Blogger templates

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Biến Đổi Khí Hậu: Hội nghị LHQ đạt thoả thuận chống biến đổi khí hậu - Progress at end of Durban COP17 climate talks

Photo: Schalk van Zuydam / Associated Press

From the Los Angeles Times: In a surprise turn on Saturday [December 10, 2011], the 194 countries attending the U.N. climate talks in Durban, South Africa, agreed on a new process that could result in legally binding measures to control global warming. The agreement, which came 36 hours after the conference was scheduled to end, lifted a conference otherwise marked by the absence of a clear road map forward.

The agreement kicked off a “process to develop a protocol, another legal instrument, or outcome with legal force under the Convention applicable to all Parties.” In other words, a non-binding agreement to re-commit to a binding agreement. The target is to have an agreement by 2015.

Activists and member nation representatives cautiously hailed the move as a bit more progress than was achieved in Cancun in 2010 and Copenhagen in 2009.

...The next full meeting of the United Nations Framework Convention on Climate Change is in December 2012 in Qatar.



Hội nghị LHQ đạt thoả thuận chống biến đổi khí hậu
V.N. (Theo AP, BBC)

(Lao Động) - Rạng sáng 11.12 [2011], sau nhiều nỗ lực tưởng chừng như tuyệt vọng, cuối cùng Hội nghị Liên Hợp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP 17) tại Durban (Nam Phi) đã đạt được thoả thuận về lộ trình mới chống lại biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

COP 17 đi đến thỏa thuận Durban sau 13 ngày đàm phán căng thẳng. Hội nghị lẽ ra kết thúc từ hôm 9.12, nhưng nước chủ nhà Nam Phi quyết định kéo dài thêm 1 ngày rưỡi nữa để  tránh thất bại như tại Copenhagen. Trong phiên toàn thể cuối cùng, nhiều đại biểu ngủ gật cho dù không khí tranh luận khá căng thẳng, sự không chắc chắn bao trùm khi chưa ai đoán được đàm phán sẽ kết thúc trong thắng lợi hay hoàn toàn sụp đổ.

Vấn đề căng thẳng nhất là bản chất pháp lý của thỏa thuận trong vấn đề quản lý phát thải carbon vào đầu thập kỷ tới. EU muốn một thỏa thuận buộc tất cả các nước bình đẳng trong việc thực hiện thỏa thuận cắt giảm. Ấn Độ đi đầu trong các nước phản đối, với quan điểm cho rằng các nước đang phát triển phải có trách nhiệm ít hơn các nước công nghiệp phát triển.


Trung Quốc ủng hộ Ấn Độ khi cáo buộc các nước công nghiệp không giữ lời hứa về cắt giảm khí thải, trong khi Trung Quốc và các nước đang phát triển khác đã có những chương trình xanh đầy tham vọng và yêu cầu việc cắt giảm không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của họ. Cuộc thảo luận kéo dài quá nửa đêm 10.12, cho tới khi Ngoại trưởng Nam Phi Maite Nkoana-Mashabane kêu gọi EU và Ấn Độ thảo luận riêng để tìm ra giải pháp.

Cuối cùng, Thỏa thuận Durban đã được đưa ra lúc 3h sáng 11.12, theo đó sẽ kéo dài thời hạn của Nghị định thư Kyoto thêm 5 năm nữa, đến năm 2017, như yêu cầu của các nước đang phát triển. Hiện giờ, theo Nghị định thư Kyoto, chỉ có những nước công nghiệp là bị ràng buộc về pháp lý trong việc thực hiện mục tiêu cắt giảm khí nhà kính.

194 quốc gia tham dự hội nghị nhất trí bắt đầu đàm phán về một hiệp định mới, trong đó đảm bảo rằng tất cả các nước phát thải lớn nhất  sẽ bị ràng buộc pháp lý phải tuân theo cam kết của họ về cắt giảm khí thải nhà kính. Hiệp định này sẽ có hiệu lực tối đa đến năm 2020.

Thỏa thuận Durban đưa ra giải pháp về việc chia sẻ trách nhiệm kiểm soát khí thải carbon và giúp các nước nghèo nhất, các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi BĐKH đối mặt với thiên nhiên. LHQ sẽ  thành lập các cơ quan có chức năng thu thập, quản lý và phân phối số tiền viện trợ lên tới 100 tỉ USD mỗi năm giúp các nước nghèo chống BĐKH. Sẽ có các quy định chặt chẽ về giám sát và xác nhận việc cắt giảm phát thải, chuyển giao công nghệ sạch cho các nước đang phát triển và nhiều vấn đề kỹ thuật khác.


Mỹ ủng hộ thỏa thuận này một cách miễn cưỡng, trong khi lo ngại rằng Quốc hội Mỹ sẽ phản đối việc tham gia các thỏa thuận quốc tế về BĐKH.

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon nói rằng, thỏa thuận là “bước tiến quan trọng trong công cuộc chống BĐKH của chúng ta”. Ngoại trưởng Nam Phi Maite Nkoana Mashabane nêu rõ: “Chúng ta đều hiểu rằng những thỏa thuận tại Durban  chưa hoàn hảo, nhưng chúng ta không nên để
điều này làm mất đi những điều tốt đẹp và hy vọng. Các thỏa thuận này có thể góp phần giúp thế giới ứng phó với vấn đề biến đối khí hậu”.

Tuy nhiên, thỏa thuận Durban vẫn khiến nhiều nhà phân tích lo ngại. Họ cảnh báo rằng văn bản của thỏa thuận vẫn còn những sơ hở cho các nước muốn tránh việc đưa cam kết cắt giảm thành bắt buộc. Các nhà môi trường, cũng như nhiều nước phát triển chỉ trích thỏa thuận này không đáp ứng được những vấn đề khẩn cấp nhất về việc phải cắt giảm khí thải nhanh hơn và sâu hơn. Giới khoa học tính toán, nếu việc phát thải khí nhà kính không giảm mạnh trong vài năm nữa, trái đất sẽ đối mặt với việc tăng nhiệt độ nhanh chóng, dẫn tới các thảm họa khí hậu nghiêm trọng hơn hiện nay nhiều. 


http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Hoi-nghi-LHQ-dat-thoa-thuan-chong-bien-doi-khi-hau/69342

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét