Blogger templates

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Cá chay kho khóm - Vegan "fish" in pineapple (Hồng Hương)

Vegan Mofo: Day 9
Vegan soy "fish" in pineapple

Vegan "fish" is made from bean curd sheets and seaweed. It's totally benign and ocean-friendly. (Spicy Island Vegan has a wonderful recipe.)

Lightly fry slices the vegan fish; set aside. Sautée chunks of fresh pineapple for a few minutes. (Fresh is always better; if in a pinch, one may use the frozen or canned version; it's just not as good.) In a bowl, mix 2 tablespoons sugar (or sweetener), 1 tablespoon mushroom seasoning, 1 tablespoon soy sauce, and 2 cups of coconut juice (if you don't have fresh coconut, use the canned version, or just plain water if you don't like to use canned products). Coconut juice is clear like water, by the way (it's not cococut milk).

Add the liquid to pineapple chunks. Wait for the mixture to boil, then add the vegan fish. When it boils again, add some chopped leeks (or spring onions, or none), chopped fresh chili pepper (can use flakes or powder, but fresh is preferred), and ground black pepper. Stir gently once and season to taste, then turn off stove right away. Serve with steamed rice and your favorite fresh vegetables for cooling balance.

Thanks for trying yummy Vietnamese vegan dishes. 

Cá chay kho khóm (Hồng Hương Jr.)

Cá chay làm bằng đậu hủ ky và rong biển, ngoài chợ ngày nay ở Việt Nam và các xứ Âu Mỹ đều có bán.

Cá chay thái lát, cắt làm đôi, chiên sơ, để một bên. Khóm (thơm) tươi cắt khúc, xào sơ. Khuấy 2 muỗng đường (hoặc chất ngọt, như mật thùa hoặc xi-rô cây thích), 1 muỗng bột nêm, 1 muỗng nước tương, 2 chén nước dừa tươi (có thể dùng tạm lon, hoặc dùng nước lọc nếu không thích dùng đồ hộp). Cho vào nồi khóm. Khi sôi, cho cá chay vào. Đợi sôi lần nữa, cho vào nồi boa-rô thái nhỏ (hoặc hành lá, tùy thích), ớt tươi thái nhỏ, tiêu. Đảo nhẹ một lần, nêm lại cho vừa khẩu vị. Tắt lửa và dùng với cơm nóng, rau sống cho mát.

Hôm qua Hồng Hương xem truyền hình, được xem phóng sự về nữ nghệ sĩ cải lương Hồng Nga do nữ ca sĩ Thanh Thúy (thế hệ sau) phỏng vấn, được biết cô ăn chay, làm việc từ thiện, thăm người già neo đơn. Hồng Hương rất mừng cho đất nước Việt Nam. Thêm một người ăn chay là thêm một đóa hoa Bồ Tát, khởi vô tận duyên lành. Có những việc tưởng như nhỏ mà ảnh hưởng lớn, trong vô hình mình không biết được. 

Famed Vietnamese actress Hồng Nga is vegetarian.

Biến Đổi Khí Hậu: Việt Nam đang nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu - Climate change in Việt Nam (L. H.)

Việt Nam is one of the nations most heavily affected by climate change. Rising sea level, in particular, increases risks of major floods along coastal towns and saltwater intrusion in the Mekong Delta.
bien doi khi hau

One of the solutions to climate change is to reduce greenhouse gas emissions. By adopting a vegan diet, we cut a lot of gas from raising cattle. We also keep animal manure out of the streams and rivers, thus avoiding pollution. The environment is cleaner, greener, and fresher with organic vegetable farms, instead of filthy and crowded livestock farms.

Wise, ancient Asian strategists always looked at the root of the problem. Climate change is a major issue that warrants a smart and decisive action by every Earth citizen - if we don't want to get burnt (or drowned) all together soon.

Việt Nam đang nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu
L. H.

(HNMO) – Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là vấn đề nước biển dâng do nhiều thành phố, cơ sở hạ tầng chính và khu công nghiệp nằm dọc ven biển. Một báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) năm 2009 cho thấy hơn 77% dân số quốc gia sống trong phạm vi 100 km từ bờ biển, có nghĩa là, hàng triệu người dân Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu trong vài thập kỷ tới.

“Nước biển dâng tạo ra nguy cơ ngập lụt và hiện tượng xâm mặn, gây áp lực lên vấn đề di cư, đặc biệt là dòng người từ nông thôn lên thành thị. Ở đồng bằng sông Cửu Long, nước biển dâng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa gạo, tác động tiêu cực đến thị trường trong nước và quốc tế, gây khó khăn đối với nhóm người nghèo và những người dễ bị tổn thương khác trong sản xuất, và đời sống sinh hoạt”, ông Nguyễn Quang, Giám đốc Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhận định.

Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm những vấn đề mà các đô thị đang phải đối mặt từ việc cung cấp nhà ở, cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị, đến giảm thiểu đói nghèo, dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo đảm an ninh lương thực.

Ðể chuẩn bị cho việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở đô thị có hiệu quả hơn, Việt Nam đang xây dựng thực hiện các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ở các cấp. Ở cấp quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Các bộ ban ngành hiện đang chỉ đạo việc lồng ghép vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu vào các kế hoạch và chiến lược ngành.

Theo đó, trong lĩnh vực quản lý đô thị, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn việc lồng ghép vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu phát thải khí nhà kính vào quy hoạch đô thị. Các chính quyền đô thị cấp địa phương hiện cũng đang xây dựng chương trình hành động gắn kết giữa ứng phó với biến đổi khí hậu và nhu cầu về phát triển đô thị trong tương lai. Việc mở rộng phạm vi tham gia của toàn dân, phối hợp giữa chính quyền với cộng đồng và khu vực tư nhân trong đánh giá mức độ tổn thương và khả năng thích ứng trong xây dựng quy hoạch - kế hoạch hành động cụ thể là rất cần thiết.

“Mỗi năm vào ngày Định cư Thế giới, ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 10, chủ đề đô thị hóa được thế giới nhắc đến với sự quan tâm đặc biệt. Năm nay, chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của các thành phố tới biến đổi khí hậu và ngược lại, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các thành phố, và việc các thành phố phải làm gì để ứng phó với thách thức này”, ông Joan Clos , Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Tổng Giám đốc Điều hành của UN-HABITAT tuyên bố trong thông điệp nhân ngày Định cư Thế giới 2011.

Đến cuối tháng 10/2011, dân số thế giới sẽ tăng lên 7 tỷ người, hơn một nửa sống ở khu vực đô thị. Theo dự báo, tỷ lệ này sẽ tăng lên hai phần ba sau một thế hệ nữa. Một trong những thách thức lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là làm thế nào quản lý được quá trình đô thị hóa một cách hiệu quả.

Theo Báo cáo về Định cư Con người năm 2011 của UN-HABITAT chủ đề: “Thành phố và Biến đổi Khí hậu”, đến năm 2050 sẽ có 200 triệu người trên thế giới phải di dời do nguyên nhân biến đổi khí hậu. Rất nhiều người trong số họ bị mất nhà do nước biển dâng và sự gia tăng tần suất của lũ lụt và hạn hán.

“Nỗ lực của địa phương đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự thành công ứng phó với biến đổi khí hậu, tuy nhiên họ cần sự hỗ trợ từ quốc tế. Chúng ta đã thấy kết quả khả quan của việc thành lập Quỹ Ứng phó với Biến đổi khí hậu và những kế hoạch hành động được thông qua để giảm thiểu khí phát thải từ phá rừng và đốt rừng. Tất cả các quốc gia đã đồng ý với mục tiêu ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2 độ C và có trách nhiệm quốc tế trong việc giảm thiểu khí nhà kính. Trong Ngày Định cư Thế giới, hãy để chúng tôi một lần nữa khẳng định quyết tâm hành động vì một tương lai bền vững, và tập trung nhiều hơn để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cho đô thị của chúng ta bây giờ và tương lai ” Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Ki-moon đã nhấn mạnh trong thông điệp của Liên Hợp Quốc gửi toàn thế giới nhân ngày Định cư Thế giới 2011.