Blogger templates
Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012
Làm Thế Nào Để: Tăng cường sức khỏe não bộ
An article by Nhất Linh on Thanh Niên Online suggests that eating berries and broccoli is good for one's brain health. So are household chores such as cooking and cleaning up the house.
Tăng cường sức khỏe não bộ
Nhất Linh
Ăn các loại quả mọng. Một nghiên cứu ở 16.010 nữ y tá tại Mỹ cho thấy, ăn nhiều quả dâu tây có tác dụng giảm nguy cơ bị suy giảm nhận thức.
Dâu tây là nguồn phong phú chất chống ô xy hóa gọi là flavonoids, mà theo các nhà khoa học, có thể giúp trì hoãn suy giảm nhận thức bằng cách bảo vệ tế bào não khỏi các hóa chất độc hại có thể hình thành khi chúng ta già.
Lau nhà cửa. Một nghiên cứu đo hoạt động của người lớn tuổi trong 4 năm cho thấy, các hoạt động thể chất hằng ngày như nấu ăn, lau dọn nhà cửa và chơi bài có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học rút ra kết luận này sau khi khảo sát ở 716 tình nguyện viên có độ tuổi trung bình 82. Ngoài ra, một số bằng chứng cho thấy tập thể dục ở tuổi trung niên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Học một ngôn ngữ khác. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, nói nhiều hơn một ngôn ngữ có thể giúp tăng cường nhận thức. Các chuyên gia cho rằng điều này có thể giúp bảo vệ bộ não khỏi suy giảm và thúc đẩy não bộ chống lại các tổn hại gây chứng mất trí.
Uống trà xanh. Các nhà nghiên cứu tìm thấy hợp chất trà xanh có thể bảo vệ các tế bào ở chuột khỏi những tác hại của amyloid - một loại protein độc hại tích tụ trong não khi bị bệnh Alzheimer.
Ăn bông cải xanh. Các nhà khoa học thuộc Đại học Dundee ở Scotland phát hiện hợp chất sulforaphane có trong bông cải xanh có thể giúp giữ cho bộ não sắc bén ở tuổi già.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120622/tang-cuong-suc-khoe-nao-bo.aspx
Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Ragu rau củ
Veggie stew: simple and delicious!
Ragu rau củ
Hướng dẫn: Hồ Đắc Thiếu Anh
Nhà bếp Sức Sống Mới giới thiệu một món ăn chay giúp cơ thể khỏe mạnh để các bạn bổ sung vào danh sách những món ăn thanh đạm, nhẹ bụng và đặc biệt tốt cho sức khỏe các bạn nữa đấy. Chúng ta cùng vào bếp gặp chị Thiếu Anh để tim hiểu món Ragu rau củ hấp dẫn này các bạn nhé!
Nguyên liệu:
- 300g chả chay, cắt miếng vuông dày khoảng 2cm
- 200g khoai tây, lựa loại củ tròn, nhỏ, gọt vỏ rửa nước muối cho sạch, để ráo
- 2 củ cà rốt, gọt rửa sạch, tỉa hoa, cắt khoanh tròn dày khoảng 2cm
- 100g nấm rơm, lựa loại tròn, ngâm rửa sạch với nước muối, để ráo
- 10 trái bắp non, rửa sạch, để ráo
- 1 cây boa-rô, cắt rửa sạch, băm nhỏ
- 1 trái dừa xiêm lớn, lấy nước để riêng
- 3 muỗng canh xốt cà chua
- 2 muỗng canh bột mì tây hòa với ½ chén nước lạnh
- 3 muỗng canh bơ
- 2 muỗng canh dầu mè
- Ngò rí, cắt gốc, rửa sạch
Gia vị: Muối, đường, tiêu
Thực hiện:
1. Làm xốt cà chua:
- Cho 2 muỗng bơ vào chảo, đun nóng, cho boa-rô vào phi cho thơm, tiếp đến cho xốt cà chua, 1 muỗng canh đường vào xào nhanh tay.
- Sau đó, cho bột mì pha loãng vào khuấy sanh sánh lại là được, nhắc ra khỏi bếp, cho vào tô, để riêng.
- Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu mè vào phi boa-rô cho thơm. Lần lượt chiên sơ khoai tây, cà rốt, bắp non, vớt ra để riêng.
- Đun sôi nước dừa xiêm, cho cà rốt vào nấu trước khoảng 5 phút. Khi cà rốt gần mềm, cho tiếp khoai tây, bắp non, nấm rơm, chả chay, xốt cà chua và gia vị vào, nấu với lửa nhỏ cho nguyên liệu thấm gia vị, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị chua chua ngọt ngọt là được.
- Phi thơm 1 muỗng canh bơ với boa-rô, cho vào nồi ragu để lấy hương thơm, nhắc xuống.
- Múc ragu ra tô, rắc tiêu, ngò rí, xếp bắp non lên trên trang trí hình hoa hướng dương cho đẹp.
- Món này dùng nóng với bánh mì nướng bơ.
Ích Quốc Lợi Dân: Cơm chay cho người nghèo
Since 2001, the 33-year-old humanitarian Nguyễn Tiến Danh has been providing free vegetarian meals to low-income patients, college students, children, and laborers in some parts of Việt Nam. He has the full support of his wife, whose salary is used to feed the family while his own salary is dedicated to volunteer efforts. Danh believes that vegetarianism ias a way to expand love and enhance health for all.
Cơm chay cho người nghèo
Lưu Trinh
TP - Hơn 10 năm nay, anh Nguyễn Tiến Danh, SN 1979, khu phố 6, thị trấn Nhà Bè (TP HCM) đã đồng hành cùng hàng ngàn bệnh nhân, sinh viên và người lao động nghèo bằng các suất cơm chay miễn phí.
Nếm trải cuộc sống chật vật của một sinh viên xa nhà, từng phải vào chùa đđộ nhật, Tiến Danh thường trăn trở làm sao để giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ.
Năm 2001, Danh cùng nhóm bạn thành lập Hội tình nguyện Chung tay vì cộng đồng và đưa ra sáng kiến nấu cơm chay miễn phí cho sinh viên và bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện vào ngày rằm và mồng một hằng tháng.
“Theo quan điểm của Phật giáo, ăn chay là nuôi dưỡng pháp thiện, tăng trưởng can lành và mở rộng tình yêu thương bao la với mọi loài. Ngoài ra, khoa học cũng chứng minh rằng, nhờ ăn chay mà con người khỏe mạnh, nhiều chứng bệnh nan y được thuyên giảm. Ý tưởng nấu cơm chay của mình cũng mong muốn mang đến những điều tốt đẹp đó cho người nghèo”, Tiến Danh lý giải.
Ban đầu, dự án của Danh gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí, nhân lực. Anh xin nấu tại chùa, tự tay đi chợ lựa chọn thực phẩm và mày mò học công thức nấu cơm chay.
Ngày càng nhiều người tìm đến cơm chay của anh, không chỉ sinh viên, bệnh nhân nghèo mà còn có cả những người lang thang, ăn xin, xe ôm, người bán hàng rong cũng tìm đến.
Không kham hết việc, anh mang cơm chay về nhà riêng nấu để tận dụng không gian cũng như sự giúp đỡ của gia đình.
Từ chỗ nấu mỗi tháng 4 buổi, sau lên 10 buổi, giờ, ngày nào cũng nấu 300 – 400 suất, riêng chủ nhật lên tới 1.000 suất. Giúp sức với anh, có thêm 30 tình nguyện viên vừa phụ giúp nấu nướng, vận chuyển phát cơm đến tận tay người nghèo.
Anh tính toán, hiện mỗi suất cơm có giá 10.000-20.000 đồng, kinh phí mỗi tháng tính ra cũng lên tới cả trăm triệu đồng.
Để có tiền duy trì các bữa cơm chay, anh dốc hết tiền lương hằng tháng của mình, kêu gọi sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình, bạn bè, cũng như đồng nghiệp, trong đó có nhiều mạnh thường quân gắn bó lâu năm với anh.
“Nhiều người bảo mình là thằng mặt chai, dở hơi, gặp ai cũng kêu gọi ủng hộ, suốt ngày chỉ lông nhông ngoài đường lo cho người dưng. Nhưng có đi nhiều mới biết, cuộc sống còn nhiều mảnh đời cần được sẻ chia”.
Anh kể, nhiều hôm trời mưa như trút nước nhưng hàng trăm người bệnh, người già yếu vẫn đội mưa xếp từng hàng dài. Cầm được suất cơm trên tay, nhiều người bị ướt sũng, cơm cũng đẫm nước mưa.
“Nhìn thấy những cảnh đó, tôi và các tình nguyện viên khác không thể cầm lòng. Có cụ già 80 tuổi, hơn 3 năm nay gắn bó thường xuyên với quán cơm chay của tôi. Hồi đầu, mỗi lần nhận cơm cụ đều cúi mặt. Hỏi ra mới biết, cụ không có con cái, hoàn cảnh quá khó khăn nên phải ăn nhờ thế này, cụ thấy xấu hổ”, anh kể.
Đầu năm 2012, anh mang dự án cơm chay ra Hà Nội để giúp đỡ sinh viên nghèo và bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo ở các bệnh viện.
Do kinh phí còn hạn hẹp, nên cơm chay ở Hà Nội chỉ nấu vào ngày rằm và mồng một hằng tháng. Các tình nguyện viên ở đây ngoài việc kêu gọi sự ủng hộ của mạnh thường quân còn tổ chức thu gom ve chai để gây quỹ.
Việc làm của anh được hậu thuẫn đặc biệt từ vợ - từng là thủ lĩnh thanh niên của một trường ĐH, đam mê công việc tình nguyện. Hồi cưới vợ, anh đưa ra thỏa thuận, vợ nuôi cả gia đình còn lương của anh dành để làm tình nguyện.
“Tưởng vợ sốc, ai dè cô ấy vui vẻ đồng ý. Giờ ai muốn vay tôi 1.000 đồng cũng khó, bởi cứ đến ngày nhận lương tôi chuyển thẳng vào tài khoản của hội để lo các bữa cơm chay”, anh Danh nói.
Khó khăn nhất với anh là thời gian. Thời gian nghỉ trưa ở cơ quan và hai ngày nghỉ cuối tuần đều dành cho cơm chay và các hoạt động tình nguyện khác. Con trai anh được đi theo bố mẹ làm từ thiện từ năm 3 tuổi, giờ bé 7 tuổi đã trở thành một trong những tình nguyện viên tích cực của bố mẹ.
Ngoài việc nấu cơm chay, anh Danh cùng hội Chung tay vì cộng đồng tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện khác. Hiện hội đã xây dựng được ngân hàng máu sống tại TPHCM, trong đó anh Danh là một trong những thành viên tích cực với 35 lần hiến máu.
Trong hai ngày 23, 24-6 tới, hội có chuyến tình nguyện về An Khê (Gia Lai) và Quy Nhơn tặng 500 suất quà cho người nghèo và nấu 400 suất cơm chay miễn phí cho bệnh nhân tâm thần.
http://www.tienphong.vn/Gioi-Tre/581925/Com-chay-cho-nguoi-ngheo-tpp.html
Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012
Bạn Thú Mến Yêu: Heo biết giữ nhà và ăn chay
A pig in Tháp Mười District, Đồng Tháp Province of Việt Nam, a companion in Mr. Nguyễn Văn Mạo's family, knows how to guard his home quite well. Mép the smart pig also knows to eat vegetarian on full moon, a traditional veg day for Buddhists.
Heo biết giữ nhà và ăn chay
Lê Kết
Đó là con heo của nhà Ông Nguyễn Văn Mạo - ấp 4 xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Con heo này được ông Mạo mua từ người bán heo dạo cách nay hơn 3 năm, người bán heo nói là heo Mọi (có người nói là heo Móng Cái), ông Mạo nói: "khi tôi mới mua nó khoảng 2kg con gái tôi nó thích nên ôm tối ngày, đặt tên cho nó là Mép và cho nó ngủ chung trong nhà, khi được 2-3 tháng nó đã quen, từ đó đến giờ nó ở chung trong nhà, mà hay cái là nó không đi bậy trong nhà, khi nào nó đi thì nó chạy ra ngoài sân.
Một hôm nó đang ở trong nhà có anh hàng xóm qua chơi bỗng dưng nó chạy tới, hất anh ta không cho anh ta vô nhà, tôi giật mình la nó thì nó dừng lại. Từ đó hễ có ai lạ vào nhà là nó rượt khi nào nhà tôi la nó mới thôi, nó khôn lắm, tôi vỗ vỗ nó kêu nó nằm cửa nào là nó nằm cửa đó".
Con heo này hiện tại đã hơn 100kg, ông Mạo còn cho biết thêm vào các ngày rằm thì cho nó ăn thịt cá là nó không chịu ăn, nó chỉ ăn cơm không. Chị Nguyệt người hàng xóm cũng khẳng định là có thật. Có người hỏi mua giá cao nhưng ông không bán, ông nói: "để nuôi khi nào nó chết tôi chôn chứ không bán".
http://www.khoahoc.com.vn/bandoc/ban-doc/39984_Heo-biet-giu-nha-va-an-chay.aspx
Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Nộm su hào cà rốt
Kohlrabi & carrot salad by TapchiMonngon.com
For English recipe, please write: Info@VietNamAnChay.com
Nộm su hào cà rốt
Mai Ngọc
TapchiMonngon.com
Nguồn ảnh: kokotaru.com
Nguyên liệu:
- 1 củ su hào
- 1 củ cà rốt
- Gia vị: chanh, đường, tỏi, ớt, bột canh
- Các loại rau sống: rau mùi, mùi tàu, kinh giới, húng láng, mỗi loại một mớ
- ½ bát lạc rang, vừng rang giã nhỏ
Cách làm:
- Su hào, cà rốt gọt vỏ rồi bào thành sợi dài, nhỏ.
- Sau đó, chần xu hào, cà rốt qua nước sôi để loại bớt mùi hăng rồi vắt khô, bỏ vào cái tô trộn.
- Các loại rau sống rửa sạch và thái nhỏ.
- Cho cốt chanh, đường, tỏi, ớt, bột canh vào tô xu hào, cà rốt, trộn đều và để khoảng 10 – 15 phút cho gia vị ngấm đều vào nhau.
- Trước khi ăn, trộn các loại rau sống vào bát nộm.
- Cuối cùng là rắc lạc và vừng đã rang giã nhỏ lên trên, trộn đều thêm một lần nữa.
- Trình bày món nộm ra cái đĩa sành miệng rộng, thêm vài cọng rau kinh giới, rau mùi lên trên cho đẹp mắt.
http://tapchimonngon.com/mon-ngon/ngay-thuong/3531-nam-moi-voi-nom-su-hao-ca-rot.html
Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012
Góc Đẹp Tâm Hồn: Chuyển hóa những giận hờn, oán hận thành yêu thương
Mr. Nguyễn Mạnh Hùng of Thái Hà Books wrote about his meeting with His Holiness the Gyalwang Drukpa, whose compassion reminds him to practice love every single moment for happiness and peace of mind.
Chuyển hóa những giận hờn, oán hận thành yêu thương
Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà
Hôm nay 01/11/2011, chúng ta đón Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa viếng thăm giảng pháp, thực hiện lễ quán đỉnh nguyện cầu quốc thái dân an tại Việt Nam. Chuyến đi kéo dài 17 ngày đến Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Đà Lạt, Bến Tre và TP HCM chắc chắn mang lại nhiều lợi ích cho phật tử chúng ta. Nhân chuyến thăm viếng quan trọng này tôi muốn ghi lại vài cảm xúc mà mình có được từ những lần có duyên may gặp Ngài trong những chuyến viếng thăm Việt Nam trước đây.
Tôi biết đến Đức Pháp Vương không bởi mình là phật tử mà là do biết đến phong trào từ thiện Sống để yêu thương (Live to love) do Ngài sáng lập từ năm 2007. Phong trào này đến nay đã lan đến 16 quốc gia với những dự án thiết thực như giáo dục, y tế, bảo vệ di sản, môi trường…
Và ngay từ lần đầu tiên được gặp Ngài tôi cảm nhận được tâm nguyện và thiện hạnh lớn của Đức Pháp Vương cho giới xuất gia nói riêng và tất cả phật tử chúng ta nói chung. Khuôn mặt từ bi, những hành động thân thiện với tâm bồ đề của Ngài làm tôi xúc động ngay từ lần đầu. Sau này tôi hầu như theo sát và tìm mọi cơ hội để được đến với các chương trình do Ngài tổ chức.
Tôi nhớ và có lẽ mãi sẽ không quên khi hàng ngàn người có mặt để dự lễ quán đảnh tại chùa Quang Ân, Hà Nội chật kín tất cả các sân và bất cứ khu đất trống nào. Vậy mà Ngài vẫn từ bi để tặng quà và ban phước cho từng người và tất cả mọi người. Tôi ở lại đến cuối cùng và chứng kiến những người cuối cùng được yết kiến Ngài và được nhận tình yêu thương từ Ngài. Tôi quan sát và thấy ngài không hề mệt mỏi, khuôn mặt luôn ỉm cười và tình yêu thương luôn tràn đầy. Ngài phải thuyết pháp, làm lễ, ban phước,… còn chúng tôi chỉ ngồi nghe và nhận phước!
Trong mỗi lần có mặt tôi đều thấy và cảm nhận rất rõ các thiện hạnh của Ngài, tấm lòng từ bi từ Ngài. Tôi nhận thấy từ mỗi động tác, mỗi ánh mắt, mỗi cử chỉ. Tôi ấn tượng nhất là nụ cười thân thiện và gần gũi. Có lẽ Ngài là một trong những người truyền cảm hứng tốt nhất mà tôi đã từng gặp. Có lẽ Ngài là vị lãnh tụ tâm linh gần gũi nhất mà tôi được biết.
Tôi luôn ấn tượng về các bức tranh, bức tượng, các pháp khí…trong các chương trình của Ngài. Âm thanh và hình ảnh từ các Pháp hội Mandala cầu nguyện quốc thái dân an do Đức Pháp Vương tiến hành luôn vô cùng sống động, độc đáo, hấp dẫn và linh thiêng. Không khí của các Pháp hội đó luôn mang đến cho những người có mặt sự an lạc, yên bình, những cảm giác tâm linh, sự đổi thay trong thân và tâm rất đặc biệt và khó tả.
Tôi rất nhớ bài giảng của Ngài rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo, mà là cách thức giúp con người sống hạnh phúc trong cuộc sống, hàng ngày. Đức Pháp Vương giảng rằng phật tử chúng ta luôn cần biết hướng cuộc đời mình, luôn tập sống có ý nghĩa, sống tốt đẹp, sống an vui và hòa hợp với mọi người xung quanh.
Khi viết đến đây tôi lại chợt nghĩ đến việc chính mình đã từng đau khổ bởi gánh chịu hậu quả do chính mình gây ra. Khi bị lừa mất tiền – đau khổ. Khi bị bệnh tật – buồn đau. Khi bị đối xử không tốt – chán chường. Nhưng nguồn gốc khổ đau từ đâu ra? Khổ đau là do ta tạo ra! Và như vậy gánh chịu. Nhớ đến lời Ngài, tự nhiên tôi nhận ra và thôi không đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh bên ngoài nữa.
Đức Pháp Vương dạy chúng ta cải thiện lối sống của chính mình. Chúng ta cần tập sống cởi mở và yêu thương, bao dung và tha thứ, chan hòa và mẫu mực. Ngài dạy những ai có may mắn được nghe các bài giảng rằng cần bớt hận thù, giảm sân giận. Chúng ta cần thực hành để tự cải thiện đời sống của mình và những người xung quanh.
Giận hờn và oán hận luôn đến với ta. Hàng ngày và mỗi ngày. Chúng ta phải biết nhận diện ra chúng và chuyển hóa. Chúng ta phải tự chuyển hóa chứ không phải dựa vào đức Phật. Bởi đức Phật chỉ là người chỉ đường, là người tìm ra các quy luật của vũ trụ. Còn tất cả là do chúng ta. Ta làm ta phải tự gánh chịu. Ta tạo ra ta phải biết cách chuyển hóa.
Tôi nhớ rằng Đức Pháp Vương đã dạy rằng chúng ta chỉ có thể nương vào sự dẫn dắt của đức Phật, đi theo con đường đó, phải thực hành và phát triển lòng từ bi, phải biết yêu thương và tha thứ, phải biết cởi mở và giúp đỡ, cần biết trân trọng và hiểu sâu những người xung quanh, kể cả kẻ thù thì ta có hạnh phúc và bình an. Khi đó xung quanh ta tràn ngập yêu thương.
Sau ngày gặp Đức Pháp Vương tôi luôn tập thực hành cách biểu lộ tình cảm, tình thương với mọi người quanh mình. Ngay cả những người mà ta nghĩ rằng họ xấu xa với ta, lừa gạt ta, phá hoại ta. Tôi đã học cách yêu thương họ, thực hành cách trải lòng ra với họ để chính mình có yêu thương, được yêu thương và sống trong yêu thương.
Tôi vô cùng ấn tượng với đức Pháp Vương khi Ngài chỉ dạy rằng sự an lạc nằm ở mỗi hành động, từng lời nói, mỗi suy nghĩ. Rằng chúng ta không nên đợi sự bình an từ bất cứ ai. Và rằng ngay cả khi rơi vào tình trạng tuyệt vọng, chán nản cũng cần chuyển hóa tất cả để có tình yêu thương.
Nhân những ngày đầu tháng 11 quý giá này tôi như cảm nhận được tư duy bình đẳng và bác ái của Đức Pháp Vương. Rằng mỗi chúng ta cần phải năng tu tập, quyết chuyển hóa thân tâm mình để những con quỷ dục vọng, tham lam, đố kỵ, ganh ghét, kiêu căng,… biến mất. Nếu chúng ta tỉnh táo, cương quyết, sáng suốt thì nhất định chúng ta có tình yêu thương.
Thực hành chuyển hóa giận hờn, oán hận và những tính xấu của mình là việc làm tối quan trọng. Chúng ta cần thực hành mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút giây để có yêu thương, có từ bi hỷ xả, có hạnh phúc và bình an. Tôi thiết nghĩ món quà lớn nhất chúng ta có thể dâng lên đức Pháp Vương chính là việc thực hành sự chuyển hóa kỳ diệu này.
http://vn.360plus.yahoo.com/hungnm-thb/article?mid=1131&prev=-1&next=1129
Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012
Người Trường Chay: Ca nhạc sĩ Hà Okio
Vietnamese singer-songwriter Hà Okio is a vegetarian.
Hà Okio: Ăn chay, đối diện với bóng tối showbiz
Chuyết Nhi
(TP) - Đam mê từ nhỏ nhưng gần đây, Hà Okio mới nổi lên như một hiện tượng với những sáng tác và cách thể hiện ca khúc đầy phóng khoáng.
Với sự đa dạng và những nốt nhạc tươi vui, chàng ca - nhạc sĩ này đang vẽ một bức tranh sáng màu với tình yêu cuộc sống tràn đầy.
Không lo học chỉ lo… hát
Hà Okio tên thật là Lương Ngọc Hà. Anh sinh năm 1981, tuổi con gà. Có thể viết, hát tốt cả tiếng Anh, tiếng Việt, Hà Okio là giọng rap xuất hiện bên cạnh nhiều ca khúc của những ca sĩ như Thu Minh, Ðoan Trang, Tuấn Hưng, Ngô Thanh Vân, Hà Anh Tuấn, Thảo Trang... trong nhiều năm nay.
Nhưng lúc đó, Hà Okio chưa bước ra ánh sáng. Anh sống và đam mê âm nhạc với tư cách là một nghệ sĩ underground âm thầm.
Nhiều bộ phim Việt gần đây cũng có sự tham gia của Hà Okio trong vai trò viết nhạc phim như Bẫy rồng, Nụ hôn thần chết, Chuyện tình xa xứ, Siêu mẫu xì trum, Gia đình số đỏ, Long Ruồi…
Hà đam mê âm nhạc từ nhỏ, nhưng giờ anh mới xuất hiện nhiều trên sân khấu ca nhạc.
Anh tâm sự, từ rất bé đã luôn chỉ nghĩ đến âm nhạc, ra đường hát, về nhà thì nghe nhạc. Bạn thân hay trêu, lần nào thấy Hà ngoài đường cũng đang nghêu ngao. Ngồi trong lớp không lo học chỉ nghĩ đến nhạc và lo hát.
Hà còn nhớ, trong sổ đầu bài cô giáo hay ghi về anh là còn hay hát trong giờ học. Thích âm nhạc quá nên nghe nhiều thể loại âm nhạc, nhưng Hà vẫn thích nhất âm nhạc của người da màu với những thể loại đặc trưng là R&B, soul, hip hop.
Hà thấy, những thể loại âm nhạc này có màu sắc giai điệu, tiết tấu rất hay. Những thể loại âm nhạc ấy, ngấm vào Hà rất sớm và sâu sắc đến nỗi, giờ, anh có thể viết một ca khúc rất nhanh. Anh nói, ngồi xuống tập trung, có thể viết một ca khúc trong hơn 1 giờ đồng hồ.
“Nơi ấy”, “Sài Gòn cà phê sữa đá” là những trường hợp như vậy. Nhiều người băn khoăn, tại sao anh lại xuất hiện muộn màng như vậy. Nhưng Hà thì nghĩ, đó là khoảng thời gian cần thiết “bế cảng để luyện công”. Mà thời gian luyện công khá lâu.
Giống như một quả xoài chín cây, ăn sẽ ngon hơn quả xoài xanh chín ép. Hà ví von đơn giản về sự xuất hiện muộn của mình như vậy thì cũng thật đáng yêu. Và Hà Okio xuất hiện một cái là được chú ý ngay.
Anh cũng nhận biết điều ấy bằng sự quan sát nhạy cảm. Hà cho biết, cuộc đời phụ thuộc vào duyên số. Nếu là duyên thì nó sẽ ắt đến.
Hồi trẻ, đam mê âm nhạc khiến cho việc học của Hà cũng không suôn sẻ. Hà từng thi rớt mấy trường.
Tính nghệ sĩ nên việc học ở trường không đem lại thành công cho Hà dù những kỳ thi ở trường phổ thông, anh vượt qua hết. Hà cũng may mắn vì ba mẹ thoáng trong suy nghĩ. Ba mẹ cũng chỉ mong anh học xong đại học còn sau đó, làm gì thì làm cũng không cấm.
Đam mê những chuyến đi
Mỗi sáng tác của Hà Okio đều mang bóng dáng của quê hương đất nước. Hà muốn viết về những gì xảy ra xung quanh mình, về dòng đời đang chảy trôi ngoài kia. Những chuyến đi khiến Hà có nhiều trải nghiệm và những trải nghiệm ấy đem lại cho anh nhiều thứ để suy tưởng và sáng tạo.
“Nhạc Việt như một vườn hoa trong đó có lẫn cỏ dại, không cần dẹp cỏ dại mà hãy trồng nhiều hoa đẹp vào để thay đổi cách làm, cách nhìn, tự động cỏ dại sẽ bị đẩy lùi”. ~ Hà Okio
Khi đi quay ca khúc “Nơi ấy” ở Yên Bái, anh thích đi bộ lên đỉnh núi. Chuyến đi vất vả nhưng rất hay. Leo núi cũng rất cực, lên cao không khí loãng. Nhưng những nơi có văn hóa riêng đậm nét như thế luôn hấp dẫn bước chân chàng nghệ sĩ trẻ đến khám phá.
Dù ở dòng nhạc nào, Hà cũng sẽ sáng tác những ca khúc để vẽ những bức tranh tươi màu về quê hương và cuộc sống. Từ “Nơi ấy”, “Sài Gòn cà phê sữa đá”, “Hà Nội Phố”, “Biển xanh và nắng vàng” đều thể hiện điều ấy. Dù âm nhạc của Hà có nét tây nhưng vẫn có chất dân gian Việt Nam trong đó.
Hà cũng có thêm cho mình một tôn giáo để sống và chiêm nghiệm. Anh gần gũi với Phật giáo như một lẽ tự nhiên để tìm những phút giây bình yên và nhân văn trong con người mình.
Anh bảo, Anhxtanh [Einstein] nói, trong cuộc sống chỉ có hai con đường là Bomb (bom) và Budda (Phật). Tức là chiến tranh và Phật giáo. Hà tin rằng những người theo đạo Phật đều hiền hòa. Nó khơi gợi những điều tốt đẹp, thắp sáng ngọn đèn trong con người. Phật giáo như ngọn đèn để xua tan sự sợ hãi, và bóng tối.
Và vì thế cũng không ngạc nhiên trước thông tin Hà đã ăn chay trường 6 năm nay. Với anh, việc này tốt cho sức khỏe. Nó cũng làm cuộc sống của anh nhẹ nhàng và thanh tịnh hơn.
Anh bảo, từ khi ăn chay, anh không phải uống một viên thuốc tây nào. Trong khi, trước đó, Hà rất hay bị bệnh về đường hô hấp. Việc ăn chay và luyện tập Yoga khiến cho Hà thấy cải thiện hơn cho cuộc sống.
Hà muốn được làm những cái mình thích nhất. Từ nhỏ, Hà đã chuẩn bị để làm những điều ấy. Đúng theo dự đoán, tất cả mong muốn Hà đều làm được hết và anh đang làm những điều mình thích.
Hà đang thực hiện một album cho riêng mình. Những single được tung lên mạng là những bước đầu tiên. Tất nhiên, có thể thấy, những ca khúc của Hà rất được chú ý và đón nhận.
Mỗi bài hát của Hà, như một bức tranh đẹp. Trên nền ngôn ngữ của đời thường, Hà Okio đưa ra những thông điệp mang khát vọng sống, lý tưởng của một người trẻ. “Muốn đi tìm phần sáng” là cách lựa chọn của anh, như trong cách anh chuyển tải những cái nhìn về con người: “Mỗi người là một thế giới. Hãy là chính mình. Tôi có quyền lựa chọn cho mình cái nhìn tích cực hoặc tiêu cực. Và tôi không có thời gian để chọn cái xấu, cái chưa được”.
Hà mong muốn trở thành một nhà sản xuất âm nhạc. Anh thích làm những công việc liên quan đến âm nhạc dù đó là công việc đi làm thuê, bật máy ghi âm cho những phòng thu.
Hà sẵn sàng viết nhạc cho người khác nếu có hứng thú. Anh sống khá giản dị và chỉ muốn người khác nhớ tới mình bằng âm nhạc. Là người thích chia sẻ, anh sẵn sàng nhận lời biểu diễn nếu nơi đó thích âm nhạc của mình.
Là nghệ sĩ bắt đầu được chú ý, Hà chạy show nhiều hơn. Đây là lý do khiến những chuyến đi trải nghiệm vốn là sở thích của anh chàng ca sĩ này bị ít dần.
Ánh sáng và bóng tối là một cuộc vật lộn
Âm nhạc của anh cho thấy, Hà không phải là một người bi quan. Ánh sáng và bóng tối là một cuộc vật lộn. Hà đã từng bị bóng tối, sự sợ hãi bao trùm. Với những khoảng tối của giới showbiz, Hà bảo anh không tránh, đối mặt với nó và biến hóa nó để trở thành điều tốt. Với Hà đó mới là điều quan trọng.
Ấy vậy mà có những lúc Hà cũng bị cuốn đi bởi những so sánh, những bon chen trong môi trường showbiz. Nhưng anh tư duy mọi việc theo hướng tích cực. Anh nói: “Nếu nhìn nhận và đặt câu hỏi mở như: việc này còn cách nào vớt vát được hay không, thì dù sự việc tối tăm đến đâu cũng có thể cứu vãn được”.
Hà có ba năm học tại Hà Nội. Hồi nhỏ thì cứ bay ra bay vào suốt nên Hà bảo anh là người đa văn hóa. Tính cách, cuộc sống của ba mẹ ảnh hưởng đến cuộc sống của Hà Okio rất nhiều. Ba anh từng chỉ làm lái xe, mẹ là nội trợ. Tuy nhiên, họ lại chính là thần tượng lớn nhất trong Hà.
Từ hai bàn tay trắng, họ nuôi dạy các con, vất vả làm tất cả việc để có một cuộc sống tốt đẹp cho các con. Họ có một sức mạnh lớn vì tình yêu. Rất nhiều người yêu thích nghệ thuật nhưng không theo được. Hà thì khác, cuộc sống ba mẹ có khó khăn nhưng họ vẫn nuôi nấng những ước mơ của các con.
http://www.tienphong.vn/van-nghe/578774/An-chay-doi-dien-voi-bong-toi-showbiz-tpp.html