Salted pickles consisting of carrot, daikon radish, green papaya, leek, and cucumber usually accompany the New Year rice cake.
Dưa món chay (Chân Thiện Mỹ)
Nước mắm chay cho dưa món:
2 chén nước mắm chay hiệu Heathy Boy (Mushroom Soy Sauce )
3 chén đường
2 chén nước
1 muỗng canh muối
Nấu nước mắm chay, muối, đường và nước, vặn lửa vừa khoảng 1 tiếng.
Trái, củ để làm dưa món:
1 keo củ kiệu (đổ củ kiệu ra rổ cho ráo nước giấm)
4 củ cải trắng
3 củ cà-rốt
4 trái dưa leo
1 trái đu đủ
Vài trái ớt đỏ, tỏi, hành hương
2 muỗng canh muối
Gọt vỏ củ cải, cà-rốt, đu đủ.
Tỉa hoa tất cả, rồi thái mỏng, ngâm với nước pha muối 3 tiếng. Vớt ra rổ cho ráo nước.
Cho củ hành hương, củ kiệu, tỏi, trái ớt đỏ, phơi nắng một ngày hoặc sấy trong lò 150 độ F [khoảng 65 độ C] khoảng 5 tiếng.
Cho vào keo, đổ nước mắm chay vô ngâm khoảng 3 ngày đến một tuần.
Trút dưa mắm ra rổ rồi lấy nước mắm chay nấu lại cho sôi, xong để nguội.
Ngâm lại dưa món để ăn lâu mà dưa món trông rất đẹp.
Blogger templates
Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012
Vì Sao Ăn Chay: Phật pháp nhiệm mầu kỳ 31 - Buddha's miraculous teachings (31)
A Buddhist, former restaurant owner, shares how he and his family had to reap the bad karma from his actions. He has since been moved to become veg and follow Buddha's compassionate teachings.
Phật pháp nhiệm mầu kỳ 31: Phật tử Nhật Trung
Phật pháp nhiệm mầu kỳ 31: Phật tử Nhật Trung
Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012
Khuôn Vàng Thước Ngọc: Ý nghĩa phước hay họa ngày 23 tháng chạp đưa Ông Táo về Trời
Fish out of water - imagine it's us. Hãy tưởng tượng chúng ta là cá đang bị bắt ra khỏi nước. |
Bài "Ý nghĩa phước hay họa ngày 23 tháng chạp đưa Ông Táo về Trời" của Thầy Thích Trí Giải đăng trên trang Ẩm Thực Chay, kính mời bạn đọc tham khảo.
Táo Quân (chữ Hán: 灶君); Táo Vương (灶王) hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam và Trung Hoa được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà; Táo (灶) có nghĩa là bếp. Việt Nam và Trung Hoa có những truyền thuyết về Táo Quân khác nhau. [1]
Thờ cúng Ông táo theo Văn hóa Trung Quốc
Người Trung Quốc cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình nhưng sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng chạp. Vào ngày đó, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo. Ngoài ra còn có nước và cỏ khô cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời. [2]
Thờ cúng Ông táo theo Văn hóa Việt Nam
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là "Tết ông Công", lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời. [3]
Người dân Việt Nam theo tập tục văn hóa thờ cúng Ông Táo để cầu phước, cầu tài, gia đình hưng thịnh. Rồi cứ mỗi dịp tết Âm lịch, người dân thôn Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) lại tất bật quăng chài, thả lưới thu hoạch cá chép đỏ để phục vụ nhu cầu của người dân trong ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời. Xem bài “Làng chuyên cung cấp "phương tiện" cho ông Táo”
Họ phục vụ cho những người mê tín dị đoan mua cá làm phương tiện để đưa Ông Táo về trời để cầu phước. Trong sự tín ngưỡng văn hóa nhân gian Việt Nam, ngày 23 tháng chạp đã giết chết biết bao nhiêu sinh mạng (cá chép vàng) để cúng Ông Táo.
Theo văn hóa Phật giáo: Phước hay họa cũng từ nơi tâm, người Phật tử cần phải có Chánh kiến thấy đúng như thật, không nên theo những văn hóa mê tín dị đoan tiếp tay kẻ xấu hại sinh mạng thì tổn phước, tổn lòng từ bi, thì tai họa ắt sẽ đến.
Lòng từ bi của nhà Phật thể hiện văn hóa ăn chay, phóng sinh để tôn trọng sự sống, Đức Phật dạy “trong mỗi chúng sinh đều có Phật tính.” Mua cá chép vàng về cúng Ông Táo để cầu phước, nhưng việc làm đó hoàn toàn vô ích, chẳng những không có phước mà còn bị mất phước.
Trong Kinh Phạm Võng Đức Phật dạy:
Này Phật Tử! “Nếu tự giết, dạy người giết, dùng phương kế giết, khen ngợi giết, thấy giết mà vui theo. Cho đến dùng thần chú để giết, nhân giết, duyên giết, phương pháp giết, nghề nghiệp giết. Cho đến tất cả các loài có mạng sống không được cố giết. Là Bồ Tát nên thường khởi tâm từ bi, dùng phương tiện cứu giúp bảo hộ tất cả chúng sanh. Mà trở lại buông tâm khoái ý sát hại sanh mạng, Bồ Tát này phạm Ba-la-di tội.” [4]
Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: “Cái quý nhất của chúng sinh đó là 'thân mạng', cái yêu quý nhất của chư Phật là chúng sinh, Hay cứu thân mạng chúng sinh tức là hay hoàn thành tâm nguyện của chư Phật”.
Trong Kinh Phân Biệt Thiện Ác báo ứng:
Hỏi: Làm việc gì thâu hoạch quả sống lâu ?
Đáp: Có 10 điều. Những gì là 10:
1. Lìa lỗi tự mình giết hại.
2. Lìa lỗi khuyên bảo người khác giết hại.
3. Lìa lỗi sướng thích đối với việc giết hại.
4. Lìa lỗi thấy người giết mình phụ trợ theo.
5. Cứu khỏi tội chết trong hình ngục.
6. Phóng thích thân mạng (phóng sanh).
7. Ban cho mọi loài pháp không sợ hãi.
8. Chẩn cấp cho người bệnh.
9. Bố thí thức ăn đồ uống.
10. Cúng dường đèn đuốc, cờ phướn.
Như vậy là 10 việc làm thu hoạch phước báo trường thọ.
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý, tổn hại lòng từ bi, chẳng những không có phước còn mang tội, nghiệp báo kiếp sau sinh mạng sẽ tổn thọ.
Trong Luận Đại Trí Độ cũng có nói rằng: “Trong các việc ác, nghiệp sát lớn nhất. Giữa các việc lành, phóng sanh trên hết.” Vì vậy chúng ta là Phật tử cần phải hành theo lời Phật dạy, không mua cá chép để cúng Ông Táo, không theo văn hóa mê tín dị đoan, tức là chúng ta không có tiếp tay cho những người kia lợi dụng nuôi cá để bán trong ngày 23 tháng chạp
Phước hay họa do tâm tạo
Phước hay họa, thiện, ác cũng từ do từ tâm tạo, nếu tâm chúng ta hành thiện thì cuộc sống chúng ta sẽ an lạc, Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu ta nói hay làm với tâm ô nhiễm thì khổ não sẽ theo sau như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe. Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu ta nói hay làm với tâm thanh tịnh thì hạnh phúc sẽ theo sau như bóng với hình.” [5]
Qua đó chúng ta thấy rằng họa hay phước do tâm tạo, muốn gia đình bình an, hạnh phúc, gia đạo hưng thịnh, không nên tin vào đấng Thần linh nào cả, mà hãy cần thiết lập tâm chúng ta một cách bền vững, bằng niềm tin vào Chánh Pháp và Trí tuệ để sống đúng đạo đức nhân bản bằng cách giữ gìn năm giới:
Mỗi người tự mình không sát sanh và khuyên người đừng sát sanh.
Mỗi người không trộm cắp và khuyên người đừng trộm cắp.
Mỗi người không tà hạnh và khuyên người đừng tà hạnh.
Mỗi người không nói dối và khuyên người đừng nói dối.
Mỗi người không uống rượu và khuyên người đừng uống rượu.
Năm giới là nền tảng xây dựng đời sống hạnh phúc an ổn cho gia đình và xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải có niềm tin vững chắc, khi phước đến không mừng, họa đến không lo. Cứ tùy duyên mà vui sống. Như khi ta gặp hoạn nạn, như bệnh hoạn đau yếu, đang sống cảnh cô độc, hoặc giả đang mang chứng bệnh nan y v.v… chẳng hạn, thì ta biết đó là do nghiệp quả của ta đã gây tạo, nên giờ đây ta phải trả. Nhờ ngày hôm nay chúng ta có tu, có phước báu để trả nợ kiếp trước, khi trả hết nợ không phải chúng ta chuyển họa thành phước sao?
Chúng ta cố gắng tu hành làm thiện, tụng Kinh, niệm Phật, trì Chú, hành thiền (phước vô lậu)…bố thí, cúng dường (phước hữu lậu) …thì cái chết có đến với chúng ta, cũng chẳng có gì phải lo sợ, vì chúng ta đã trả nghiệp nhân đời quá khứ, và ta biết rằng ai cũng phải bước vào cửa tử. Đây là con đường mòn mà tất cả mọi người già trẻ bé lớn gì cũng phải đi qua. Khi xả báo thân này thì phước báo tu hành trong kiếp này sẽ đưa chúng ta đến một cảnh giới an lành (Niết-Bàn) giải thoát khổ đau sinh tử. Như vậy, không phải là ta đã chuyển họa thành phước đó sao?
Ngược lại chúng ta cầu giàu sang, phước báu, con cái bình an, gia đạo hưng thịnh… không biết tu hành tạo phước, theo những tập tục văn hóa mê tín dị đoan cúng vái Thần linh, sát sinh hại vật để cúng tế cầu khẩn, thì không phải là phước trong họa sao?
Trong các tôn giáo đa Thần hay nhất Thần, họ tin tưởng vào đấng Thần linh có quyền năng, ban ơn giáng họa, cho nên những tín đồ mới sát sinh hại vật để cúng tế Thần linh, ban phước….
Khi Đức Phật thị hiện xuống Ấn Độ, Ngài đã dẹp bỏ những tư tưởng ban phước giáng họa của Thần linh dưới dạng mê tín dị đoan. Đức Phật dạy rằng: “Phước họa đều do nghiệp mình tạo, mọi việc trên cõi đời này đều được xét xử công bằng dựa trên luật nhân quả, nghiệp báo.”
Nếu người làm ác phải gánh quả báo xấu, làm thiện được hưởng kết quả tốt đẹp, không tin vào đấng Thần linh nào cả: “Đừng tin tưởng một điều gì vì văn phong. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều người nhắc đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của Thánh nhân, đừng tin tưởng vào điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy mình. Chỉ tin tưởng cái gì mà chính mình đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, là có lợi cho mình và kẻ khác. Chỉ có cái đó mới là mục đích tối hậu, thăng hoa cho con người và cuộc đời, các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn."
Trong thời Phật còn tại thế Xá Lợi Phất đã thưa với Đức Phật rằng:
- “Xin Ngài chỉ dạy xem tại sao vị Tỳ kheo đó rất thông minh, mà lại bị quả báo luôn luôn bị bỏ sót, nên phải ăn cơm của Xá Lợi Phất chia cho”.
Đức Phật nói rằng:
-“Vị Thầy này không phải mới tu, mà tiền kiếp đã là một Thượng tọa. Tuy có giới phẩm, nhưng vị này không bỏ lòng ích kỷ. Quý Phật tử nên suy nghĩ điều này, tu lâu, tạo được nhiều phước, nhưng tánh ích kỷ, ganh tỵ vẫn còn nguyên, thì vẫn phải trả quả báo.”
Vì thế con người muốn có cuộc sống an lạc và hạnh phúc, cần phải tu nhơn tạo phước, chứ không phải chỉ cầu nguyện, van xin khấn vái suông, vào những vị Thần linh, Ông Táo, Thần Tài, Thổ Địa, hoặc tử vi tướng số….
Chỉ có phước báu mới có thể giúp đỡ con người được tai qua nạn khỏi, được bình yên may mắn. Phước báu có được do những việc làm phước thiện, tốt lành, lương thiện, chẳng hạn như: ăn chay, bố thí cúng dường, đi chùa lễ Phật, ấn tống kinh sách, cứu người giúp đời, tụng kinh niệm Phật, trì chú thiền quán, trì giới nhẫn nhịn. Phước báo không phải mùa cá chép vàng, vàng mã,… để cúng tế Thần linh ban phước một điều hết sức phi lý trái chân lý. Vì vậy người Phật tử của chúng ta không bao giờ theo những văn hóa mê tín dị đoan như thế.
Trí Giải
Chú thích:
[1] Tự điển Bách Khoa Toàn Thư
[2] Xem bài Người Trung Quốc ăn Tết ra sao?
[3] Nguồn gốc và ý nghĩa những từ ngữ Tết
[4] Kinh Phạm Võng, Bồ Tát Tâm Địa Phẩm lược sớ, Thích Nữ Trí Hải Việt dịch giới thứ nhất
[5] Kinh Pháp Cú số 1 phẩm song yếu
http://amthucchay.blogspot.com/2012/01/y-nghia-phuoc-hay-hoa-ngay-23-thang.html
Vườn Nhạc: Câu chuyện đầu năm (Như Quỳnh) - New Year's Tale
Another popular soft ballad for the lunar New Year, sung by famed Vietnamese vocalist Như Quỳnh.
Câu chuyện đầu năm
Nhạc sĩ: Hoài An
Trình bày: Như Quỳnh
Câu chuyện đầu năm
Nhạc sĩ: Hoài An
Trình bày: Như Quỳnh
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Bánh chưng chay - Chân Thiện Mỹ (Vietnamese vegan New Year rice cake)
Bánh chưng chay - Vegan Vietnamese New Year rice cake |
Bánh chưng chay
Chân Thiện Mỹ
Nguyên liệu:
- 9 chén nếp
- 3 gói đậu xanh cà
- 1 cây "ham" chay
- 4 muỗng cà-phê bột nêm chay
- 4 muỗng cà-phê muối
- 3 muỗng cà-phê đường cát
- 2 muỗng cà-phê nước mắm chay
- 3 tép tỏi (băm nhuyễn)
- 2 củ hành hương (băm nhuyễn)
- 1 muỗng cà-phê tiêu
- 2 muỗng canh dầu ăn
- 2 xấp lá chuối (rửa sạch, lau khô)
- Vo sạch nếp, cho 2 muỗng cà-phê muối ngâm 24 tiếng, xả nước lạnh, để lên rổ cho ráo nuớc, trộn đều với 1 muỗng cà-phê muối.
- Đậu xanh vo sạch, ngâm qua đêm rồi xả nước. Cho 1 muỗng cà-phê muối vô đậu để 30 phút, rồi đem xả nước cho hết bọt.
- Hấp đậu chín, tán nhuyễn lúc đậu còn nóng. Cho 3 muỗng cà-phê bột nêm, 2 muỗng cà-phê đường, 2 muỗng canh dầu ăn, trộn đều.
- "Ham" chay thái độ dày 3/4 inch [gần 2 centimét] ướp với củ hành, tỏi, tiêu, 1 muỗng cà-phê bột nêm, 1 muỗng cà-phê đường, nước mắm chay, để qua đêm.
- Bắc chảo nóng chiên "ham" chay sơ qua cho thơm, đừng chiên vàng.
CTM xài khuôn 5 x 5 x 2,5 inch (khoảng 12,5 x1 2,5 x 6,5 cm), loại khuôn đóng xôi.
- Cắt lá chuối vừa khuôn, xếp góc, lót vào khuôn.
- Cho 1/2 chén nếp ,1/2 chén đậu, 1 miếng "ham" chay , 1/2 chén đậu, sau cùng 1/2 chén nếp (nếu muốn ăn đậu nhiều thì cho 3/4 chén đậu).
- Dùng dây nylon cột lại, thêm một lớp giấy bạc ở ngoài.
- Nấu nước sôi, cho bánh vào nấu. Nhớ châm nước sôi vô nồi bánh cách khoảng 2 tiếng, nấu 10 tiếng là bánh chín.
- Vớt bánh ra, thả vô thau nước lạnh.
- Lấy bánh ra xếp lên tấm thớt rồi dằn bằng thau nước nặng, khoảng 6 tiếng là được.
Chúc anh chị em làm bánh chưng chay thành công trong dịp đón xuân về.
Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012
Sống Xanh: Ông Táo không thích nylon - Kitchen God's Green Campaign
January 16, 2012 is the 23rd day of the 12th lunar month, when it is believed that the Kitchen God will embark on the trip to report a "year in review" on Earth to the Jade Emperor back in Heaven.
In Hà Nội, there are plans for a greener New Year, among which is the campaign suggesting that the Kitchen God doesn't dig plastic.
“Ông Táo ghét Nylon” diễn ra tại Hà Nội vào 23 tháng chạp
Anh Phương
(SGGPO) - Với mong muốn hạn chế lượng túi nylon đổ xuống các hồ, đồng thời tạo môi trường trong sạch cho thủ đô Hà Nội trong những ngày cuối năm, ngày 16 tháng 1 năm 2012 (tức ngày 23 tháng Chạp năm Tân Mão, lễ Ông Công Ông Táo), sự kiện “Tết Xanh – Ông Táo ghét Nylon” sẽ diễn ra tại Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội, đảo hồ Thuyền Quang, từ 9h đến 10h30 phút.
Sự kiện do dự án “Tôi ghét Nylon” tổ chức với sự tham gia của các Đại sứ thiện chí là ca sĩ Ngọc Khuê và MC Mỹ Linh. Ban tổ chức cho biết, các Đại sứ thiện chí sẽ chia sẻ thông điệp Ông Táo ghét nylon và cùng các bạn tình nguyện viên tham gia đạp xe từ công viên Thống Nhất đến hồ Hoàn Kiếm hưởng ứng cho chiến dịch này.
Sự kiện khởi động sẽ bao gồm các hoạt động tập thể với với màn nhảy flashmob sôi động, xếp chữ, đồng thanh khẩu hiệu và chụp ảnh tập thể. Bên cạnh đó, gần 300 bạn tình nguyện viên đăng ký sẽ liên tục cắm chốt từ 8h đến 20h để nhắc nhở, tuyên truyền cho người dân tránh/hạn chế sử dụng và không vứt túi nylon bừa bãi sau khi thả cá tại các hồ Thuyền Quang, hồ Đống Đa, hồ Ngọc Khánh, hồ Giảng Võ, hồ Tây cùng nhiều hồ khác trong thành phố.
Mỗi tình nguyện viên với chiếc áo đồng phục “Nylon là không phong cách” cũng sẽ mang theo những chiếc túi vải không dệt nho nhỏ để giới thiệu với người dân về một sản phẩm thay thế cho túi nylon.
Dự án Tôi ghét Nylon nhằm mục tiêu thay đổi bản chất thói quen của người dân Hà Nội trong việc sử dụng túi nylon là một sáng kiến được thực hiện chung bởi các tổ chức môi trường của thanh niên Hà Nội (RAECP, 3R, 350 Việt Nam, SnE, C4E, 350.org - Hà Nội), được sự hỗ trợ của Mạng lưới Thế Hệ Xanh, Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường - Tổng cục môi trường (CETAC) và các công ty: Boo, IU Việt Nam.
http://www.sggp.org.vn/xahoi/2012/1/278856/
In Hà Nội, there are plans for a greener New Year, among which is the campaign suggesting that the Kitchen God doesn't dig plastic.
“Ông Táo ghét Nylon” diễn ra tại Hà Nội vào 23 tháng chạp
Anh Phương
(SGGPO) - Với mong muốn hạn chế lượng túi nylon đổ xuống các hồ, đồng thời tạo môi trường trong sạch cho thủ đô Hà Nội trong những ngày cuối năm, ngày 16 tháng 1 năm 2012 (tức ngày 23 tháng Chạp năm Tân Mão, lễ Ông Công Ông Táo), sự kiện “Tết Xanh – Ông Táo ghét Nylon” sẽ diễn ra tại Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội, đảo hồ Thuyền Quang, từ 9h đến 10h30 phút.
Sự kiện do dự án “Tôi ghét Nylon” tổ chức với sự tham gia của các Đại sứ thiện chí là ca sĩ Ngọc Khuê và MC Mỹ Linh. Ban tổ chức cho biết, các Đại sứ thiện chí sẽ chia sẻ thông điệp Ông Táo ghét nylon và cùng các bạn tình nguyện viên tham gia đạp xe từ công viên Thống Nhất đến hồ Hoàn Kiếm hưởng ứng cho chiến dịch này.
Sự kiện khởi động sẽ bao gồm các hoạt động tập thể với với màn nhảy flashmob sôi động, xếp chữ, đồng thanh khẩu hiệu và chụp ảnh tập thể. Bên cạnh đó, gần 300 bạn tình nguyện viên đăng ký sẽ liên tục cắm chốt từ 8h đến 20h để nhắc nhở, tuyên truyền cho người dân tránh/hạn chế sử dụng và không vứt túi nylon bừa bãi sau khi thả cá tại các hồ Thuyền Quang, hồ Đống Đa, hồ Ngọc Khánh, hồ Giảng Võ, hồ Tây cùng nhiều hồ khác trong thành phố.
Mỗi tình nguyện viên với chiếc áo đồng phục “Nylon là không phong cách” cũng sẽ mang theo những chiếc túi vải không dệt nho nhỏ để giới thiệu với người dân về một sản phẩm thay thế cho túi nylon.
Dự án Tôi ghét Nylon nhằm mục tiêu thay đổi bản chất thói quen của người dân Hà Nội trong việc sử dụng túi nylon là một sáng kiến được thực hiện chung bởi các tổ chức môi trường của thanh niên Hà Nội (RAECP, 3R, 350 Việt Nam, SnE, C4E, 350.org - Hà Nội), được sự hỗ trợ của Mạng lưới Thế Hệ Xanh, Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường - Tổng cục môi trường (CETAC) và các công ty: Boo, IU Việt Nam.
http://www.sggp.org.vn/xahoi/2012/1/278856/
Vườn Nhạc: Thiên duyên tiền định (Quốc Khanh & Hà Thanh Xuân) - Marriage made in Heaven
"Marriage made in Heaven" has been a popular Vietnamese song since the early 1970s. It's usually sung during lunar New Year time. Here the young man poses as a fortune-teller to inform the lovely young woman that this year she's going to get married - to none other than.. himself. Lively songs and comedic skits are all for the fun spirit to start an auspicious, happy new year.
Thiên duyên tiền định
Nhạc sĩ: Lê Kim Khánh
Trình bày: Quốc Khanh & Hà Thanh Xuân
Đây là một bản nhạc xuân vui tươi, rất phổ biến từ thập niên 1970, lần đầu tiên được trình diễn bởi hai tiếng hát có biệt danh là cặp "sóng thần" Hùng Cường-Mai Lệ Huyền. Bài này về sau đã được nhiều nghệ sĩ thể hiện qua các phong cách khác nhau.
Thiên duyên tiền định
Nhạc sĩ: Lê Kim Khánh
Trình bày: Quốc Khanh & Hà Thanh Xuân
Đây là một bản nhạc xuân vui tươi, rất phổ biến từ thập niên 1970, lần đầu tiên được trình diễn bởi hai tiếng hát có biệt danh là cặp "sóng thần" Hùng Cường-Mai Lệ Huyền. Bài này về sau đã được nhiều nghệ sĩ thể hiện qua các phong cách khác nhau.
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Phù trúc om nấm - Bean curd sheet and mushroom wrap
Bean curd sheet and mushroom wrap can be served as an appetizer or main dish. It is particularly suitable for the holidays. For the full recipe in English, please contact: Info@VietNamAnChay.com
Thank you for visiting.
Phù trúc om nấm (theo Kenh14.vn)
Nguyên liệu:
- 100gr (7/8 chén) nấm hương
- 100gr (7/8 chén) măng tươi
- 1 gói váng đậu (hay còn gọi là phù trúc)
- 120ml (1/2 chén) xì dầu
- Một ít dầu vừng (dầu mè)
- 50gr (khoảng 1/2 chén) đường
- 120ml (1/2 chén) nước
Thực hiện:
Bước 1:
Bước 2:
Bước 3:
Bước 4:
Bước 5:
Thank you for visiting.
Phù trúc om nấm (theo Kenh14.vn)
Phù trúc - Bean curd sheets |
- 100gr (7/8 chén) nấm hương
- 100gr (7/8 chén) măng tươi
- 1 gói váng đậu (hay còn gọi là phù trúc)
- 120ml (1/2 chén) xì dầu
- Một ít dầu vừng (dầu mè)
- 50gr (khoảng 1/2 chén) đường
- 120ml (1/2 chén) nước
Thực hiện:
Bước 1:
Ngâm mềm nấm rồi thái nhỏ.
Thái măng thành những miếng nhỏ dài cỡ như nấm rồi cho vào luộc qua.
Bước 2:
Ngâm mềm váng đậu.
Tẩm ướp một nửa số váng đậu với dầu vừng.
Bước 3:
Xếp một ít váng đậu đã tẩm ướp lên miếng váng đậu đã ngâm mềm.
Rải đều măng và nấm lên trên.
Bước 4:
Cuộn thật chặt váng đậu lại.
Cuộn thêm một lớp váng đậu nữa ở ngoài cho đẹp.
Nhớ rắc một chút bột ngô vào đầu miếng váng đậu cho dính rồi hãy cuộn vào hết.
Bước 5:
Rán vàng. Sau đó cho xì dầu, đường, nước vào và đun trong khoảng 10 phút, sao cho váng đậu ngấm đều xì dầu là được.
Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012
Vườn Nhạc: Hoa xuân (Hà Thanh) - Spring flower
This song, titled "Spring Flower," was written by Vietnamese renowned composer Phạm Duy and sung by Ms. Hà Thanh, who remains a beloved singer since mid-1960s. The lyrics are quite rich in imagery:
"Springtime has arrived on the tender grass
Spring zephyr carries yellow leaves down the stream
A flower smiles with the golden sunlight
Bees embark on their journey with round wings soaring."
Hoa Xuân
Nhạc sĩ: Phạm Duy
Ca sĩ: Hà Thanh
Xuân vừa về trên bãi cỏ non
Gió xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong lên đường cánh tung tròn
Hoa chẳng yêu lũ bướm lả lơi
Muốn yêu anh vác cầy trên đồi
Hay là yêu chiến sĩ nghìn nơi
Thấy hoa tươi cuời bỗng thương đời
Xuân! Hoa còn tươi mãi
Hoa vì thế giới biết sum vầy cuộc vui
Xuân! Hoa nở vì ai
Tay nhịp bàn tay cùng đắp xây ngày mai
Có một chàng thi sĩ miền quê
Ngắt bông hoa biếu người xuân thì
Có một đàn em bé ngoài đê
Hát câu i tờ đón xuân về
Xuân! Hoa tỏa hương mới
Nhân quần ân ái đã kêu đòi niềm vui
Xuân! Hoa là tình tôi
Đua nở cùng ai cùng luyến yêu mọi nơi
Có một bầy thôn nữ nhìn hoa
Chúc cho xuân vui vẻ thái hòa
Có một vài tóc trắng thầm mơ
Ước cho hoa nở mãi không già
"Springtime has arrived on the tender grass
Spring zephyr carries yellow leaves down the stream
A flower smiles with the golden sunlight
Bees embark on their journey with round wings soaring."
Hoa Xuân
Nhạc sĩ: Phạm Duy
Ca sĩ: Hà Thanh
Xuân vừa về trên bãi cỏ non
Gió xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong lên đường cánh tung tròn
Hoa chẳng yêu lũ bướm lả lơi
Muốn yêu anh vác cầy trên đồi
Hay là yêu chiến sĩ nghìn nơi
Thấy hoa tươi cuời bỗng thương đời
Xuân! Hoa còn tươi mãi
Hoa vì thế giới biết sum vầy cuộc vui
Xuân! Hoa nở vì ai
Tay nhịp bàn tay cùng đắp xây ngày mai
Có một chàng thi sĩ miền quê
Ngắt bông hoa biếu người xuân thì
Có một đàn em bé ngoài đê
Hát câu i tờ đón xuân về
Xuân! Hoa tỏa hương mới
Nhân quần ân ái đã kêu đòi niềm vui
Xuân! Hoa là tình tôi
Đua nở cùng ai cùng luyến yêu mọi nơi
Có một bầy thôn nữ nhìn hoa
Chúc cho xuân vui vẻ thái hòa
Có một vài tóc trắng thầm mơ
Ước cho hoa nở mãi không già
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Nui xào thập cẩm - Penne with vegetables (Mai Phương)
Penne with broccoli, cauliflower, green beans, daikon radish, shiitake mushroom, leek, and carrot. For English recipe, please write: Info@VietnamAnChay.com
Nui xào thập cẩm
Mai Phương / Bếp Gia Đình
Đổi vị và phá cách một chút, bạn hãy thêm nui ống vào đĩa rau củ xào quen thuộc. Bạn sẽ có một món chay mới khá lạ miệng.
Nguyên liệu:
- 150 gram (2/3 chén) nui ống
- 50 gram (1/4 chén) bông cải xanh
- 50 gram (1/4 chén) bông cải trắng
- 50 gram (1/4 chén) củ cà rốt
- 50 gram (1/4 chén) đậu cô-ve
- 50 gram (1/4 chén) củ cải
- 50 gram (1/4 chén) tỏi tây
- 50 gram (1/4 chén) nấm đông cô
- Dầu ăn, hạt nêm chay, đường, tiêu
Thực hiện:
- Luộc nui chín, xả nước lạnh, rưới ít dầu ăn.
- Cà-rốt, củ cải gọt vỏ, tỉa hoa, xắt mỏng.
- Đậu cô-ve tước xơ, rửa sạch, xắt vát.
- Bông cải xanh, trắng tách nhánh nhỏ, rửa sạch.
- Tỏi tây bỏ gốc, rửa sạch, xắt nhỏ một ít dầu trắng, còn lại xắt khúc 4 – 5cm (khoảng 2 inch).
- Cà-rốt, đậu cô-ve, củ cải, bông cải trắng trụng qua nước sôi.
- Bắc chảo, phi thơm tỏi tây bằm, cho cà-rốt, củ cải, đậu cô-ve, bông cải xanh, trắng, nui vào xào, nêm hạt nêm, đường vừa miệng.
- Trước khi tắt bếp cho tỏi tây vào, rắc tiêu, bày ra đĩa.
http://www.bepgiadinh.com/mon-chay/mon-chay/nui-xao-thap-cam