Blogger templates

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Cõi Thơ: Trên đường đến lò sát sinh - On the way to the slaughterhouse

A poem by Mr. Vũ Anh Sương titled "On the way to the slaughterhouse" in dedication of the saintly buffalo.

TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN LÒ SÁT SINH
Vũ Anh Sương
Kính tặng anh Ngâu Lang

Anh đứng đó, trên đường đi hành quyết
Chốn tử hình là Thành Phố Văn Minh
Chắc anh biết, trước sau gì cũng chết
Nên nhìn trời và đất, lặng thinh!

Anh đứng đó, mũi ghịt vào lồng sắt
Trên chiếc xe lôi màu xanh da trời
Người phu xe đồng lõa cùng cái ác
Vượt phố phường, làng xóm như.. dạo chơi!

Từ biệt nhé! Cánh đồng xanh bát ngát
Kiếp trâu cày, khuya gió rét lạnh căm
Trưa nắng lửa, dọc ngang lằn roi jóc
Lúa oằn xe, bước rã, tối mưa dầm.

Từ biệt nhé! Dòng sông quê, bến nước
Bầy trâu về tắm mát mỗi hòang hôn
Những thợ cấy chân trần đi lũ lượt
Tiếng tù và giục giã bước cô thôn
(Khói lam chiều leo cháy bếp, cô đơn).

Từ biệt nhé! Lũy tre hè yên ả
Rặng trâm bầu nghiền ngẫm lũ trâu nhơi
Còi cộc đụn rơm, thiên đàng đám mạ
Tiếng cu đưa hòa tiếng võng ru hời!..

Vĩnh biệt nhé! Chuồng trâu đầy mòng muỗi
Chiếc róng trâu không đóng nữa, bao giờ
Con sáo sậu thương con nhồng lột lưỡi
Đàn gà con mất mẹ thức mong chờ!

Vĩnh biệt nhé! Cái cày và cái ách
Bóng mồ hôi trâu cổ cũng chai sần
Giúp nghèo khó nào quản gì cơ cực
Dẫu móng long, mũi lở sợi dây dàm.

Vĩnh biệt nhé! Lũ mục đồng thân thiết
Gánh cỏ dành non mượt đói trâu nhai
Những em bé đến trường học bắn giết
Hạt cơm ăn, đâu nhớ kẻ kéo cày!

Từ biệt nhé! Lũ chuồn chuồn, châu chấu
Những cánh cò trắng muốt chẳng xa bay
Người đeo đuổi nền Văn Minh Cơ Giới
Xác xe bò đầy ắp vựa ve chai.

Từ biệt nhé! Loài đỉa trâu gớm ghiếc
Tư lợi mình, hút máu những nông dân
Hoa súng đỏ ao bèo, đau sắc tím
Những nguy nga dinh thự lũ hôn thần
(Trâu chết để da, để.. vũng trâu nằm!).

Thôi vĩnh biệt! Cây đa làng, giếng nước
Mái đình cong, chợ búa, những cây cầu
Những câu hát, điệu hò, đêm tát nước
Những chiêng cồng rộn rịp, Lễ đâm trâu!..

Thôi! Vĩnh biệt! Hàng cau gầy trăng ngát
Cả loài người hung bạo chẳng ăn chay
Ai đâu biết, cốt trâu là Bồ Tát
Quần quật kéo cày, ăn cỏ, chết phanh thây!..

Bến Cầu 4.10.2006

http://newvietart.com/index1.1270.html

Cùng Đọc Sách Hay: Pháp Hoa Thi Hóa - Lotus Sutra versified

A versified version of the Lotus Sutra was penned by Vietnamese poet Vũ Anh Sương.

Vũ Anh Sương, hóa ngòi bút trong Diệu Pháp Liên Hoa…
Trần Hoàng Vy

Giác Ngộ - Mở đầu tập Pháp Hoa Thi Hóa dày 360 trang là các lời giới thiệu của Đại đức-Tiến sĩ Thích Minh Thành, Giảng viên trường Đại học Phật giáo VN, Đại đức-Tiến sĩ Thích Nhật Từ, Phó ban Phật giáo Quốc tế Trung ương, lời tựa của Thượng tọa Thích Huyền Diệu và 2 bài thơ đề từ của Phạm Thiên Thư, độc giả mới thấy hết được tầm “quan trọng” được sự quan tâm của các bậc chân tu đạo hạnh đối với công việc “thi hóa” tập kinh Pháp Hoa của nhà thơ Vũ Anh Sương, là tác phẩm thứ 14 của anh.

Vũ Anh Sương  tên thật cũng là bút danh, mà theo cách diễn giải của Đại đức Thích Minh Thành đó là “Hạt sương tinh anh trong lòng vũ trụ”. Anh sinh tại huyện Bến Cầu, Tây Ninh. Một thời gian dài sinh sống ở xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu, Tây Ninh, là cây bút thơ quen thuộc với nhiều độc giả và anh em Văn nghệ sĩ ở TP.HCM và Tây Ninh. Đã bước qua cái tuổi 60…thuận nhĩ, nhưng vóc dáng xem ra còn “bụi bặm” với mái tóc quăn “phiêu bồng”. Thơ Vũ Anh Sương được biết đến vừa mang cái tính cách “giang hồ”, phóng khoáng, lại trìu trĩu những tâm sự của một nghệ sĩ thích đi vào chiều sâu của tư tưởng và nghệ thuật.

Công việc “thi hóa”, đưa ngòi bút thơ đầy chất… phàm trần để làm cho những bài kinh gần hơn với chất văn học, chất nhân sinh, gần gũi với đệ tử chúng sinh, xưa nay cũng đã có nhiều người nghĩ đến và thực hiện. Cụ thể, trong thập niên 70 của thế kỷ trước, nhà thơ Phạm Thiên Thư cũng đã thực hiện ở bộ kinh “Kim Cang”, và bây giờ, Vũ Anh Sương cũng có cái tâm thi hóa kinh Phật, tiếp nối một công việc đầy khó khăn nhưng cũng hết sức thú vị bởi tấm lòng hướng thiện và cái duyên với cửa thiền…

Theo Đại đức Thích Nhật Từ: “Pháp Hoa Thi Hóa là một thi phẩm rút ngắn triết lý của kinh “Diệu Pháp Liên Hoa”, dựa trên bản dịch chữ Hán của ngài Cưu Ma La Thập, thành bốn ngàn năm trăm ba mươi sáu câu, là nỗ lực rất lớn để bản kinh triết lý sâu xa trở nên gần gũi và dễ hiểu” và Đại đức đã đánh giá: “Bản Thi Hóa này súc tích và ngắn gọn hơn nguyên tác rất nhiều, ngay cả so với phần thi kệ trùng tụng của phần chánh văn. Câu chữ và lời thơ rất trong sáng, vần điệu êm dịu, giúp người đọc dễ tiếp cận, dễ đọc tụng và đặc biệt là dễ hành trì…”.

Có lẽ chính vì thế, mà nhà thơ Phạm Thiên Thư, người đi trước trong việc thi hóa đã có những câu thơ “Cảm đề”: “ Hỏi non/Rằng ngọc nơi đâu?/Non rằng/Kho báu ở đầu cố nhân!/Hỏi sông rằng bến xa gần?/Sông rằng/Cái bến chính chân nơi lòng!..”. Đó chính là những giác ngộ, cảm nhận thật gần gũi của nhà thơ: “Như ngồi trong nhà này/Ngoài đường anh có thấy/Thương ghét ở lòng người/Lòng anh anh có biết?” (trang 80), hay như : “Anh nên nhìn nhận rằng/Cái sáng kia là tối/Cái anh cho tối mù/Thật ra là trí sáng!” (trang 81).

Và trong cái thế giới loài người, rất nhiều những nhà tư tưởng đã đưa ra những suy nghĩ để đúc kết tìm kiếm chân lý, cũng chỉ là : “Dưới thế giới Ta bà/Phân biệt chỗ suy nghĩ/Sức chí niệm vững bền/Chướng ngại không vướng phải” (trang 179).

Khuyên con người ta làm lành lánh dữ, không bị cái bã vinh hoa vật chất quyến rũ, là điều mọi người mơ ước và nghĩ đến, cũng như hành thiện, là luật bù trừ cho một xã hội tốt đẹp, vượt qua cảnh khổ: “Thời gian triệu quang niên/Kiếp người bao nhiêu tuổi/Trời tham vọng não phiền/Vướng luân hồi, sanh tử” (trang 341) và đấy cũng là trách nhiệm của những người mong ở chốn yên bình và giải thoát giữa Đạo và Đời…

Chỉ ghé dạo để mà cảm nhận ở góc độ của một người làm thơ, mong cho ngòi bút của mình hữu dụng. Chưa có cái tham vọng lĩnh hội sâu sắc bởi “triết lý và văn chương của kinh Hoa Sen Chánh Pháp được thể hiện qua chín ngụ ngôn, mang tư tưởng khai phóng và phát kiến chất liệu giác ngộ… Trọng tâm của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là giúp ta nhận thức được lớp triết lý sâu xa đó.” (trang 11).

Cho nên với bản thi hóa, sử dụng cấu trúc thơ ngũ ngôn tự do, cước vận gieo ở câu một- ba và hai- bốn, nhà thơ Vũ Anh Sương đã thực hiện được sự “thi hóa”, đem kinh gần gũi đến người đọc trong một tâm thế “tu dưỡng”, ít ra cũng giúp mọi người cảm và hiểu được qua ngòi bút của nhà thơ với mong ước: “Nếu thực lòng bụng đói/Tự tay lấy thức ăn/ Kinh sách đọc vô ích/Nếu đọc không thực hành”…

Gò Dầu, tháng 9-2011
(Nhân ghé đọc Pháp Hoa Thi Hóa, NXB Phương Đông ấn hành tháng 8-2011)

http://www.giacngo.vn/vanhoa/phatgiao/2011/10/01/5E7403/

Tin Vui Ăn Chay: Ngán thịt, chán giò, đồ ăn chay sau Tết đắt hàng - Veg trend after lunar New Year

After the lunar New Year in Việt Nam, eating veg is on the rise.

Ngán thịt, chán giò, đồ ăn chay sau Tết đắt hàng
Châu Anh

(VTC News) - Sau Tết, những đồ ăn chay, không dính đến thịt, mỡ đang là những món ăn được nhiều người lựa chọn.

Quá “ngán” với các món ăn thịt, cá ngày Tết, nhiều gia đình đang tìm đến món ăn chay như một đồ ăn để đổi khẩu vị.

Tại nhiều quán ăn chay như: Cửa hàng Nàng Tấm (phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội), quán Nàng Tấm (Phó Đức Chính, Hà Nội), hay quán Cơm chay Âu lạc (ngõ Văn Chương, Hà Nội),….những ngày đầu năm này luôn nườm nượp khách ra vào. Nhiều quán, khách hàng phải đặt chỗ trước, nếu không sẽ phải ra về.

Hầu hết các quán cơm chay đều phải phục vụ hết công suất, nhiều quán nhỏ ở quanh các cổng chùa cũng khá đông khách dịp đầu năm này, nhiều gia đình sau khi đi chùa, tiện đường cũng ghé vào đây ăn cơm chay luôn.

Chị An, bán cơm chay gần Phủ Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, những ngày đầu năm này, rất nhiều khách sau khi lễ chùa xong, thì ghé vào quán dùng cơm chay thay cho bữa trưa luôn.

“Có những ngày quán tôi đông nghẹt khách, nhiều người đến sau, hết chỗ, phải sang quán khác hoặc đi về. Tuy nhiên, đầu năm do nhân viên chưa lên hết, đôi khi khách hàng cũng phải chờ khá lâu mới có đồ ăn”, chị An nói.

“Ngoài đổi vị, quan niệm của nhiều người dân Việt Nam là đầu năm kiêng không sát sinh, nhất là khi đi lên chùa. Vì vậy, quán cơm chay rất đắt khách”, chị  An cho biết thêm.

Mặt khác, giá của mỗi xuất cơm chay lại rất rẻ, với mỗi xuất cơm chay là tô bún phở, canh măng, giá trung bình từ 8.000 – 10.000 đồng/xuất. Còn đối với những xuất cơm sang hơn, gồm nhiều món hơn như: nem, nôm, chả, tôm rang,…thì có giá từ 50.000 – 60.000 đồng/xuất.

Tuy có tăng hơn so với ngày thường từ 2.000 – 3.000 đồng/xuất bình thường và khoảng 10.000 đồng/xuất sang hơn, do các loại thực phẩm như: rau, củ, quả, đậu phụ, bánh đa, cũng như chi phí phục vụ ngày Tết đều tăng. Nhưng đa số khách hàng đều vui vẻ dùng bữa vì số tiền tăng này không quá lớn.

Tại quán cơm chay Âu Lạc (Ngõ Văn Chương, Hà Nội), một nhân viên phục vụ cho biết, giá của cơm chay so với các thực phẩm khác ngày Tết là khá “mềm”. Vì vậy, không chỉ các gia đình khá giả, mà rất nhiều gia đình bình dân cũng chuộng các quán cơm chay dịp đầu năm này.

Tại các chợ bán thực phẩm chế biến cơm chay cũng rất đắt hàng. Chị Bình (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, đầu năm cả gia đình thường mua đồ ăn chay về tự chế biến, vừa rẻ, vừa ngon miệng.

“Đầu năm mới, giá thực phẩm tăng cao, nhất là các loại thịt, cá. Vì vậy, ăn chay cũng là một cách tiết kiệm chi tiêu cho đình dịp đầu năm”, chị Bình nói.

Các loại thực phẩm để chế biến đồ ăn chay như: nấm, măng khô luộc, ngô, hoa lơ, khoai sọ, khoai môn, giá đỗ sống, đậu xanh, chân nấm hương,…đều tăng giá từ 10 – 20% so với ngày thường.

“Ăn chay đầu năm có nhiều cái lợi. Sau kỳ nghỉ Tết, người lớn thì ngán bánh chưng, giò chả, còn mấy đứa con tôi thì lo tăng cân, nên gần như cả nhà đều “kết” đồ ăn chay”, chị Bình tâm sự.

http://vtc.vn/1-319831/kinh-te/ngan-thit-chan-gio-do-an-chay-sau-tet-dat-hang.htm

Vì Sao Ăn Chay: Ăn chay, Sức khỏe & Môi trường (ĐĐ Thích Phước Tiến) - Vegetarianism, Health & Environment

The Venerable Thích Phước Tiến explained the benefits of vegetarianism for health and the environment. 

Đại đức Giảng sư Thích Phước Tiến
Đề tài: Ăn chay, Sức khỏe & Môi trường
Khóa tu Một ngày An lạc (lần thứ 5) tại Tu viện Tường Vân, huyện Bình Chánh, TPHCM, vào ngày 26 tháng 6 năm 2011

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Làm Thế Nào Để: Giảm mệt mỏi - Ways to relax

Some ways to help oneself relax include taking a shower, soaking feet in warm water, self-massaging, and drinking hot tea.

12 cách giảm mệt mỏi
Dương Hằng (Theo Tân hoa xã)

(Dân trí) - Tết lo toan việc nhà cửa, ăn uống, thăm viếng họ hàng, bạn bè và đi lại nhiều thường kéo theo cảm giác mệt mỏi. Chuyên gia đưa ra cho chúng ta 12 chiêu sau đây để giảm bớt mệt mỏi.
 
Tắm

Tắm có thể tẩy trừ các chất độc bài tiết trên bề mặt cơ thể, làm cho mạch máu giãn nở, có tác dụng đánh đuổi mệt mỏi. Tuy nhiên cần chú ý khi trở về phòng hoặc sau khi hoạt động phải nghỉ ngơi một lúc, chờ đến lúc nhịp tim trở lại trạng thái bình thường thì mới vào phòng tắm. Nhiệt độ của nước tốt nhất khoảng 40 độ, tắm khoảng 15-20 phút là được, không nên tắm quá lâu.

Trước khi ngủ ngâm chân nước nóng

Ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ có tác dụng giúp ngủ ngon, nhiệt độ nước có thể hơi cao một chút để cho bản thân cơ thể cảm thấy nóng một chút là tốt nhất. Ngâm chân cũng có thể làm cho mạch máu giãn nở, thúc đẩy máu lưu thông, tăng cường tuần hoàn máu.

Mát-xa

Vận động thể lực quá độ làm cho cơ bắp sản sinh ra acid lactic, mát-xa giúp tiêu tan acid lactic.

Phương pháp mát-xa là dùng tay ấn hoặc dùng nắm đấm đấm vào chân, đùi, cánh tay, hai vai và lưng, làm cho cơ bắp được thư giãn.

Trà nóng

Trong trà có chứa cafein giúp tăng cường tần suất của hệ thống hô hấp, thúc đẩy tuyến thượng thận bài tiết từ đó đạt được mục đich chống lại mệt mỏi. Cà phê, socola cũng có tác dụng tương tự.

Thực phẩm protit cao

Nhiệt lượng cơ thể tiêu hao quá lớn cũng làm cho cơ thể mệt mỏi, vì vậy nên ăn nhiều thực phẩm chứa protit cao...

Vitamin

Vitamin B và C có tác dụng trợ giúp cơ thể nhanh chóng xử lý các chất thải tích tụ trong cơ thể, vì vậy ăn nhiều thực phẩm hàm chứa vitamin B và C có thể tiêu trừ mệt mỏi.

Uống nước hoạt tính hoặc nước tinh khiết

Trong nước hàm chứa đại lượng ô xy, có thể nhanh chóng giải tỏa cảm giác mệt mỏi trong cơ thể.

Thực phẩm tính kiềm

Ăn nhiều thực phẩm tính kiềm như rau quả tươi, chế phẩm từ đậu phụ...  Những thực phẩm này sau khi được cơ thể tiêu hóa, hấp thụ, có thể nhanh chóng làm cho mức độ axit trong máu giảm, trung hòa cân bằng, làm cho mệt mỏi bị đẩy lùi.

Tư thế ngồi vươn thẳng cổ

Hai tay ôm đầu, hai cánh tay áp vào hai bên má, dùng sức ép, làm cho cổ hơi khom về phía trước,sau dó dùng sức để làm cho cổ chuyển động lại về phía sau, thực hiện 8 lần, mỗi lần dừng lại nghỉ 1-2 giây.

Kéo giãn cơ thể

Một tay đặt vào eo, tay kia giơ thẳng lên, phần trên cơ thể hơi khom xuống, cánh tay dùng sức kéo giãn cơ thể nghiêng về một bên 5 lần, sau đó chuyển sang bên kia, mỗi lần nghỉ 1-2 giây.

Tư thế giãn vai

Mười ngón tay đan xen vào nhau giơ lên trên đầu, sau đó lắc nhẹ vai 10 lần, động tác từ chậm đến nhanh

Tư thế vươn eo bụng

Hai tay ôm đầu, cơ thể khom về phía trước, sau đó phần trên cơ thể  ngả về phía sau, khớp tay vươn ra ngoài, cố gắng hết sức để cho cơ thể vươn thẳng, giữ trong 3-4 giây, thực hiện 5 lần với tốc độ từ chậm đến nhanh.

http://dantri.com.vn/c7/s7-558773/12-cach-giam-met-moi.htm

Nếp Sống Ăn Chay: Thực đơn mẫu của Hội PETA - PETA's sample vegan menus

PETA has a sample two-week vegan menu. Please take a look here.

Hội Loài người Đối xử Đạo đức với Loài vật (PETA) lên thực đơn thuần chay cho 2 tuần. Các bạn thạo Anh ngữ và ở các quốc gia Âu Mỹ có thể tham khảo cho nguồn cảm hứng ăn chay. Thực đơn trong một ngày có thể như sau:

Điểm tâm: 
Bánh xốp chuối
Trái cây

Ăn trưa:
Bánh mì kẹp quả bơ
Sà-lách rau bina xốt cam mè

Ăn tối:
Pâté chay
Khoai tây & hẹ nghiền mịn với xốt gravy nâu

Thiên nhiên có nhiều rau, quả, củ, hạt, đậu... nên việc thuần chay khá dễ dàng. Người ăn chay có khắp mọi nơi trên Địa Cầu, chúng ta có thể thay đổi thực đơn chay hầu thích hợp với gia vị và nguyên liệu địa phương. Chúc các bạn thành công mỹ mãn trên đường tìm một lối dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Để xem thực đơn mẫu bằng tiếng Anh, xin bấm vào đây. Để có thực đơn này bằng Việt ngữ, xin vui lòng biên thư về: Info@VietNamAnChay.com

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Truyền Thống Ăn Chay: Chùa đông nghịt người, quán chay "nghẹt thở" - It's a veg tradition

It's a tradition for many Vietnamese to be veg on the 15th of the first lunar month to express sincerity in their prayers. Veggie shops are very popular on this day.

Chùa đông nghịt người, quán chay "nghẹt thở"
Trung Kiên

(Dân trí) - Trưa 6/2, đúng ngày rằm tháng giêng, dòng người ùn ùn đổ về cách chùa tham gia buổi lễ chính ngày rằm đầu tiên của năm. Sau màn dâng hương lễ Phật cầu an, hầu hết mọi người đều chọn ăn chay để tỏ lòng thành.

Ghi nhận tại chùa Phổ Quang (đóng tại phường 2, quận Tân Bình, TPHCM), chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3), chùa Phước Viện (quận Bình Thạnh)… hàng ngàn Phật tử từ nhiều quận huyện trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận đổ về đây để cúng rằm đầu tiên trong năm, cầu cho bản thân và gia đình một năm bình an, có nhiều sức khỏe, thuận lợi trong công việc.

Bên cạnh đó, các Phật tử còn thể hiện lòng thành bằng việc công đức, ăn chay. Chính vì vậy, hầu hết các điểm bán đồ chay đều “cháy hàng”. Tại chùa Phổ Quang, dịch vụ ban phát cơm chay cho các Phật tử đến lễ chùa diễn ra khá tấp nập. Ai cũng cố xin cho mình được một suất cơm chay tại chùa. Những người không thể chen chân thì chọn giải pháp mua bánh mì chay ở ngay cổng chùa.

Các điểm bán cơm chay, đồ ăn chay trên địa bàn thành phố đều rất đông khách. Lượng thức ăn được chuẩn bị gấp đôi so với ngày thường song vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu.

Một trong những điểm bán đồ chay tấp nập nhất là quán Thuyền Viên (đường Nguyễn Văn Đậu, phường 6, quận Bình Thạnh, TPHCM). Suốt từ sáng quán luôn đông nghẹt khách. Nhiều người đến mua mang về phải đứng chờ khá lâu, nhiều thực khách không thể tìm chỗ gửi xe phải đứng tràn xuống lòng đường.

Theo một nhân viên phục vụ tại quán Thuyền Viên, dù quán này đã chuẩn bị hơn 50 món ăn chay khác nhau nhưng chỉ sau hơn một giờ mở cửa, nhiều món đã “cháy hàng”.

Anh Đỗ Minh Quốc (34 tuổi, ngụ Gò Vấp) cho biết, thường ngày do đặc thù công việc nặng nhọc nên anh không thể thường xuyên ăn chay. Nhưng cứ vào ngày rằm tháng giêng anh lại cùng người thân trong gia đình đi chùa và ăn chay cả ngày để mong muốn một năm lao động mới có nhiều sức khỏe và may mắn.

http://dantri.com.vn/c20/s20-562766/chua-dong-nghit-nguoi-quan-chay-nghet-tho.htm

Tin Vui Ăn Chay: Quán chay đông nghịt, quán mặn vắng hoe - Veg eateries popular

In Cần Thơ, Việt Nam, veg eateries were hugely popular on the 15th day of the first lunar month (February 6, 2012).

Quán chay đông nghịt, quán mặn vắng hoe
Ngô Nguyễn

(Dân trí) - Rằm tháng Giêng là ngày rằm lớn thứ 2 trong năm nên vào ngày này, dù bận mấy người dân cũng tranh thủ đến chùa lễ Phật, cầu an. Sau đó cả nhà quây quần bên mâm cơm chay, cầu chúc nhau những điều tốt đẹp trong năm mới.

Suốt cả ngày 14 tháng Giêng (hôm qua, tức 5/2) cho đến hôm nay, chùa lớn, chùa nhỏ, chùa nào cũng đông kín Phật tử đến lễ Phật cầu an, đông nhất là vào buổi tối. Từ 18-21h tối, tại các chùa lớn ở Cần Thơ như chùa Phật Học, chùa Bửu Chì, chùa Bửu Ân ,… chốn nào cũng tấp nập.

One of the many empty animal-based food stalls
Trong ngày này, các quán bán đồ ăn mặn bị thất thu đáng kể. Nhiều dịch vụ mua bán khác như thời trang cũng vắng khách. Tuyến đường Mậu Thân, Nguyễn Trãi,... chuyên bán quần áo, giày dép vốn rất xôm tụ, từ hôm qua đến sáng nay chỉ thấy lác đác một vài khách đến xem. Ế ẩm nhất vẫn là những quán mặn nằm trên đường Đề Thám (mệnh danh con đường ăn uống của TP Cần Thơ), nhân viên chỉ việc “ngồi chơi xơi nước”.

Chị Thủy - chủ một quán phở trên đường Phan Đình Phùng - cho biết: “Năm nào cũng thế, hễ đến ngày này là quán vắng hoe. Biết trước nên hôm nay quán chỉ lấy 1/3 lượng thịt so với ngày thường”.

Veg eateries were well visited
Khác với không khí trầm lắng của các quán mặn, các quán cơm chay đông nghịt khách. Quán cơm chay Cường trên đường Đề Thám khách ra vào nườm nượp. Từ ông chủ đến nhân viên chạy bàn, nhân viên giữ xe ai nấy đều mệt lử suốt từ sáng tới gần 12 giờ đêm.

9 giờ tối 5/2, chùa Phật Học vẫn đông người tới lễ. Rút kinh nghiệm mấy năm trước có nhiều Phật tử đi chùa bị kẻ gian móc túi, năm nay nhà chùa phát loa liên tục cảnh báo người dân tự bảo quản tài sản. Ngoài ra các trụ trì chùa còn đau đầu với nạn buôn bán nhang, tiền vàng, dịch vụ ăn uống san sát trước cổng chùa, vừa làm mất vẻ trang nghiêm nơi cửa Phật, vừa gây mất vệ sinh nơi công cộng.

http://dantri.com.vn/c20/s20-562595/quan-chay-dong-nghit-quan-man-vang-hoe.htm

Giới Trẻ Ăn Chay: Cần Thơ: Sinh viên rủ nhau tới chùa ăn chay - College students in Cần Thơ go veg

Good news: Many college students from Cần Thơ are enjoying veggie meals at Buddhist temples.

Cần Thơ: Sinh viên rủ nhau tới chùa ăn chay
Ngô Nguyễn

Hôm nay [6/2/2012], như mọi địa phương trên cả nước, các chùa trên địa bàn Cần Thơ cũng không nghịt người tới lễ Phật, cầu an. Ngoài số Phật tử thường xuyên đến chùa, dịp này có rất đông bạn trẻ, đa số là các bạn sinh viên đang theo học tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đa phần sau khi lễ Phật, các bạn trẻ đều ở lại chùa ăn bữa cơm chay.

Bạn Nguyễn Thanh Bình - sinh viên năm 3 ngành Công nghệ Thông tin (trường ĐH Cần Thơ) cho biết: “Năm nào cũng vậy, hễ đến ngày này là 4 anh em cùng phòng trọ lại rủ nhau đến chùa lễ Phật. Và sau bữa cơm chay, cả 4 anh em ở lại phụ việc với các sư, người dọn bàn ghế, dọn thức ăn,... Mặc dù chỉ giúp các sư được ít việc nhưng tụi em thấy rất vui!”.

Minh, trưởng nhóm các bạn sinh viên Đại học Tây Đô đang cùng nhau quây quần bên mâm cơm chay tại chùa Phật Học (đường Nguyễn Thái Học) cũng vui vẻ cho biết: “Biết nhà chùa hôm nay có nhiều khách nên sau khi lễ Phật xong tụi em tự vào bếp dọn chén đũa, thức ăn,… Ăn xong tụi em tự dọn dẹp luôn!”.

Đến chùa Bửu Trì - đường Mậu Thân, chúng tôi gặp 1 nhóm sinh viên đang tất bật dọn chén đũa, thức ăn. Nguyễn Minh Tuấn - sinh viên ngành Du lịch trường Đại học Cần Thơ - nói: “10 anh em bàn này cũng là 10 anh em đang ở chung với nhau trong KTX Vĩnh Long. Hôm nay là rằm lớn lại rơi vào đầu năm nên tụi em quyết định tắt bếp, rủ cả phòng đến chùa dâng hương lễ Phật cầu cho người thân mạnh khỏe và anh em cùng ăn một bữa cơm chay cho lòng nhẹ nhàng hơn”.

“Dù các bạn trẻ đến chùa, ăn chay với những mục đích khác nhau nhưng năm nay các bạn trẻ rất có ý thức khi đến chùa lễ Phật và nhất là tinh thần tự phục vụ khi ăn cơm với nhà chùa. Đáng khen hơn là sau bữa cơm chay có nhiều bạn sinh viên tự nguyện ở lại nhà chùa giúp các sư các công việc như giữ xe, chạy bàn, rửa bát,…" - Sư Diệu Minh - trụ trì chùa Long An (quận Cái Răng) - nói.

http://dantri.com.vn/c20/s20-562766/chua-dong-nghit-nguoi-quan-chay-nghet-tho.htm

Sức Khỏe Của Bạn: 5 loại hải sản không tốt cho sức khỏe - 5 unhealthiest seafood

AskMen listed the following as the unhealthiest seafood: farm-raised salmon, clam chowder, raw oyster, shrimp, and fugu (puffer fish or blow fish). 

5 loại hải sản không tốt cho sức khỏe
Hoàng Ngân - Nhật Minh (Theo Askmen)

(VTC News) - Hải sản thường được coi là một loại thực phẩm giàu chất đạm, bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, do điều kiện môi trường, một số hải sản đang trở thành loại không tốt cho sức khỏe. Các nhà khoa học đã làm vài nghiên cứu và lọc ra 5 loại hải sản bạn nên tránh.

1. Cá hồi nuôi nông nghiệp

Hiểu biết nguồn gốc của những chú cá hồi là một điều vô cùng quan trọng. Bạn nên lưu ý tránh loại cá hồi nuôi nông nghiệp vì những loại này được biết với hàm lượng nhiễm độc cao do trong quá trình nuôi những người chủ sử dụng Polychlorinated biphenyls (PCBs) - một trong những thành phần được sử dụng trong biến thế và các thiết bị điện, độc hại như dầu nhờn và chất lỏng làm nguội.

Cá hồi nuôi nông nghiệp thường ăn phải những chất độc hại từ đó và nguy hơn hơn độc hại gấp 3 lần so với loại cá hồi thông thường.

Hơn nữa cá hồi nuôi nông nghiệp thường béo hơn cá hồi hoang dã. Nguyên nhân là do, những người nuôi cá hồi cho rằng càng nhiều chất độc, càng nhiều chất béo thì cá được phát triển nhanh hơn và cũng bảo quản được lâu hơn trong quá trình lưu chuyển.

2.  Con trai

Trung bình, cứ 8 ounce (mỗi ounce bằng khoảng 28,35g) con trai lại chứa 299 calo, 100 trong số đó là từ các chất béo, nghĩa là khoảng 43% số calo là calo béo. Ngoài lượng calo béo, loài trai còn chứa 910 mg natri và 13% lượng cholesterol (dựa trên một chế độ ăn 2.000 calo).

3.  Con hàu sống

Con hàu có hàm lượng kẽm cao không cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là tuyến tiền liệt.

Nhưng hàm lượng kẽm này lại có thể làm tăng mức độ ô nhiễm nước biển và có tác dụng không tốt khi ăn kèm với các loại đồ ăn.

Con hàu cũng chứa nhiều độc tố nguy hiểm. Ăn hàu sống chứa hàm lượng cao purines (các thành tố hữu cơ có trong những cơ quan có nhiệm vụ lọc chất độc như thận và gan).

Hơn nữa, ăn con hàu có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout ở nam giới. Nếu bạn thực sự thích ăn con hàu thì bạn nên hạn chế nguy hiểm bằng cách nấu chín để đảm bảo an toàn.

4.  Tôm nuôi nông nghiệp

Tôm là hải sản phổ biến rộng rãi nhất. Mặc dù đây là một nguồn cung cấp protein và ít mỡ, nhưng tôm nuôi nông nghiệp nhập khẩu có thể hại cho sức khỏe.

Trong loại tôm này có chứa vi khuẩn salmonella, loại vi khuẩn làm cho thức ăn trở thành độc. Tôm nuôi nông nghiệp thường gồm số lượng lớn thuốc kháng sinh và hóa chất.

Ví dụ, chẳng hạn như thuốc trừ sâu có thể gây ra hủy hoại hệ thần kinh ở loài tôm và khi tôm được dùng làm thực phẩm thì lại nguy hại cho sức khỏe con người.

5. Cá Fugu

Cá Fugu thường được dùng trong các dịp đặc biệt vì nó được coi là một loại cá sang ở Nhật. Vậy tại sao lại nói cá Fugu là một trong những loại hải sản không tốt? Đó là vì trong cá Fugu có chứa loại độc tố nguy hiểm chết người. Nếu bạn sơ chế và chế biến không đúng, không sạch sẽ đảm bảo vệ sinh thì chất độc đó có thể gây tử vong bất kỳ người nào ăn phải.

Chính vì điều này, ở Nhật Bản, chỉ có những cửa hàng được cấp giấy phép mới có quyền bán cá Fugu. Tuy nhiên, sản phẩm cá Fugu chế biến sẵn vẫn được tìm thấy trong các cửa hàng tạp phẩm và cửa hàng trực tuyến. Chính vì vậy, khi mua sản phẩm cá Fugu bạn phải hết sức thận trọng, tránh những nguy hại không đáng có.

http://vtc.vn/321-215958/suc-khoe-gioi-tinh/5-loai-hai-san-khong-tot-cho-suc-khoe.htm