Blogger templates

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Sức Khỏe Của Bạn: 8 thay đổi nhỏ phòng chống bệnh tiểu đường - Healthy lifestyle for diabetes prevention

The American Diabetes Association says: "You can prevent or delay the onset of type 2 diabetes through a healthy lifestyle. Change your diet, increase your level of physical activity, maintain a healthy weight. With these positive steps, you can stay healthier longer and reduce your risk of diabetes."

8 thay đổi nhỏ phòng chống bệnh tiểu đường
Dương Hằng (Theo sohu)

(Dân trí) - Gần đây, tạp chí “Phòng chống” (Mỹ) đã tổng kết 8 thay đổi nhỏ trong cuộc sống, chỉ cần làm được 8 điểm này, bệnh tiểu đường sẽ rời xa chúng ta.

Thư giãn 15 phút mỗi ngày

Công việc, cuộc sống căng thẳng sẽ luôn làm cho chúng ta ở trong trạng thái kích ứng. “Trong trạng thái này, cơ thể con người sẽ bước vào mô hình chiến đấu, mức đường huyết tăng cao, bất cứ lúc nào cũng chuẩn bị hành động”, Giám đốc TT Tâm lý học, ĐH Duke, ông Richard Se Weite cho biết, điều này sẽ làm cho tế bào trong cơ thể xuất hiện hiện tượng đối kháng insulin, chất đường ở trong máu không có nơi đi nơi đến, từ đó làm xuất hiện đường máu cao trong thời gian dài. Vì vậy, chúng ta phải học cách thư giãn bản thân, ví dụ sau khi thức dậy tập yoga hoặc thả trí tưởng tượng, tản bộ, nghe nhạc, đồng thời đừng quên hít thở sâu 3 lần trước khi bắt đầu làm việc gì đó.

Nghỉ lái xe 1 ngày trong tuần

Những người có xe ô tô cần phải “cướp” thời gian để vận động. Một nghiên cứu của Phần Lan phát hiện, những người một tuần tập luyện vượt quá 4 tiếng hoặc mỗi ngày tập luyện khoảng 35 phút thì dù thể trọng không giảm nhưng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm tới 80%.

Đảm bảo giấc ngủ

Người bình thường không ngủ đủ 6 tiếng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng gấp đôi. Chuyên gia Claire, ĐH Yale, cho biết: “Nếu chúng ta ngủ quá ít, hệ thần kinh ở trong trạng thái căng thẳng, ảnh hưởng đến điều tiết hoocmon đường máu”. Vì vậy, chúng ta nên tránh hết sức để không thức đêm, còn nên chú ý trước khi đi ngủ không uống cà-phê hay nước trà và tránh xem ti vi thời gian quá dài.

Giảm béo

Những người thừa cân, béo phì, nếu giảm được 5% trọng lượng, kể cả không tập luyện, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng giảm xuống 70%.

Uống một thìa giấm trước bữa ăn

Nghiên cứu của trường ĐH bang Arizona chứng tỏ bệnh tiểu đường loại 2 hoặc người có insulin đối kháng thì trước bữa ăn uống khoảng 2 thìa giấm sau đó mới ăn cơm, lúc đó mức đường máu hạ thấp rõ rệt.

Người phụ trách dự án nghiên cứu, TS Carol Johnston cho biết, “Axit axetic sẽ trung hòa một số chất xúc tác tiêu hóa tinh bột, làm chậm tiêu hóa chất đường bột này”. Trên thực tế, tác dụng này của giấm tương tự như uống thuốc hạ đường huyết.

Ít ăn fastfood và thịt đỏ

Các nhà khoa học trường ĐH Minnesota đã nghiên cứu 3.000 tình nguyện viên (18-30 tuổi) trong suốt 15 năm. Kết quả cho thấy, người ăn fastfood quá 2 lần/tuần so với người ăn fastfood không đến 1 lần/tuần có thể trọng nặng hơn 4,5kg.

Bệnh viện Phụ sản Brigham, ĐH Y Harvard tiến hành điều tra 3.700 phụ nữ phát hiện, những người ăn ít nhất 5 lần thịt đỏ mỗi tuần thì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 29% so với người ăn ít hơn 1 lần. Những người thích ăn thịt hun khói, xúc xích… có nguy cơ càng cao.

Hương liệu có tác dụng như thuốc

Một nghiên cứu của Đức phát hiện, chất hóa học trong nhục quế có thể kích hoạt chất xúc tác insulin, còn có tác dụng trợ giúp giảm thấp cholesterol.

Bên cạnh có người trò chuyện

Trên tạp chí “Bảo vệ và chăm sóc bệnh tiểu đường” của Mỹ có một báo cáo nghiên cứu chỉ ra, phụ nữ độc thân sống một mình có nguy cơ bị tiểu đường tăng thêm 2,5 lần, điều này có thể liên quan đến thói quen sinh hoạt như hút thuốc, uống rượu gây ra. Vì vậy, hãy luôn tiếp xúc và nói chuyện với bạn bè, người thân để quên đi cảm giác cô đơn và hạn chế những thói quen không tốt, những thay đổi này sẽ giúp phòng chống bệnh tiểu đường.

http://dantri.com.vn/c7/s7-565067/8-thay-doi-nho-phong-chong-benh-tieu-duong.htm

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Làm Thế Nào Để: Chống buồn ngủ - How to avoid being sleepy at work

From The Times of India:
Several people suffer from sleepiness at work, which could happen for a number of reasons. Experts say that the topmost reason for daytime sleepiness is poor sleeping habits in the night. Try to improve your night-time sleep. 
- If you spend long hours working behind a desk, try to get up frequently for short walks. 
- At lunch time, try to take a 10 minute walk around your building.This will make you feel more alert as well as refreshed. 
- While napping on the job can be tricky, make sure you do it during your break time. Even a 10-15 minute power nap will do wonders to rev you up. 
- Avoid looking at your computer screen for hours at a time without any break. This causes eyestrain and worsens sleepiness. Look away from the screen for a few seconds regularly to relax your eyes.

Chống lại những cơn buồn ngủ tại nơi làm việc
Lan Ý - (theo Times of India)

(VnMedia) - Đã bao nhiêu lần bạn cảm thấy mình ngáp trong khi làm việc? Đã bao nhiêu lần bạn phải dùng cà phê, trà.... để chống lại với chứng buồn ngủ? Chúng tôi cho bạn biết làm thế nào để đối phó với vấn đề này với một vài bước đơn giản.

Nhiều người thường bị buồn ngủ tại nơi làm việc, điề này có thể xảy ra đối với một số lý do khác nhau. Theo các chuyên gia, lý do đầu tiên là người đó thiếu ngủ vào ban đêm. Bạn hãy thử cái thiện giấc ngủ ban đêm của mình.

Nếu bạn phải dành nhiều thời gian để làm việc tại văn phòng, bạn hãy cố gắng thu xếp để có thể thường xuyên đi bộ ngắn. Vào giờ nghỉ trưa, bạn nên có 10 phút đi bộ xung quanh tòa nhà nơi bạn làm việc. Điều này sẽ làm cho bạn cảm thấy tỉnh táo hơn cũng như làm mới ngày làm việc.

Sau giấc ngủ trưa, hiệu quả công việc của bạn sẽ tốt hơn. Ngay cả một giấc ngủ ngắn từ 10-15 phút sẽ làm nên một điều kỳ diệu đối với bạn. Tránh nhìn vào màn hình máy tính của bạn nhiều nhiều giờ liền, hãy đứng lên đi lại hoặc thư giãn hoặc tập thể dục tại bàn làm việc mà không ảnh hưởng đến bất kỳ ai, việc gì. Khi buồn ngủ, bạn cố gắng làm việc, nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính sẽ gây ra mỏi mắt và buồn ngủ nặng hơn.

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn chống lại cơn buồn ngủ:

- Bất cứ khi nào bạn cảm thấy uể oải, hai mắt thì “ríu lại”, điều đầu tiên và cũng đơn giản nhất mà bạn cần làm đó là ra khỏi chỗ ngồi và bắt đầu đi lại. Đi lại lòng vòng trong khoảng thời gian 10 phút giúp lưu thông oxy lên vùng não, cơ bắp, và các tĩnh mạch khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.
- Một biện pháp nữa cũng thật đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được đó là: Rửa mặt, rửa tay chân bằng nước lạnh.
- Một ly nước lạnh sẽ giúp bạn xua tan cảm giác buồn ngủ, do đó bạn nên uống càng nhiều càng tốt.
- Tìm một câu chuyện, một video hay bất kỳ hình ảnh hài hước nào, thưởng thức nó và cười thật to.

http://www.vnmedia.vn/VN/suc-khoe/tu-van/78_274233/chong_lai_nhung_con_buon_ngu_tai_noi_lam_viec.html

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Đậu hủ xốt me - Tofu with tamarind sauce

Tofu with tamarind sauce is Hữu Tưởng's favorite Vietnamese vegan dish from Mom. For the recipe in English, please write: Info@VietNamAnChay.com
Thank you for your love & Happy Valentine's Day.

Lạ miệng với món chay đậu hủ xốt me
Hữu Tưởng

Như một truyền thống của gia đình tôi, cứ đến những ngày rằm trong năm, má tôi thường chế biến món chay cho cả gia đình thưởng thức.

Theo quan niệm của má, ăn chay rất có lợi cho sức khỏe và để cho tâm hồn được thanh thản. Mới đầu, nhìn thấy món chay dọn lên bàn, tôi cảm thấy ngán, nhưng sau đó quen dần và cảm thấy ngon. Đôi khi không phải là ngày rằm, tôi cũng thấy thèm và đòi má chế biến món chay để thay đổi khẩu vị. Thế là, má đi chợ sớm mua các loại rau, củ, quả… về chế biến nhiều  món chay cho gia đình thưởng thức, trong đó món tôi thích nhất là: tàu hủ xốt me.

Theo má, làm món này rất dễ. Nguyên liệu chính cần có là: tàu hủ, me chín, rau sống (càng cua, xà lách cũng được), củ hành tím (hoặc hành tây), kiệu, gừng. Trước hết, má mua tàu hủ chiên sẵn ở chợ khoảng 2 miếng (nhớ lựa tàu hủ chiên còn mới, hơi vàng, mềm, có mùi thơm và không chiên quá khô sẽ mất ngon). Dùng dao bén xắt những lát tàu hủ dầy khoảng 5 ly cho vào chảo dầu chiên hơi vàng, để sẵn ra dĩa. Me chín, má cho vào chén với một ít nước tán nhuyễn để cơm me nở ra, cho vào vợt lược lấy nước (bỏ hạt). Kế đến, má bằm nhuyễn các gia vị như: gừng, củ kiệu, hành tím cho vào chảo phi dầu (cùng với một ít nước lã) cho thơm, rồi cho nước me vào để làm nước xốt. Và trong nước xốt này, má cho thêm hành tây xắt miếng to (hoặc hành tím chẻ đôi), củ kiệu chẻ đôi,… vào nữa.

Má còn lưu ý, nên để hành, củ kiệu… vừa chín tới, có độ giòn. Kế đến, má nêm gia vị (muối + đường) vừa miệng (có vị chua ngọt), cùng một ít bột mì tinh (pha loãng) cho có độ sánh hấp dẫn. Cuối cùng, má xếp rau xà lách (rau càng cua), tàu hủ chiên vào dĩa, rưới nước xốt vào và rắc vài cọng ngò rí lên phía trên là xong. Món này ăn với cơm nóng và chấm với nước tương cay chua ngọt mới ngon.

Bữa cơm chay đã được dọn lên với đầy đủ món chay đầy màu sắc của rau, củ, quả rất hấp dẫn, trong đó có “món đinh” là tàu hủ xốt me mà tôi ưa thích. Dùng đũa gắp một miếng tàu hủ chiên cùng với vài cọng rau xà lách chấm vào chén nước tương cay chua ngọt cho vào miệng nhai chậm rãi. Vị béo, dai dai, và mùi thơm đặc trưng của tàu hủ, vị chua ngọt của me… như kích thích vị giác làm cho bao tử làm việc quên thôi và nồi cơm do má nấu hàng ngày được “vét sạch” lúc nào không hay biết...

http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/La-mieng-voi-mon-chay-dau-hu-sot-me/75494

Vườn Nhạc: Anh Bernard hát cổ nhạc - Traditional Vietnamese music by Bernard

Bernard Trumpfehler, of German and Vietnamese parentage, sings beautifully - by heart! - many traditional Vietnamese musical styles. 

Anh Bernard Trumpfehler (nghệ danh Dũng Thanh Phước) mang hai giòng máu Đức và Việt Nam. Trong ngày Lễ Tình Yêu, nghe anh Bernard hát những bản cổ nhạc để cảm thấy lòng tràn ngập tình yêu quê hương và cảm kích những người bạn trân quý văn hóa Việt.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Văn Hóa Việt Nam: "Vọng cổ" là gì? - The meaning of "Vọng cổ", a Vietnamese traditional music genre

The precursor of the modern-day "vọng cổ" is a song named "Dạ cổ hoài lang," meaning "[hearing] the night drum, yearning for one's beloved." The term "vọng cổ" itself, according to author Trần Phước Thuận, means "reminiscing the past." 

BÀN VỀ XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA CỦA TỪ "VỌNG CỔ"
Trần Phước Thuận
Nguồn: Tạp chí Hán Nôm số 6 (73) năm 2005

Vọng cổ là một tên gọi rất quen thuộc với người Việt Nam, nhất là ở Bạc Liêu, ai cũng biết nó là một bản nhạc phổ thông nhất và tiêu biểu nhất trong cổ nhạc Nam Bộ. Vọng cổ hiện nay còn là đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu âm nhạc và thực tế đã có nhiều sách vở, nhiều cuộc hội thảo khoa học đề cập đến. Tuy nhiên tên gọi Vọng cổ từ đâu mà có và ý nghĩa đích thực của nó là gì thì đến nay vẫn chưa có lời đáp thỏa đáng.

Lý giải vấn đề này có 2 ý kiến tiêu biểu. Một là, ông Cao Kiến Thiết (1) cho rằng: “Theo ba tôi kể thì năm 1919 thầy Thống tức ông Trần Xuân Thơ (2) người miền Bắc, giỏi chữ Nho, ngụ tại An Trạch Đông, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu đã đề nghị ba tôi thay chữ Dạ cổ (tiếng trống đêm) thành Vọng cổ (tiếng trống vọng lại). Lý do là ba tôi lấy điển tích “Tô Huệ chức cẩm hồi văn” làm nội dung của bài ca và bản nhạc. Bởi lòng Tô Huệ khi chức Cẩm hồi văn thì nghe tiếng trống đánh từ xa vọng lại, chứ không phải là tiếng trống đêm, cho nên chữ Dạ cổ thì tối nghĩa còn chữ Vọng cổ thì càng làm rõ điển tích này đã chọn. Và trong cuộc họp đó ba tôi đã đồng ý đổi chữ Dạ cổ hoài lang thành Vọng cổ hoài lang, nghĩa là theo tiếng trống vọng lại mà nhớ chồng. Nhưng lúc đó bản Dạ cổ hoài lang đã được phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi, nên phải mất thời gian khá lâu mới thống nhất được tên gọi “Vọng cổ”. Đây là lời phát biểu của ông Cao Kiến Thiết trong cuộc hội thảo khoa học về Cao Văn Lầu tổ chức tại Bạc Liêu năm 1989 (3).

Hai là, nhạc sĩ Trần Tấn Hưng (4) nói rằng: “Chính soạn giả Trịnh Thiên Tư (5) trong buổi lễ giỗ tổ cổ nhạc ở Bạc Liêu năm 1935 đã đề nghị với ông Sáu Lầu và mọi người như sau: Bản nhạc gốc 20 câu của ông Sáu vẫn nên gọi là Dạ cổ hoài lang vì đó chính là cái tên gốc, cái tên lịch sử không nên sửa đổi. Hơn nữa nhớ chồng lúc ban đêm là điều thích hợp với người chinh phụ, lại hợp với nội dung bản nhạc của ông Sáu. Chúng ta không thể lấy ý nghĩa và hoàn cảnh của nàng Tô Huệ như thầy Thống đã nói lúc trước để sửa đổi cái tên Dạ cổ hoài lang, vì đây là hai tác phẩm khác nhau, cũng như không thể lấy Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để sửa Truyện Kiều của Nguyễn Du được. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay bản Dạ cổ hoài lang đã được biến thể sang nhịp 8, vậy cũng nên dùng 2 chữ Vọng cổ để đặt tên cho các bản đã được canh tân này. Nhưng Vọng cổ do tôi đề nghị hôm nay cũng không theo nghĩa “tiếng trống vọng lại” mà lại mang ý nghĩa “trông về truyền thống xưa”, vì các bản nhịp 8 tuy chữ đàn đã khác xa bản gốc, nhưng vẫn từ Dạ cổ hoài lang mà ra, vì vậy “truyền thống xưa” ở đây chính là bản Dạ cổ hoài lang. Ý kiến của ông Trịnh Thiên Tư được ông Sáu cùng mọi người chấp thuận và hoan nghênh nhiệt liệt. Và cũng từ đó đến nay mọi người đều gọi bản nhạc gốc là Dạ cổ hoài lang và gọi chung các bản được canh tân là Vọng cổ”.

Như vậy, từ Vọng cổ được xuất hiện do lời đề nghị của hai ông Trần Xuân Thơ và Trịnh Thiên Tư, nhưng từ Vọng cổ được sử dụng là của ông Tư hay ông Thơ? Muốn giải quyết vấn đề này ắt hẳn phải xác định cái nghĩa đang được sử dụng của nó, nói cách khác bản Vọng cổ ngày nay - cái tên của nó mang ý nghĩa gì?

Như trên đã nói từ Vọng cổ (望 鼓) của ông Trần Xuân Thơ, thì có nghĩa là “tiếng trống vọng lại”, còn từ Vọng cổ (望 古) của ông Trịnh Thiên Tư có nghĩa là “trông về xưa”. Như vậy về phần nghĩa của hai từ này không dính dáng với nhau nhưng phần âm lại đồng âm nên thường hay nhầm lẫn. Muốn xác định từ Vọng cổ mang ý nghĩa nào, tốt nhất là dùng tên gốc của nhạc bằng chữ Hán để chứng minh và dùng phương pháp so sánh để giải quyết vấn đề này?

Hiện nay có một bản rất phổ thông gọi là Tân cổ giao duyên (新 古 交 緣), bản được thành lập do phương pháp gối đầu Vọng cổ của soạn giả Mộng Vân và sau đó được nhiều soạn giả khác thực hiện bằng cách kết hợp giữa tân nhạc và bản Vọng cổ. Chúng tôi tạm mượn cái tên Tân cổ giao duyên này để làm cơ sở để truy tìm ra cái nghĩa đang được sử dụng của từ Vọng cổ. Tạm nêu ra hai trường hợp như sau:

1/ Nếu từ cổ ở đây có nghĩa là cái trống thì Tân cổ giao duyên (新 鼓 交 緣) sẽ được hiểu là “cái trống mới giao duyên”. Nghĩa là không phù hợp với kết cấu và nội dung của bản Tân cổ giao duyên. Nếu cố hiểu là “mới” và “cái trống” giao duyên với nhau lại càng không có ý nghĩa gì cả.

2/ Nếu từ cổ ở đây có nghĩa là xưa thì Tân cổ giao duyên (新 古 交 緣) theo nghĩa đen là “mới” và “cũ” giao duyên, nghĩa bóng muốn nói tân nhạc và cổ nhạc cùng hòa hợp, thật đúng với kết cấu và nội dung bản Tân cổ giao duyên.

Rõ ràng là trường hợp thứ nhất không hợp lý. Và như vậy, cổ ở đây được xác định là xưa thì Vọng cổ phải mang nghĩa “trông về xưa” hay “chiêm ngưỡng truyền thống xưa”, ý nghĩa này là do ông Trịnh Thiên Tư đề xuất.

Tóm lại: Từ Vọng cổ có xuất xứ tại Bạc Liêu và được sử dụng từ tháng 08 năm ất Hợi (1935) do lời đề nghị của soạn giả Trịnh Thiên Tư.

Căn cứ vào lời phát biểu của ông Tư và xét theo thực tế thì Dạ cổ hoài lang và Vọng cổ là hai bản khác nhau, nhưng Vọng cổ do Dạ cổ hoài lang mà có, vì vậy Vọng cổ phải mang ý nghĩa “trông về truyền thống xưa”.

CHÚ THÍCH
(1) Con trai lớn của ông Cao Văn Lầu.
(2) Thầy tuồng đoàn hát bộ của ông Ba Xú, một trong những đoàn hát đầu tiên ở Bạc Liêu.
(3) Từ Dạ cổ hoài lang, Nxb. Mũi Cà Mau, 1992, tr.84-85.
(4) Nhạc sĩ Năm Nhỏ (1921-1982), học trò nhỏ nhất của Nhạc Khị, cũng là người thừa kế thờ Tổ Cổ nhạc Bạc Liêu sau khi thầy qua đời.
(5) Tác giả sách Ca nhạc cổ điển - 1962, nhà ở xã Vĩnh Mỹ, huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu, ông cũng là bạn đồng môn với nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Góc Đẹp Tâm Hồn: Ai cũng có thể làm việc thiện - Anyone can do humanitarian work

Renowned Vietnamese composer Trịnh Công Sơn (1939-2001) once said "a true humanitarian is one who voluntarily offers his/her gift, be it modest or opulent, to the world and others." He also suggested that "when we live in this world, let's live with all our heart so that we won't ever regret that we haven't lived wholeheartedly."

Đò Đưa
Trịnh Công Sơn
Nguồn: Tạp chí Sóng Nhạc số 4, tháng 01-1999

Thường người ta vẫn nghĩ rằng kẻ làm việc từ thiện phải là kẻ giàu có. Thật sự không phải là như vậy. Ai cũng có thể làm việc thiện. Người ca sĩ hát một xuất và hiến hết số tiền lãnh được. Người nhạc sĩ tổ chức một chương trình nhạc của mình và tặng hết số tiền thu được. Đó là cách dùng tài sản vừa trời ban cho vừa chính bản thân mình tạo dựng để chia sẻ cho đời.

Không ai tự nhiên mà giàu có. Phải làm việc bằng cách này cách nọ. Nhưng giàu cũng có lắm cách. Không phải ai cũng giống ai. Có kẻ quá giàu mà không muốn cho, không muốn san sẻ của cải cho bất cứ một ai khác. Có kẻ không giàu nhưng tràn đầy hạnh bố thí. Hạnh bố thí thường dễ mà khó. Cho nhưng cách cho như thế nào để sự cho trở thành một đức hạnh, một sự mầu nhiệm của lòng nhân từ, một thứ hạnh chan chứa lòng yêu thương.

Khi ta cho mà tâm ta vô cầu thì mầm từ bi đã đâm chồi và quả hân hoan đã kết trái. Lòng ta vui sướng tràn trề hạnh phúc mà không hiểu vì đâu. Không hiểu vì đâu vì cái ta cho đã được trả lại gấp nhiều lần hơn và làm ta mất phương hướng.

Khi làm việc thiện người ta không chờ kẻ xin. Người làm việc thiện chân chính là kẻ phải tự mình mang đến một cách tình nguyện để dâng hiến những của cải dù khiêm tốn hay tráng lệ cho đời, cho người. Và ngược lại người chờ lòng từ thiện cũng không tự biến mình thành kẻ ăn xin.Từ đó cho và nhận đã trở thành vấn đề khiến ta cần suy nghĩ. Người nhạc sĩ khi viết được một bài hát hay, đó là làm được một việc thiện. Đó là một quà tặng mang đến cho đời. Người ca sĩ khi hát hay một bài hát cũng là một quà tặng mang đến cho người. Đã biết cho thì sẽ được nhận. Thường cái quà nhận được lớn hơn gấp vạn lần cái điều mình đã mang cho. Sống trong cuộc đời, vì vậy phải mang trái tim ra mà sống, để đừng bao giờ phải ân hận là mình chưa sống hết lòng.

Làm việc thiện không phải là lưu giữ một thứ của cải riêng cho mình. Nếu cần tích lũy thì hãy tàng trữ cái kho báu ngọt ngào mà đời đã ban tặng cho ta. Chính điều đó đã nuôi sống ta và làm cho trái tim ta trở thành bất hoại.

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Vì Sao Ăn Chay: Ăn chay theo giáo lý Phật giáo Hòa Hảo (Em Anh Thư)

The noble teachings of Hòa Hảo Buddhism include a compassionate animal-free diet in daily life.

Ăn chay theo giáo lý Phật giáo Hòa Hảo (Em Anh Thư)

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Mì Quảng chay - Vegan Quảng Noodle

Quảng Noodle is a famous dish in Vietnamese culinary repertoire. For the vegan version in English, kindly write: Info@VietNamAnChay.com
Thanks so much for coming by.
Peace & joy

Mì Quảng chay (Veggie Cooking Club)

Sức Khỏe Của Bạn: 10 lý do bạn nên đi bộ hàng ngày - Top 10 reasons for walking

Top 10 reasons for walking:
1. Walking prevents type 2 diabetes. 
2. Walking strengthens your heart if you're male. 
3. Walking strengthens your heart if you're female. 
4. Walking is good for your brain. 
5. Walking is good for your bones. 
6. Walking helps alleviate symptoms of depression.
7. Walking reduces the risk of breast and colon cancer. 
8. Walking improves fitness. 
9. Walking in short bouts improves fitness, too! 
10. Walking improves physical function.

http://www.medicinenet.com/walking/article.htm#tocb

10 lý do bạn nên đi bộ hàng ngày
Ngọc Lan - Theo The Times of India

Hiện nay, tỷ lệ người dành phần lớn thời gian trong ngày tại phòng làm việc lại gia tăng.

Một trong những lý do đằng sau đó là do cuộc sống bận rộn và căng thẳng, nhiều người lại không có bất kỳ thời gian rảnh rỗi nào để tập thể dục. Tất cả đều hiện đại hóa: từ thang máy, chiếc xe với thiết bị hiện đại đến bàn chải đánh răng cùng dùng điện...

Không phải tất cả các tự động hóa này có hại cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, đi bộ hàng ngày việc rất đơn giản nhưng những lợi ích mà nó mang lại thì không hề đơn giản chút nào. Dưới đây có ít nhất 10 lý do thực sự tốt để đi bộ:

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Đi bộ ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2. Đi bộ 150 phút mỗi tuần, bạn có thể giảm 7% trọng lượng cơ thể và có thể làm giảm 58% nguy cơ bệnh tiểu đường.

Giúp tim khoẻ mạnh

Đi bộ giúp cho trái tim khoẻ mạnh: Tỷ lệ tử vong ở những người đàn ông đã nghỉ hưu đi bộ ít hơn 1,5 km mỗi ngày là khoảng gấp hai lần của những người đi bộ hơn 3 km một ngày.

Phụ nữ đi bộ ba giờ mỗi tuần, làm giảm 35% nguy cơ mắc bệnh tim hoặc bệnh động mạch vành so với phụ nữ không không đị bộ.

Tốt cho não bộ

Đi bộ là tốt cho não bộ. Những người phụ nữ đi bộ với một tốc độ bình thường ít nhất 1,5 giờ một tuần, có một chức năng tốt hơn đáng kể nhận thức và những người đi bộ ít hơn 40 phút một tuần có sự suy giảm nhận thức ít hơn so với người cùng tuổi.

Tốt cho xương

Đi bộ là tốt cho xương của bạn. Phụ nữ sau mãn kinh, người đi bộ khoảng 1,5 km mỗi ngày có mật độ xương cao hơn phụ nữ đi bộ khoảng cách ngắn hơn.

Ngủ ngon

Một buổi đi bộ nhanh vào buổi chiều sẽ giúp bạn có được một đêm ngủ ngon lành. Các nhà chuyên môn thì nói rằng đi bộ sẽ làm tăng hoocmôn cảm xúc, và nó làm bạn cảm thấy thoải mái. Hay khi đi bộ, sự tăng lên của nhiệt độ cơ thể sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển máu lên não và sau đó lại làm giảm nhiệt độ cơ thể bạn, giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.

Giảm trầm cảm

Đi bộ giúp giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Đi bộ 3-5 lần một tuần trong 12 tuần, mỗi lần khoảng 30 phút sẽ giúp giảm 47% các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Giảm ung thư vú và ruột kết

Đi bộ giảm nguy cơ ung thư vú và ruột kết. Phụ nữ đi bộ trong khoảng thời gian khác nhau, từ 1 giờ 5 phút đến hai giờ một tuần, làm giảm 18% nguy cơ ung thư vú so với phụ nữ là không hoạt động.

Tốt cho hô hấp

Đi bộ phù hợp với sức khoẻ sẽ tốt cho hô hấp. Đi bộ chỉ ba lần một tuần trong 30 phút có thể cải thiện đáng kể sức khỏe hô hấp tim mạch.

Giảm mỡ

Đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể ngăn chặn việc tăng cân ở hầu hết mọi người. Đi bộ sẽ cải thiện tình trạng sức khoẻ, dáng vóc đẹp và hiệu quả trong việc giảm mỡ cơ thể.

Nâng cao thể chất

Đi bộ cải thiện sức khỏe thể chất. Nghiên cứu cho thấy rằng đi bộ cải thiện tất cả các chức năng cơ thể, nhà nước về thể dục và ngăn ngừa khuyết tật thể chất ở người già.

http://www.viet-times.com.au/gia-dinh/suc-khoe/31265-10-ly-do-ban-nen-di-bo-hang-ngay

Phim Hoạt Họa: Ba người thầy vĩ đại (The three great teachers)

A great Islamic sage advised us to be a learner even in ordinary situations. From a thief, he learned about persistence; from a fox, he learned how fear often arose from within; and from a child, he learned about humility.

Ba người thầy vĩ đại