What's the world's largest grassroots diet education campaign? The answer is Meatout, held annually by Farm Animal Rights Movement (FARM) on March 20. On this first day of spring (vernal equinox) in the northern hemisphere and the beginning of Nowruz, the Persian New Year, people from all 50 states of the USA and more than 20 other countries collectively promote a healthier and kinder lifestyle for Earth citizens: meat out, veg in!
From Ms. Maggie M. Funkhouser, FARM's Membership and Communications Manager: "In celebrating Meatout, we invite you to join us by doing what you do best - blogging about how awesomely delicious vegan food is and how adopting a vegan lifestyle not only improves health, but helps to protect the environment and eliminate animal suffering. This Meatout, FARM asks you to share with friends and followers the benefits of a vegan diet and encouraging them to sign up for Meatout Mondays e-newsletter; which is packed full of tasty recipes, product info and veggie inspiration."
For more information, please visit: www.Meatout.org
Bớt thịt, thêm rau 2012
[VNAC] Hàng năm vào ngày 20 tháng 3, ngày đầu mùa xuân ở bắc bán cầu và cũng là ngày đầu tiên của Tết Nowruz của Ba Tư, tổ chức Phong trào tranh đấu cho Quyền lợi Nông súc đều có một chiến dịch vận động Meatout (Không Thịt) trên toàn thế giới. Ngoài những lợi ích về sức khỏe, môi trường và kinh tế, việc bỏ thịt và chuyển sang ăn chay còn là một cách thể hiện lòng nhân của chúng ta đối với loài vật.
Trong ngày này, nếu bạn chưa phải là người trường chay, mong bạn hãy tham gia cùng nhiều người đang theo chiều hướng loại bỏ thịt trong thức ăn của mình.
Vì sao ta nên ăn chay? Một số độc giả của About.com đã chia sẻ lý do:
"Em 10 tuổi, em bắt đầu ăn chay lúc 8 tuổi. Em rất thích ăn chay. Lý do em ăn chay là vì em không thích cách các công ty chế tạo thịt và vì loài người không được tạo ra để ăn thịt. Trong Thánh Kinh cũng có nói như vậy." —Michelle
"Tôi ăn chay vì thịt không cần thiết và mình có thể có dinh dưỡng giống thịt từ những thứ như bơ đậu phộng. Theo thiển ý của tôi, lấy dinh dưỡng từ những thứ đó tốt hơn vì không phải giết một con vật vô tội." —Cô gái ăn chay
"Tôi chọn không ăn thịt để có một lối ăn uống lành mạnh hơn và để giảm cân. Cũng là vì tôi quan tâm đến thú vật và muốn giúp bảo vệ phúc lợi của chúng." —Charlotte Clarke
"Tôi ăn chay đã được 6 năm. Tôi ngừng ăn thịt khi một hôm tôi nhìn thịt cá và có cảm tưởng mình đang ăn xác chết của thú vật. Tôi nghĩ tại sao lại để bụng mình trở thành mồ chôn xác thú. Giờ đây tôi rất vui với quyết định của mình." —Neroomie
"Tôi không muốn nhìn một con vật đáng thương bị giết để thỏa mãn khẩu vị của tôi. Thật vậy, tôi không muốn thấy một mạng sống nào bị hoang phí cho bất kỳ lý do gì, nhất là khi có sự chọn lửa thay thế." —Ajinkya
"Bởi vì: 1. Mình không có quyền giết những gì mình không thể tạo; 2. Tôi đủ văn minh để không làm tổn thương kẻ khác (người cũng như thú); 3. Tôi không tàn nhẫn đến nỗi phải ăn loài vật chỉ cho khẩu vị của mình; 4. Tôi không phải là thú để giết thú mà sống - tôi là người; 4. Tôi cảm thấy tất cả mọi thứ trên đời này đều đẹp, nên tôi quyết định không hủy diệt nét đẹp của thiên nhiên mà phải bảo tồn nó; 5. Tôi là người Ấn, chúng tôi có một di sản văn hóa phong phú. Nền văn minh của chúng tôi là một trong những nền văn minh cao nhất trên thế giới. Một số chúng tôi ở đây đủ văn minh để không giết thú vật cho cái lưỡi của mình." —Vickas
"Ăn chay không khó như nhiều người nghĩ... Bạn có thể ăn đủ mọi thứ, đừng ăn thú vật mà thôi! Tôi vẫn có thể ăn cơm Tàu, pizza và rất nhiều thứ mà người ta nghĩ là sẽ không còn ăn được khi chuyển sang ăn chay... Tôi khỏe mạnh hơn rất nhiều và đang dự tính thuần chay... Cách thú vật bị đối xử trước khi thành thức ăn cho chúng ta thật quá tồi tệ, đó là lý do tôi không ăn thịt. Thêm nữa, số lượng thức ăn để nuôi bò (cho bò trở thành thức ăn của chúng ta) có thể dùng để nuôi được nhiều người hơn là chỉ nuôi con bò đó. Sau khi được một người bạn thuần chay động viên khuyên thử ăn chay trong vòng 2 tuần, tôi khám phá ra rằng tôi rất thích sự thay đổi này và khuyến khích mọi người cũng nên làm giống vậy: Hãy thử ăn chay 2 tuần và xem đó có phải là một chọn lựa tốt cho bạn hay không!" —B.
Riêng các bạn nào đã trường chay, FARM kêu gọi các bạn hưởng ứng qua blog và các sinh hoạt tập thể cũng như cá nhân, giới thiệu các món ăn chay ngon và lợi ích của việc ăn chay.
Chúc thế giới một ngày Không Thịt!
Blogger templates
Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012
Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012
Nói Không Với Rượu: Uống rượu, giết hai mạng người - Drunk driving kills
Photo by Henryk Sadura via Shutterstock |
Uống rượu, giết hai mạng người
[VNAC] Rượu không những có hại cho sức khỏe của cá nhân người uống rượu, mà còn ảnh hưởng đến xã hội và người chung quanh. Sau khi uống rượu, trí óc bị lu mờ, bản thân không tự chủ được lúc lái xe, đưa đến kết quả thảm thương như trong trường hợp sau đây. Hai mạng người quý báu trong tuổi thanh xuân đã vĩnh viễn mất đi, còn người ở lại nếu luật pháp truy ra tội giết người, sẽ phải vào tù, chuốc khổ đau cho chính mình, cho gia đình và khó khăn cho cuộc đời trước mặt.
Qua những câu chuyện không hay nhan nhản trên báo chí, hãy xem rượu là một loại độc chất mà chúng ta cần phải tránh xa để khỏi mang lụy vào thân.
Bee.net.vn (Thúy Hằng) - Ngày 19/3 [2012], Công an huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cho biết đã tiến hành bắt khẩn cấp và đang tạm giữ đối tượng Phan Duy Tâm (25 tuổi, thường trú thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) để điều tra hành vi “Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, lúc 17h30 ngày 16/3, tại Km 73 + 500 m trên Quốc lộ 13 đoạn đi qua tổ 10 ấp 3, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành (Bình Phước), xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 2 người chết tại chỗ. Sau khi gây tai nạn, tài xế ôtô bỏ trốn khỏi hiện trường.
Nạn nhân được xác định là anh Nguyễn Minh Xuân (29 tuổi, ngụ huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) và chị Tạ Thị Ngọc Thúy (30 tuổi, ngụ thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh).
Sau khi khám nghiệm hiện trường, từ nguồn tin của người dân địa phương, cơ quan công an tiến hành điều tra và xác định chiếc xe ôtô gây tai nạn làm chết 2 người có biển số 61A - 001.64 do Phan Duy Tâm điều khiển.
Tại cơ quan công an, Tâm khai trước thời điểm gây tai nạn, Tâm đã uống rượu và lái xe với tốc độ khoảng 100 km/h. Thời điểm gây tai nạn, Tâm lái xe trên quốc lộ 13 từ hướng huyện Chơn Thành về huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Khi đến địa điểm trên, do đã say rượu, không quan sát đường nên khi phát hiện anh Xuân đang lưu thông cùng chiều ở phía, đang rẽ trái để sang đường, Tâm đã không làm chủ tốc độ rồi đụng thẳng vào xe gắn máy do anh Xuân điều khiển khiến cả 2 người trên xe máy chết ngay tại chỗ.
http://bee.net.vn/channel/1987/201203/Nhau-say-tong-chet-nguoi-roi-bo-tron-1829900/
Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Hủ tiếu xào chay - Mỹ Ái (Vegan stir-fried rice stick noodles)
Vegan stir-fried rice stick noodles. For the recipe in English, kindly write: Info@VietnamAnChay.com
Thanks so much for coming by!
Hủ tiếu xào chay
Hướng dẫn: Mỹ Ái
Các bạn thân mến,
Trong thời gian gần đây, Mỹ Ái có ước nguyện ăn chay để tạ Ơn Trên nên đã thực hiện nhiều món chay. Được sự khích lệ của ba cô em gái đều trường chay, Mỹ Ái xin hân hạnh chia sẻ một vài món chay mà mình đã có dịp tự tay nấu cho các em và thân hữu.
Nấu ăn chay rất đơn giản, một phần vì rau củ chín rất nhanh, nên đây cũng là một trong những thú vị của ẩm thực chay. Khi nấu chay, tâm trạng mình vui vẻ, thoải mái, nên người thưởng thức cũng rất vui, và "quán nhà ta nấu" của Mỹ Ái đã được ưu ái đặt tên là Hương Sen để kỷ niệm hành trình ăn chay của Mỹ Ái. Thân mời các bạn cùng nấu chay với Mỹ Ái.
Nguyên liệu:
Thực hiện:
http://www.vietnamanchay.com/2012/03/bep-chay-thanh-nhe-hu-tieu-xao-chay-my.html
Thanks so much for coming by!
Hủ tiếu xào chay
Hướng dẫn: Mỹ Ái
Các bạn thân mến,
Trong thời gian gần đây, Mỹ Ái có ước nguyện ăn chay để tạ Ơn Trên nên đã thực hiện nhiều món chay. Được sự khích lệ của ba cô em gái đều trường chay, Mỹ Ái xin hân hạnh chia sẻ một vài món chay mà mình đã có dịp tự tay nấu cho các em và thân hữu.
Nấu ăn chay rất đơn giản, một phần vì rau củ chín rất nhanh, nên đây cũng là một trong những thú vị của ẩm thực chay. Khi nấu chay, tâm trạng mình vui vẻ, thoải mái, nên người thưởng thức cũng rất vui, và "quán nhà ta nấu" của Mỹ Ái đã được ưu ái đặt tên là Hương Sen để kỷ niệm hành trình ăn chay của Mỹ Ái. Thân mời các bạn cùng nấu chay với Mỹ Ái.
Nguyên liệu:
- Hủ tiếu (khoảng 1 tô đầy)
- 1/2 chén đậu hủ chiên, thái lát
- 1 chén giá
- 1 bó hẹ, thái khúc
- 1/4 củ hành tây, thái mỏng
- 2-3 muỗng đậu phộng băm nhỏ
- 1 muỗng cà-phê bột nêm
- 1 muỗng cà-phê nước mắm chay
- 1 muỗng cà-phê nước tương
- 1 muỗng cà-phê dầu ăn
- Vài cọng ngò
Thực hiện:
- Hủ tiếu trụng nước sôi, dùng vá lưới vớt ra để sang một bên.
- Bắc chảo, phi hành với dầu ăn cho thơm.
- Khi hành vừa trong, cho đậu hủ chiên thái lát vào. Nêm bột nêm.
- Cho hủ tiếu, giá, hẹ vào. Xào cho đến khi giá, hẹ vừa mềm là được.
- Nêm nước mắm chay cho đậm đà và nước tương cho có tí màu.
- Tắt lửa. Trút hủ tiếu xào vào đĩa.
- Rắc đậu phộng lên trên và trang hoàng với ngò.
http://www.vietnamanchay.com/2012/03/bep-chay-thanh-nhe-hu-tieu-xao-chay-my.html
Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012
Khuôn Vàng Thước Ngọc: Tu thân (Cổ Học Tinh Hoa) - Self cultivation
From ancient sayings: "If we see someone good, try to emulate. If we see someone bad, check ourselves and change if necessary. If we ourselves have good points, try to keep them. If we have flaws, try to eliminate them."
Tu Thân
Trích "Cổ Học Tinh Hoa"
Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc , Từ An Trần Lê Nhân
Thấy người hay thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi.
Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy; chính mình có điều dở thì phải cố mà trừ đi.
Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy.
Cho nên người quân tử trọng thầy, quý bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn... như thế dù muốn không hay cũng không được.
Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cứ bậy mà lại ghét người chê mình; rất dở mà lại thích người khen mình; bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ siểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì cười, thấy người trung tín thì chê.. Như thế dù không muốn không dở cũng không được.
(Tuân Tử)
Tu Thân
Trích "Cổ Học Tinh Hoa"
Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc , Từ An Trần Lê Nhân
Thấy người hay thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi.
Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy; chính mình có điều dở thì phải cố mà trừ đi.
Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy.
Cho nên người quân tử trọng thầy, quý bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn... như thế dù muốn không hay cũng không được.
Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cứ bậy mà lại ghét người chê mình; rất dở mà lại thích người khen mình; bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ siểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì cười, thấy người trung tín thì chê.. Như thế dù không muốn không dở cũng không được.
(Tuân Tử)
Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Bánh tiêu - Uyên Thy (Hollow bread)
Bánh tiêu is a kind of hollow bread made from self-raising flour. It's puffy and decadent (read: deep fried). If enjoyed in moderation, bánh tiêu can surely be a memorable culinary experience. (Please scroll down for English)
Bánh tiêu
Hướng dẫn: Uyên Thy
Trong công thức này có dùng bơ nhưng không dùng trứng, nên thích hợp với người ăn chay. Người thuần chay thường dùng bơ thực vật thay cho bơ động vật.
Hollow Bread
Uyên Thy
Ingredients:
Directions:
1. Mix all ingredients using an electric mixer (kneading by hand is also fine). Increase the speed after a couple minutes.
2. Remove from the mixer bowl and knead by hand to ensure that all ingredients stick together well. Tip: Use the heel of your hand, instead of fingers, to knead; the dough will be more evenly mixed and rise better.
3. Roll into a big round ball.
4. Place on a tray that has been lined with plastic wrap.
5. Cover the dough loosely with plastic wrap.
6. Let the dough stand for 3 hours to allow it to rise and soften.
7. After 3 hours, sprinkle some flour on a flat surface to roll the dough.
8. Divide the dough into several medium-sized balls. Cover with plastic wrap to keep them moist.
9. Roll each ball in a plate of sesame seeds.
10. Then roll the dough into a flat, round shape. Tip: Add some flour to your rolling pin, so that the dough won't stick to it.
11. Heat vegetable oil on medium for about 10-15 minutes to make sure the oil is hot enough. (Frying temperature is key in making hollowed bread: A temperature too low will make the bread flat, while a temperature too high will burn it.)
12. Fry the dough until golden on both sides. Tip: It is easier to fry one at a time. Let the dough slide down the side of the frying pan to avoid oil splashes. When the bread gets puffy, flip to the other side for an even golden color. Keep flipping and swirling the bread around while frying, the bread will turn out round and pretty. If the bread is too puffy, you can press it down a bit while frying.
Enjoy, and thank you for your interest!
http://www.vietnamanchay.com/2012/03/bep-chay-thanh-nhe-banh-tieu-uyen-thy.html
Bánh tiêu
Hướng dẫn: Uyên Thy
Trong công thức này có dùng bơ nhưng không dùng trứng, nên thích hợp với người ăn chay. Người thuần chay thường dùng bơ thực vật thay cho bơ động vật.
Hollow Bread
Uyên Thy
Ingredients:
- 5 cups self-rising flour (can use Gold Medal brand)
- 2 teaspoons melted butter (vegans can use vegan shortening, like Earth Balance)
- 5 tablespoons sugar (you can add a bit more sugar if you prefer a sweeter taste, but too much sugar will make the bread burn easily when frying)
- A pinch of salt (about 1/4 teaspoon)
- 2 cups water
- 1 packet of baking powder, about 2.5 teaspoons (can use Alsa brand)
Alsa baking powder |
1. Mix all ingredients using an electric mixer (kneading by hand is also fine). Increase the speed after a couple minutes.
2. Remove from the mixer bowl and knead by hand to ensure that all ingredients stick together well. Tip: Use the heel of your hand, instead of fingers, to knead; the dough will be more evenly mixed and rise better.
3. Roll into a big round ball.
4. Place on a tray that has been lined with plastic wrap.
5. Cover the dough loosely with plastic wrap.
6. Let the dough stand for 3 hours to allow it to rise and soften.
7. After 3 hours, sprinkle some flour on a flat surface to roll the dough.
8. Divide the dough into several medium-sized balls. Cover with plastic wrap to keep them moist.
9. Roll each ball in a plate of sesame seeds.
10. Then roll the dough into a flat, round shape. Tip: Add some flour to your rolling pin, so that the dough won't stick to it.
11. Heat vegetable oil on medium for about 10-15 minutes to make sure the oil is hot enough. (Frying temperature is key in making hollowed bread: A temperature too low will make the bread flat, while a temperature too high will burn it.)
12. Fry the dough until golden on both sides. Tip: It is easier to fry one at a time. Let the dough slide down the side of the frying pan to avoid oil splashes. When the bread gets puffy, flip to the other side for an even golden color. Keep flipping and swirling the bread around while frying, the bread will turn out round and pretty. If the bread is too puffy, you can press it down a bit while frying.
Enjoy, and thank you for your interest!
http://www.vietnamanchay.com/2012/03/bep-chay-thanh-nhe-banh-tieu-uyen-thy.html
Tin Vui Ăn Chay: Hội bảo vệ động vật giúp công sở Trenton - Trenton Accepts Anti-Meat Toilet Paper
Trenton Accepts Anti-Meat Toilet Paper from PETA
From NBC10 Philadelphia
Alerted to the fact that all Trenton city buildings are almost out of toilet paper because of a fight between the mayor’s administration and the city council, PETA stepped up to the bowl.
The controversial animal-rights group offered Mayor Tony Mack a six-month supply of toilet paper with an anti-meat, anti-slaughterhouse message printed throughout each roll. The mayor accepted.
This means that for the next six months, Trenton police officers, fire fighters, senior center patrons and all other city employees will be reading “Slaughterhouses are so filthy that more than half of all meat is contaminated with fecal bacteria. Wipe cruelty from your diet. Go vegan. PETA,” every time they go to the bathroom, reports the Times of Trenton.
To read the full article, please click here.
Những người ăn chay giúp thành phố thoát khỏi tình trạng thiếu giấy vệ sinh
[Tiếng nói nước Nga] - Theo tin từ hãng thông tấn Reuters, những người bảo vệ quyền động vật sẽ cung cấp miễn phí giấy vệ sinh cho các tòa nhà văn phòng tại thủ phủ Trenton của tiểu bang New Jersey.
Trữ lượng giấy vệ sinh tại các cơ quan công sở thành phố tính đến cuối tuần này sẽ cạn kiệt do Hội Đồng thành phố không thông qua các khoản chi phí mua giấy vệ sinh do tranh cãi với Thị trưởng về vấn đề ngân sách. Các cảnh sát viên, nhân viên chữa cháy, viên chức và những người làm việc trong tòa thị chính đối mặt với nguy cơ sẽ không có giấy vệ sinh sử dụng.
Tổ chức “Những người ủng hộ việc đối xử đạo đức với động vật” đã quyết định hỗ trợ chính quyền thành phố. Họ sẽ cung cấp giấy vệ sinh trong 6 tháng. Theo Fox News, điều kiện để tổ chức này tiến hành hỗ trợ chính là trên tất cả các cuộn giấy vệ sinh sẽ được ghi nội dung sau đây: "Lò giết mổ là nơi rất dơ bẩn, vì vậy hơn phân nửa các loại thịt đều bị nhiễm khuẩn. Hãy từ bỏ sự tàn ác trong khẩu phần ăn uống của chúng ta. Hãy ăn chay”.
http://vietnamese.ruvr.ru/2012_03_15/68567916/
From NBC10 Philadelphia
Alerted to the fact that all Trenton city buildings are almost out of toilet paper because of a fight between the mayor’s administration and the city council, PETA stepped up to the bowl.
The controversial animal-rights group offered Mayor Tony Mack a six-month supply of toilet paper with an anti-meat, anti-slaughterhouse message printed throughout each roll. The mayor accepted.
This means that for the next six months, Trenton police officers, fire fighters, senior center patrons and all other city employees will be reading “Slaughterhouses are so filthy that more than half of all meat is contaminated with fecal bacteria. Wipe cruelty from your diet. Go vegan. PETA,” every time they go to the bathroom, reports the Times of Trenton.
To read the full article, please click here.
Những người ăn chay giúp thành phố thoát khỏi tình trạng thiếu giấy vệ sinh
[Tiếng nói nước Nga] - Theo tin từ hãng thông tấn Reuters, những người bảo vệ quyền động vật sẽ cung cấp miễn phí giấy vệ sinh cho các tòa nhà văn phòng tại thủ phủ Trenton của tiểu bang New Jersey.
Trữ lượng giấy vệ sinh tại các cơ quan công sở thành phố tính đến cuối tuần này sẽ cạn kiệt do Hội Đồng thành phố không thông qua các khoản chi phí mua giấy vệ sinh do tranh cãi với Thị trưởng về vấn đề ngân sách. Các cảnh sát viên, nhân viên chữa cháy, viên chức và những người làm việc trong tòa thị chính đối mặt với nguy cơ sẽ không có giấy vệ sinh sử dụng.
Tổ chức “Những người ủng hộ việc đối xử đạo đức với động vật” đã quyết định hỗ trợ chính quyền thành phố. Họ sẽ cung cấp giấy vệ sinh trong 6 tháng. Theo Fox News, điều kiện để tổ chức này tiến hành hỗ trợ chính là trên tất cả các cuộn giấy vệ sinh sẽ được ghi nội dung sau đây: "Lò giết mổ là nơi rất dơ bẩn, vì vậy hơn phân nửa các loại thịt đều bị nhiễm khuẩn. Hãy từ bỏ sự tàn ác trong khẩu phần ăn uống của chúng ta. Hãy ăn chay”.
http://vietnamese.ruvr.ru/2012_03_15/68567916/
Ích Quốc Lợi Dân: Cụ ông mù 30 năm làm từ thiện - Út Hợp, charitable blind gentleman
Mr. Thái Văn Hợp, 69, though sightless from a wartime injury, has been quietly helping the poor and unfortunate in Việt Nam for more than 30 years. He initiated a soup kitchen program for destitute patients in Sóc Trăng, providing complimentary vegetarian meals three times a day.
Cụ ông mù 30 năm làm từ thiện
Bài & ảnh: Thiên Phước
Mất đôi mắt trong chiến tranh, nhưng hơn 30 năm qua ông Út Hợp vẫn lặn lội đi khắp nơi để làm từ thiện. Nghe nơi đâu có mảnh đời bất hạnh là vài ngày sau ông xuất hiện để giúp đỡ.
Căn hộ nhỏ trên đường Phan Chu Trinh, TP Sóc Trăng ít khi có ông chủ ở nhà bởi cụ Thái Văn Hợp (Út Hợp, 69 tuổi) thường xuyên đón xe ôm rong ruổi khắp nơi để làm việc thiện. Có hôm vợ con kiên nhẫn chờ cơm đến khuya mới thấy xe ôm đưa ông đến cổng, gương mặt ông ánh niềm vui vì vừa giúp cho một học sinh nghèo vượt khó ở huyện vùng sâu suất học bổng để tiếp tục đi học.
Ông Út Hợp bị bom đạn cướp đi đôi mắt tại chiến trường miền Trung khi mới 28 tuổi. Xuất ngũ, ông về lại Sóc Trăng với người vợ hiền. Thiếu ánh sáng nhưng còn đôi chân khỏe, thế là 2 năm sau giải phóng, ông đi châm cứu từ thiện khắp các tỉnh miền Tây rồi lên Đông Nam bộ, ròng rã suốt 17 năm trời. Ở đâu có ông là có hàng trăm người nhận phiếu châm cứu miễn phí mỗi ngày.
Trước khi “giải nghệ”, Út Hợp được một nhà sư ở Sóc Trăng mời tham gia hướng dẫn cho học viên lớp châm cứu, bốc thuốc nam được tổ chức tại chùa nên sau đó ông có được một đội ngũ kế thừa việc châm cứu từ thiện.
Vài năm sau, biết nhiều địa phương người dân rất thiếu nước sạch nên ông liền khăn gói lên Sài Gòn tìm bạn bè làm ăn khá giả vận động chi phí khoan giếng bơm tay cho hàng trăm hộ dân ở Sóc Trăng, Bạc Liêu. Thời gian này, những lúc rảnh tay ông vò bột nghệ thành viên để cho những bệnh nhân bị đau bao tử mà không có tiền mua thuốc uống.
Có lần nghe bạn kể nhiều bệnh nhân ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng không có tiền mua cơm, cháo, ông bèn liên hệ với bạn bè đến bệnh viện đặt vấn đề nấu cháo từ thiện phát miễn phí. Nhờ vậy mà bếp ăn từ thiện tại bệnh viện này ra đời, phát triển tốt đến nay với khoảng 300 phần cháo vào mỗi buổi sáng.
Buổi trưa và chiều cũng có hàng trăm phần cơm được phát miễn phí, có đủ thức ăn chay. Từ mô hình này, một số bệnh viện tuyến huyện ở Sóc Trăng cũng hình thành bếp ăn từ thiện cung cấp cơm, cháo miễn phí cho bệnh nhân nghèo.
Biết ông tận tâm nên bạn bè, anh em ở Mỹ, TPHCM… cũng gửi tiền về để Út Hợp chia sẻ với người nghèo. Vì vậy, rất nhiều học sinh tật nguyền, hoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học đã được người đàn ông mù đón xe ôm đến tận nhà trao học bổng.
Mới đây, có đoàn làm phim muốn ghi hình về cuộc đời của “những người tử tế” nhưng ông từ chối bởi không muốn ồn ào. Ông bảo chỉ muốn thầm lặng làm việc nghĩa. Và sáng hôm sau ông một mình đón xe từ Sóc Trăng lên TPHCM để tìm đến nhà một gia đình nghèo ở quận 9.
“Tôi mới nghe radio kể về một cô bé nhà nghèo ham học. Cha liệt nằm một chỗ, em trai bại não nên mẹ phải ở nhà chăm sóc hai người. Không có tiền, bà ấy nhận giữ mấy đứa trẻ trong xóm để tằn tiện lo thang thuốc cho chồng, con. Đứa con gái tên Thanh đang học lớp 12 mà có hôm nhịn đói đến lớp nên tôi phải tìm để trao học bổng, hỗ trợ tiền hàng tháng cho em này có điều kiện ăn học”, ông chia sẻ.
Trò chuyện cùng VnExpress.net, bà Lý Thị Thum ở Bắc Tà Ky, phường 4, TP Sóc Trăng cho biết cứ vài tháng là thấy cụ Hợp xuất hiện với vài người phụ việc để trao quà hoặc quần áo xin được từ TPHCM mang về Sóc Trăng chở đi cho người nghèo.
“Tôi quý cụ Hợp ở chỗ là không phải như những người khác cứ đổ quần áo ra một đống bên đường rồi ai lựa thì lựa theo kiểu ‘bố thí’. Cách làm của cụ Hợp là khi xe chở quần áo đến, người nào hỏi xin và xin bao nhiêu bộ thì cụ kêu người giúp việc chọn áo quần vừa theo kích cỡ người cần mặc, đúng số lượng, đúng giới tính nên mang về là mặc được ngay, không bỏ tùm lum phí phạm”, bà Thum tâm đắc kể.
Nói về bếp ăn từ thiện trong Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng do cụ Hợp khởi xướng, bác sĩ Nguyễn Thanh Hoàng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng cho biết 7 năm trước khi ông nhận công tác ở bệnh viện đã thấy có bếp ăn từ thiện do ông Hợp với các cộng sự phát cháo cho bệnh nhân nghèo vào mỗi buổi sáng. Hiện nay ông Hợp không trực tiếp tham gia mà giao lại cho người khác đồng thời phát triển thêm hai buổi cơm chay vào trưa và chiều.
http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2012/03/cu-ong-mu-30-nam-lam-tu-thien/
Cụ ông mù 30 năm làm từ thiện
Bài & ảnh: Thiên Phước
Mất đôi mắt trong chiến tranh, nhưng hơn 30 năm qua ông Út Hợp vẫn lặn lội đi khắp nơi để làm từ thiện. Nghe nơi đâu có mảnh đời bất hạnh là vài ngày sau ông xuất hiện để giúp đỡ.
Căn hộ nhỏ trên đường Phan Chu Trinh, TP Sóc Trăng ít khi có ông chủ ở nhà bởi cụ Thái Văn Hợp (Út Hợp, 69 tuổi) thường xuyên đón xe ôm rong ruổi khắp nơi để làm việc thiện. Có hôm vợ con kiên nhẫn chờ cơm đến khuya mới thấy xe ôm đưa ông đến cổng, gương mặt ông ánh niềm vui vì vừa giúp cho một học sinh nghèo vượt khó ở huyện vùng sâu suất học bổng để tiếp tục đi học.
Ông Út Hợp bị bom đạn cướp đi đôi mắt tại chiến trường miền Trung khi mới 28 tuổi. Xuất ngũ, ông về lại Sóc Trăng với người vợ hiền. Thiếu ánh sáng nhưng còn đôi chân khỏe, thế là 2 năm sau giải phóng, ông đi châm cứu từ thiện khắp các tỉnh miền Tây rồi lên Đông Nam bộ, ròng rã suốt 17 năm trời. Ở đâu có ông là có hàng trăm người nhận phiếu châm cứu miễn phí mỗi ngày.
Trước khi “giải nghệ”, Út Hợp được một nhà sư ở Sóc Trăng mời tham gia hướng dẫn cho học viên lớp châm cứu, bốc thuốc nam được tổ chức tại chùa nên sau đó ông có được một đội ngũ kế thừa việc châm cứu từ thiện.
Vài năm sau, biết nhiều địa phương người dân rất thiếu nước sạch nên ông liền khăn gói lên Sài Gòn tìm bạn bè làm ăn khá giả vận động chi phí khoan giếng bơm tay cho hàng trăm hộ dân ở Sóc Trăng, Bạc Liêu. Thời gian này, những lúc rảnh tay ông vò bột nghệ thành viên để cho những bệnh nhân bị đau bao tử mà không có tiền mua thuốc uống.
Có lần nghe bạn kể nhiều bệnh nhân ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng không có tiền mua cơm, cháo, ông bèn liên hệ với bạn bè đến bệnh viện đặt vấn đề nấu cháo từ thiện phát miễn phí. Nhờ vậy mà bếp ăn từ thiện tại bệnh viện này ra đời, phát triển tốt đến nay với khoảng 300 phần cháo vào mỗi buổi sáng.
Buổi trưa và chiều cũng có hàng trăm phần cơm được phát miễn phí, có đủ thức ăn chay. Từ mô hình này, một số bệnh viện tuyến huyện ở Sóc Trăng cũng hình thành bếp ăn từ thiện cung cấp cơm, cháo miễn phí cho bệnh nhân nghèo.
Biết ông tận tâm nên bạn bè, anh em ở Mỹ, TPHCM… cũng gửi tiền về để Út Hợp chia sẻ với người nghèo. Vì vậy, rất nhiều học sinh tật nguyền, hoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học đã được người đàn ông mù đón xe ôm đến tận nhà trao học bổng.
Mới đây, có đoàn làm phim muốn ghi hình về cuộc đời của “những người tử tế” nhưng ông từ chối bởi không muốn ồn ào. Ông bảo chỉ muốn thầm lặng làm việc nghĩa. Và sáng hôm sau ông một mình đón xe từ Sóc Trăng lên TPHCM để tìm đến nhà một gia đình nghèo ở quận 9.
“Tôi mới nghe radio kể về một cô bé nhà nghèo ham học. Cha liệt nằm một chỗ, em trai bại não nên mẹ phải ở nhà chăm sóc hai người. Không có tiền, bà ấy nhận giữ mấy đứa trẻ trong xóm để tằn tiện lo thang thuốc cho chồng, con. Đứa con gái tên Thanh đang học lớp 12 mà có hôm nhịn đói đến lớp nên tôi phải tìm để trao học bổng, hỗ trợ tiền hàng tháng cho em này có điều kiện ăn học”, ông chia sẻ.
Trò chuyện cùng VnExpress.net, bà Lý Thị Thum ở Bắc Tà Ky, phường 4, TP Sóc Trăng cho biết cứ vài tháng là thấy cụ Hợp xuất hiện với vài người phụ việc để trao quà hoặc quần áo xin được từ TPHCM mang về Sóc Trăng chở đi cho người nghèo.
“Tôi quý cụ Hợp ở chỗ là không phải như những người khác cứ đổ quần áo ra một đống bên đường rồi ai lựa thì lựa theo kiểu ‘bố thí’. Cách làm của cụ Hợp là khi xe chở quần áo đến, người nào hỏi xin và xin bao nhiêu bộ thì cụ kêu người giúp việc chọn áo quần vừa theo kích cỡ người cần mặc, đúng số lượng, đúng giới tính nên mang về là mặc được ngay, không bỏ tùm lum phí phạm”, bà Thum tâm đắc kể.
Nói về bếp ăn từ thiện trong Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng do cụ Hợp khởi xướng, bác sĩ Nguyễn Thanh Hoàng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng cho biết 7 năm trước khi ông nhận công tác ở bệnh viện đã thấy có bếp ăn từ thiện do ông Hợp với các cộng sự phát cháo cho bệnh nhân nghèo vào mỗi buổi sáng. Hiện nay ông Hợp không trực tiếp tham gia mà giao lại cho người khác đồng thời phát triển thêm hai buổi cơm chay vào trưa và chiều.
http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2012/03/cu-ong-mu-30-nam-lam-tu-thien/
Bạn Thú Mến Yêu: Ăn thịt bạn mình… ngon lành lắm ư? - Eating our own friends
Dogs are loyal members of the human family. Time and again, they have loved and given us unconditionally. Wouldn't eating dog meat be like eating a friend? It's high time humans re-examine our own heart regarding this practice, whether we participate in it or not, and help put a stop to it.
Ăn thịt bạn mình… ngon lành lắm ư?
Hoài Lương
(Ghi theo lời kể của anh Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty sách Thái Hà Thaihabooks)
Bee.net.vn - Chuyện xảy ra cách đây chừng 20 năm, khi tôi còn chưa là Phật tử. Thời đó tôi đang là một chàng sinh viên. Vào một dịp hè tôi đến thăm người bạn và ở lại chơi mấy ngày. Trong nhà có 1 con chó rất đẹp, ai cũng rất yêu quý chú cún này. Thế nhưng đợt đó chú chó bị ốm. Thế là bố bạn tôi tuyên bố... thịt.
Ông gọi người em kết nghĩa đến. Gọi con trai, gái, dâu, rể về. Kêu các cháu nội ngoại đến đủ. Tất cả chuẩn bị cho việc thịt chó.
Hai cháu con chị gái bạn tôi là Yến và Oanh vô cùng buồn khi biết tin này. Hai đứa cương quyết ngăn cản việc giết thịt vì chú cún Míc được xem là người bạn rất thân của cả nhà, nhất là với hai đứa.
Cuộc chiến và sự giằng co xảy ra giữa 2 bên bắt đầu. Một bên là người lớn còn bên kia là trẻ con. Một bên là những người đang thèm thịt, nhất là thịt chó (thời đó thịt rất hiếm và quý) và bên kia là tình yêu thương dành cho người bạn của mình.
Nhìn cảnh này tôi cảm thấy nao lòng. Chỉ mới mấy ngày trước, tôi còn chứng kiến cả nhà bạn tôi lo cho Míc, chăm sóc Míc. Còn Yến và Oanh thì đi đâu cũng lo cho cún, yêu thương cún, nhớ cún.
Vậy mà hôm nay, cả nhà bắt, trói Míc lại và làm thịt. Tôi là người chứng kiến những giọt nước mắt của Míc. Nhớ lại đôi mắt ướt ướt của chú chó tôi khó lòng quên được cảnh giãy giụa của con cún vốn đang bị bệnh.
Tôi lại chứng kiến sự vật lộn và khóc lóc của 2 đứa trẻ khi bạn chúng bị giết. Chúng thét lên “Không được giết bạn cháu. Bạn cháu đang bị ốm”. Nghe càng thảm thương. Lúc này người lớn chỉ còn cách duy nhất là bế gọn 2 cháu nhỏ cho lên buồng và khóa cửa lại.
Hai đứa nhỏ vẫn thi nhau khóc. Chúng gào lên. Chúng đập cửa. Chúng phản đối việc giết bạn của chúng.
Bữa trưa đó cả nhà đánh chén say sưa. Các món nhậu và rượu. Riêng hai cháu Yến và Oanh nhịn ăn. Chúng tuyệt thực nguyên ngày. Phải mất một thời gian, Yên và Oanh mơi nguôi cơn buồn mất bạn.
Trong suốt bữa liên hoan tôi không hề ăn một miếng thịt chó. Cậu sinh viên trẻ tuổi ngồi nhìn và thấy xót lòng cho con chó đáng thương. Ngày hôm qua còn là bạn thân của cả nhà, nay người ta đang đang hả hê nâng cốc, cười nói và ăn thịt!
Từ ngày đó tôi không bao giờ ăn thịt chó nữa. Ngay thịt mèo cũng tuyệt nhiên không. Bởi từ những gì được chứng kiến tôi thấy rằng con người ta thật dã man: mèo và chó là bạn của ta tại sao ta nỡ lòng đè ra làm thịt và ăn. Thật không thể tưởng tượng nổi!
Sát sinh là giết hại chúng sinh. Mình coi trọng tính mạng của mình thì rõ ràng cần trân trọng tính mạng của kẻ khác. Làm sao có thể đang tâm lấy đi mạng sống của những chúng sinh như ta. Còn giết hại mạng sống của bạn mình, bạn thân của mình như trường hợp nêu trên thì thật là… hết chỗ nói.
Mà không hiểu sao các quán thịt chó, mèo vẫn nhan nhản ngoài đường nhỉ? Mà cũng lạ mới tuần trước tôi lại nhận được lời mời của chú người bạn tôi mời đến ăn thịt chó. Chú nói, chó nhà nuôi. Tôi hỏi lại, sao nuôi, làm bạn lại còn thịt. Chú bảo thế mới là thịt sạch. Ăn thịt chó ngoài quán có thể là chó bị đánh bả, nguy hiểm lắm. À ra vậy! Trời đất.
Một số vùng quê còn có tục lệ khó tin: cứ đám cưới, đám giỗ là thịt chó, thịt mèo. Lại sát sinh. Không những giết hại chúng sinh mà lại giết những người bạn thân thiết của mình. Ăn thịt bạn mình... ngon lành lắm ư ?!!!
http://bee.net.vn/channel/5423/201203/an-thit-ban-minh-ngon-lanh-lam-u-1828997/
Ăn thịt bạn mình… ngon lành lắm ư?
Hoài Lương
(Ghi theo lời kể của anh Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty sách Thái Hà Thaihabooks)
Bee.net.vn - Chuyện xảy ra cách đây chừng 20 năm, khi tôi còn chưa là Phật tử. Thời đó tôi đang là một chàng sinh viên. Vào một dịp hè tôi đến thăm người bạn và ở lại chơi mấy ngày. Trong nhà có 1 con chó rất đẹp, ai cũng rất yêu quý chú cún này. Thế nhưng đợt đó chú chó bị ốm. Thế là bố bạn tôi tuyên bố... thịt.
Ông gọi người em kết nghĩa đến. Gọi con trai, gái, dâu, rể về. Kêu các cháu nội ngoại đến đủ. Tất cả chuẩn bị cho việc thịt chó.
Hai cháu con chị gái bạn tôi là Yến và Oanh vô cùng buồn khi biết tin này. Hai đứa cương quyết ngăn cản việc giết thịt vì chú cún Míc được xem là người bạn rất thân của cả nhà, nhất là với hai đứa.
Cuộc chiến và sự giằng co xảy ra giữa 2 bên bắt đầu. Một bên là người lớn còn bên kia là trẻ con. Một bên là những người đang thèm thịt, nhất là thịt chó (thời đó thịt rất hiếm và quý) và bên kia là tình yêu thương dành cho người bạn của mình.
Nhìn cảnh này tôi cảm thấy nao lòng. Chỉ mới mấy ngày trước, tôi còn chứng kiến cả nhà bạn tôi lo cho Míc, chăm sóc Míc. Còn Yến và Oanh thì đi đâu cũng lo cho cún, yêu thương cún, nhớ cún.
Vậy mà hôm nay, cả nhà bắt, trói Míc lại và làm thịt. Tôi là người chứng kiến những giọt nước mắt của Míc. Nhớ lại đôi mắt ướt ướt của chú chó tôi khó lòng quên được cảnh giãy giụa của con cún vốn đang bị bệnh.
Tôi lại chứng kiến sự vật lộn và khóc lóc của 2 đứa trẻ khi bạn chúng bị giết. Chúng thét lên “Không được giết bạn cháu. Bạn cháu đang bị ốm”. Nghe càng thảm thương. Lúc này người lớn chỉ còn cách duy nhất là bế gọn 2 cháu nhỏ cho lên buồng và khóa cửa lại.
Hai đứa nhỏ vẫn thi nhau khóc. Chúng gào lên. Chúng đập cửa. Chúng phản đối việc giết bạn của chúng.
Bữa trưa đó cả nhà đánh chén say sưa. Các món nhậu và rượu. Riêng hai cháu Yến và Oanh nhịn ăn. Chúng tuyệt thực nguyên ngày. Phải mất một thời gian, Yên và Oanh mơi nguôi cơn buồn mất bạn.
Trong suốt bữa liên hoan tôi không hề ăn một miếng thịt chó. Cậu sinh viên trẻ tuổi ngồi nhìn và thấy xót lòng cho con chó đáng thương. Ngày hôm qua còn là bạn thân của cả nhà, nay người ta đang đang hả hê nâng cốc, cười nói và ăn thịt!
Từ ngày đó tôi không bao giờ ăn thịt chó nữa. Ngay thịt mèo cũng tuyệt nhiên không. Bởi từ những gì được chứng kiến tôi thấy rằng con người ta thật dã man: mèo và chó là bạn của ta tại sao ta nỡ lòng đè ra làm thịt và ăn. Thật không thể tưởng tượng nổi!
Sát sinh là giết hại chúng sinh. Mình coi trọng tính mạng của mình thì rõ ràng cần trân trọng tính mạng của kẻ khác. Làm sao có thể đang tâm lấy đi mạng sống của những chúng sinh như ta. Còn giết hại mạng sống của bạn mình, bạn thân của mình như trường hợp nêu trên thì thật là… hết chỗ nói.
Mà không hiểu sao các quán thịt chó, mèo vẫn nhan nhản ngoài đường nhỉ? Mà cũng lạ mới tuần trước tôi lại nhận được lời mời của chú người bạn tôi mời đến ăn thịt chó. Chú nói, chó nhà nuôi. Tôi hỏi lại, sao nuôi, làm bạn lại còn thịt. Chú bảo thế mới là thịt sạch. Ăn thịt chó ngoài quán có thể là chó bị đánh bả, nguy hiểm lắm. À ra vậy! Trời đất.
Một số vùng quê còn có tục lệ khó tin: cứ đám cưới, đám giỗ là thịt chó, thịt mèo. Lại sát sinh. Không những giết hại chúng sinh mà lại giết những người bạn thân thiết của mình. Ăn thịt bạn mình... ngon lành lắm ư ?!!!
http://bee.net.vn/channel/5423/201203/an-thit-ban-minh-ngon-lanh-lam-u-1828997/
Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012
Lễ Hội Ăn Chay: Vùng Philadelphia, ngày 18 tháng 3, 2012 - Weavers Way’s Second Annual Vegan Fest
From Weavers Way:
Weavers Way’s Second Annual Vegan Fest will take place from Sunday, March 18, 2012, from noon to 4 p.m. at Weavers Way Mt. Airy, 559 Carpenter Lane, Philadelphia, Pennsylvania, USA, 19119 (215-843-2350).
Join us for live music, grilled vegan food, and more, including product demos and lots of samples from Leaping Bunny, raw foods and detox from Nwenna Kai, and Vegetarian Starter Kits from PETA.
There will also be samples from Raw Revolution, Fresh Tofu, Field Roast, Kashi, Newman’s Organics, Amy’s, Daiy and Bragg’s, as well as Health/Beauty and Wellness Products from Fitbliss Organics, Plantfusion, and Crazy Rumors.
This was a great event last year and we look forward to even more fun this time around. So put down that burger (unless it’s a veggie burger, of course), and come see how much fun meat-free can be.
Một lễ hội thuần chay sẽ được tổ chức ở vùng Philadelphia, tiểu bang Pennsylvia, Hoa Kỳ vào ngày chủ nhật, 18 tháng 3, 2012, từ 12 giờ trưa đến 4 giờ chiều. Địa chỉ: Weavers Way Mt. Airy, 559 Carpenter Lane, Philadelphia, Pennsylvania, USA, 19119, điện thoại: 215-843-2350.
Các bạn cư ngụ tại địa phương này hoặc nơi lân cận có thể đến tham dự để ủng hộ phong trào thuần chay, đồng thời thưởng thức các món ăn chay, âm nhạc, và nhiều mẩu hàng chay miễn phí. Ban tổ chức mong các bạn sẽ đến để thấy nếp sống thuần chay vô cùng lành mạnh và vui tươi!
Weavers Way’s Second Annual Vegan Fest will take place from Sunday, March 18, 2012, from noon to 4 p.m. at Weavers Way Mt. Airy, 559 Carpenter Lane, Philadelphia, Pennsylvania, USA, 19119 (215-843-2350).
Join us for live music, grilled vegan food, and more, including product demos and lots of samples from Leaping Bunny, raw foods and detox from Nwenna Kai, and Vegetarian Starter Kits from PETA.
There will also be samples from Raw Revolution, Fresh Tofu, Field Roast, Kashi, Newman’s Organics, Amy’s, Daiy and Bragg’s, as well as Health/Beauty and Wellness Products from Fitbliss Organics, Plantfusion, and Crazy Rumors.
This was a great event last year and we look forward to even more fun this time around. So put down that burger (unless it’s a veggie burger, of course), and come see how much fun meat-free can be.
Một lễ hội thuần chay sẽ được tổ chức ở vùng Philadelphia, tiểu bang Pennsylvia, Hoa Kỳ vào ngày chủ nhật, 18 tháng 3, 2012, từ 12 giờ trưa đến 4 giờ chiều. Địa chỉ: Weavers Way Mt. Airy, 559 Carpenter Lane, Philadelphia, Pennsylvania, USA, 19119, điện thoại: 215-843-2350.
Các bạn cư ngụ tại địa phương này hoặc nơi lân cận có thể đến tham dự để ủng hộ phong trào thuần chay, đồng thời thưởng thức các món ăn chay, âm nhạc, và nhiều mẩu hàng chay miễn phí. Ban tổ chức mong các bạn sẽ đến để thấy nếp sống thuần chay vô cùng lành mạnh và vui tươi!
Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012
Nếp Sống Ăn Chay: Bí quyết sử dụng gia vị trong món chay - Spices in vegan dishes
Spices help create myriad flavorful and colorful vegan eats. Enjoy!
Bí quyết sử dụng gia vị trong món chay
(AmThuc365.vn) - Không phân biệt chay hay mặn, gia vị góp mặt trong món ăn để tạo nên tinh thần của món. Tuy nhiên, gia vị trong món chay thường được tinh giảm theo hướng thanh đạm.
Gia vị cần thiết cho bất kỳ món nào nhưng khi kèm mỗi món là một loại gia vị khác nhau như kiểu "kén cá chọn canh". Gia vị có "ma lực" làm nên hương sắc món ăn mà nếu thiếu, món sẽ chẳng thành món. Món ăn phân biệt làm mặn và chay, Âu và Á. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cách chế biến và chính gia vị là nhân tố bên trong tạo nên sự khác biệt này. Như vậy, gia vị món chay có gì khác với món mặn?
Gia vị tạo mùi
Nếu bỏ qua loại gia vị cơ bản: muối, đường, giấm, tức những gia vị tạo vị nhiều hơn tạo mùi thì cơ bản món nào cũng giống nhau. Chỉ khác bàn đến gia vị tạo mùi mới thấy sự phong phú. Có thể nói, gốc rễ của các loại gia vị này là từ thực vật, đó là sản phẩm của hoa, quả tự nhiên. Lịch sử ẩm thực ra đời song song với việc khám phá ra các loại gia vị.
Châu Á được xem là nơi món ăn có nhiều gia vị hơn các khu vực khác. Cách nêm nếm "đậm" và pha lẫn nhiều gia vị khác nhau trong món ăn làm món Á có phần hấp dẫn. Gia vị giúp khử mùi món ăn và chính nó tạo cho món ăn những tên gọi khác nhau.
Trong món chay, người ta không dùng gia vị như cách khử mùi mà là để tạo mùi.
Món chay thường có vị thanh nên các loại gia vị cay như: ớt, tiêu được nêm ở mức độ vừa phải, không quá gắt gỏng như món mặn và ớt dùng cũng thường là ớt khô, khi mà chất cay đã giảm một phần.
Ở phương Tây và Ấn Độ, có các loại hạt gia vị như: hạt thì là, hạt mùi, hạt mù tạt được sử dụng khá phổ biến và đó cũng là thành phần chính của bột cà ri. Thật ra, món chay thường phong phú hơn món mặn vì chay có thể giả mặn và tạo ra những món riêng. Nói như cách của nhà Phật thì so với món mặn, món chay nhiều hơn vì xuất phát từ tinh thần trí tuệ - trí tuệ sáng tạo nên những món ăn từ thiên nhiên, cây cỏ.
Để có thể "tiệm cận" với món mặn, món chay cũng cần cách ướp gia vị tựa như món mặn, chỉ khác nhau ở mức độ gia giảm vừa phải. Ở Việt Nam, món phở đã trở thành món dân tộc, gia vị của nó không thể thiếu quế, hồi, đinh hương. Người ta cũng có thể chế biến món phở chay "y khuôn". Bí quyết cũng nhờ những loại gia vị này. Khi ăn, chính gia vị nhắc nhở và gợi món hơn là phần nguyên liệu thịt, cá rau đậu có trong món ăn.
Gia vị tạo màu
"Nhuộm màu" món ăn là một phần của nghệ thuật ẩm thực. Ngày nay, khuynh hướng sử dụng màu thiên nhiên được ưa chuộng hơn bởi bản thân các loại rau củ sử dụng cũng đã có khả năng tạo màu và tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, gia vị cũng có khả năng khơi màu cho món ăn.
Quế vàng, bột ớt, bột lá cỏ xạ hương hay là hương thảo đều là những gia vị "mạnh" và có khả năng làm món ăn thêm màu sắc. Đối với món chay, màu sắc rất quan trọng, vì đa phần nguyên liệu chính làm từ bột và đậu, thường chỉ có màu trắng sữa. Những món chay sóng sánh vàng đỏ, thơm tinh tươm vẫn thật sự hấp dẫn hơn những món vốn đơn điệu về màu sắc. Chay thanh đạm nhưng vẫn cần cầu kỳ là thế.
http://www.amthuc365.vn/t12222c202/gia-vi-che-bien/2012/03/bi-quyet-su-dung-gia-vi-trong-mon-chay.html
Bí quyết sử dụng gia vị trong món chay
(AmThuc365.vn) - Không phân biệt chay hay mặn, gia vị góp mặt trong món ăn để tạo nên tinh thần của món. Tuy nhiên, gia vị trong món chay thường được tinh giảm theo hướng thanh đạm.
Gia vị cần thiết cho bất kỳ món nào nhưng khi kèm mỗi món là một loại gia vị khác nhau như kiểu "kén cá chọn canh". Gia vị có "ma lực" làm nên hương sắc món ăn mà nếu thiếu, món sẽ chẳng thành món. Món ăn phân biệt làm mặn và chay, Âu và Á. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cách chế biến và chính gia vị là nhân tố bên trong tạo nên sự khác biệt này. Như vậy, gia vị món chay có gì khác với món mặn?
Gia vị tạo mùi
Nếu bỏ qua loại gia vị cơ bản: muối, đường, giấm, tức những gia vị tạo vị nhiều hơn tạo mùi thì cơ bản món nào cũng giống nhau. Chỉ khác bàn đến gia vị tạo mùi mới thấy sự phong phú. Có thể nói, gốc rễ của các loại gia vị này là từ thực vật, đó là sản phẩm của hoa, quả tự nhiên. Lịch sử ẩm thực ra đời song song với việc khám phá ra các loại gia vị.
Châu Á được xem là nơi món ăn có nhiều gia vị hơn các khu vực khác. Cách nêm nếm "đậm" và pha lẫn nhiều gia vị khác nhau trong món ăn làm món Á có phần hấp dẫn. Gia vị giúp khử mùi món ăn và chính nó tạo cho món ăn những tên gọi khác nhau.
Trong món chay, người ta không dùng gia vị như cách khử mùi mà là để tạo mùi.
Món chay thường có vị thanh nên các loại gia vị cay như: ớt, tiêu được nêm ở mức độ vừa phải, không quá gắt gỏng như món mặn và ớt dùng cũng thường là ớt khô, khi mà chất cay đã giảm một phần.
Ở phương Tây và Ấn Độ, có các loại hạt gia vị như: hạt thì là, hạt mùi, hạt mù tạt được sử dụng khá phổ biến và đó cũng là thành phần chính của bột cà ri. Thật ra, món chay thường phong phú hơn món mặn vì chay có thể giả mặn và tạo ra những món riêng. Nói như cách của nhà Phật thì so với món mặn, món chay nhiều hơn vì xuất phát từ tinh thần trí tuệ - trí tuệ sáng tạo nên những món ăn từ thiên nhiên, cây cỏ.
Để có thể "tiệm cận" với món mặn, món chay cũng cần cách ướp gia vị tựa như món mặn, chỉ khác nhau ở mức độ gia giảm vừa phải. Ở Việt Nam, món phở đã trở thành món dân tộc, gia vị của nó không thể thiếu quế, hồi, đinh hương. Người ta cũng có thể chế biến món phở chay "y khuôn". Bí quyết cũng nhờ những loại gia vị này. Khi ăn, chính gia vị nhắc nhở và gợi món hơn là phần nguyên liệu thịt, cá rau đậu có trong món ăn.
Gia vị tạo màu
"Nhuộm màu" món ăn là một phần của nghệ thuật ẩm thực. Ngày nay, khuynh hướng sử dụng màu thiên nhiên được ưa chuộng hơn bởi bản thân các loại rau củ sử dụng cũng đã có khả năng tạo màu và tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, gia vị cũng có khả năng khơi màu cho món ăn.
Quế vàng, bột ớt, bột lá cỏ xạ hương hay là hương thảo đều là những gia vị "mạnh" và có khả năng làm món ăn thêm màu sắc. Đối với món chay, màu sắc rất quan trọng, vì đa phần nguyên liệu chính làm từ bột và đậu, thường chỉ có màu trắng sữa. Những món chay sóng sánh vàng đỏ, thơm tinh tươm vẫn thật sự hấp dẫn hơn những món vốn đơn điệu về màu sắc. Chay thanh đạm nhưng vẫn cần cầu kỳ là thế.
http://www.amthuc365.vn/t12222c202/gia-vi-che-bien/2012/03/bi-quyet-su-dung-gia-vi-trong-mon-chay.html