Blogger templates

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Tin Vui Ăn Chay: Nhà hàng chay Long Hoa phát cơm từ thiện ngày Rằm


Cô Kimberly Nguyễn (hàng trước, thứ hai, từ trái), chủ nhân nhà hàng chay Long Hoa, và một số người trong nhóm Long Hoa. 

Nhà hàng chay Long Hoa phát cơm từ thiện ngày Rằm 
Bài & ảnh: Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER (NV) -“Nhóm anh em Long Hoa muốn tổ chức bữa cơm chay từ thiện mỗi tháng để mọi người có một bữa ăn cơm vừa tốt cho sức khỏe vừa nhằm biểu lộ tình thương của nhóm đến với mọi người, với cộng đồng.” Cô Kimberly Nguyễn, chủ nhân nhà hàng chay Long Hoa, nói một cách ngắn gọn về mục đích của chương trình phát cơm chay từ thiện mà nhà hàng vừa bắt đầu thực hiện vào thứ bảy, 16 tháng hai.

Theo cô Kimberly, chương trình phát cơm chay từ thiện của nhóm Long Hoa sẽ thực hiện vào ngày Rằm mỗi tháng (tức ngày 15 âm lịch), từ lúc 11 giờ sáng đến 2 giờ trưa, với mục tiêu từ 100 đến 200 phần ăn mỗi lần.

Ðiều khá thú vị là nhà hàng chay Long Hoa được khai trương vào cuối tháng giêng vừa qua không nhằm mục đích kinh doanh “kiếm sống làm giàu,” mà như lời chủ nhân Long Hoa thì “ngoài việc kiếm tiền trả tiền phố ra, còn lại tất cả thu nhập tìm được đều bỏ vào làm từ thiện hết, những người làm trong nhà hàng đều làm từ thiện, không có công.”

“Tất cả đều là do nhóm anh em Long Hoa bỏ công sức ra để kinh doanh và mang tiền lời đó để làm từ thiện đóng góp cho cộng đồng.” Cô Kimberly khẳng định lại mục đích kinh doanh của nhà hàng chay Long Hoa.

Người phụ nữ này chia sẻ thêm: “Trong cộng đồng có nhiều người phát tâm làm từ thiện nhưng vì người ta không có phương tiện nên tôi muốn tạo nơi này trở thành phương tiện cho tất cả mọi người có tâm đến đóng góp mỗi người một bàn tay. Hiện tại chúng tôi không nhận sự đóng góp về tài chánh, chỉ nhận sự đóng góp về công sức mà thôi.”

Muốn tìm hiểu thêm về nhà hàng chay Long Hoa hoặc nhóm Long Hoa, có thể liên lạc tại địa chỉ: 9550 Bolsa Ave., Suite 125, Westmister, CA 92683, điện thoại (714) 725-5640 hoặc (714) 363-7863.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=162051&zoneid=3#.USWG9aVEGrk


Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Sức Khỏe Của Bạn: 4 loại thực phẩm bổ sung ô-xy cho cơ thể


4 loại thực phẩm bổ sung ô-xy cho cơ thể
Nấm (Theo People)

(Dân trí) - Ô-xy giúp duy trì sự sống cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan. Bổ sung cho cơ thể nguồn dưỡng chất dồi dào này thường xuyên chính là một cách duy trì sức khỏe thông minh.

Củ cải tốt cho da

Biểu hiện: Da khô, xỉn màu, xuất hiện các vết đốm trên mặt da

Được coi là loại “nhân sâm” thứ 2, củ cải chứa nhiều nước, protid, glucid, celluloz và các loại vitamin A, B, C, allyl isothiocynat, oxalic acid... có tác dụng tốt trong việc cung cấp ô-xy, thúc đẩy tuần hoàn máu cho các mao mạch dưới da, giúp da mềm mại và sáng đẹp hơn.

Cách chế biến: Luộc, hấp, nấu canh...

Tỏi tây tốt cho mắt

Biểu hiện: Nhức, mỏi, khô, mờ mắt, phù nề giác mạc

Tỏi tây qua chế biến có công dụng tốt trong việc giải phóng vào đào thải thành phần chất lưu huỳnh, từ đó ngăn ngừa sự “cạnh tranh” của hợp chất này với các nguyên tử ô-xy trong cơ thể, đặc biệt đối với đôi mắt.

Cách chế biến: Bỏ rễ, rửa sạch và đun với nước, uống hàng ngày

Đinh lăng tốt cho tim

Biểu hiện: Tức ngực, đau thắt ngực

Đinh lăng [Polyscias fruticosa, Ming aralia] không chỉ là vị thuốc mát phổi, lợi tiểu, tiêu độc mà còn có tác dụng rất tốt trong việc làm mở rộng và giúp lưu thông các mạch máu, từ đó tăng cường việc cung cấp ô-xy cho hoạt động của tim cũng như quá trình vận chuyển máu cho các cơ quan trong cơ thể.

Cách chế biến: Rửa sạch, vò nát và sắc nước uống hàng ngày.

Rau diếp tốt cho tuyến tụy

Biểu hiện: Mệt mỏi, tăng đường huyết

Việc thiếu ô-xy lâu ngày có thể làm giảm độ “mẫn cảm” của tuyến tụy [pancreas] đối với việc sản xuất chất insulin trong cơ thể và giảm khả năng tuần hoàn máu, từ đó dễ gây nên bệnh tiểu đường.

Rau diếp có tác dụng tốt trong việc kích thích và điều hòa tuyến tụy sản sinh chất insulin. Ngoài ra, thường xuyên ăn rau diếp cũng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất glucose, từ đó cải thiện việc cung cấp ô-xy cho hoạt động của các tế bào và kiểm soát được lượng đường trong cơ thể.

Cách chế biến: Rau diếp chỉ nên rửa sạch, khử trùng và ăn sống. Việc luộc hoặc nấu ở nhiệt độ cao sẽ làm phá hủy các loại enzym tốt có trong loại rau này.

http://dantri.com.vn/suc-khoe/4-loai-thuc-pham-bo-sung-oxy-cho-co-the-535924.htm

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Tin Vui Ăn Chay: Đồ ăn chay ‘đắt như tôm tươi’ sau Tết


Đồ ăn chay ‘đắt như tôm tươi’ sau Tết

(VTC News) - Ngán các món thịt, cá trong Tết, nhiều gia đình chuyển sang các món ăn chay vừa đổi khẩu vị lại tốt cho việc giảm cân.

Bác Nhung (Tam Trinh, Hà Nội) cho biết, năm nào cũng vậy, cả dịp Tết, gia đình nhà bác “ngập” trong các món ăn thịt, cá nhiều đạm. Chính vì vậy, từ mùng 3 Tết trở đi, gia đình bác chuyển sang ăn các đồ ăn chay để đổi món.

“Tết nhà nào cũng toàn món thịt, giò, chả đến mức đi chúc Tết đến nhà ai nhìn thấy mấy món đó cũng ngán. Vì vậy, tôi chuyển sang là làm mấy món salat, rau luộc, thấy bữa cơm ngon hơn hẳn”, bác Nhung cho biết.

Cũng trong tình cảnh “sợ thịt”, từ sau Tết, chị Hải Tiên (Tam Trinh, Hà Nội) thường xuyên cho cả nhà ăn các món đậu, rau luộc, các món chay được chế biến cầu kỳ.

“Đồ ăn chay bây giờ cũng có đủ các loại thịt, cá, rất phong phú, mình chịu khó làm cầu kỳ một chút thì cũng không kém ngoài hàng là mấy. Nhà mình ăn đồ chay, ai cũng tấm tắc khen ngon vì khẩu vị rất lạ, ăn lại ngọt miệng và tốt cho tiêu hóa”, chị Tiên nói.

Theo chị Tiên, sau Tết, giá các loại rau, củ, quả đều tăng 10 – 15%, nhưng so với các loại thịt cá thì nguyên liệu làm món ăn chay lại khá rẻ.

Thay đổi khẩu vị, tốt cho sức khỏe, an toàn vệ sinh và giá cả hợp lý là những lý do mà đồ ăn chay đang dần được nhiều gia đình lựa chọn.

Anh Thái (Đường Láng, Hà Nội) cho biết: “Không chỉ dịp Tết, ngày thường tôi cùng gia đình thường xuyên qua các quán cơm chay để ăn. Các món ăn chay vừa đảm bảo vệ sinh lại tốt cho sức khỏe vì được chế biến từ các thực phẩm như rau, củ, quả và những sản phẩm hạn chế chất đạm và mỡ”.

Không muốn tốn nhiều thời gian để tự chế biến, nhiều gia đình lại chuộng các món chay bán sẵn. Theo nhân viên tại các siêu thị Co.opMart Hà Nội, các mặt hàng ăn chay bán chạy hơn khoảng 5% - 10% so với ngày thường.

Tại Hà Nội, ngay từ mùng 6 Tết, nhiều cửa hàng ăn chay đã bắt đầu mở cửa để phục vụ khách. Khác với những món ăn chay dân dã nơi cửa chùa, đa phần tiệc chay tại nhà hàng đều phong phú hơn cả về nguyên liệu, cách chế biến, các món ăn...

Tại một quán ăn chay trên đường Láng (Hà Nội), hết các bàn ăn đều đã chật kín người ngồi. Thậm chí chủ quán còn phải bố trí thêm bàn nhựa để phục vụ khách hàng.

Chị Lan, nhân viên phục vụ của quán cho biết, năm nào cũng vậy, cứ ra Tết là mọi người lại thích ăn chay. Lượng khách tăng ít nhất 30% so với ngày thường.

Để khiến các món ăn chay không làm người sử dụng cảm thấy nhàm chán thì thực đơn cho các món ăn chay cũng khá phong phú với những tên gọi rất hấp dẫn không khác gì các món ăn mặn như: cá kho tộ, thịt gà luộc, thịt gà quay, nem, giò, xúp gà, xúp hải sản… giá của các món ăn chay này thường dao động từ 60.000 - 100.000 đồng/suất nên cũng khá phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Vườn Nhạc: Nhạc Xuân Tuyển Chọn 1


Nhạc Xuân Tuyển Chọn 1
Do OldChannelMusic2 sưu tầm



  1. Xuân họp mặt (Văn Phụng)  –  Như Quỳnh, Loan Châu, Thủy Tiên, Bảo Hân
  2. Xuân yêu thương (Nhạc ngoại quốc, lời Việt) / Điệp khúc mùa xuân (Quốc Dũng) – Thiên Kim, Ánh Minh, Quốc Khanh, Đoàn Phi
  3. Dáng xuân (Minh Châu) – Dương Triệu Vũ
  4. Câu chuyện đầu năm (Hoài An) – Thanh Tuyền
  5. Bài ca Tết cho em (Quốc Dũng) – Quang Lê
  6. Đón xuân (Phạm Đình Chương) – Lương Tùng Quang, Như Loan
  7. Mùa xuân trên cao (Trầm Tử Thiêng) / Tâm sự ngày xuân (Hoài An) – Trung Chỉnh, Hoàng Oanh
  8. Đoản xuân ca (Thanh Sơn) – Hương Thủy
  9. Cánh thiệp đầu xuân (Minh Kỳ) / Anh cho em mùa xuân (Thơ Kim Tuấn, Nhạc Nguyễn Hiền) – Thanh Thúy, Thiên Kim
  10. Đầu xuân lính chúc (Tấn An, Hoài Linh) – Nguyễn Hưng
  11. Tôi chưa có mùa xuân (Châu Kỳ) – Giang Tử
  12. Mùa xuân trở về (Võ Thiện Thanh) – Lương Tùng Quang, Bảo Hân
  13. Lạc mất mùa xuân (Nhạc Pháp: “Le géant de papier” của Jean-Jacques Fafon, lời Việt: Lữ Liên) – Bằng Kiều
  14. Khúc nhạc ngày xuân (Nhật Bằng) – Thủy Tiên
  15. Mùa xuân đó có em (Anh Việt Thu) – Đan Nguyên
  16. Gác nhỏ đêm xuân (Minh Kỳ, Lê Dinh) – Hương Lan
  17. Tình xuân (Cổ nhạc) – Lệ Thủy
  18. Mừng nắng xuân về (Huỳnh Anh) – Thiên Kim
  19. Xuân đẹp làm sao (Thanh Sơn) – Như Quỳnh
  20. Nghĩ chuyện ngày xuân (Song Ngọc) – Mai Thiên Vân
  21. Xuân trong rừng thắm (Trần Anh Mai) – Thế Sơn, Trần Thái Hòa, Tiến Dũng, Tâm Đoan, Hương Thủy, Ngọc Liên
  22. Ngày đầu một năm (Trần Thiện Thanh) – Băng Tâm
  23. Gieo quẻ đầu năm (Hài kịch) – Hoài Linh, Phi Nhung
  24. Xuân và tuổi trẻ (La Hối) – Minh Tuyết
  25. Phút giao mùa (Huy Tuấn) – Trinh Lam, Lam Anh
  26. Cảm ơn (Duy Khánh) – Trường Vũ
  27. Mùa xuân lá khô (Trần Thiện Thanh) – Tuấn Vũ, Mỹ Huyền 
  28. Nắng có còn xuân (Đức Trí) – Khánh Hà
  29. Thiên duyên tiền định (Lê Kim Khánh) – Quốc Khanh, Hà Thanh Xuân
  30. Em đã thấy mùa xuân chưa (Quốc Dũng) – Lâm Nhật Tiến
  31. Ai lên xứ hoa đào & Bài thơ hoa đào (Hoàng Nguyên) – Trung Chỉnh, Hoàng Oanh
  32. Ngày xuân thăm nhau (Trịnh Lâm Ngân) – Duy Trường, Quỳnh Dung
  33. Chào xuân mới (Trần Nguyên Phú) – Bằng Kiều, Vân Quỳnh, Lương Tùng Quang
  34. Nếu xuân này vắng anh (Bảo Thu) – Minh Tuyết


Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Sức Khỏe Của Bạn: Các thực phẩm hàng đầu chống lại bệnh tật


Các thực phẩm hàng đầu chống lại bệnh tật

Những loại củ quả quen thuộc trong bếp sẽ giúp bảo vệ bạn trước hàng loạt bệnh tật, từ ung thư, cảm lạnh tới viêm khớp, tiền mãn kinh... Đây là đề xuất của giáo sư James A. Duke, trong cuốn The Green Pharmacy Guide to Healing Foods.

Các loại đậu

Các loại đậu là thực phẩm tốt cho sức khỏe rẻ tiền nhất mà bạn có thể mua, và lượng isoflavone cao trong đó sẽ giúp bạn tránh xa được bệnh tim mạch, cải thiện bộ xương và tuyến tiền liệt, giảm các triệu chứng của thời tiền mãn kinh.

Ít chất béo và lại giàu đạm, các loại đậu có chất lượng tương đương với thịt đỏ, vì thế hãy bổ sung chúng vào súp, các món hầm.

Không có sự khác biệt lắm nếu bạn dùng đậu khô hay đậu đóng hộp, dù đậu đóng hộp có thể chứa hàm lượng muối cao hơn và vỏ hộp có thể chứa chất bisphenol A không tốt cho sức khỏe.

Tỏi và hành

Cùng thuộc một họ thực vật, tỏi và hành có rất nhiều ích lợi với tim và hệ miễn dịch của bạn, thật khó mà kể hết ra được. 70 hóa chất hoạt động trong tỏi làm giảm huyết áp đến 30 điểm, làm giảm tốc độ ung thư tử cung và các dạng ung thư khác, theo Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ. Hành là nguồn cung cấp quercitin tốt nhất - một chất flavonoid giúp mạch máu khỏe mạnh và ngăn ngừa các cục máu đông. Cả hai cũng có tác dụng ngăn ngừa dị ứng một cách tự nhiên.

Để phát huy tác dụng tốt nhất của tỏi, hãy nghiền nát nó và để tự nhiên trong khoảng 30 phút trước khi nấu ăn. Với hành, hãy để cả vỏ vì chất dinh dưỡng tập trung phần lớn ở lớp vỏ.

Các chất thuộc nhóm caffein

Bạn nghiện cà phê, bạn thích chocolate? Đều tốt cả. Các thực phẩm chứa caffein gồm cà phê, chocolate và trà, đều có hàm lượng cao polyphenols - được mệnh danh là "siêu" chất chống ôxi hóa, với khả năng đánh bại mọi tác nhân gây hại từ ung thư tới trầm cảm.

Cần tây

Giàu khoáng chất, vitamin C và axit phenolic, cần tây có thể chống lại ung thư, cảm lạnh, cảm cúm và dị ứng. Ăn càng nhiều càng tốt. Cần tây cũng là một trong số ít loại rau củ không mất chất khi được nấu lên, vì vậy hãy đa dạng trong cách sử dụng nó.

Quế

Lợi ích thiết thực nhất của quế là hạ đường huyết. Nghiên cứu của Ủy ban Nông nghiệp Mỹ cho biết nó thể hạ 13 dến 23% đường huyết. Nó cũng có tác dụng ức chế vi khuẩn E.coli và nấm âm đạo Candida.

Hoa quả thuộc giống cam quýt

Họ cam quýt chứa gần 200 hóa chất chống lại ung thư, chất xơ làm giảm cholesterol và các flavonoid giảm viêm. Một nghiên cứu tổng quan của Australia trên 48 công trình nghiên cứu về chế độ ăn và bệnh ung thư đã tìm thấy việc ăn hoa quả này mỗi ngày làm giảm một nửa nguy cơ ung thư miệng, họng, dạ dày.

Để có tác dụng tốt nhất, hãy ăn cả quả chứ đừng chỉ ép lấy nước, nhờ vậy bạn sẽ có lượng chất xơ quý giá. Nhiều chất có ích nằm ở phần vỏ quả, vì vậy hãy sử dụng mứt cam, quý, hoặc dùng chúng trong việc nấu nướng.

Gừng

Gừng giúp cơ thể kiểm soát lượng cholesterol, hạ huyết áp, giảm viêm trong bệnh viêm khớp. Nó còn tiêu diệt vi khuẩn cúm, tăng khả năng đối phó với bệnh tật của hệ miễn dịch. Bạn có thể dùng dưới dạng các lát gừng sấy khô, hoặc uống trà gừng.

Bạc hà

Có hàng trăm loại cây trong họ bạc hà có tác dụng diệt khuẩn răng miệng, mà bạn không nhận ra, như cây húng quế, hương thảo, húng tây (cỏ xạ hương), oải hương, ngải đắng...  Chúng cũng có tác dụng làm minh mẫn trí tuệ.

Ớt

Ớt cay có tác dụng giảm đau, giúp tăng cường trao đổi chất, nhờ đó giảm cân. Ớt ngọt tuy không có vị cay, nhưng tác dụng thì không kém gì ớt cay. Chúng cũng giàu vitamin C và beta-carotene, tiền tố vitamin A giúp sáng mắt. Ăn sống mang lại nhiều vitamin nhất.

Quả lựu

Từ nhiều thế kỷ, lựu đã được sử dụng như một phương thuốc cổ truyền ở Trung Đông, Iran và Ấn Độ, do nhiều ích lợi của nó. Đó là nguồn kali, vitamin C và chất chống ôxi hóa dồi dào, có thể chống lại ung thư. Nước ép lựu có thể tiêu diệt khuẩn S. mutans - một trong những nguyên nhân chính gây viêm xoang, miệng.

Nghệ

Là họ hàng của gừng, nghệ được xem là thực phẩm chữa lành vết thương rất tốt. Nó bảo vệ thành dạ dày, ngăn ngừa các vết loét và hỗ trợ tiêu hóa mỡ. Nó cũng giúp người già giảm được nguy cơ bị mất trí nhớ, do có thành phần kháng viêm.

Quả óc chó

Có rất ít thực phẩm tốt cho não bạn hơn là quả óc chó. Chúng rất dồi dào vitamin E, magie, folate, đạm và chất xơ. Nó còn nhiều chất béo omega-3 hơn cả cá hồi, rất có ích cho tim mạch. Loại quả này còn nhiều chất polyphenol có tác dụng kháng viêm. Tốt nhất là ăn quả ở dạng thô.

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=511424

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Vì Sao Ăn Chay: Ăn chay thường xuyên giảm 32% nguy cơ mắc bệnh tim


Ăn chay thường xuyên giảm 32% nguy cơ mắc bệnh tim
Việt Nga

(Thanh tra) - Giảm lượng thịt và cá trong khẩu phần hằng ngày của bạn một cách thích hợp sẽ rất có lợi đến sức khỏe cho trái tim, theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ.

Các nhà khoa học đến từ đại học Oxford đã thực hiện một nghiên cứu trên diện rộng bằng cách phân tích dữ liệu từ 44.500 người ở Anh và Scotland (trong đó bao gồm 15.100 người ăn chay và 29.400 người ăn thịt, cá).

Trong vòng 11 năm kể từ khi bắt đầu nghiên cứu, 169 người trong số những người khảo sát đã chết vì bệnh tim và 1.600 người khác đã phải điều trị khi gặp các vấn đề về tim. Kết quả chỉ ra rằng, những người ăn chay có ít nguy cơ bị chết hoặc phải điều trị tại bệnh viện vì các vấn đề do tim mạch so với những người khác là 32%.

Theo các chuyên gia, chính sự khác biệt trong mức độ cholesterol, huyết áp và trọng lượng cơ thể là các yếu tố quan trọng dẫn đến kết quả nghiên cứu trên.

Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm, bệnh tim gây nên cái chết của 94.000 người tại Anh - nhiều hơn bất cứ căn bệnh nào gây ra. Và con số người mắc bệnh tim cần điều trị lên đến 2,6 triệu người.

Nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về tim mạch là do chất béo lắng đọng ở các động mạch đã gây nên hiện tượng tắc nghẽn trong quá trình cung cấp máu nuôi dưỡng cho tim. Việc này có thể gây nên hiện tượng đau thắt ngực, thậm chí còn có thể dẫn tới một cơn đau tim nếu các mạch máu truyền bị nghẽn chặn hoàn toàn.

TS Francesca Crowe, một trong những người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Qua nghiên cứu này, thông điệp chính mà chúng tôi muốn gửi đến mọi người, đó là chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng, quyết định đến sức khỏe của trái tim mỗi người. Những người ăn chay có huyết áp ổn định hơn, một mức cholesterol thấp hơn và một trọng lượng lý tưởng hơn so với những người ăn nhiều thịt, cá. Tuy nhiên, nếu bạn điều chỉnh chế độ ăn uống một cách hợp lý thì dẫu bạn ăn thịt, cá vẫn có thể có một trái tim khỏe mạnh".

“Hãy cố gắng có một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, cho dù bạn có ăn thịt, cá hay không. Đặc biệt, bạn phải nhớ rằng việc ăn chay không phải là một con đường tắt dẫn đến sức khỏe của trái tim và việc cân bằng các loại vitamin, dinh dưỡng, khoáng chất trong thực đơn hằng ngày mới là cách tối ưu. Và lời khuyên cuối dành cho những người đang muốn chuyển sang chế độ ăn chay là cần phải bù đắp những vitamin và khoáng chất bị thiếu hụt khi không ăn thịt, ví dụ như sắt,…”, khuyến cáo của bà Tracy Parker, đến từ Tổ chức Tim mạch của Anh.

http://www.thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/64173/temidclicked/65/seo/An-chay-thuong-xuyen-giam-32-nguy-co-mac-benh-tim/Default.aspx

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Vườn Nhạc: Nhạc sĩ Phạm Duy đã về Trời (1921-2013)

Chân thành tiếc thương viên bảo ngọc của quê hương, nhạc sĩ Phạm Duy, mãn phần vào ngày 27 tháng 1, 2013.
Với lòng tri ân những đóng góp vô giá tuyệt vời của nhạc sĩ Phạm Duy cho nền âm nhạc Việt Nam, kính chúc linh hồn người được an bình nơi miền vĩnh cữu.


Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Lời Thương Cho Bạn Trẻ: Tương lai của bạn bắt đầu từ ngày hôm nay


Tương lai của bạn bắt đầu từ ngày hôm nay
Trà An Lạc

Có bao giờ bạn tự hỏi mình rằng bạn đang ở đâu? Vị trí của bạn trong cuộc sống này? Bạn muốn gì? Bạn đã đạt được gì? Hay làm thế nào để có cuộc sống theo ý muốn của bạn? Bạn có sẵn sàng chiến đấu vì giấc mơ của mình…?

Tại Phòng Thiền & Pháp thoại - Nhà hàng Chay Hanoi Vegan tối 12.1.2013 (Nhằm ngày 01.12 Nhâm Thìn) đã diễn ra chương trình Pháp thoại chuyên đề với nội dung “Tương lai bắt đầu từ ngày hôm nay” do Đại Đức Giảng sư Thích Đạo Quang (Phó hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa, Phó ban giáo dục Tăng Ni tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa) chủ giảng, với sự tham dự của gần 100 Phật tử trẻ thủ đô.

Sau thời khóa thiền tập, tĩnh tọa, mở đầu thời Pháp Thầy đã chia sẻ hành trang cần có của các bạn trẻ để tiến vào tương lai đó là lòng tin, sự kiên trì, tính quyết đoán và sự tinh cần.

Bạn trẻ nên có sự tự tin khi có đủ cơ sở; nếu chưa đủ cơ sở, chúng ta cũng không gì phải sợ. Không có con đường nào hoàn toàn bằng phẳng đón bước chân ta. Chỉ có bước chân dám đạp trên chông gai mới mang chúng ta đến mục tiêu thành công. Ai cũng phải ít nhất một lần kinh qua sự thất bại. Vấp ngã chỗ nào, đứng lên chỗ ấy, nơi đó cho chúng ta một cái note mặn mà trên “timeline” của mình. Cũng có thể xem vấp ngã là một cơ hội để chúng ta được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng mới.

Sự kiên trì rất cần thiết khi bước đi trên lộ trình ấy. Sau khi vấp ngã, ta lại đứng lên, tiếp tục hành trình, không từ bỏ. Nếu từ bỏ, có nghĩa là ta đã thất bại từ đầu.

Cơ hội chỉ đến với chúng ta một lần. Khi đã đặt ra mục tiêu, phải thực hiện cho kỳ được. Khi nắm được cơ hội, hãy quyết đoán, không do dự. Tâm nghi (do dự) là một trong năm sợi dây trói dạng thô làm trở ngại việc tu tập của hành giả.

Siêng năng có tác dụng thúc đẩy tịnh tiến, nếu dừng nửa chừng có nghĩa là chúng ta phải khởi động lại từ đầu, như hình ảnh con thuyền ngược dòng, nếu dừng tay chèo có nghĩa là trôi lui.

Nhận thấy các bạn trẻ trong đạo tràng đa số đang đi làm, hoặc đang trong thời kỳ đại học, sẽ bước chân ra xã hội để tìm cho mình một chỗ đứng thích hợp, Đại đức Giảng sư đã chia sẻ một số lời Phật dạy thiết thực và phù hợp trong việc kinh doanh, giữ chữ tín, cân đối giữa sản xuất lợi tức và nắm bắt giá trị tinh thần, quan hệ tốt trong công tác, v.v.

Kinh Tăng Chi Bộ I, chương 4, phần Buôn bán, đức Phật nêu đại ý: Phước báo là một căn cứ điểm của kinh doanh thành công. Cơ may thị trường là điều ngành kinh tế học khó lý giải, nó liên hệ mật thiết đến phước báo đã gieo trồng trong quá khứ. Do đó, khi đắc không tự mãn, khi thất không bi quan. Ý thức điều này, nên tô bồi phước đức, làm điều thiện, tạo cơ hội cho người thành tựu giới đức tu tập.

Kinh doanh, buôn bán là một trong những nghề nghiệp đem lại lợi tức cho mỗi người. Tuy nhiên, người Phật tử cần lưu ý “làm giàu đúng pháp”. Đây chính là chánh mạng, một trong tám ngành mà đức Phật nêu trong Bát Chánh đạo.

Người Phật tử nên tránh 5 nghề dữ: buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc. (Kinh Tăng Chi, chương 5, phẩm Người cư sĩ) Để kiếm tiền nhanh chóng, chạy theo siêu lợi nhuận không ít người đã táng tận lương tâm, làm ăn phi pháp, gây ra biết bao tai họa. Đức Thế Tôn đã lên án, tuyên chiến và khai tử đối với các loại tội phạm vô cùng nguy hiểm này. Người Phật tử, vâng lời răn dạy của Thế Tôn không nên và không được buôn bán đao kiếm, người, thịt, rượu và thuốc độc.

Về sự cân đối giữa làm giàu và làm phước, Đại đức đã trưng dẫn ba hạng người theo kinh Tăng Chi (chương 3, phẩm Người, phần Mù lòa): hai mắt, một mắt và người mù. Người có hai tức là có mắt biết thu hoạch tài sản chưa thu, tăng trưởng tài sản đã thu, có mắt biết pháp thiện và bất thiện, có tội không tội. Người một mắt là người thiếu con mắt thứ hai, và người mù là cả hai mắt đều không có. Người mắt sáng là biết làm ăn chân chính, đem lại lợi ích xã hội đồng thời phân biệt tốt xấu, thiện ác, họa phúc. Người một mắt thì còn có thể tự nuôi mình, dù không biết làm phước, nhưng người “có mắt mà như mù” thì không biết cách sống, tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt, thuộc Kinh Trường Bộ II, nêu ra mối quan hệ tốt giữa chủ và người làm. Đối với người chủ: giao việc đúng sức lực, trả lương hợp lý, điều trị bệnh tật, chia sẻ đồ ngon, cho nghỉ phép đúng thời. Đối với người làm: phải dậy trước và ngủ sau chủ, tự bằng lòng với thưởng vật chủ ban cho, khéo làm công việc chủ giao và tạo tiếng thơm cho chủ.

Cuối buổi pháp thoại, Đại đức Giảng sư phân tích những giá trị thiết thực của giây phút hiện tại theo chủ đề “Tương lai bắt đầu từ hôm nay”:

Căn cứ theo hệ quy chiếu luật Nhân-Quả mà đức Phật đã dạy, nếu muốn có quả tốt là một tương lai tươi sáng, thì phải gieo trồng nhân tốt ngay bây giờ. Hiện tại là thời điểm của nhân, tương lai là phạm vi thọ quả. Đừng mải mê chạy theo những giá trị phù phiếm, mộng ảo của tương lai mà quên đi trách vụ thiết thực ngay từ bây giờ và hiện tại đây.

Đầu óc hay con người vật lý của chúng ta cũng như một cổ máy, hoạt động phải khoa học và cũng cần có những giây phút nghỉ ngơi. Mỗi chúng ta nên sắm sửa con người mới, khởi động hành trình mới. Tuy nhiên, trong việc thực hiện làm mới ấy, chúng ta không cần thay đổi phụ kiện, nguyên vật liệu... mà chỉ thay đổi cách vận hành.

Như một họa sĩ cần có nền vẽ trắng, nếu nền vẽ không trắng sạch thì rất khó thực hiện họa phẩm. Như người xưa soi gương cần có thau nước tĩnh, nếu mặt nước không lắng đọng, không thể soi rõ khuôn mặt của mình. Muốn thực hiện một pháp môn nào, trước hết phải thực tập chánh niệm, an lạc trong từng giây phút của hiện tại. Điều này thể hiện qua nghệ thuật điều phục tâm lý dựa vào kinh Niệm Xứ mà đức Phật đã dạy rất rõ ràng, cụ thể là phương pháp theo dõi hơi thở.

Đến đây, Đại đức giảng sư đã dành vài phút yên tĩnh cho đại chúng được thực tập theo dõi hơi thở, tri nhận hơi thở một cách tự nhiên mà không cố gắng điều chỉnh, hãy để tâm ngay chóp mũi như một người quan sát mà không ra lệnh dẫn dắt hơi thở theo chủ ý của mình.

Điều quan trọng cũng nên lưu ý là xây dựng cái nhìn về chủ trương “An lạc hiện tại” cho đúng đắn. Cần phân biệt rõ giữa chánh niệm hiện tại khác với hưởng thụ hiện tại. Tâm lý chấp nhận hiện tại một cách thụ động hay đắm chìm trong đó chính là chủ trương “Hiện tại Niết Bàn luận” được đức Phật xếp vào một trong 62 tà thuyết của ngoại đạo.

Với cách truyền tải nhẹ nhàng, gần gũi lẫn một chút dí dỏm, hài hước với nội dung bám sát thực tế, đời sống hiện tại của các bạn trẻ, Đại Đức Thích Đạo Quang đã mang đến cho toàn thể đại chúng những giây phút trải nghiệm tuyệt vời và hoan hỷ bên cạnh những bài học thực tiễn bổ ích và quý giá để trải nghiệm và thực hành tinh tấn hơn trên con đường tu học và cuộc sống.

http://www.phattuvietnam.net/tuhoc/phapthoai/21977-t%C6%B0%C6%A1ng-lai-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%A1n-b%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-t%E1%BB%AB-ng%C3%A0y-h%C3%B4m-nay.html

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Môi Trường Quanh Ta: Hiệu ứng “Đoàn nhặt rác”


Hiệu ứng “Đoàn nhặt rác”
Bài và ảnh: Hà Giang

(NDĐT) - Sáng chủ nhật, nhiều bạn trẻ đến khu vực Hồ Hoàn Kiếm-Hà Nội từ rất sớm. Có cả những phụ huynh đi cùng con. Họ tập trung trên vỉa hè phố Đinh Tiên Hoàng để đợi được phát kẹp, túi ni lông, bao tay để bắt đầu một công việc ý nghĩa: Nhặt rác ven Bờ Hồ.

Đã có nhiều chủ nhật như vậy và những người dân Hà Nội đi tập thể dục buổi sáng cũng quen với việc làm này, họ bảo nhau: “Đó là người của ông Nhật Bản đấy”.

Ông Nhật Bản ấy là Ninomiya Tohru, Giám đốc công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam thuộc khu công nghiệp Hà Nội Đài Tư (quận Long Biên-Hà Nội). Một năm lặng lẽ làm công việc gom rác ở Bờ Hồ, ông Tohru cũng kéo theo được vài người ngoại quốc khác làm công việc tương tự như mình. Và bất ngờ là có nhiều bạn trẻ, nhiều gia đình cùng con cái đã hưởng ứng bằng cách gia nhập “đoàn nhặt rác” của ông vào mỗi chủ nhật.

Nào cùng nhặt rác!

Để giúp những người đồng hành của mình, ông Tohru đã tự mình đi mua kẹp, bao tay, túi ni lông. Ông hướng dẫn các cháu bé đi bao tay, cách nhặt rác đúng cách để giữ vệ sinh và ông luôn là người đi đầu trong “ đoàn nhặc rác”.

7h45 phút sáng ngày chủ nhật, 7-10, có đến hơn 20 người có mặt cùng nhặt rác với ông Tohru, hầu hết là trẻ em, phụ huynh và các nhân viên trẻ làm việc trong công ty của ông Tohru.

Cháu Khôi Linh, 9 tuổi, trường tiểu học Sài Đồng kể: Đây là lần thứ hai cháu đi nhặt rác cùng với Tuấn, anh trai 12 tuổi. Hai anh em nhà ở tận Sài Đồng, ngoại thành Hà Nội, và được cô Huyền làm ở công ty Ishigaki Rubber và là bạn của gia đình dẫn tới Hồ Gươm. Chỉ sau 15 phút là bịch rác của Linh đã nặng trĩu, Linh nhặt rác “chuyên nghiệp” không khác gì ông Tohru.

Một bà mẹ dẫn con đến tham gia nhặt rác chia sẻ: “Tôi biết chuyện ông Người Nhật nhặt rác trên facebook và nghĩ mình nên cho các con tham gia. Đó cũng là cách để dạy con trẻ có hành vi ứng xử văn hóa. Điều này nhà trường ít dạy trẻ và cả các bố, mẹ cũng xao nhãng do quá bận rộn với công việc thường ngày”.

Chị Huyền làm việc ở công ty Ishigaki Rubber, mẹ của cháu Quang (học sinh trường THCS Sài Đồng-HN) cho biết: Thời gian đầu, sếp Tohru đi một mình. Sau đó mới mang các tờ rơi in màu giới thiệu hình ảnh nhặt rác của ông ở Hồ Gươm để lôi kéo nhân viên, bạn bè tham gia. Còn chị Khúc Ánh Tuyết, nhân viên của công ty TNHH Likan Vina, nhớ lại một lần chị sang gặp ông Tohru để thảo luận về công việc, ngay sau khi xong là ông Tohru lôi ngay ra mấy tờ rơi ông tự làm để “rủ rê” công ty chị cùng tham gia.

Tôi mong trẻ em Việt Nam có thói quen tốt này

Ông Tuhru giải thích về việc làm của mình: Gom rác vào nơi quy định là việc làm có ích và không tốn tiền, ai cũng có thể làm được. Những việc như vậy ở bên Nhật Bản là thói quen bình thường, còn ở Việt Nam thì chưa có thói quen đó nên mọi người mới thấy lạ.

“Hôm nay có khoảng hơn 20 người tham gia cùng tôi, tất cả dựa trên tinh thần tự nguyện, ai biết thì đến chứ không có tổ chức gì phức tạp. Thật ra điều tôi làm không có gì to tát cả. Mong muốn lớn nhất của tôi là các em nhỏ biết đến việc này và cùng chung tay. Ban đầu thì không có trẻ con tham gia với tôi đâu, nhưng bây giờ có rất nhiều em nhỏ đi cùng cha mẹ tới đây hàng tuần, kể cả nhà hơi xa một chút. Đấy là điều làm tôi hạnh phúc nhất. Tôi rất mong sao 5-10 năm nữa mọi người đều có thói quen rủ nhau đi nhặt rác như vậy”- Ông Tuhru chia sẻ.

Kiyomi, một người bạn của ông Tohru cùng tham gia nhặt rác sáng ngày 7-10 băn khoăn: “Tôi thấy ở Hà Nội còn nhiều nơi công cộng khác như công viên Thống Nhất, hồ Thành Công… tình trạng rác thải vứt bừa bãi còn tệ hơn Hồ Hoàn Kiếm rất nhiều. Vì thế, thói quen gom rác vào nơi quy định rất cần được nhân rộng ở nhiều nơi”.

Mong muốn của những người nước ngoài sống ở Hà Nội thật không dễ thực hiện tí nào. Nhiều cháu bé tham gia gom rác ở Bờ Hồ kể: Sau một lượt nhặt hết rác, vòng lại đã lại thấy túi ni lông, vỏ chai lavie vứt giữa đường. Rác có ở cả những nơi không thể tin người ta có thể xả rác như Tháp Bút, cầu Thê Húc. Một bạn trẻ nhận xét: “Nhiều nhất là đầu lọc thuốc lá”.

Khi được hỏi việc làm của các cháu bé tác động đến các bạn cùng lớp thế nào thì cả Linh, Tuấn và cậu bé Quang đều nói là đi nhặt rác xong đến lớp kể với các bạn không ai tin. “Các bạn bảo cháu là “cùi”, là vớ vẩn. Chẳng ai tin vì chẳng ai quan tâm cả.

Một hành động ý nghĩa bắt đầu có hiệu ứng. Nhưng hiệu ứng ấy còn quá mỏng manh giữa một môi trường ý thức cộng đồng còn bị xem nhẹ và xao nhãng giáo dục trong nhà trường.

http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/doi-song/i-s-ng-tin-chung/hi-u-ng-oan-nh-t-rac-1.373434?mode=print