Blogger templates

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Cải xoăn xào tỏi - Stir-fried kale in garlic (Quang Vinh)

Photo: VietNamAnChay.com
Stir-fried kale in garlic

Kale is rich in calcium, beta carotene, vitamin K, and vitamin C. It contains sulforaphane, an anti-cancer chemical (especially when kale is chopped or minced). Steaming or stir-frying is best, as you lose the least amount of suforaphane (compared to boiling). Kale has indole-3-carbinol, which enhances DNA cellular reparation and is believed to halt cancer cell growth. Some people drink juices of kale, orange, and apple. It is quite energizing.

Simply chop some kale. Heat up a frying pan with some vegetable oil. When the oil is hot, add 2 tablespoons of minced garlic (optional). Stir for a few seconds, then add the kale. When the leaves are soft to your preference, add a pinch of salt. Stir evenly, then turn off the heat. It's a very good vegetable side dish. 

Photo: VietNamAnChay.com
Cải xoăn xào tỏi (Quang Vinh)

Đây là lần đầu tiên QV ăn loại cải này. Vị hơi đắng tí tẹo nhưng có nhiều cá tính và quan trọng là nhiều chất xơ. Quý bạn không dùng tỏi không cần dùng nguyên liệu này. Một lần nữa, QV thực hiện dưới sự cổ võ của Hồng Hương Junior, làm bổn phận của người anh "lao động tốt".

QV rửa sạch cải, xong thái khúc vừa ăn. Bắc chảo lên, cho chút dầu ăn vào. Khi chảo nóng, cho hai tép tỏi thái lát vào, phi vàng. Sau đó cho cải xoăn vào, xào đến khi mềm theo ý mình thích thì được. Nêm một chút muối, tắt lửa.

Cải xoăn có nhiều calcium (can-xi) và có sulforaphane là chất chống ung thư gồ ghề. Theo tài liệu nghiên cứu thì tốt nhất là thái khúc hoặc thái nhỏ, hấp hay xào (thay vì luộc), để giữ chất bổ. Cải xoăn cũng có indole-3-carbinol, một chất ngừa sự phát triển của tế bào ung thư và giúp tế bào ADN (còn gọi là DNA) hồi phục. Có người ép nước cốt cải xoăn và cam, táo, cũng rất bổ khỏe vì nguyên chất.

Chúc quý bạn "khỏe vì nước, kiến thiết quốc gia." 

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Vì Sao Ăn Chay: 7 siêu thực phẩm chống lão hóa và giảm mỡ bụng - 7 anti-aging super foods

7 anti-aging super foods: avocado, tea, berries, lettuce, carrot, broccoli, and watermelon.

7 siêu thực phẩm chống lão hóa và giảm mỡ bụng

(Eva.vn) - Một chế độ ăn lành mạnh với trái cây tươi và rau quả là điều cần thiết để có làn da đẹp và cơ thể săn chắc.

Các chuyên gia cho rằng bạn nên tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu kali, chất chống oxy hóa và vitamin A, C, E để làm tăng sự phát triển tế bào và sản xuất collagen. Đây là các chất không khó kiếm và có thể sử dụng để bổ sung trong các bữa ăn một cách thường xuyên. 


Bơ được sử dụng trong chế biến thực phẩm và ngay cả trong chăm sóc da. Loại quả này rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin E, kali và chất béo không bão hòa vì thế được coi là một siêu thực phẩm dành cho người chống lão hóa. Sử dụng bơ hàng ngày sẽ giúp làn da của bạn mịn màng, giữ ẩm tốt, thậm chí còn kích thích sản xuất collagen, giúp hạn chế nếp nhăn. 

Trà

Tất cả các loại trà giúp cugn cấp chất chống oxy hóa, tăng cường và bảo vệ làn da. Trà xanh và trà trắng đều có tác dụng tương tự cho da. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn có thể nhận được chất chống oxy hóa gấp 2 lần nếu dùng trà đen. Loại trà này sẽ giúp bạn bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và ô nhiễm từ môi trường. 

Việt quất

Đây là loại quả có chất chống oxy hóa và hạn chế sự hình thành các tế bào lão hóa sớm. Với nguồn vitamin C dồi dào, việt quất sẽ giúp bạn là phẳng các nếp nhăn và phòng chống khô da. 

Rau diếp

Rau diếp rất giàu vitamin A và kali giúp bảo vệ da tự nhiên. Vitamin A giúp hồi sinh sức sống cho da trong khi kali sẽ ngăn chặn tình trạng mất nước, giúp da mịn màng. Với một món salat thơm ngon, bạn sẽ giảm được vài kilo và vẫn giữ được làn da sáng đẹp. 

Cà rốt

Sử dụng cà rốt mỗi ngày giúp bạn có thêm vitamin A và carotene. Đây là thực phẩm chống lão hóa cần thiết cho da khỏe mạnh và phát triển tế bào. Thêm vào đó, beta carotene cũng giúp làn da hồng hào, rực rỡ hơn. 

Bông cải xanh

Cùng với các loại cây họ cải như cải bắp, súp lơ, cải xoăn, bông cải xanh sẽ giúp chống lại độc tố trong cơ thể. Việc sử dụng bông cải mỗi ngày sẽ giúp da trở nên mọng nước và hạn chế nếp nhăn. 

Dưa hấu

Ngọt ngào và có tính dưỡng ẩm cao, dưa hấu sẽ cung cấp vitamin A, B, C trong khi hạt dưa lại có chứa vitamin E, chất béo thiết yếu, selen và kẽm giúp chống lại các dấu hiệu lão hóa da. Vì thế, nếu muốn có một làn da đẹp, hãy sử dụng nước ép dưa hấu gồm cả ruột và hạt để nhận đầy đủ lượng vitamin làm đẹp da và vóc dáng thon gọn.

http://www.eva.vn/lam-dep/7-sieu-thuc-pham-chong-lao-hoa-va-giam-mo-bung-c58a80679.html

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Biến Đổi Khí Hậu: COP17 khai mạc - COP17 begins (Đặng Mai)

COP17 is now taking place in Durban, South Africa. Let us pray for a healthier Earth and world citizens. Let us pray for planet of peace as more people understand the necessity of being vegan.

Việt Nam là nước thấy rõ nhất ảnh hưởng của biến đối khí hậu
Tác giả: Đặng Mai (VTV.VN)

Hôm nay, Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu (COP17) tại Nam Phi đã bắt đầu diễn ra với sự tham dự của hơn 1.500 đại biểu đến từ 194 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng tham gia sự kiện này.

Đã gần 1 năm kể từ Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP16) diễn ra tại Cancun (Mexico), Hội nghị COP16 kết thúc tuy chưa đạt được như mong muốn về cắt giảm khí carbon, nhưng đã có những bước tiến quan trọng. Các quốc gia phát triển đã lập ra một quỹ Xanh có trị giá 100 tỷ USD để giúp đỡ các quốc gia đang phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu.

Khung thích ứng với biến đổi khí hậu mới mang tên Cancun đã được thiết lập nhằm hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho triển khai các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo các chuyên gia, đây là cơ sở để tiếp tục tiến trình đàm phán tại Hội nghị COP17.  

Ông Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Việt Nam tiếp tục bảo vệ tiếng nói của các nước đang phát triển cũng như khẳng định tầm quan trọng của công ước về biến đổi khí hậu cũng như Nghị định thư Kyoto, liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính và đây là cơ sở pháp lý hình thành rất quan trọng. Trong thời gian sắp tới, chúng ta tiếp tục ủng hộ và cần duy trì những cơ chế và những vấn đề pháp lý".  

Một trong những chủ đề chính sẽ được thảo luận tại Hội nghị này là các vấn đề về tăng trưởng xanh, vấn đề an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp. Còn đối với việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các vòng đàm phán liên quan đến nhiều khía cạnh của những thỏa thuận đã đạt được tại COP16 như cơ chế trao đổi hạn ngạch phát thải khí C02, cơ chế hợp tác quốc tế sẽ được tiếp tục bàn thảo sâu hơn trong Hội nghị COP17. Hiện nhiều tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị cho sự kiện này.   
    
Ông Andrew Steer, Đặc phái viên của Ngân hàng thế giới về Biến đổi khí hậu đánh giá: “COP17 là Hội nghị rất quan trọng đòi hỏi phải đạt được những tiến bộ về các vấn đề cần giải quyết như việc giữ mức tăng nhiệt độ là 2 độ C. Vì hiện nay chúng ta vẫn chưa đi đúng hướng, nhiệt độ vẫn ở mức 3-5 độ C. Việt Nam là nước thấy rõ nhất những ảnh hưởng khi mực nước biển dâng, thiên tai và bão lũ xảy ra, vì vậy trong các chương trình hỗ trợ Việt Nam, chúng tôi cũng tính đến các lĩnh vực phát triển carbon thấp, tiết kiệm năng lượng, thiết lập những lưới điện thông minh… để Việt Nam có được những lợi ích về công nghệ, tài chính từ các giải pháp của thế giới”.

Ba năm qua, đặc biệt sau Hội nghị COP16 tại Cancun, chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đã tích cực triển khai 5 nhóm nhiệm vụ, đó là đánh giá mức độ BĐKH và nước biển dâng, xây dựng và triển khai chương trình khoa học công nghệ về BĐKH, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.  
 
Theo nhiều chuyên gia về biến đổi khí hậu, ngoài việc tìm ra những mục tiêu chung trong việc cắt giảm khí CO2, Hội nghị COP17 sẽ là cơ hội để các quốc gia, trong đó có Việt Nam tìm ra hướng hợp tác có tính dài hạn, liên quan đến cơ chế trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí carbon như: bảo vệ và phát triển rừng, chuyển đổi mô hình kinh tế ít carbon tăng trưởng xanh vì sự phát triển bền vững. 
               
http://www.vtv.vn/Article/Get/Viet-Nam-du-Hoi-nghi-thuong-dinh-ve-Bien-doi-khi-hau--241ee8b8e2.html

Văn Hóa Việt Nam: Nguồn gốc một số địa danh miền Nam (Hồ Đình Vũ)

An essay on the interesting - and often practical - roots and meanings of some locales in southern Việt Nam.

LỊCH SỬ CÁC ĐỊA DANH
Hồ Đình Vũ

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam

    Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó... riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy? Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn “Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ” của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình. Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác - để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.

Phần 1: Tên do địa hình, địa thế

Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre:
"Gió đưa gió đẩy
...
về giồng ăn dưa..."

     Giồng là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát: "Trên đất giồng mình trồng khoai lang..." Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đã trở thành tên của một quận (huyện). Lại nhắc đến một câu hát khác: "Ai dzìa Giồng Dứa qua truông Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em..."

Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Luơng đến cầu Long Định, ở bên phải quốc lộ 4 là Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn).

Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì?

     Truông là đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ. Ở vùng Dĩ An có truông Sim. Ở miền Trung, thời trước có truông nhà Hồ. 

     "Thương em anh cũng muốn vô Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang" Tại sao lại có câu ca dao này? Ngày xưa truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, còn gọi là Hồ Xá Lâm. Nơi đó địa hình trắc trở, thường có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc nên ít người dám qua lại.
     
      Phá là lạch biển, nơi hội ngộ của các con sông trước khi đổ ra biển nên nước xoáy, sóng nhiều thường gây nguy hiểm cho thuyền bè. Phá Tam Giang thuộc tỉnh ThừaThiên, phía bắc của phá Tam Giang là sông Ô Lâu đổ ra biển, phía nam là sông Hương đổ ra cửa Thuận An.

      Bàu là nơi đất trũng, mùa mưa nước khá sâu nhưng mùa nắng chỉ còn những vũng nước nhỏ hay khô hẳn. Khác với đầm, vì đầm có nước quanh năm. Ở Sài Gòn, qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền chừng 1 km về hướng Hóc Môn, phía bên trái có khu Bàu Cát. Bây giờ đường xá được mở rộng, nhà cửa xây rất đẹp nhưng mùa mưa vẫn thường bị ngập nước. Ở Long Khánh có Bàu Cá, Rạch Giá có Bàu Cò.

     Đầm chỗ trũng có nước quanh năm, mùa mưa nước sâu hơn mùa nắng, thường là chỗ tận cùng của một dòng nước đổ ra sông rạch hoặc chỗ một con sông lở bờ nước tràn ra hai bên nhưng vẫn dòng nước vẫn tiếp tục con đường của nó. Ở Cà Mau có Đầm Dơi, Đầm Cùn. Ở quận 11 Sài Gòn có Đầm Sen, bây giờ trở thành một trung tâm giải trí rất lớn.

     Bưng từ gốc Khmer là bâng, chỉ chỗ đất trũng giữa một cánh đồng, mùa nắng không có nước đọng, nhưng mùa mưa thì ngập khá sâu và có các thứ lác, đưng... mọc... Ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có hai bưng là Bưng Trôm và Bưng Cốc.

      Láng chỗ đất thấp sát bên đường nước chảy nên, do nước tràn lên làm ngập nước hoặc ẩm thấp quanh năm. Ở Đức Hòa (giữa Long An và Sài Gòn) có Láng Le, được gọi như vậy vì ở láng này có nhiều chim le le đến kiếm ăn và đẻ. Vùng Khánh Hội (quận 4 Sài Gòn) xưa kia được gọi là Láng Thọ vì có những chỗ ngập do nước sông Sài Gòn tràn lên. Người Pháp phát âm Láng Thọ thành Lăng Tô, một địa danh rất phổ biến thời Pháp thuộc.

     Trảng chỗ trống trải vì không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một khu rừng. Ở Tây Ninh có Trảng Bàng, địa danh xuất phát từ một cái trảng xưa kia có nhiều cỏ bàng vì ở vùng ven Đồng Tháp Mười. Ở Biên Hòa có Trảng Bom, Trảng Táo.

       Đồng khoảng đất rất rộng lớn bằng phẳng, có thể gồm toàn ruộng, hoặc vừa ruộng vừa những vùng hoang chưa khai phá. Một vùng trên đường từ Gia Định đi Thủ Đức, qua khỏi ngã tư Bình Hòa, trước kia toàn là ruộng, gọi là Đồng Ông Cộ. Ra khỏi Sài Gòn chừng 10 km trên đường đi Lái Thiêu có Đồng Chó Ngáp, được gọi như thế vì trước kia là vùng đất phèn không thuận tiện cho việc cày cấy, bị bỏ hoang và rất vắng vẻ, trống trải. Ở Củ Chi có Đồng Dù, vì đã từng dược dùng làm nơi tập nhảy dù. Và to, rộng hơn rất nhiều là Đồng Tháp Mười.

     Hố chỗ đất trũng, mùa nắng khô ráo nhưng mùa mưa có nơi nước lấp xấp. Ở Củ Chi có Hố Bò, vì bò nuôi trong vùng thường đến đó ăn cỏ. Biên Hòa có Hố Nai, là nơi những người Bắc đạo Công Giáo di cư năm 1954 đến lập nghiệp, tạo thành một khu vực sầm uất.

Phần 2: Tên bắt nguồn từ tiếng Khmer

Miền Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Việt và người Khmer sống chung với nhau,văn hóa đã ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Điều đó biểu hiện rõ nét qua một số địa danh. Một số nơi, tên gọi nghe qua thì rất Việt Nam nhưng lại bắt nguồn từ tiếng Khmer; người Việt đã Việt hóa một cách tài tình.

     Cần Thơ: Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt "cần" và "thơ". Cần Thơ không phải là từ Hán Việt và không có nghĩa.Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hóa, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer "kìntho", là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá "lò tho". Từ quan điểm vững chắc rằng "lò tho" là một danh từ được tạo thành bằng cách Việt hóa tiếng Khmer "kìntho",người nghiên cứu có thể sưu tầm các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer xa xưa trong địa phương này, rồi đi đến kết luận là địa danh Cần Thơ xuất phát từ danh từ Khmer "kìntho".

     Mỹ Tho: Trường hợp Mỹ Tho cũng tương tự. Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, "mỹ" và "tho", không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt. Những tài liệu thích ứng về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là "Srock Mỳ Xó" (xứ nàng trắng). Mình gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock,chỉ còn giữ lại Mỳ Xó thôi.

     Sóc Trăng: Theo cố học giả Vương Hồng Sển, đúng ra phải gọi là Sốc Trăng. Sốc Trăng xuất phát từ tiếng Khmer "Srock Khléang". Srock có nghĩa là xứ, cõi. Khléang là kho chứa vàng bạc của vua. Srock Khléang là xứ có kho vàng bạc nhà vua. Trước kia người Việt viết là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến thành Sốc Trăng.Tên Sốc Trăng đã có những lần bị biến đổi hoàn toàn. Thời Minh Mạng, đã đổi lại là Nguyệt Giang tỉnh, có nghĩa là sông trăng (sốc thành sông, tiếng Hán Việt là giang; trăng là nguyệt).Đến thời ông Diệm, lại gọi là tỉnh Ba Xuyên, châu thành Khánh Hưng. Bây giờ trở lại là Sóc Trăng.

      Bãi Xàu: Bãi Xàu là tên một quận thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đây là một quận ven biển nên có một số người vội quyết đoán, cho rằng đây là một trường hợp sai chính tả, phải gọi là Bãi Sau mới đúng. Thật ra, tuy là một vùng bờ biển nhưng Bãi Xàu không có nghĩa là bãi nào cả. Nó xuất phát từ tiếng Khmer "bai xao" có nghĩa là cơm sống. Theo truyền thuyết của dân địa phương, có địa danh này là vì nơi đây ngày trước, một lực lượng quân Khmer chống lại nhà Nguyễn đã phải ăn cơm chưa chín để chạy khi bị truy đuổi.

     Kế Sách: Kế Sách cũng là một quận của Sóc Trăng. Kế Sách nằm ở gần cửa Ba Thắc (một cửa của sông Củu Long), phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là K'sach, như vậy Kế Sách là sự Việt hóa tiếng Khmer "k'sach".

     Một số địa danh khác: Cái Răng (thuộc Cần Thơ) là sự Việt hóa của "k'ran", tức cà ràn, là một loại bếp lò nấu bằng củi, có thể trước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán cà ràn. Trà Vinh xuất phát từ "Prha Trapenh" có nghĩa là ao linh thiêng. Sông Trà Cuông ở Sóc Trăng do tiếng Khmer "Prek Trakum", là sông rau muống (trakum là rau muống). Sa Đéc xuất phát từ "Phsar Dek", phsar là chợ, dek là sắt. Tha La, một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh (Tha La xóm đạo), do tiếng Khmer "srala",là nhà nghỉ ngơi, tu dưỡng của tu sĩ Phật giáo. Cà Mau là sự Việt hóa của tiếng Khmer "Tưck Khmau", có nghĩa là nước đen.

      Phần 3: Địa danh do công dụng của một địa điểm hay do một khu vực sinh sống làm ăn

Đây là trường hợp phổ biến nhất trong các địa danh. Theo thói quen, khi muốn hướng dẫn hay diễn tả một nơi chốn nào đó mà thuở ban đầu chưa có tên gọi,người ta thường hay mượn một điểm nào khá phổ biến của nơi đó, như cái chợ cái cầu và thêm vào một vào đặc tính nữa của cái chợ cái cầu đó; lâu ngày rồi thành tên, có khi bao trùm cả một vùng rộng lớn hơn vị trí ban đầu.

     Chợ: Phổ biến nhất của các địa danh về chợ là chợ cũ, chợ mới, xuất hiện ở rất nhiều nơi. Sài Gòn có một khu Chợ Cũ ở đường Hàm Nghi đã trở thành một địa danh quen thuộc. Chợ Mới cũng trở thành tên của một quận trong tỉnh An Giang. Kế bên Sài Gòn là Chợ Lớn, xa hơn chút nữa là Chợ Nhỏ ở Thủ Đức.

Địa danh về chợ còn được phân biệt như sau:
- Theo loại hàng được bán nhiều nhất ở chợ đó từ lúc mới có chợ, như: Chợ  Gạo ở Mỹ Tho, Chợ Búng (đáng lý là Bún) ở Lái Thiêu, Chợ Đệm ở Long An, Chợ Đũi ở Sài Gòn.
- Theo tên người sáng lập chợ hay chủ chợ (độc quyền thu thuế chợ), như: chợ Bà Chiểu, chợ Bà Hom, chợ Bà Quẹo, chợ Bà Rịa.
- Theo vị trí của chợ, như: chợ Giữa ở Mỹ Tho, chợ Cầu (vì gần một cây cầu sắt) ở Gò Vấp, chợ Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn.

     Xóm: là một từ để phân biệt một khu vực trong làng hay một địa phương lớn hơn, về mục tiêu sản xuất, thương mại hay chỉ đơn thuần về vị trí. Trong một làng chẳng hạn, có Xóm Trên, Xóm Dưới, Xóm Trong, Xóm Ngoài, Xóm Chùa, Xóm Đình... Về các mục tiêu sản xuất và thương mại, ngày nay cách phân biệt các xóm chỉ còn ở nông thôn mà không còn phổ biến ở thành thị. Những địa danh còn sót lại về xóm ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn: vùng phụ cận chợ Bà Chiểu có Xóm Giá, Xóm Gà. Gò Vấp có Xóm Thơm. Quận 4 có Xóm Chiếu. Chợ Lớn có Xóm Than, Xóm Củi, Xóm Vôi, Xóm Trĩ (Trĩ là những nhánh cây hay thân cây suôn sẻ to cỡ bằng ngón chân cái, dài chừng 2 mét, dùng để làm rào, làm luới hay làm bủa để nuôi tằm).

     Thủ: là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông, vì khá phổ biến thời trước nên "thủ" đã đi vào một số địa danh hiện nay hãy còn thông dụng, như Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An),Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa có lẽ là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc của họ. Còn Thủ Dầu Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.

     Bến: ban đầu là chỗ có đủ điều kiện thuận tiện cho thuyền ghe ghé vào bờ hoặc đậu lại do yêu cầu chuyên chở, lên xuống hàng. Sau này nghĩa rộng ra cho cả xe đò, xe hàng, xe lam... Cũng như chợ, bến thường được phân biệt và đặt tên theo các loại hàng được cất lên nhiều nhất. Một số tên bến đặt theo cách này đã trở thành tên riêng của một số địa phương, như: Bến Cỏ, Bến Súc, Bến Củi ở Bình Dương. Bến Đá ở Thủ Đức. Bến Gỗ ở Biên Hòa. Ngoài ra bến cũng còn có thể được đặt tên theo một đặc điểm nào ở đó, như một loại cây, cỏ nào mọc nhiều ở đó, và cũng trở thành tên của một địa phương, như: Bến Tranh ở Mỹ Tho, Bến Lức ở Long An (đáng lý là lứt, là một loại cây nhỏ lá nhỏ, rễ dùng làm thuốc, đông y gọi là sài hồ).

     Một số trường hợp khác: có một số địa danh được hình thành do vị trí liên hệ đến giao thông, như ngã năm, ngã bảy, cầu, rạch.. .thêm vào đặc điểm của vị trí đó, hoặc tên riêng của một nhân vật có tiếng ở tại vị trí đó. Ở Sài Gòn có rất nhiều địa danh được hình thành theo cách này: Ngã Tư Bảy Hiền, Ngã Năm Chuồng Chó, Ngã Ba Ông Tạ... Ở Trà Vinh có Cầu Ngang đã trở thành tên của một quận.

Trường hợp hình thành của địa danh Nhà Bè khá đặc biệt, đó là vị trí ngã ba sông, nơi gặp nhau của 2 con sông Đồng Nai và Bến Nghé . Lúc ròng, nước của hai con sông đổ ra rất mạnh thuyền bè không thể đi được, phải đậu lại đợi con nước lớn để nương theo sức nước mà về theo hai hướng Gia Định hoặc Đồng Nai. "Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về." Tương truyền có ông Thủ Huồng là một viên chức cai quản "thủ" ở vùng đó, tham nhũng nổi tiếng. Có lần nằm mơ thấy cảnh mình chết bị xuống âm phủ phải đền trả những tội lỗi khi còn sống. Sau đó ông từ chức và bắt đầu làm phúc bố thí rất nhiều; một trong những việc làm phúc của ông là làm một cái bè lớn ở giữa sông trên đó làm nhà, để sẵn những lu nước và củi lửa. Những ghe thuyền đợi nước lớn có thể cặp đó lên bè để nấu cơm và nghỉ ngơi. Địa danh Nhà Bè bắt nguồn từ đó.

Kết:

Miền Nam là đất mới đối với người Việt Nam, những địa danh chỉ mới được hình thành trong vài thế kỷ trở lại đây nên những nhà nghiên cứu còn có thể truy nguyên ra nguồn gốc và ghi chép lại để lưu truyền. Cho đến nay thì rất nhiều địa danh chỉ còn lại cái tên mà ý nghĩa hoặc dấu vết nguyên thủy đã biến mất theo thời gian. Thí dụ, Chợ Quán ở đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, bây giờ chỉ biết có khu Chợ Quán, nhà thờ Chợ Quán, nhà thương Chợ Quán... chứ còn cái chợ có cái quán đố ai mà tìm cho ra được. Hoặc Chợ Đũi (có một số người tưởng lầm là Chợ Đuổi vì người buôn bán hay bị nhân viên công lực rượt đuổi) ban đầu chuyên bán đũi, là một thứ hàng dày dệt bằng tơ lớn sợi, bây giờ mặt hàng đó đã biến mất nhưng địa danh thì vẫn còn.

Ngoài ra, đất Sài Gòn xưa sông rạch nhiều nên có nhiều cầu, sau này thành phố được xây dựng một số sông rạch bị lấp đi, cầu biến mất, nhưng người dân vẫn còn dùng tên cây cầu cũ ở nơi đó để gọi khu đó, như khu Cầu Muối. Và cũng có một số địa danh do phát âm sai nên ý nghĩa ban đầu đã bị biến đổi nhưng người ta đã quen với cái tên được phát âm sai đó nên khi ghi chép lại, vẫn giữ cái tên đã được đa số chấp nhận, như Bến Lức, chợ Búng (Lứt là tên đúng lúc ban đầu, vì nơi đó có nhiều cây lứt; còn chợ Búng nguyên thủy chỉ bán mặt hàng bún, sau này bán đủ mặt hàng và cái tên được viết khác đi).

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Đậu hủ chiên xốt hành - Hồng Hương (Fried tofu in spring onion sauce)

Photo: VietNamAnChay.com
Fried tofu in spring onion sauce

Fry tofu and arrange on a plate.
For the sauce, mix 1/4 cup of olive oi, 2 tablespoons soy sauce, 2 tablespoons sugar (agave nectar, maple syrup), 2 sprigs spring onions (chopped), and a dash of ground pepper.
Heat the mixture for 30-45 seconds, until the spring onion is just tender. Turn off heat immediately and pour onto the fried tofu plate.
Enjoy with steamed rice or bread.
Go vegan - a way to peace & abundance.

Đậu hủ chiên xốt hành (Hồng Hương)

Các bạn không dùng hành có thể thay thế bằng ngò ta, ngò tây, hoặc boa-rô. 
  1. Đậu hủ chiên vàng, bày sẵn trên dĩa. 
  2. Khuấy đều 1/4 chén dầu ô-liu, 2 muỗng nước tương hoặc Maggi, 2 muỗng đường (hoặc tương đương với chất ngọt), 2 tép hành lá thái nhỏ, rắc ít tiêu. 
  3. Bắc chảo lên bếp. Khi chảo nóng cho hỗn hợp dầu vào, để chừng 30-45 giây cho hành vừa mềm, tắt lửa ngay và rưới trên đậu hủ chiên. 
  4. Dùng với cơm nóng hoặc bánh mì.
Ăn hành xong chắc cần tráng miệng trái cây và sau đó đánh răng vì mùi hành khá nồng với người đối diện. Còn ngò, nhất là ngò tây, được dùng cho thơm miệng. Ẩm thực nước ta (và cả nước ngoài nữa) thường dùng hành, tỏi, nên thỉnh thoảng HH dùng nguyên liệu này.

Chúc tất cả một ngày đầu tuần đẹp và tiết kiệm.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Vườn Nhạc: Dấu Tình Sầu & Lệ Đá (Khánh Ly & Bằng Kiều)


Dấu Tình Sầu (Trace of Sorrowful Love), music and lyrics by composer Ngô Thụy Miên, and Lệ Đá (Tears of Stone), music by composer Trần Trịnh with lyrics by poet Hà Huyền Chi, are two romantic songs performed by Ms. Khánh Ly and Mr. Bằng Kiều. All five artists mentioned are accomplished, renowned, and beloved for their talents and contributions to the Vietnamese culture. Please enjoy.

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Nói Không Với Phá Thai: Ngừa thai khẩn cấp: Bạn biết đến đâu? - Birth control, not abortion

Việt Nam has a high rate of abortion. So much violence against other innocent beings can result in violence and devastation in our own lives.

Ngừa thai khẩn cấp: Bạn biết đến đâu?

(Dân Trí) - Nhiều số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam đang nằm ở “top” trên của các nước có tỷ lệ nạo phá thai cao. Xét về mặt đạo đức và cả về sức khỏe thể chất của người phụ nữ, việc này là hoàn toàn không nên và cũng không được phép ở một số nước.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có một số sự cố ngoài ý muốn diễn ra như quên dùng phương tiện phòng thủ hoặc các biện pháp này không đảm bảo, thuốc ngừa thai khẩn cấp là biện pháp được khuyên dùng sớm. “Ngừa” chứ không phải là “phá”, thế nhưng vẫn có một số quan niệm sai lầm khiến cho thuốc ngừa thai khẩn cấp bị hàm oan. Bài viết nhằm cho người đọc một số thông tin nên biết về việc sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp sao cho an toàn và hiệu quả nhất.

Ai là đối tượng của loại thuốc này?

Tất cả các bạn nữ trong độ tuổi sinh sản có quan hệ tình dục mà quên dùng các biện pháp ngừa thai hoặc các biện pháp đang dùng gặp sự cố.

Cụ thể là các trường hợp nào nên dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp?

- Quên dùng bao cao su khi “hành sự” hoặc bao bị rách “bất ngờ”

- Phụ nữ đang uống thuốc ngừa thai hằng ngày nhưng lại “quên” uống thuốc

- Vợ chồng dùng biện pháp ngừa thai theo chu kỳ nhưng tính “nhầm” ngày rụng trứng

- Các cặp đôi xa nhau do công việc hoặc chỗ ở thỉnh thoảng có cơ hội “hội ngộ” nên không dùng các biện pháp ngừa thai thường xuyên nào.

- Những trường hợp đáng tiếc do bị cưỡng hiếp.

Tất cả các trường hợp trên đều mang tính “khẩn cấp”, do đó cần dùng thuốc đúng hướng dẫn ngay sau quan hệ càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả bảo vệ cao.

Có thể tìm hiểu thông tin tư vấn mua các loại thuốc này ở đâu?

Bạn có thể tìm hiểu tại khoa tư vấn các bệnh viện phụ sản, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, dược sĩ tại các nhà thuốc, thông tin từ các công ty sản xuất dược phẩm thuốc ngừa thai khẩn cấp lâu đời và có uy tín (ví dụ Gedeon Richter Plc.).

Các bạn gái trẻ cũng nên tâm sự các nỗi lo thầm kín của mình với mẹ hoặc người thân tin cậy. Đừng vì ngại mà để sự cố đáng tiếc ảnh hưởng đến cả tương lai về sau.

Có lưu ý gì khi dùng thuốc?

Sử dụng viên ngừa thai khẩn cấp đôi khi có một số phản ứng phụ xảy ra như buồn nôn, nôn mửa; kinh nguyệt thay đổi, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, căng vú... Những triệu chứng này sẽ giảm dần sau vài ngày.

Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên dùng tối đa 4 viên/ 1 tháng.

Ngoài ra, cần tránh hiểu lầm là viên ngừa thai khẩn cấp cũng là thuốc hủy thai. Nếu bạn gái dùng thuốc không đúng thời điểm và lỡ mang thai, thì thuốc này không có tác dụng hủy thai và nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có hướng giải quyết thích hợp.


http://dantri.com.vn/c7/s7-537984/ngua-thai-khan-cap-ban-biet-den-dau.htm

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Đậu hủ chiên cuốn rau thơm - Rice paper roll of fried tofu & fresh herbs (Hồng Hương)

Photo: VietNamAnChay.com
Rice paper roll of fried tofu & fresh herbs

You'd need some Vietnamese fresh herbs and some rice paper. Fried tofu, you're probably familar with already. Dipping sauce is made from 1/4 cup apple juice, 2 tablespoons soy sauce, plus 2 tablespoons vegan sugar/agave nectar/maple syrup. 
Roll it up, dip it in the sauce with each bite, and enjoy the cool vegan life. Love. 

Photo: VietNamAnChay.com
Đậu hủ chiên cuốn rau thơm (Hồng Hương)

Món cuốn chay này dễ làm và dễ ăn (cho người dễ tính). 

Đậu hủ chiên cắt vuông con cờ, chiên vàng, để sang một bên. Sà-lát (rau diếp) và các loại rau thơm rửa sạch, cuốn với bánh tráng.
Nước chấm có thể pha 1/4 chén nước táo, 2 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh đường (hoặc mật thùa, xi-rô cây thích).

Trong dân gian có câu nói "ăn tới bến"... Đây là một trong những món đơn giản thôi nhưng có thể "ăn tới bến"!

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Bạn Thú Mến Yêu: Chú cún nhịn ăn canh mộ chủ suốt 7 ngày - Dog guarding his human friend's grave

A Thanksgiving story... Thank God for the loyalty and tenderness of our animal friends.

From KDSK:

Qingdao, China (CCTV/CNN) - A dog has been guarding the tomb of its deceased owner for a good week, without leaving.

The loyalty of the dog has moved the entire village.

It happened at the Panjiatun village near Qingdao city in Shandong Province. A senior villager Lao Pan raised a yellow dog. Lao Pan remained single for 68 years until his death early this month.

After his room was cleared, his yellow dog also disappeared, but later people found the dog by the grave of its owner. For seven days, the dog stayed there, refusing to leave.

Seeing that the dog was going without food, the villagers tried to bring it back home and gave it some buns. But the dog took the buns and returned to the graveyard.

The villagers have been sending food and water to the dog regularly. They plan to put up a kennel for it near its owner's tomb.



Chú cún nhịn ăn canh mộ chủ suốt 7 ngày
Cẩm Vân

7 ngày sau cái chết của chủ, chú chó nhỏ ở làng Panjiatun, Trung Quốc vẫn canh bên mộ và không ăn gì. Tình cảm của con vật này với ông chủ đã qua đời khiến nhiều người xúc động.

'Người bạn bốn chân' của ông Pan nằm canh mộ chủ suốt 7 ngày không ăn, uống.

Không kết hôn và cũng chẳng nhiều người thân thích, ông Lao Pan 68 tuổi làm bạn với cún. Người bạn bốn chân đó quanh quẩn bên ông Pan cả khi ông đã về với đất. Sau đám tang, người làng nhìn thấy chú chó ở mãi bên cạnh mộ người đàn ông này và quyết không rời đi. Suốt 7 ngày, nó không ăn gì.

Sky News đưa tin, từ khi phát hiện chú cún, dân làng đã mang thức ăn và nước uống tới chỗ mộ ông Pan. Họ còn có ý định xây một căn nhà nhỏ ở đó cho chú chó.

Theo BBC News, chú chó trên không phải trường hợp duy nhất. Trước đó ở Nhật Bản, Hachiko được xem là con vật trung thành nhất. Tối nào cũng vậy, Hachiko cũng ra đón chủ ở bến tàu cho đến một ngày ông ta bị đột quỵ và chết ở nơi làm việc. Mặc dù sau đó đã có người nhận nuôi Hachiko nhưng lòng trung thành của nó vẫn không vơi đi. Hàng tối, nó vẫn ra bến tàu để đợi chủ cũ. Trước đây, một chú chó ở Edinburgh từng được dựng tượng cho lòng trung thành. Suốt 14 năm, ngày nào nó cũng tới thăm mộ chủ.


http://vn.news.yahoo.com/ch%C3%BA-c%C3%BAn-nh%E1%BB%8Bn-%C4%83n-canh-m%E1%BB%99-ch%E1%BB%A7-su%E1%BB%91t-050000994.html

Góc Đẹp Tâm Hồn: Tạ ơn - On Gratitude (Louie Schwartzberg)

On Gratitude
From filmmaker Louie Schwartzberg. Music is by Gary Malkin, narration from Brother David Steindl-Rast.
(Please kindly excuse the smoking and fishing scenes.)


Một phim ngắn của Louie Schwartzberg, nhạc Gary Malkin, thuyết minh Sư huynh David Steindl-Rast.
(Cảnh hút thuốc & câu cá không tránh được, xin thứ lỗi.)

Mỗi ngày là một món quà.
Nên có lòng cảm tạ.
Hãy nhìn quanh ta.
Núi, mây, bầu trời bao la.
Ngay cả thời tiết,
cũng có nhiều khác biệt.
Hãy sống mỗi ngày
Mang sự hiện diện và nụ cười của bạn
làm ân điển gia trì cho người khác.
Đó là một ngày đẹp.