Blogger templates

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Vườn Nhạc: Chế Linh & Tuấn Ngọc song ca

Two leading Vietnamese male vocalists of different genres got together for duets that make hearts smile. Artists bring us so many gifts, including solace for our spirit and music for our soul. Surely they deserve support and appreciation whenever we can express. If you mention the names Chế Linh and Tuấn Ngọc, every Vietnamese would probably know them!

Hai nam danh ca Chế Linh và Tuấn Ngọc trong một buổi trình diễn chung, với sự hưởng ứng và yêu mến của khán giả.

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Đậu hủ chiên sả - Fried tofu in lemongrass (Hồng Hương)

Photo: VietNamAnChay.com
Fried tofu in lemongrass is a typical Vietnamese vegan dish. 

Finely chop a couple stalks of lemongrass. Mix with 2 tablespoons sea salt (and 1 chili red pepper, finely chopped, if you like it hot), then coat both sides of about 6 tofu slices that have been slit diagonally. Fry in high heat until both sides are golden. Put fried tofu slices on paper napkin or towel to soak off some extra oil. 

Eat with hot steamed rice, cucumber, and fresh herbs (some suitable ones are mint, Vietnamese cilantro, perilla) - use your clean fingers (instead of utensils) for a different feel.

Đậu hủ chiên sả (Hồng Hương)

Đây là một món ngày xưa mẹ HH cũng hay làm. 

Mình băm nhuyễn 2 tép sả, trộn với 2 muỗng canh muối biển, nếu thích ăn cay có thể thêm 1 trái ớt đỏ băm nhỏ. Ướp đều hai mặt đậu hủ (khoảng 6 lát, khía chéo nhẹ trên một mặt). Chiên lửa cao, cho đến khi vàng đều hai mặt.

Dùng với cơm nóng, dưa leo, rau sống.

Mẹ HH khi bé ở vùng đồng bằng Cửu Long, vùng đó có người Cam Bốt, và khi là thiếu nữ, Mẹ cũng có một thời gian sang Cam Bốt đi dạy (lý do chính là vì trốn gia đình, không muốn lấy... người không yêu, đó là vào khoảng năm 1936!) Thỉnh thoảng những món như vầy, Mẹ cũng ăn bốc, chắc là do ảnh hưởng Cam Bốt, người láng giềng của chúng ta ăn bằng tay hoặc bằng thìa, không dùng đũa như người Việt. HH nghĩ chắc cũng "phê", hôm nào sẽ thử (không chừng hồi nhỏ cũng đã ăn vậy rồi mà quên!) Chuyện trong một kiếp mà còn quên, huống chi chuyện ngàn năm, bản lai diện mục mỗi ngày không lấy gương soi thì hẳn là sẽ quên đấy, nhưng thôi cũng ráng "xin đừng gọi nhau là cố nhân"... 

Bây giờ HH đi soi Gương nhé. Chúc các bạn ăn chay trường... dài dài. Thân thương.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Người Trường Chay: Giáo sư tiến sĩ Đặng Huy Huỳnh

Vietnamese scientist Dr. Đặng Huy Huỳnh is vegetarian.
Professor Dr. Đặng Huy Huỳnh has been working for more than 60 years in animal protection and preservation. The vegetarian scientist is saddened by the news of the Java rhino extinction in Việt Nam, but believes we should keep trying to look for them.

Vẫn nuôi hy vọng về tê giác ở Việt Nam

(TT&VH) - Ngày 25/10, Quỹ bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (WWF) và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế (IRF) khẳng định: xác cá thể tê giác Java được tìm thấy ngày 29/4/2010 tại Cát Lộc (Đồng Nai) là tê giác cuối cùng ở Việt Nam.

TT&VH đã có cuộc trao đổi với GS-TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam về vấn đề này.

* Thời điểm xác tê giác bị sát hại tháng 4/2010, GS có nghĩ đó là con tê giác cuối cùng của Việt Nam, hay đợi đến khi WWF chính thức công bố GS mới có thể khẳng định rằng đó là con tê giác cuối?

- Từ những năm 2001 - 2002, tôi cùng các chuyên gia động vật học tiến hành đi khảo sát loài tê giác ở khu vực Cát Lộc, Cát Tiên thì thấy có rất nhiều dấu chân. Các dấu chân đều được đúc thạch cao để lưu giữ tại Vườn quốc gia. Căn cứ vào dấu chân, thì chúng tôi đều nhận định chúng ta còn 3 đến 5 con tê giác.

Khi WWF công bố con tê giác chết năm 2010 là con cuối cùng trên lãnh thổ Việt Nam, thú thực tôi vẫn cứ hy vọng. Con tê giác bị giết tháng 4/2010 bởi vết đạn găm vào chân, đã bị cưa sừng. Nhưng căn cứ vào các dấu chân mà chúng tôi khảo sát được từ 2001 thì thấy có cả dấu chân của tê giác con, mà có tê giác con thì chắc sẽ có tê giác mẹ, tê giác bố, nên tôi vẫn cứ hy vọng...


* Như vậy, hy vọng vẫn còn tê giác ở Việt Nam?

- Mấy tháng trước tôi cũng đã vào Cát Tiên, và khi làm việc với các anh ở Vườn quốc gia, rồi với WWF, tôi vẫn mong thuyết phục họ chưa xem nó là tuyệt chủng mà cố gắng điều tra theo kiểu “còn nước còn tát” xem còn cá thể tê giác nào không. WWF cũng nói với tôi “cực chẳng đã” mới phải tuyên bố.

Các chuyên gia quốc tế của IRF, WWF và Vườn quốc gia đã làm việc rất khoa học. Họ đã giải
thích, các dấu chân đã được đúc thạch cao có kích thước khác nhau có thể do tác động của môi trường, thời tiết. Ví dụ dấu chân tê giác để lại sau trận mưa, hoặc tại khu vực đất ẩm, bùn nhão có thể biến dạng, thu nhỏ lại, không như hình dạng ban đầu. Đây là một giải thích hợp lý.

Hơn nữa, họ có cả chó nghiệp vụ từ bên Mỹ sang, đánh giá với các phương pháp hiện đại nhất.

Theo tôi, kể cả khi chúng ta công bố, vẫn nên tiếp tục tìm kiếm, như nhiều loài động vật công bố tuyệt chủng tại khu vực nào đó sau đó lại được bất ngờ phát hiện bởi người dân. Chúng ta có thể nhờ người dân, đồng bào dân tộc sống trong khu vực vườn quốc gia giúp đỡ, tất nhiên có cơ chế động viên họ.


Như chúng ta đã biết, tê giác ở VQG Cát Tiên phân bố trong một khu vực tương đối rộng khoảng 5.500 ha, với độ cao từ 200 đến 400 mét so với mực nước biển nên có thể nhờ sự giúp đỡ của người dân, đồng bào, vì họ rất giỏi đường rừng, thông thạo địa bàn...

Họ tuyên bố “tuyệt chủng” thì mình chấp nhận, nhưng tôi vẫn đề nghị với Bí thư huyện ủy Cát Tiên có thể nhờ bà con dân tộc tiếp tục để ý, tìm kiếm, nếu thấy dấu vết phải báo lại ngay. Coi như “còn nước còn tát”.


* Là nhà khoa học đầu ngành về bảo vệ động vật, ông nghĩ gì khi con tê giác cuối cùng trên đất nước ta bị sát hại?

- Không những tôi, mà rất nhiều anh em đồng nghiệp khác cũng rất đau buồn về việc này. Đã mấy chục năm nay, chúng tôi hoạt động không ngừng chỉ để mong bảo tồn đa dạng sinh học cho đất nước, bảo vệ sự giàu có của thiên nhiên cho con cháu, lưu giữ nguồn gen quý cho mai sau.

Với người như tôi đã 80 tuổi, có 60 năm bảo vệ động vật, thì điều ấy rất đáng buồn. Càng buồn hơn, khi các nỗ lực đưa các loài động vật vào sách đỏ được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng vẫn tiếp tục bị giết hại.

Người ta giết nó vì giá trị kinh tế, vì cái sừng. Nhưng sâu xa nhất là từ những kẻ có nhu cầu. Những kẻ thích dùng sừng tê giác này hẳn là đại gia có rất nhiều tiền, chứ lương của những người bình thường, những giáo sư như chúng tôi đây cũng không bao giờ đủ tiền để mua.


* Hẳn sừng tê giác có giá trị rất cao. GS đánh giá thế nào về tác dụng của sừng tê giác?

- Thực ra, trong y học truyền thống sừng tê giác được các lương y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đề cập đến, tuy nhiên nó rất chung chung và bình thường như mọi thứ khác. Xét cho cùng thì tất cả các loài động thực vật trong thiên nhiên, kể cả loại có độc đều có tác dụng về một mặt nào đó.

Tuy nhiên, giá trị của sừng tê giác hoàn toàn là đồn thổi, không có ghi chép giấy tờ văn bản cụ thể để chứng minh. Nhưng không chỉ ở Việt Nam, ở châu Phi, Trung Quốc sừng tê giác có giá trị cao vì quan niệm sai lầm. Có thể, vì tê giác sống trong một khu vực nhất định, ăn các loại lá và uống nước có khoáng chất nhất định nên có sức đề kháng rất cao nên họ ngộ nhận như vậy.


* Không chỉ tê giác, mà nhiều loài khác ở Việt Nam đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Theo giáo sư, chúng ta phải làm gì?

- Năm 2004 tê giác hai sừng tuyệt chủng ở Việt Nam, bây giờ là tê giác một sừng. Đây là bài học vô cùng đắt giá với chúng ta. Dù các tổ chức bảo tồn, Vườn quốc gia, kể cả WWF đã rất nỗ lực trong nhiều năm trời, tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng tê giác vẫn bị tuyệt chủng.

Hiện loài hươu vàng gần như đã biến mất tại Việt Nam do mất sinh cảnh sống và mức độ săn bắn quá cao. Sao la cũng là một loài cực kỳ nguy cấp, hiện số lượng không đến vài trăm cá thể; voọc mũi hếch chỉ còn lại ở một số khu vực thuộc miền Bắc với số lượng khoảng 250 con do nạn phá rừng và săn bắn.

Các loài có phân bố rộng hơn cũng đang trên bờ vực suy giảm như loài voi, ngoài số voi ở bản Đôn hiện đang giảm đi, chỉ có 53 con, ngoài tự nhiên, loài này cũng chỉ còn dưới 100 cá thể.

Loài hổ hiện nay tại Việt Nam ước tính chỉ còn dưới 30 cá thể, nếu không có biện pháp quyết liệt thì khoảng 10 năm nữa thôi, loài hổ sẽ biến mất ở Việt Nam. Bò tót cũng đang bị biến mất khỏi những nơi trước đây chúng từng tồn tại.

Theo tôi, dù có tổ chức nào đi chăng nữa, nếu không có chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương cộng tác chặt chẽ thì khó mà thành công được.


* Xin cảm ơn GS!

http://thethaovanhoa.vn/132N20111027102725086T0/van-nuoi-hy-vong-ve-te-giac-o-viet-nam.htm

Biến Đổi Khí Hậu: Cảnh báo nguy cơ thiên tai tăng mạnh - More extreme weather in future (Nhân Dân)

Excerpt from an article on Huffington Post: A new IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change) report obtained by the Associated Press emphasizes that extreme weather events are "a noticeable aspect of climate change" and states that there is a 2 in 3 probability that man-made greenhouse gases have exacerbated recent extreme weather events. The report also states that climate scientists are 99% certain that there will be more extreme heat than cold, and the main concern associated with that is increased precipitation in the form of heavy rainstorms, since evaporation increases in a warmer atmosphere, which will hold more moisture.

Cảnh báo nguy cơ thiên tai tăng mạnh
Cập nhật lúc 02:49, Thứ năm, 03/11/2011 (GMT+7)

(Nhân Dân) - Theo các nguồn tin nước ngoài, Ủy ban liên chính phủ của LHQ về biến đổi khí hậu (IPCC) khẳng định, biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm tăng cường độ và tần số các thảm họa thiên nhiên như cháy rừng, lũ lụt, lốc xoáy... Các chuyên gia cảnh báo thời tiết thế giới sẽ diễn biến nguy hiểm trong các thập kỷ tới.

Dự báo, nguy cơ xảy ra mưa lớn và bão tuyết có thể tăng nhanh cả về tần số và cường độ ở nhiều khu vực, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và vĩ độ cao. Trong khi đó, hạn hán có thể hoành hành dữ dội ở các khu vực khác như Ðịa Trung Hải, Trung Âu, Bắc Mỹ, đông-bắc Bra-xin và miền nam châu Phi.

Theo các phương tiện truyền thông của Mỹ, ba triệu người ở bờ biển phía đông nước Mỹ hiện phải đối mặt nguy cơ không có điện, sau khi TP New York bị đợt bão tuyết hoành hành tại nhiều bang từ cuối tháng 10 đến nay. Chính quyền các bang New Jersey, Connecticut, Massachusetts phải ban bố tình trạng khẩn cấp khi tuyết phủ dày chưa từng thấy ở nhiều nơi. Bão tuyết ở Mỹ làm ít nhất năm người chết và 16 người bị thương, hơn một nghìn chuyến bay bị hủy bỏ.


http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/quocte/tinchung/c-nh-bao-nguy-c-thien-tai-t-ng-m-nh-1.319334#NOi48T1MR3zr

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Rau muống luộc - Vietnamese water spinach (Hy Vọng)

Rau muống luộc - Water spinach (Photo: VietNamAnChay.com)
Ipomoea aquatica is known in English as water spinach, water morning glory, water convolvulus, or perhaps Chinese spinach. It can grow either in water or on soil as a vegetable. Water spinach is called "rau muống" in Vietnamese, and it is a very common ingredient in Asian cuisines. Water spinach is a good source of fiber and iron. It's long, so you'd need to break it in halves (or even thirds). 

Cook the harder stems first in boiling water with a pinch of salt for about a minute or 2. Then add the tender leaves and continue to cook. When the stems are soft, your "rau muống" is ready. Put on a large plate and be sure to pour back any excess water into the pot. When the liquid cools off, squeeze 1/4 of a lime, stir, and enjoy the drink. Water spinach is good with rice and condiments like fermented bean curd or soy sauce.

Rau muống luộc (Hy Vọng)

Rau muống là một loại rau quen thuộc với người Việt Nam chúng ta. Rau muống có tính hàn (lạnh), khi nấu chín sẽ giảm chất lạnh.

Rau muống rửa sạch, lặt bỏ lá không còn tươi, ngắt mỗi cọng thành 1/3. Nấu nước sôi, cho ít muối vào. Luộc cuống trước, khoảng 1-2 phút, sau đó cho lá vào luộc tiếp. Đảo đều. Khi bấm thấy cuống mềm là được. Múc ra dĩa, nhớ chắt nước trở lại nồi. Nước luộc rau muống khi nguội bớt, cho vào tô, vắt tí chanh, uống như nước mát.

Rau muống chấm chao, tương Cự Đà, nước tương Maggi v.v. là món rau cổ điển, không bao giờ "đề-mốt-đê" (démodé), nghĩa là lúc nào cũng hợp thời trang ăn chay bốn mùa từ bi hạnh phúc.

Thân chúc những ước "muốn" cao cả nhất của bạn sẽ thành sự thật.

Quán Chay Nở Rộ: Nhà hàng chay Thiền Tâm - Thiền Tâm Vegetarian Restaurant in Huế

Thiền Tâm Vegetarian Restaurant is located in Huế.

110A Lê Ngô Cát - Phường Thủy Xuân - TP. Huế
Telephone: 84.543.898220      
Mobile: 0905401516, Gặp Lễ Tân             
Email: thientamrestaurant@yahoo.com    
www.thientamrestaurant.com     

Lời ngỏ

Hai chữ Thiền Tâm gợi cho mỗi chúng ta cảm giác thanh tịnh, thư thái của tâm hồn. Điều đó thật là cần thiết cho mỗi người trong dòng chảy ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống hiện đại. 


Mở Nhà hàng Thiền Tâm, chúng tôi mong muốn đem đến cho Quý khách sự thư thái, thanh tịnh, vừa lòng qua những món ăn chay, món quà lưu niệm trong một không gian thoáng mát trên một vùng đất của miền Núi Ngự, sông Hương - nơi lưu giữ hai Di sản Văn hóa Thế giới là Quần thể Di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Huế. 

Nhà hàng Thiền Tâm tọa lạc tại số 110 A đường Lê Ngô Cát, về phía tay phải theo hướng đi tới Lăng Tự Đức và cách Lăng Tự Đức khoảng vài trăm mét. Từ xa, Quý khách đã dễ dàng nhận ra Nhà hàng với hai khóm tre ngà và những ngôi nhà rường. Đến nơi, Quý khách sẽ ngỡ ngàng trước vẻ độc đáo, duyên dáng có một không hai của cổng Vạn Quan được những bàn tay khéo léo, tài hoa của nhóm bạn họa sĩ Phong Huệ tạo ra từ 2010 viên gạch Lưu Ly mà không hề dùng đến xi măng cốt thép. 

Qua cầu sỏi đá vào trong, Quý khách sẽ thấy Hòn Long Bộ sơn thủy hữu tình. Bước vào mỗi ngôi nhà rường được làm bằng gạch Hà Nội, gỗ Huế, ngói Sài Gòn thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn ba miền đất nước như con một nhà, Quý khách sẽ được tọa lạc trên những bộ bàn ghế làm bằng tre đơn giản, mộc mạc được những bàn tay tài hoa của nhưng người thợ thủ công Việt Nam tạo ra. 

Tại Nhà hàng có tổng diện tích 1.500 m2 với tổng số 200 chỗ ngồi, Quý khách sẽ được phục vụ ân tình, chu đáo với tác phong chuyên nghiệp. Bên cạnh những món ăn cung đình là những món ăn chay dân dã, có giá cả hợp lý (khoảng từ 10 ngàn đến 50 ngàn đồng tùy theo món) được những bàn tay khéo léo của chuyên gia ẩm thực xứ Huế chế biến từ rau, củ, quả như vả, thanh trà, các loại đậu, các loại nấm,…được trồng và chăm sóc trên những cánh đồng được bồi đắp bởi phù sa sông Hương. 

Dù thưởng thức món  ăn cung đình hay món ăn dân dã tại Nhà hàng, Quý khách đều an tâm về việc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà hàng mở cửa liên tục từ 7 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, kể cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ. 

Đến với Nhà hàng chúng tôi, Quý khách còn có thể tùy thích lựa chọn những món hàng lưu niệm có ý nghĩa, những bức tranh được vẽ bởi bàn tay tài hoa của những họa sĩ có tên tuổi trong nhóm bạn Phong Huệ. 

Chủ Nhà hàng
Phong Huệ

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Miến chay - Vietnamese vegan crystal noodle soup (Hồng Hương)

Miến chay - Vietnamese vegan crystal noodle soup (Photo: VietNamAnChay.com)
Vegan Mofo: Day 31
Vietnamese vegan crystal noodle soup

It's the end of Vegan Month of Food 2011 but only the start of a journey for many of us. We've come to learn that ethical vegans are among the loveliest beings, and the support and generosity emanating from the vegan global community feels like Heaven indeed. 

For Vegan Mofo fans, we bid adieu this year with the Vietnamese vegan crystal noodle soup. It's very easy to make.

Sautée 1 cup of sliced soy protein (it's sold frozen; you would need to cut into thin slices) in 1 tablespoon vegetable oil. Season with 1 teaspoon of sea salt (or vegan fish sauce). Stir once, then set aside. In 2 cups of boiling water, add 1 tablespoon of vegetable seasoning powder. Add 2 cups of soaked crystal noodle (also called bean threads). Bring to a boil, add the soy protein back to the pot, then season again to taste. Quickly turn off heat. Serve in a medium bowl, garnish with chopped cilantro and black pepper.

It is almost like cooking instant noodles. 

We all love life, and so may life flourish in the spirit of great Love.
See you around.  

Miến chay (Hồng Hương)

Gà là một sinh vật tương đối nhỏ bé nhưng có trí thông minh như một em bé khoảng 3 đến 5 tuổi. Người ta ăn gà nhiều trên thế giới và như vậy có nghĩa là phải giết nhiều. Khi ăn chay, chúng ta không phải tham gia vào vòng sinh tử đó.

Món miến gà chay (bún tàu) có thể nấu nhanh như nấu... mì gói. Chúng ta chỉ cần 1 chén chất đạm chay đông lạnh (thường gọi là "gà" chay), thái miếng, xào với 1 muỗng canh muối hoặc nước mắm chay nguyên chất (làm từ đậu nành). Để sang một bên.

Nấu 2 chén nước, khi sôi cho 1 muỗng canh bột nêm vào. Cho 2 chén miến đã ngâm mềm vào nồi. Cho gà chay vào. Nêm lại cho vừa khẩu vị, rồi nhanh tay tắt bếp. Dọn trong tô. Trang hoàng với chút ngò thái nhỏ và tiêu.

Tháng 10 cổ động ăn chay đã sắp qua, nhưng tháng thuần chay tháng 11 lại nối tiếp với nhiều hy vọng cho một bầu không khí hòa bình hơn giữa loài người và loài vật.

Bạn Thú Mến Yêu: Tê giác Java tuyệt chủng ở Việt Nam - Javan Rhino Declared Extinct in Việt Nam

Đau buồn khi em không còn nữa! - How sad that you are gone forever!
Javan Rhino Declared Extinct in Vietnam
Excerpt from Environmental News Services:

HANOI, Vietnam, October 27, 2011 (ENS) - The Javan rhinocerus has been officially declared extinct in Vietnam by conservation organizations and by Vietnamese officials at a press briefing Tuesday.

The World Wildlife Fund and the International Rhino Foundation are among organizations that funded a field survey in Vietnam and genetic analysis by Queens University, Canada, which confirmed the extinction of the Javan rhino in Vietnam.

Since the discovery of the Javan rhinoceros, Rhinoceros sondaicus annamiticus, in Vietnam in 1988, their range steadily declined due to infrastructure and agricultural development, disturbance and an expanding human population.
Javan rhino in Vietnam (Photo courtesy International Rhino Foundation)

Just two Javan rhinos were clinging to life in Vietnam until approximately 2006; since then only one rhino survived poaching and habitat loss. That one animal was found dead in April 2010, killed by poachers for its horn.

"From the mid-1990s, a number of organizations were heavily involved in efforts to conserve the rhinos in Cat Tien National Park, but ultimately, ineffective protection - a problem in most protected areas in Vietnam - caused the species' extinction," the International Rhino Foundation said in a statement.


http://www.ens-newswire.com/ens/oct2011/2011-10-27-02.html

Nỗi đau nhà khoa học
Nguyễn Gia
28/10/2011

(TT&VH) - Con tê giác Java cuối cùng trên lãnh thổ Việt Nam đã chết. Cái chết mà các nhà động vật học Việt Nam, các chuyên gia bảo tồn thiên nhiên thế giới thừa nhận “cực chẳng đã” mới phải tuyên bố. Thời điểm “lịch sử” đối với ngành động vật học Việt Nam cách đây 13 năm, vào mùa hè năm 1998 khi những bức ảnh hiếm hoi nhờ “bẫy ảnh” của các chuyên gia quốc tế chụp được tê giác một sừng tại khu bảo tồn tê giác Cát Lộc thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên, không ai ngờ được bi kịch của ngày hôm nay.

Sự phát hiện tê giác, tưởng chừng đã tuyệt chủng ở Việt Nam càng làm cho chúng ta thêm trân trọng và tự hào là đất nước với rừng vàng biển bạc, thiên nhiên giàu có. Và chúng ta đã cố gắng giữ niềm tự hào ấy, lực lượng kiểm lâm vườn quốc gia, cảnh sát môi trường, hệ thống pháp luật, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Có thể khẳng định, trong thời gian qua, có lẽ ngoài rùa hồ Gươm, thì tê giác 1 sừng là loài vật được các nhà khoa học “chăm sóc” kỹ nhất. Nhưng mọi sự chăm sóc, can thiệp của con người đều không thể thay thế được tự nhiên, khi chính con người không giữ được môi trường tự nhiên nhất cho loài vật, thì sự diệt vong là tất yếu. Cái khác ở đây, khi cụ rùa vẫn an toàn bởi cụ rùa sống trong một khu hồ, giữa trung tâm thành phố, khi mà bất cứ động tĩnh nào về môi trường sống của cụ đều được dư luận đánh động và soi xét kỹ lưỡng. Còn quần thể tê giác, môi trường sống của nó là hàng vạn héc ta rừng tự nhiên. Khi rừng bị xâm hại, lâm tặc và thợ săn nhiều hơn kiểm lâm thì sự sống còn của tê giác chỉ là sự may rủi.

Liệu chúng ta có còn hy vọng? Tôi rất đau xót khi đọc những dòng tâm sự của GS - TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam trên TT&VH ngày hôm qua 27/10: “Họ tuyên bố “tuyệt chủng” thì mình chấp nhận, nhưng tôi vẫn đề nghị với Bí thư huyện ủy Cát Tiên có thể nhờ bà con dân tộc tiếp tục để ý, tìm kiếm, nếu thấy dấu vết phải báo lại ngay. Coi như “còn nước còn tát”. Ông một nhà khoa học đầu ngành về bảo vệ động vật Việt Nam, một ông lão đã 80 tuổi đã dành gần như cả đời mình để bảo vệ các loài động vật, bảo vệ sự “giàu có” của thiên nhiên đất nước cho thế hệ mai sau. Hy vọng “còn nước còn tát” của ông, nghe mà chua chát. Chính ông nói với tôi, đã mấy chục năm nay, ông ăn chay, trên bàn ăn không hề có một loài động vật nào. Nói ra điều ấy để thấy nỗi đau của nhà khoa học sẽ thật ngậm ngùi như thế nào!

Cách ngôn có câu: “còn sống là còn hy vọng”, chúng ta cũng hy vọng cùng ông. Nhưng trước khi phép nhiệm mầu xảy đến, chúng ta cũng hãy dành niềm hy vọng cho những loài vật vô tội khác, đang đứng trước thảm họa bởi lòng tham của con người, đó là những loài hươu vàng, sao la, voọc mũi hếch, loài voi, hổ, bò tót... Để mai sau, con cháu chúng ta có thể tự hào mà thấy rằng, ngoài những con vật “vô tư lự” bên “lối phẳng hoa trồng” ở vườn bách thú, thì ở đâu đó trong thiên nhiên, giữa “cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già/ Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”, vẫn còn những loài động vật hoang dã, đúng nghĩa.


http://www.thethaovanhoa.vn/475N20111028054820457T0/noi-dau-nha-khoa-hoc.htm

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Trà ngò tây - Parsley tea (Hồng Hương)

Trà ngò tây - Parsley tea is vegan (Photo: VietNamAnChay.com)
Vegan Mofo: Day 30
Parsley Tea

Wash 1 bunch of parsley, cut into halves lengthwise. Heat in 4 cups of water. When the water is boiling, cover with lid and simmer for 10 minutes. Parsley tea is fragrant and caffein-free.

From www.parsleytea.org:

"Herbologists suggest that parsley is beneficial as a diuretic, and can help increase blood flow to the kidneys and excretion of toxins. For this reason, parsley tea is commonly used as a component of a detox diet." 

Trà ngò tây (Hồng Hương)

Món trà ngò tây này HH học được từ một người bạn Trung Hoa. Cô ấy là một vũ công, và bảo trà ngò tây tốt cho thận nên thường nấu trà này, rất nhanh và gọn.

Ngò tây một bó, rửa sạch, cắt đôi. Nấu với 4 chén nước. Khi nước sôi, đậy nắp lại và nấu nhỏ lửa, riu riu khoảng 10 phút. Trà sẽ có màu xanh đẹp, dùng nóng hay nguội đều ngon, thơm.

Theo trang mạng đặc biệt về trà ngò tây, loại rau này lợi tiểu, giúp máu huyết lưu thông đến thận, và tẩy độc. Vì thế, những người muốn tẩy độc tố trong cơ thể bằng cách dinh dưỡng thường dùng trà ngò tây. Món này thuần chay!

Truyền Thống Ăn Chay: Ăn chay cho nghi lễ: Người Tây Tạng lưu vong - Go vegan for ritual: Tibetan exiles

(For full English news, please scroll down)

Ăn chay cho nghi lễ: Người Tây Tạng lưu vong
Ngày 30 tháng 10, 2011
Nguồn: IANS (Indo-Asian News Service)
Chuyển ngữ: VietNamAnChay.com

(IANS) Dharamsala: Trung ương Hành chính Tây Tạng, trụ sở tại Himachal Pradesh, hôm chủ nhật này (30/10/2011) đã kêu gọi tín đồ Phật giáo Tây Tạng hãy ăn chay và ngưng giết thú vật cho một buổi lễ được tổ chức tại Bihar.

Ngài Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp hội Thời Luân tại Bồ Đề Đạo Tràng từ ngày 31 tháng 12, 2011 đến 10 tháng 1, 2012.

Thư ký Bộ Tôn giáo và Văn hóa Trung ương Hành chính Tây Tạng Ngawang Choedak cho biết:  “Toàn thể tham dự viên Pháp hội Thời Luân kỳ thứ 32 tại Bồ Đề Đạo Tràng đều được yêu cầu tránh thức ăn mặn và các sản phẩm thịt trong suốt thời gian đại lễ. Nỗ lực này hầu giúp buổi lễ hoàn toàn thuần chay và không sát sinh."

Choedak cho biết những vị lạt ma cao cấp trong 4 hệ phái Phật giáo Tây Tạng, cũng như hàng ngàn tăng ni và Phật tử từ khắp nơi trên thế giới sẽ tham dự buổi lễ: "Đây là một buổi họp rất thiêng liêng tại một nơi thiêng liêng cho một mục đích thiêng liêng."

Thông điệp từ văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi ban tổ chức buổi lễ cho biết Ngài đã đồng ý dự, thể theo lời yêu cầu của vị thủ hiến quá cố Dorjee Khandu.

Ban tổ chức cho biết Pháp hội Thời Luân được thực hiện cho hòa bình thế giới và sự phát triển tốt đẹp của Phật giáo Tây Tạng. Nghi lễ cổ xưa này nhắc đến ý nghĩa của luân xa (bánh xe) thời gian.

Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều người ủng hộ Ngài đã rời Tây Tạng và tỵ nạn ở Ấn Quốc khi quân đội Trung Quốc chiếm đóng thủ đô Lhasa vào năm 1959. Hiện nay, Ấn Quốc là quê hương của khoảng 100.000 người Tây Tạng.

http://hillpost.in/2011/10/30/go-vegan-for-ritual-tibetan-exiles/33596/news-2/hp_news_network

Go vegan for ritual: Tibetan exiles
October 30, 2011

(IANS) Dharamsala : The Central Tibetan Administration (CTA) based in this Himachal Pradesh town Sunday appealed to the followers of Tibetan Buddhism to go vegetarian and stop animal slaughtering for a ceremony to be held in Bihar.

The Dalai Lama will head the Kalachakra ceremony in the sacred Buddhist site of Bodh Gaya Dec 31-Jan 10.


“All those attending the 32nd Kalachakra at Bodh Gaya are requested to refrain from consuming non-vegetarian food and meat products during the entire duration of the event,” CTA’s department of religion and culture secretary Ngawang Choedak said.

“It is an effort to make the ceremony purely vegetarian and slaughter free,” he added.

Choedak said high reincarnated lamas of the four sects of Tibetan Buddhism as well as thousands of monks and followers of Buddhism from all over the world would attend the ceremony.


“It’s a very sacred gathering at a sacred place for a sacred purpose,” he said.

A communication from the Dalai Lama’s office to the ceremony organisers said the Nobel laureate has agreed to participate as requested by the late Arunachal Pradesh chief minister Dorjee Khandu before his death in a helicopter crash in April.

Ceremony organisers said the Kalachakra is held for world peace and for the smooth flourish of Tibetan Buddhism. The ancient ritual refers to the wheel of time.

The Dalai Lama, along with many of his supporters, fled Tibet and took refuge in India when Chinese troops moved in and took control of Lhasa in 1959. Currently, India is home to around 100,000 Tibetans.


http://hillpost.in/2011/10/30/go-vegan-for-ritual-tibetan-exiles/33596/news-2/hp_news_network