dieu-tre/2012/05/ban-tre-an-chay-ngay-phat-dan/
Bạn trẻ ăn chay ngày Phật đản
Bài & ảnh: Nguyễn Đông
Trong ngày đại lễ Phật đản Phật Lịch 2556, hàng nghìn bạn trẻ tại Huế đã tìm đến những cửa hàng chay hoặc tự đi chợ về nấu mâm cơm chay để tịnh tâm, chiêm nghiệm cuộc sống theo quan điểm của đạo Phật.
Từ sáng sớm 5/5 (tức rằm tháng tư), quán chay Liên Hoa trên đường Lê Quý Đôn, TP Huế (Thừa Thiên - Huế) đã đông nghịt khách. Trong đó có không ít cô gái ăn vận giản dị gọi những món chay và thưởng thức một cách ngon lành. Giá cơm chay ở Huế khá rẻ, thường một đĩa 15.000 đồng, còn bún, lẩu chay thì cao hơn.
"Không phải đến ngày đại lễ Phật đản tụi em mới đi ăn chay mà việc này được duy trì trong gia đình vào mỗi dịp rằm, ba mươi hàng tháng và giỗ chạp", bạn Văn Thị Lại, quê Phú Vang cho biết. Lại đã tìm đến những quán chay nổi tiếng ở Huế để học cách nấu. Đợt này do trời nóng nên cô quyết định đi ăn chay tại quán, chứ trước đây hầu như đều tự đi chợ mua thực phẩm về nấu theo khẩu vị riêng.
Với cô gái nhỏ nhắn Hoàng Thị Ngọc Anh, sinh viên ĐH Khoa học Huế, trước khi "tập" ăn chay, cô đã lên mạng tìm hiểu. Biết được việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe mà ngược lại giúp sống lâu vì cơ thể được tiếp một lượng sinh tố và khoáng chất ở trong thảo mộc, tốt hơn nhiều so các chất bổ trong thịt và đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường, Ngọc Anh đã quyết định mỗi tháng ăn chay ít nhất 5 lần.
"Lần đầu thực sự em không thích thú lắm nhưng ăn nhiều thấy hay hay và đôi khi cũng muốn thay đổi khẩu vị. Nhờ ăn chay mà em giảm cân hơn trước, eo cũng thon thả hơn", Ngọc Anh bật mí. Lễ Phật đản lần này, Ngọc Anh đã rủ thêm gần chục bạn học về nhà nấu món chay. Cô gái tỏ ra nhanh nhẹn với cách chế biến những món từ rau, đậu phụ, khoai tây.
Vy "nghiền" món chay. Ở Huế ngày thường không quá khó tìm một quán ăn chay nhưng Vy thích nhất là được ăn tại nhà chùa do các bà và ni cô nấu. Bạn trai từ Vũng Tàu ra chơi cũng bị cô bạn "bắt cóc" lên chùa ăn chay.
Theo các nhà nghiên cứu, hơn 80% dân số Huế hiện nay theo đạo Phật. Từ thời xa xưa, nếp sống của vua chúa, quan lại đến thường dân đã sớm chịu ảnh hưởng của Phật giáo nên việc ăn chay bắt nguồn từ đó và được người Huế duy trì đến nay. Có những gia đình tập cho con ăn chay từ nhỏ và truyền thống ăn chay được giới trẻ duy trì.
Người Huế ăn chay không đơn giản là ăn những món không có thịt cá, mỡ động vật mà kèm theo đó là cả triết lý hội tụ các yếu tố âm dương, thiền tịnh, thể hiện lòng tôn quý và trân trọng sự sống. Mâm cơm không cần phải thiết kế nhiều món giả gà, giả heo như người dân ở nhiều thành phố nhằm kích thích thị giác mà bữa cơm chay càng đạm bạc càng tốt.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/nhip-dieu-tre/2012/05/ban-tre-an-chay-ngay-phat-dan/
Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012
Giới Trẻ Ăn Chay: Cần Thơ: Sinh viên rủ nhau tới chùa ăn chay - College students in Cần Thơ go veg
Good news: Many college students from Cần Thơ are enjoying veggie meals at Buddhist temples.
Cần Thơ: Sinh viên rủ nhau tới chùa ăn chay
Ngô Nguyễn
Hôm nay [6/2/2012], như mọi địa phương trên cả nước, các chùa trên địa bàn Cần Thơ cũng không nghịt người tới lễ Phật, cầu an. Ngoài số Phật tử thường xuyên đến chùa, dịp này có rất đông bạn trẻ, đa số là các bạn sinh viên đang theo học tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đa phần sau khi lễ Phật, các bạn trẻ đều ở lại chùa ăn bữa cơm chay.
Bạn Nguyễn Thanh Bình - sinh viên năm 3 ngành Công nghệ Thông tin (trường ĐH Cần Thơ) cho biết: “Năm nào cũng vậy, hễ đến ngày này là 4 anh em cùng phòng trọ lại rủ nhau đến chùa lễ Phật. Và sau bữa cơm chay, cả 4 anh em ở lại phụ việc với các sư, người dọn bàn ghế, dọn thức ăn,... Mặc dù chỉ giúp các sư được ít việc nhưng tụi em thấy rất vui!”.
Minh, trưởng nhóm các bạn sinh viên Đại học Tây Đô đang cùng nhau quây quần bên mâm cơm chay tại chùa Phật Học (đường Nguyễn Thái Học) cũng vui vẻ cho biết: “Biết nhà chùa hôm nay có nhiều khách nên sau khi lễ Phật xong tụi em tự vào bếp dọn chén đũa, thức ăn,… Ăn xong tụi em tự dọn dẹp luôn!”.
Đến chùa Bửu Trì - đường Mậu Thân, chúng tôi gặp 1 nhóm sinh viên đang tất bật dọn chén đũa, thức ăn. Nguyễn Minh Tuấn - sinh viên ngành Du lịch trường Đại học Cần Thơ - nói: “10 anh em bàn này cũng là 10 anh em đang ở chung với nhau trong KTX Vĩnh Long. Hôm nay là rằm lớn lại rơi vào đầu năm nên tụi em quyết định tắt bếp, rủ cả phòng đến chùa dâng hương lễ Phật cầu cho người thân mạnh khỏe và anh em cùng ăn một bữa cơm chay cho lòng nhẹ nhàng hơn”.
“Dù các bạn trẻ đến chùa, ăn chay với những mục đích khác nhau nhưng năm nay các bạn trẻ rất có ý thức khi đến chùa lễ Phật và nhất là tinh thần tự phục vụ khi ăn cơm với nhà chùa. Đáng khen hơn là sau bữa cơm chay có nhiều bạn sinh viên tự nguyện ở lại nhà chùa giúp các sư các công việc như giữ xe, chạy bàn, rửa bát,…" - Sư Diệu Minh - trụ trì chùa Long An (quận Cái Răng) - nói.
http://dantri.com.vn/c20/s20-562766/chua-dong-nghit-nguoi-quan-chay-nghet-tho.htm
Cần Thơ: Sinh viên rủ nhau tới chùa ăn chay
Ngô Nguyễn
Hôm nay [6/2/2012], như mọi địa phương trên cả nước, các chùa trên địa bàn Cần Thơ cũng không nghịt người tới lễ Phật, cầu an. Ngoài số Phật tử thường xuyên đến chùa, dịp này có rất đông bạn trẻ, đa số là các bạn sinh viên đang theo học tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đa phần sau khi lễ Phật, các bạn trẻ đều ở lại chùa ăn bữa cơm chay.
Bạn Nguyễn Thanh Bình - sinh viên năm 3 ngành Công nghệ Thông tin (trường ĐH Cần Thơ) cho biết: “Năm nào cũng vậy, hễ đến ngày này là 4 anh em cùng phòng trọ lại rủ nhau đến chùa lễ Phật. Và sau bữa cơm chay, cả 4 anh em ở lại phụ việc với các sư, người dọn bàn ghế, dọn thức ăn,... Mặc dù chỉ giúp các sư được ít việc nhưng tụi em thấy rất vui!”.
Minh, trưởng nhóm các bạn sinh viên Đại học Tây Đô đang cùng nhau quây quần bên mâm cơm chay tại chùa Phật Học (đường Nguyễn Thái Học) cũng vui vẻ cho biết: “Biết nhà chùa hôm nay có nhiều khách nên sau khi lễ Phật xong tụi em tự vào bếp dọn chén đũa, thức ăn,… Ăn xong tụi em tự dọn dẹp luôn!”.
Đến chùa Bửu Trì - đường Mậu Thân, chúng tôi gặp 1 nhóm sinh viên đang tất bật dọn chén đũa, thức ăn. Nguyễn Minh Tuấn - sinh viên ngành Du lịch trường Đại học Cần Thơ - nói: “10 anh em bàn này cũng là 10 anh em đang ở chung với nhau trong KTX Vĩnh Long. Hôm nay là rằm lớn lại rơi vào đầu năm nên tụi em quyết định tắt bếp, rủ cả phòng đến chùa dâng hương lễ Phật cầu cho người thân mạnh khỏe và anh em cùng ăn một bữa cơm chay cho lòng nhẹ nhàng hơn”.
“Dù các bạn trẻ đến chùa, ăn chay với những mục đích khác nhau nhưng năm nay các bạn trẻ rất có ý thức khi đến chùa lễ Phật và nhất là tinh thần tự phục vụ khi ăn cơm với nhà chùa. Đáng khen hơn là sau bữa cơm chay có nhiều bạn sinh viên tự nguyện ở lại nhà chùa giúp các sư các công việc như giữ xe, chạy bàn, rửa bát,…" - Sư Diệu Minh - trụ trì chùa Long An (quận Cái Răng) - nói.
http://dantri.com.vn/c20/s20-562766/chua-dong-nghit-nguoi-quan-chay-nghet-tho.htm
Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012
Giới Trẻ Ăn Chay: Bạn trẻ rủ nhau ăn chay ngày Tết - Vietnamese youth go veg this lunar New Year of the Dragon
Thức ăn chay - Vegan food (Photo: Duy Minh) |
Bạn trẻ rủ nhau ăn chay ngày Tết
Thiên Hương
TTO - Ngày Tết, nhiều người quen với những bữa ăn đầy ắp thịt, giò lụa, giò thủ... nhưng một số bạn trẻ vẫn chọn cho mình những món chay thanh đạm vừa tốt cho sức khỏe, vừa tiết kiệm.
Hấp dẫn những món ăn chay
Cũng như mọi năm, Thái Việt (24 tuổi, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) lại hào hứng xuống bếp chế biến các món chay thết đãi bạn bè trong những ngày Tết. Thái Việt cho biết: “Với tôi, ăn chay chỉ đơn giản là để thanh thản, chay tịnh sau một năm bộn bề công việc. Ăn chay thường mang lại cho người ta cảm giác nhẹ bẫng, thoải mái vô cùng”.
Nấu chay - Cooking veg (Photo: Trần Duy) |
Nhiều bạn không thể tự chế biến món ăn thì rủ bạn bè ra các quán chay trên đường Nguyễn Tri Phương, Huỳnh Mẫn Đạt, Lý Thái Tổ, Nguyễn Văn Cừ hay xóm Giá (Q.11, TP.HCM)… để “đổi món” trong những ngày Tết thịt cá ê hề.
Ngọc Nhung (sinh viên Trường ĐH Văn Hiến) cho biết, ăn chay những ngày Tết cũng giống như một cách thư giãn… bao tử: “Ăn chay giúp cho cơ thể lẫn tâm hồn thoải mái hơn. Đặc biệt trong những ngày Tết, đồ ăn dầu mỡ khá nhiều nên mình quyết định ăn chay để bao tử đỡ vất vả”.
Ăn chay thêm yêu thương
Với nhiều bạn trẻ, ăn chay không còn là việc xa lạ: ăn chay để thay đổi khẩu vị, ăn chay để tâm trạng thoải mái hơn hay ăn chay khi một mong muốn được thành sự thật…. Ăn chay trong ngày Tết cũng gắn liền với những suy nghĩ và ý nghĩa riêng của mỗi người.
Thưởng thức món chay - Enjoying vegan food (Photo: Trần Duy) |
Nhóm bạn của Kim Ngân (sinh viên Trường ĐH KHXHNV TP.HCM) rủ nhau làm tiệc tất niên chay thay vì kéo nhau đi ăn lẩu, ăn ốc hay la cà quán xá. Minh Thư (sinh viên Trường ĐH KHXHNV TP.HCM) cho biết ý tưởng này chợt đến khi nhóm lên thực đơn cho buổi tiệc. Một thành viên trong nhóm chợt nhắc đến những vụ hành hạ động vật gây bức xúc trong năm qua.
Câu chuyện về những vụ hành hạ, giết thịt động vật như việc một chàng thanh niên ở Anh nắm đuôi mèo xoay vòng, một nhóm thiếu nữ Trung Quốc dùng giày cao gót giẫm chết thỏ, rồi hình ảnh thương tâm về chú chó bị chủ cột pháo vào mõm để đốt lan truyền trên mạng, được các thành viên chia sẻ với nhau trong sự xót xa. Từ đó, cả nhóm nghĩ đến việc ăn chay. "Ăn chay không chỉ ngon, bổ, rẻ mà còn nhắc nhở tụi mình hãy yêu thương động vật, yêu thương môi trường hơn. Buổi tất niên không có thịt cá, hải sản nhưng ai cũng vui và cảm thấy nhẹ lòng” - Minh Thư chia sẻ.
Trước khi về quê đón Tết, nhóm còn hẹn sang năm sẽ lập hội kêu gọi yêu thương, bảo vệ vật nuôi.
http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/474722/Ban-tre-ru-nhau-an-chay-ngay-tet.html