Đã lâu lắm rồi mình không chơi
rubik. Hôm nay lượn lờ trên mạng tình cờ thế nào lại thấy ham hố quá.
Mình sẽ viết 1 bài hướng dẫn chơi
rubik 3*3 cực kỳ đơn giản và dễ hiểu cho các mem chưa biết gì.
Vốn
dĩ mình cũng thuộc hàng não có vài nếp nhăn, không phải pro siêu đẳng
gì cho cam, mình cũng làm theo công thức này, nếu bạn nào chăm chỉ thì 1
ngày có thể xoay được, 3 ngày để thuộc công thức. Trong vòng 1 tuần thì
có thể đạt tốc độ 1-2 phút để xoay xong con
rubik. Còn nếu muốn búng
tanh tách như các pro thì các bạn cần ít nhất 6 tháng luyện tập, và đặc
biệt còn phải sở hữu những con rubik hàng xịn (Mình xài con 30K nên xoay
mất tuần nó mới trơn tru, nhưng bắn không nổi)
Đồ nghề: Ra cửa hàng đồ chơi trẻ em nào đó mua 1 con
rubik cube
Hồi trước mình mua là 25K , bây giờ chắc tầm 35K
(Nếu mua cái loại 8K-11k thì thôi bạn ạ, để cho các cháu nó chơi, loại này xoay không nổi rụng ra lại cóc biết lắp vào)
Và bây giờ thì Quay Tay thôi nàoĐây
là bài hướng đơn giản nhất của Leyan Lo được anh Kiều Phong trong diễn
đàn cube việt hóa lại, Mình chỉ đi sao chép về thôi,đảm bảo khi học theo
hướng
dẫn này thì chỉ cần biết đọc là có thể giải được khối rubik 3x3. Trong
trường hợp đọc xong vẫn không làm được thì mình khuyên nên tìm những trò
khác dễ dễ mà chơi kiểu như nhảy dây, bắn bi hay trốn tìm gì đấy.
Trước khi bắt đầu học, ta cần quy ước một số thứ cho dễ làm việc:
- Viên giữa: là viên chỉ có 1 màu, nằm chính giữa các mặt.
- Viên cạnh: là viên có 2 màu.
- Viên góc: là viên có 3 màu.
Trong
hướng dẫn này, những phần không quan trọng của khối rubik, tức là những
viên không cần quan tâm đến sẽ được tô màu xám, còn những phần quan
trọng sẽ được đánh dấu X.
- Các ký hiệu:
Mỗi mặt của khối rubik sẽ được ký hiệu bởi 1 chữ cái tương ứng:
Phải: R Trái: L Trên: U Dưới: D Trước: F Sau: B
R L U D F B : xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ.
R’ L’ U’ D’ F’ B’: xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
R2 L2 U2 D2 F2 B2: xoay các mặt tương ứng 180 độ.
-
Lưu ý: khi gặp công thức B tức là xoay mặt B 90 độ theo chiều kim đồng
hồ thì ta phải để mặt B hướng về phía mình rồi mới xoay 90 độ theo chiều
kim đồng hồ. Các mặt khác cũng tương tự.
-Phương pháp giải: đây
là phương pháp làm từng tầng, khi giải các tầng sau phải đảm bảo không
làm xáo trộn các tầng trước. Tầng 1 là dễ làm nhất, có thể giải bằng
trực giác, tự nghĩ ra cách giải. Tầng 3 dĩ nhiên là khó nhất, phải học
nhiều công thức và chỉ một sai lầm ở tầng này cũng khiến ta phải làm lại
khá nhiều.
2. Tầng 1:Ta quy ước tầng 1 là tầng
có mặt trắng, tầng 3 là tầng có mặt vàng. Lúc đầu, ta sẽ để mặt trắng là
mặt U. Để giải tầng 1 ta cần làm 2 bước: giải các viên cạnh để tạo
thành hình chữ thập và sau đó giải các viên góc. Chú ý rằng các viên góc
và cạnh cần phải được đưa về đúng vị trí của nó.
Tạo hình chữ thập:
Bước
này cực kỳ đơn giản, các bạn hoàn toàn có thể tự làm được, mình gợi ý
cách làm sau: đầu tiên, ta cần tìm các viên cạnh có màu trắng, viên này
có thể nằm ở tầng 1, tầng 2 hoặc tầng 3.
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2:
B1:
Sau khi chọn được 1 viên cạnh, ta phải xác định nó thuộc về vị trí nào
trên khối rubik. Để làm được việc này, ta xem màu kề với màu trắng là
màu gì. Ở trường hợp 1 màu đó là màu đỏ, do vậy viên cạnh phải nằm ở chỗ
chữ X bên phải, ngay phía trên viên giữa màu đỏ. Ở trường hợp 2, màu đó
là màu xanh lá cây, do đó viên cạnh phải nằm ở chỗ chữ X phía trước. Ta
gọi vị trí mà viên cạnh cần đưa tới là goal.
B2: Sau khi xác
định được goal, việc tiếp theo là tìm cách đưa mặt màu trắng của viên
cạnh lên mặt U. Trong trường hợp 1, ta xoay F’, viên cạnh sẽ được đưa
tới vị trí chữ X phía trước. Trường hợp 2, ta xoay R, viên cạnh sẽ được
đưa tới vị trí chữ X bên phải. Ta gọi vị trí mà viên cạnh sẽ tới sau khi
làm bước 2 là target.
B3: Có 1 vấn đề xảy ra là nếu làm luôn
bước 2 thì mặt trắng của viên cạnh đúng là được đưa đến mặt U nhưng viên
cạnh lại không nằm ở goal. Không sao, chuyện nhỏ như con thỏ đang ăn cỏ
bị thằng da đỏ nó bắn bỏ, trước khi làm bước 2 ta đưa goal tới vị trí
target bằng cách xoay U hoặc U’ hoặc U2. Sau đó làm bước 2 rồi lại đưa
goal trở về chốn cũ bằng cách làm ngược lại cái U, U’, U2 ở trên. Ví dụ ở
trường hợp 1, cách làm sẽ là (U F’ U’). Trường hợp 2 cách làm sẽ là (U’
R U).
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 1 hoặc tầng 3:
Ta xoay F hoặc F’ để đưa viên cạnh về tầng 2 rồi dùng phương pháp trên để giải.
Giải viên góc:
Từ
bước này trở đi, ta sẽ lật ngược khối rubik lại, tức là mặt trắng thành
mặt D còn mặt vàng thành mặt U. Việc này sẽ giúp chúng ta dễ dàng xác
định vị trí các viên cần tìm.
Đầu tiên, ta cũng phải tìm các viên góc có màu trắng, viên này có thể nằm ở tầng 1 hoặc tầng 3.
Nếu viên góc nằm ở tầng 3:
B1: Xác định vị trí mà viên góc cần được đưa tới bằng cách xem xét 2 màu còn lại của viên góc. Ta gọi vị trí đó là goal.
B2: Đưa viên góc tới vị trí ngay phía trên goal.
B3: Tùy vào từng trường hợp, ta dùng 1 trong các công thức sau để giải.
1. Dùng công thức (R U’ R’ U2) để đưa mặt trắng sang phía bên cạnh.
2. Dùng 1 trong 2 công thức trên để giải.
Nếu viên góc nằm ở tầng 1:
B1: Dùng công thức (R U R’ U’) để đưa viên góc về tầng 3.
B2: Dùng phương pháp trên để giải.
3. Tầng 2:Ở tầng này, công việc rất
nhẹ nhàng, ta chỉ cần giải 4 viên cạnh. Đầu tiên ta xác định các viên
cạnh của tầng 2, đó là các viên cạnh còn lại mà không có màu vàng. Các
viên này có thể nằm ở tầng 2 hoặc tầng 3.
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 3:
B1: Xác định vị trí viên cạnh cần đưa tới bằng cách xem xét 2 màu của viên cạnh. Ta gọi vị trí đó là goal.
B2: Xoay U, U’ hoặc U2 để đưa viên cạnh đến vị trí gần goal sao cho trục giữa của mặt F trùng màu (xem hình minh họa phía dưới).
B3: Tùy vào từng trường hợp, dùng 1 trong 2 công thức sau để giải:
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2:
B1: Dùng công thức (R U’ R’) (U’ F’ U F) để đưa viên cạnh về tầng 3.
B2: Dùng phương pháp phía trên để giải.
4. Tầng 3:Để giải tầng 3, ta làm 4 bước như sau:
Định hướng cạnh:
Mục
đích của bước này là tạo ra hình chữ thập màu vàng ở mặt U. Có 3 trường
hợp cần giải quyết, tuy nhiên ta chỉ cần học 1 công thức duy nhất. Khi
làm công thức dưới đây, tầng 3 sẽ biến đổi theo thứ tự như sau:
Công thức: (F R U) (R’ U’ F')
Định hướng góc:
Mục
đích của bước này là đưa toàn bộ mặt U về đúng màu (màu vàng). Có tất
cả 7 trường hợp cần giải quyết. Khi làm công thức dưới đây, tầng 3 sẽ
biến đổi như hình minh họa. Chú ý hình minh họa bên dưới thể hiện góc
nhìn từ trên xuống, khi làm công thức ta vẫn phải giữ khối rubik sao cho
mặt vàng nằm ở trên cùng.
Công thức: (R U) (R’ U) (R U2) R’
Hoán vị góc:
Mục
đích của bước này là đưa các viên góc về đúng vị trí của nó. Công thức
dưới đây sẽ hoán đổi vị trí của 2 viên góc như hình minh họa. Để đưa cả 4
viên góc về đúng vị trí, ta có thể phải làm công thức này 2 lần.
Công thức:
(R U R' F') (R U R' U') (R' F) (R2 U') (R' U')Hoán vị cạnh:
Đây
là bước cuối cùng, 2 công thức dưới đây sẽ hoán đổi vị trí của 3 viên
cạnh như hình minh họa. Để đưa 4 viên cạnh về đúng vị trí, ta có thể
phải làm các công thức đó 2 lần. Lưu ý ta có thể chỉ cần nhớ 1 trong 2
công thức là có thể hoàn thành bước này, tuy nhiên khi đó thời gian làm
sẽ lâu hơn.