Blogger templates

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Canh chua nấm


Sour mushroom soup
Info@VietNamAnChay.com

Canh chua nấm
Theo Món Ngon Việt Nam

Nguyên liệu

  • Cà chua: 1 quả
  • Thơm: ¼ trái
  • 50g nấm linh chi (khoảng ½ chén)
  • 50g nấm kim châm (khoảng ½ chén)
  • 50g nấm bào ngư (khoảng ½ chén)
  • 50g nấm loa kèn (khoảng ½ chén)
  • 3 trái ớt
  • 10g ngò gai, ngò om (khoảng 2 thìa cà-phê)
  • 800ml nước dùng chay (khoảng 3½ chén)
  • 2 thìa súp nước cốt chanh
  • 1 thìa cà-phê hạt nêm từ nấm bào ngư
  • ½ thìa cà-phê muối
  • ½ thìa cà-phê tiêu xay
  • 1 thìa cà-phê đường

Cách làm

  1. Cà chua rửa sạch, xắt múi cau. Thơm xắt lát.
  2. Các loại nấm xắt bỏ chân, rửa sạch, ngâm nước muối, vớt để ráo. Nấm loa kèn xắt lát xéo.
  3. Ớt xắt lát. Ngò gai, ngò om rửa sạch, xắt nhỏ.
  4. Cho nước dùng chay vào nồi, đun sôi, nêm nếm hạt nêm, muối, đường vừa ăn. 
  5. Cho cà chua, thơm vào nấu sôi, trút tất cả các loại nấm vào, để sôi kỹ. 
  6. Đổ nước cốt chanh vào. 
  7. Tắt bếp, cho ớt, tiêu xay, ngò gai, ngò om vào, đảo đều.

Mách nhỏ

Nếu không dùng nước cốt chanh, có thể thay bằng nước me, nước sấu… đều được. Dùng me trái sẽ ngon hơn me vắt.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Vì Sao Ăn Chay: Bệnh hoài vì máu quá chua


According to Dr. Lương Lễ Hoàng, a veg diet can help reduce blood acidity.

Bệnh hoài vì máu quá chua
BS  Lương Lễ Hoàng, Trung tâm Điều trị Oxy Cao áp TP.HCM

Máu mất độ mặn thành chua. Tức là khi bị mất tính kiềm cố hữu, độ pH trong máu giảm, cơ thể sẽ gặp đủ các loại xáo trộn, từ tăng mỡ trong máu đến rối loạn chức năng tư duy.

Thông thường, pH của máu - chỉ số phản ánh quân bình kiềm toan trong cơ thể không đứng yên ở vị trí trung tính, mà thiên về phía kiềm với trị số dao động trong khoảng 7,3-7,4. Có như thế thì toàn bộ tiến trình thần kinh - biến dưỡng trong cơ thể mới có thể được xúc tiến với chất lượng cần thiết cho cuộc sống khỏe mạnh. Trái lại, nếu vì lý do nào đó mà máu mất tính kiềm, nghĩa là pH máu giảm, thì đủ loại xáo trộn xuất hiện dễ dàng, từ tăng chất mỡ trong máu bước qua dị ứng cho đến rối loạn chức năng tư duy. Tất cả chỉ vì chất toan thắng thế chất kiềm khiến máu bớt mặn thành chua.


Y học Đức có giải pháp chống lại máu chua

Khoảng 40 năm trước đây, nhiều thầy thuốc ở Đức đã không mấy quan tâm, thậm chí xem thường khi bác sĩ Schussler cảnh báo về nhiều bệnh lý nghiêm trọng do tình trạng máu mất tính kiềm cố hữu. Không lửa khó có khói. Máu sở dĩ bị “toan hóa” là do sự hiện diện của nhiều độc chất, nói đúng hơn là từ phế phẩm mang tính acid như acid uric, chất sinh sạn khớp trong bệnh gout, acid lactic, chất sinh mỏi cơ vì vận động thái quá… Nhưng sau nhiều chục năm mang nặng định kiến, nhờ nhiều hiểu biết sâu hơn, rộng hơn của ngành y, hiện nay không còn thầy thuốc nào ở Đức không lưu tâm đến phương pháp áp dụng khoáng tố của Schussler để chống tình trạng toan hóa. Lý do cũng rất đơn giản: Vì người bệnh hài lòng.


Muốn khỏe máu phải kiềm

Vấn nạn của sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 rõ ràng là các căn bệnh mãn tính vì sức đề kháng không ngừng bị đục khoét do đủ loại bệnh nguyên. Từ siêu vi biến thể muôn hình vạn trạng cho đến độc chất sinh ung thư đang tràn ngập trong môi trường ô nhiễm, từ cuộc sống căng thẳng vì stress.

Ngoài ra, khuynh hướng lạm dụng thực phẩm công nghệ, dược phẩm, chất kích thích… cũng là nguyên nhân tạo ra nhiều bệnh chứng phức tạp được đặt tên là “bệnh thời đại” như cao huyết áp, tiểu đường, thuyên tắc mạch vành, thấp khớp, viêm loét dạ dày, cườm mắt, ung thư... Cho dù có khác biệt về cơ chế bệnh lý, tất cả đều ít nhiều là hậu quả của sức kháng bệnh suy yếu không được kịp thời bổ sung dưỡng chất cần thiết để tái lập quân bình kiềm toan.

Cuộc sống càng căng thẳng, thực phẩm công nghệ càng tràn ngập thị trường, thói quen lạm dụng thịt, mỡ, rượu, bia càng mạnh thì nhu cầu dưỡng chất chống toan càng cao. Và nếu với tình hình theo chiều tăng dần những thói quen ăn uống, sinh hoạt dễ dãi với sức khỏe thì ở nước ta, cho dù có xây thêm bệnh viện, tăng thêm giường bệnh gấp đôi, gấp ba, vẫn quá tải vì số cầu vượt quá xa số cung.

Ăn chay giúp cho máu mặn

Với lối sống xa rời thiên nhiên của nhiều người như hiện nay, muốn quân bình cán cân sinh học, khó có thể chỉ trông mong vào bữa ăn thường ngày. Phần vì nếp sinh hoạt sản sinh toàn chất acid, phần vì chất béo và chất đạm gốc động vật chiếm tỉ lệ quá cao trong khẩu phần. Câu hỏi thực tiễn cho người tiêu dùng là tìm đâu một chế độ dinh dưỡng có cấu trúc lý tưởng về tỉ lệ chất đường, đạm và béo, vừa dồi dào về sinh tố và khoáng tố, lại thêm phong phú về chất kháng oxy hóa để góp phần ngăn chặn hiện tượng thoái hóa, lão hóa và biến thể ác tính đang chực chờ cơ hội thuận tiện trong mỗi cơ thể.

Nghe có vẻ phức tạp nhưng đáp án lại có sẵn nếu người muốn phòng bệnh:

- Nếu không thường lệ thì tối thiểu áp dụng định kỳ hình thức ăn chay theo đạo Phật. Tuy nhiên, không cần khắc khổ, đơn điệu mà nên càng đa dạng món ăn càng tốt. Những bữa chay thanh khiết sẽ làm giảm gánh nặng giải độc cho lá gan, trái thận, khung ruột và tạo điều kiện thuận tiện cho tiến trình phục hồi.

- Tập thói quen ăn trái cây tươi, loại nào cũng được, nhiều lần trong ngày. Không cần nhiều, mỗi lần một chút để tiếp tế sinh và khoáng tố cho cơ thể mà không làm tăng lượng đường trong máu một cách đột ngột.

- Uống đủ nước trong ngày, trong giờ lao động, trong lúc đổ mồ hôi để cơ thể đừng bao giờ lâm vào cảnh thiếu nước và rối loạn chất điện giải. Đừng đợi khát mới uống vì khi đó tế bào đã “trúng thương”.

- Bổ sung chất đạm gốc thực vật và chất kháng oxy hóa, tất nhiên với sự hướng dẫn tư vấn của thầy thuốc, từ dược liệu thiên nhiên như đậu nành, sữa ong chúa, tảo spirulina..., thay vì chỉ tập trung vào thuốc hóa chất theo kiểu đau đâu chữa đó.

Nếu món ăn là nguyên nhân sinh bệnh thì thực phẩm, ngược lại, nếu được áp dụng với tri thức khoa học, chắc chắn là thuốc quý vì an toàn và tiện dụng. Đứt tay không hẳn chỉ vì dao quá bén mà thường khi do không biết cách dùng dao.

http://phapluattp.vn/20120519092846750p1060c1104/benh-hoai-vi-mau-qua-chua.htm

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Măng kho đậu hủ


Braised bamboo shoots and tofu

Măng kho đậu hủ
Theo Món Ngon Việt Nam

Nguyên liệu:

  • Măng vàng: 250g (khoảng 1 chén)
  • Đậu hủ: 2 miếng
  • 2 thìa súp nước tương
  • ½ thìa cà-phê hạt nêm từ nấm bào ngư và rong biển
  • ½ thìa cà-phê tiêu sọ xay
  • 1 thìa cà-phê hành boa-rô băm
  • 10g ngò rí (khoảng 2 thìa cà-phê)
  • Dầu để chiên

Cách làm:

  1. Măng rửa nhiều lần cho sạch, luộc kỹ, vớt để ráo nước
  2. Đậu hủ xắt miếng vuông, chiên vàng, vớt cho vào đĩa. Ngò rí rửa sạch, xắt nhỏ.
  3. Cho dầu ăn và 1 thìa cà-phê đường vào nồi, bắc lên bếp làm tan đường, khi đường chuyển qua màu caramel là được. 
  4. Trút đậu hủ, măng vào rồi đảo đều, cho nước tương, đường, hạt nêm, tiêu vào khuấy đều cho tan hết. 
  5. Đậy vung, đun trên lửa nhỏ cho măng và đậu phụ thấm gia vị. Khi măng gần được cho hành boa-rô, ngò vào, tắt bếp.

Mách nhỏ:

Măng nhiều chất xơ và cũng nhiều axit cyanhydric. Vì thế, trước khi kho, nên luộc măng nhiều lần để loại bỏ chất độc này.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Tài Nguyên: Nước - Bảo vệ nước sạch trên sông


Water is an important resource that needs to be treasured: Let's help keep natural water sources clean and free from pollution.

Bảo vệ nước sạch trên sông
Lan Anh

Việt Nam xuất phát từ nền văn minh lúa nước. Đời sống của người dân vốn gắn liền với những con sông từ bao đời nay.

Sông là nơi cung cấp nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Mọi người sử dụng nước như thể nó là vô tận nhưng không biết rằng nước là tài nguyên thiên nhiên quý giá phải được bảo vệ và sử dụng hợp lý.

Ngày nay, chúng ta dễ tìm thấy những con sông ô nhiễm nghiêm trọng ở bất cứ nơi đâu. Người dân thải các loại rác vô tội vạ mà không nghĩ tới hậu quả của nó. Những túi nilon, hộp xốp, thức ăn hữu cơ… đều ở trong trạng thái nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Tuy nhiên, người dân sống xung quanh khu vực đó vẫn có thái độ thản nhiên.

Ngày ngày, họ sử dụng nước để giặt giũ, rửa bát, tắm rửa… Họ đi qua và nhìn mọi thứ được phơi bày ngay trước mắt. Đó có phải là sự chấp nhận sống chung với nước nhiễm bẩn hay chính họ chưa nhận thức được ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ bản thân và cộng đồng? Các chất thải được thải ra bởi cộng đồng dân cư. Họ không lường trước những hậu quả về sức khỏe và môi trường. Nhiều bệnh tật đang rình rập người sử dụng nguồn nước này. Con số những căn bệnh hiểm nghèo ngày càng gia tăng tạo thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bất cứ ai sinh ra trên trái đất cũng được quyền tiếp cận với nguồn tài nguyên nước sạch mà tự nhiên ban tặng. Nhưng thật bất hạnh khi 1,6 triệu dân trên thế giới chết do thiếu nước sạch. Ngay cả ở Việt Nam, chúng ta cũng chứng kiến cảnh tượng nhiều gia đình không có nước sử dụng phải đi xa để lấy nước trong suối, các đô thị thiếu nước sạch trầm trọng. Không lẽ gì, chúng ta sử dụng lãng phí và không khoa học nguồn tài nguyên nước trên những lưu vực sông.

Để bảo vệ nguồn nước sông, ngoài những chính sách của Nhà nước, cộng đồng phải là người được tham gia quản lý tài nguyên này. Để quản lý được tài nguyên của mình, điều đầu tiên, chúng ta phải hiểu về tầm quan trọng của nước sạch, hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước. Sau đó, mọi người sẽ có hành động đúng đắn như không vất rác thải xuống sông bừa bãi. Các địa phương cũng nên có quy định và giám sát thực thi bảo vệ nguồn nước, thu gom và xử lý rác thải hợp lý.

http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/bao-ve-moi-truong/2012/05/bao-ve-nuoc-sach-tren-song/

Bạn Thú Mến Yêu: Cá mập ăn chay


From Hufffington Post: A nurse shark at the Birmingham National Sea Life Center in England appears to have become the world's first vegetarian shark after developing a palate for heads of lettuce and other veggies.


Click here to read more.

Cá mập ăn chay
Tạ Xuân Quan

Một con cá mập được nuôi tại Trung tâm quốc gia về đời sống biển tại Birmingham (Anh) đã làm mọi người ngạc nhiên khi nó chỉ thích ăn rau quả.

Theo báo Daily Mail, khởi đầu con cá mập cái có tên gọi Florence này cũng ăn các loại hải sản thông thường. Nhưng vào năm 2009 nó bị dính một cái móc sắt hoen gỉ trong hàm, cần phải phẫu thuật để loại bỏ dị vật này. Kể từ đó Florence cũng thay đổi luôn thói quen sử dụng thức ăn, nó không muốn ăn các loại thực phẩm như cá, tôm quen thuộc.

Để vẫn có thể cung cấp đủ protein nuôi sống Florence, phải đánh lừa nó.  Người ta cho Florence ăn rau cần tây hoặc dưa chuột nhưng khoét rỗng ruột và bên trong nhét vào một vài con cá. Nhà quản lý trung tâm Graham Burrows cho biết, vì bỗng dưng Florence thích ăn chay nên chăm sóc nó trở nên khó khăn hơn những cũng thú vị.

Florence được thu thập từ Florida cùng với 3 con cá mập khác trong bộ sưu tập của trung tâm, qua hình ảnh siêu âm cho thấy nó vướng một cái mắc câu cá sâu trong họng. Quá trình chữa trị cho Florence cũng rất ngoạn mục, với phẫu thuật viên chính là bác sĩ thú y Nick Masters. Đầu tiên là phải gây mê Florence sau đó mới chuyển nó lên bàn mổ đặc biệt để lấy chiếc móc đã gỉ sét ra khỏi họng của nó. Suốt quá trình phẫu thuật nước mặn vẫn liên tục được bơm qua mang của nó. Thuốc kháng sinh cũng được sử dụng và kết quả là Florence hồi phục nhanh chóng....

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120521/ca-map-an-chay.aspx

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Vì Sao Ăn Chay: “Món chay giả mặn” mang bản chất... gợi cảm


Delicious vegetarian food!


Calling veg dishes with meat-like names is considered a taboo to some. The Venerable Thích Thanh Huân says it is all right if it helps more people turn veg and reduce the killing of animals.

“Món chay giả mặn” mang bản chất... gợi cảm
Bùi Hiền

(Kienthuc.net.vn) - Cùng với sự gia tăng về số người ăn chay đã xuất hiện tên những món ăn chay mới lạ như ngan quay, gà quay, cá kho, tôm chiên...

Hiện nay ăn chay đã được xem như một cách để giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, cao huyết áp, ung thư... nhưng nhiều người trong số đó đã quen ăn thịt, cá.

Vì vậy, để hút khách tới quán chay đòi hỏi công nghệ chế biến thực phẩm chay làm sao tạo ra những sản phẩm thực vật nhưng lại có hương vị của đạm động vật. Đồng thời, các món này cũng phải bắt mắt nhìn như các món mặn, để đánh lừa giác quan của những người muốn ăn chay nhưng lòng còn vương vấn mùi thịt, cá.

Đại đức Thích Thanh Huân (Văn phòng I TƯ GHPG) cho hay: “Việc đặt tên món chay giả danh món mặn cũng là một bí quyết, thủ thuật rất hay của những nhà làm thương mại. Bí quyết đó nhằm đánh động được tính hiếu kỳ của con người”.

Theo thầy Thanh Huân thì, “gợi cảm” như vậy mới có thể lôi cuốn hấp dẫn người ăn chay. Cách đặt tên đó, ngoài việc đánh động thị hiếu tò mò của con người, còn có một tác dụng là làm cho người ta dần không gây thêm tội sát sinh hại vật nữa.

Hiện nay rất nhiều người có quan điểm hoặc sự hiểu biết chưa đúng về các món chay (cho rằng ăn chay như thế thì không đảm bảo - PV) cho nên việc tạo ra các sản phẩm chay bắt chước hình tướng của thực phẩm mặn sẽ tạo cho nhiều người có cảm giác đang ăn thức ăn mặn và họ dễ tiếp nhận đồ chay hơn.

“Con người vốn chìm đắm trong sắc dục, trong đó có ham ăn ham uống. Vì thế dù có ăn chay họ cũng chưa đoạn dứt được sự thèm muốn các món ăn mặn. Nhưng dù là món chay được làm theo hình dáng của thức ăn mặn thì đó vẫn là đồ chay, vẫn giảm thiểu được sự sát sinh” - Đại Đức Thích Thanh Huân nhấn mạnh.

“Người tu đạo không phải là người đặt ra tên gọi của những thức ăn đó. Đây là lĩnh vực chuyên môn trong phạm vi thương mại. Ðã là thương mại, tất nhiên ai cũng muốn có lợi nhuận dù đó là bán thức ăn chay” - thầy Thanh Huân chia sẻ.

Theo lời Phật dạy, người Phật tử nên tránh những thứ dục nhiễm, những thứ có tính cách gợi cảm làm cho con người sinh tâm đắm nhiễm. Trong nhà Phật thường nêu ra hai thứ dục nhiễm: thiện nhiễm và ác nhiễm.

Chúng ta cần phải tập cho mình những thói quen tốt, đó là thiện nghiệp. Thói quen ăn chay là một trong những thiện nghiệp mà người Phật tử cần phải phụng hành.

Theo thầy Thanh Huân, việc đặt tên món chay giả mặn, tuy mang tính thương mại nhưng vẫn là điều rất tốt. Trong một quốc gia nếu có được nhiều tiệm cơm chay và nhiều người ăn chay thì đó là một điều hạnh. Vì ít ra, cũng có nhiều người hướng thiện.

Trên thực tế, những người vào quán ăn chay hay tự tay làm đồ chay đâu phải tất cả là Phật tử. Có những người không phải là Phật tử nhưng họ thích ăn chay.


Còn người đặt tên “chay giả mặn” như thế cũng không có tội lỗi gì. Có thể nhờ vào sự gợi cảm bằng những tên gọi hấp dẫn đó mà nhiều người thích ăn chay. Khi ăn chay lâu ngày trở thành thói quen, từ đó họ sẽ phát tâm ăn chay trường luôn.

“Việc đặt tên món chay giả mặn như thế cũng là một cách hay để khêu gợi cảm giác thưởng thức háo ăn của con người. Và những thực khách thưởng thức ăn chay qua “nhãn hiệu” đồ mặn đó, nếu như có vọng tưởng nghĩ đến đồ mặn đi chăng nữa, cũng là điều tốt chớ không có gì là tội lỗi cả” - thầy Thanh Huân nhấn mạnh.

http://bee.net.vn/channel/5423/201205/Mon-chay-gia-man-mang-ban-chat-goi-cam-1836136/

Nếp Sống Ăn Chay: Ăn hủ tíu chay ở Sài Gòn trong mùa Phật Ðản


The vegetarian rice noodle (hủ tíu or hủ tiếu) in Việt Nam is flavorful and diverse.

Ăn hủ tíu chay ở Sài Gòn trong mùa Phật Ðản
Bài & ảnh: Trần Tiến Dũng/Người Việt

Có lẽ chỉ ở Sài Gòn-Chợ Lớn mới có cảnh bà con nhộn nhịp đi ăn các món chay trong ngày rằm hoặc ngày đại lễ của đạo Phật.

Ngay cả với người không có đạo hoặc người chỉ thờ ông bà quanh năm không hề quan tâm đến chuyện ăn chay, nhưng hễ tới ngày rằm lớn là bị cuốn vào các tiệm đồ chay để tìm một tô hủ tíu thay đổi khẩu vị. Trong vô vố các món ăn chay, đủ khẩu vị Bắc-Trung-Nam, lại thêm Tàu, Nhật, Hàn, Ấn thì món hủ tíu chay là khiêm tốn nhưng lại đại chúng nhất.

Nếu bạn chen chân vô được tiệm ăn chay Thuyền Viên trên đường Nguyễn Văn Ðậu, giữa cảnh người ăn tại chỗ, người mua về nhà đông nghẹt thì chắc rằng món trước tiên bạn chọn phải là hủ tíu chay.

Tìm hiểu lý do vì sao món hủ tíu chay lại là món hàng đầu với người ăn chay Sài Gòn thì anh bạn nhậu, kiêm nhà thơ vỉa hè của chúng tôi nói. “Món đó dễ dằn bụng, đỡ xót ruột, chớ cơm chay nuốt khó trôi.” Nhưng hủ tíu chay đâu chỉ là món ăn để no trong ngày chay lạt, mà từ lâu món này đã trở thành một món để các tiệm ăn chay cạnh tranh tay nghề nhắm hút khách.

Trước ngày lễ Phật Ðản, chúng tôi ghé vô một xe bán hủ tíu chay trên đường Lãnh Binh Thăng, quận 11, làm một tô hủ tíu chay, lúc tính tiền “bị chặt” giá cắt cổ bèn phản ứng. “Trời, hủ tíu chay gì mà bán giá mắc hơn hủ tíu mặn.” Bà chủ quán người Hoa nói. “Hầy, nấu nước lèo bằng rau cỏ phải mắc mỏ hơn nấu thịt cá chớ.” Tất nhiên lập luận của bà bán hàng về chuyện rau cỏ mắc hơn thịt cá thì chỉ ai có tâm từ bị không sát sinh mới chấp nhận.

Nước lèo ở các tiệm hủ tíu chay Sài Gòn ngày nay phân biệt giữa nước lèo có sử dụng bột ngọt và không dùng bột ngọt. Nếu có dịp ngửi khói thơm và nếm thứ nước lèo được ninh hoàn toàn bằng các loại rau củ, mía lau... không dùng bột ngọt thì sẽ cảm nhận được chuyện vì sao món hủ tíu chay lại là món ăn tinh khiết.

Nhiều chùa ở miệt Chợ Lớn, Gò Vấp, Bình Thạnh vẫn thường đãi Phật tử món hủ tíu chay trong ngày rằm lớn. Tô hủ tíu chay của các sư cô nấu thường rất giản dị nhưng đượm vị tinh khiết của rau củ nhờ cọng hủ tíu dai, vài lát đậu hủ, ít lá quế, ngò thơm.

Ăn chay trước tiên là dịp để thực hành giáo lý từ bi, không sát sanh của đức Phật và sau nữa là để tự mình an tâm mình. Ở một xứ thuần nông như Việt Nam, ngày rằm âm lịch là ngày mà nhiều người tin rằng cây cỏ, rau củ tràn trề sinh lực, thế nên sẽ là thiếu sót nếu không xem chuyện ăn chay là dịp để khẩu vị của mình hòa cùng hương vị tinh nguyên của rau củ thế gian.

Nhưng ăn món hủ tíu chay ở các tiệm ăn thì lại khác. Như ở xóm Giá, quận 11, ở các tiện ăn chay Chợ Lớn... hủ tíu chay trong tô tại đây đẹp mắt và đa vị không thua gì một tô hủ tíu mặn. Trong tô hủ tíu chay không thiếu chả lụa chay, hoành thánh chay, tàu hủ ky, mì căn giòn, mì căn mềm, tương đen, tương đỏ, sa tế... những người thợ nấu ở đây muốn biến tô hủ tíu thành một loại hủ tíu thập cẩm chay để chiều ý thực khách.

Khi được hỏi vì sao tô hủ tíu lại váng nhiều dầu ăn và đủ thứ như vậy thì một bà bán ở xóm Giá cho biết khu này bán hủ tíu chay quanh năm, “dân ở đây quen miệng đòi vậy rồi”. Nhà báo N. Y., chuyên viết về món ăn có lần nói. “Các món ăn chay Sài Gòn thường không tự tin bằng ở tỉnh lẻ. Hủ tíu cũng vậy; phải thêm đủ thứ thậm chí pha chế cả các nguyên liệu tẩm mùi thịt, cá của món mặn.”

Ở gần nghĩa trang nghệ sĩ Gò Vấp có một tiệm chay bán món hủ tíu chay rất ngon, đặc điểm của tiệm này là có thêm một miếng bánh chiên có vị đậu xanh, khoai môn...

Tô hủ tíu chay ở cái tiệm nhỏ này làm người ta phát sinh một lý lẽ rằng, hủ tíu chay Sài Gòn, có khi, không nhằm phục vụ cho chuyện ăn chay mang ý nghĩa tôn giáo, mà đơn thuần là một món hủ tíu nấu bằng các loại đặc sản thực vật.

Nếu nhìn nhận từ cái lý này thì món hủ tíu chay Sài Gòn sẽ có cơ hội cập nhật phổ biến hơn với nhu cầu của đám đông muốn giảm bớt hoặc xa lánh thịt cá, bơ, trứng. Quả thật, nếu không phải làm công việc lao động quá nặng nhọc thì một tô hủ tíu chay cũng đủ tròn một bữa ăn, mà tô hủ tíu chay Sài Gòn lúc nào cũng phong phú mùi vị và lúc nào cũng dư khả năng khiến người ta quên thịt cá mà vẫn cảm thấy ngon lành.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=148296&zoneid=310

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Tin Vui Ăn Chay: Bữa cơm rau xanh và đậu phụ của đại gia Việt


Successful Vietnamese businessmen are choosing the vegetarian diet for physical health and inner peace.

Bữa cơm rau xanh và đậu phụ của đại gia Việt
La Hoàn

 - Khi nói đến doanh nhân thành đạt, ai cũng nghĩ họ "lắm tiền" nên chỗ ăn chơi, nghỉ ngơi đều sang trọng, đắt tiền cả. Ít ai biết rằng vẫn có những bữa cơm của "người giàu" chỉ có cơm trắng, rau xanh và đậu phụ. Họ chọn cách ăn chay để giữ gìn sức khỏe và tìm sự bình yên trong tâm hồn.

Doanh nhân cũng ăn chay trường

Là chủ của một doanh nghiệp lớn, thường xuyên phải gặp đối tác và các vị chức sắc, khó tránh khỏi bia rượu, tiệc tùng nhưng doanh nhân Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Hoa Sen Group vẫn chọn cách ăn chay trường. Với vị doanh nhân này, ăn chay là một cách để kiềm chế tâm mình, để mình bớt dục vọng, bớt dần những ý niệm không tốt trong tâm, phần khác cũng là thanh lọc cơ thể, là cách để thể hiện lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh.

Hẳn nhiều người sẽ băn khoăn mà đặt câu hỏi rằng, tại sao doanh nhân lắm tiền, nhiều của như vậy lại không hưởng thụ sơn hào hải vị, mà phải "chịu khổ" ăn cơm trắng với rau xanh? Ít ai biết rằng, nhiều "ông chủ" tìm đến ăn chay giống như một phương thuốc để chữa "tâm bệnh".

"Cuộc sống của doanh nhân vốn nhiều áp lực, áp lực cạnh tranh, áp lực kiếm tiền, kiếm tiền cho mình và cho doanh nghiệp. Ăn chay, ngồi thiền giúp họ cân bằng cuộc sống, tìm thấy sự tĩnh tại trong tâm hồn", Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó tổng thư ký Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phân tích.

Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, hiện nay có hàng nghìn doanh nhân thành đạt đã quy y tam bảo, họ cũng ăn chay, ngồi thiền và dành thời gian tu tập giống như các Phật tử khác. Nhưng do đặc thù công việc, phải tiếp đối tác, lãnh đạo nên việc ăn chay của doanh nhân tùy vào điều kiện từng người, người ăn chay trường, người ăn chay thường xuyên theo lịch.

"Những doanh nhân này thường có tâm thiện, đi đâu họ cũng hay giúp đỡ người khác, làm nhiều việc có ích, việc thiện cho xã hội. Trong doanh nghiệp của họ, họ đối xử với công nhân, cộng sự rất tốt. Đoàn kết, hòa hợp, tôn trọng nhau chứ không phân biệt rõ chủ - tớ một cách rõ rệt như một số doanh nghiệp khác", Hòa thượng nói.

Việc ăn chay của doanh nhân giờ đây đã không còn là chuyện xưa nay hiếm. Thậm chí họ không dùng sơn hào hải vị mà dùng luôn đồ chay để tiếp đối tác của mình.

"Tôi cũng gặp không ít những khó khăn khi gặp đối tác vào thời gian đầu ăn chay. Nhưng rồi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo, các đối tác của tôi đã hiểu tôi. Những lúc tôi có dịp ra nước ngoài hoặc họ về Việt Nam, họ mời tôi đi dùng cơm hay tôi mời họ dùng cơm thì họ sẽ hiểu rằng tôi dùng chay và tôi sẽ chọn quán cơm chay để mời họ. Vô tình tôi có thêm những người bạn cùng ăn chay với mình", doanh nhân Lê Phước Vũ từng chia sẻ.

Tìm lại cân bằng, tĩnh tại

Có tiền, có địa vị nhưng không phải doanh nhân nào cũng có hạnh phúc trọn vẹn. Nhiều khi những lo toan công việc, áp lực cạnh tranh, áp lực kiếm thật nhiều tiền khiến họ rơi vào những "hố đen" như chơi xấu đối thủ, xả thải vào môi trường. Thậm chí có những doanh nhân còn bị trầm cảm, tâm thần vì những áp lực nặng nề này.

Dành thời gian để ăn chay, ngồi thiền, tu tập theo giáo lý nhà Phật chính là cách mà nhiều doanh nhân lựa chọn để tìm lại sự cân bằng, tĩnh tại cho tâm hồn.

Trần Xuân Kiên - TGĐ Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh chia sẻ: "Sau một thời gian tu tập theo giáo lý nhà Phật, tôi thấy thanh thản hơn trong suy nghĩ, trong hành động. Tôi nhận ra là giá trị của cuộc sống không phụ thuộc vào thời gian sống dài hay ngắn, sống sướng hay khổ, giàu sang hay nghèo khổ. Quan trọng nhất là khi sống mình đã được trải nghiệm hết các cung bậc của cảm xúc chưa, đã khai phá hết năng lực của chính bản thân mình hay chưa. Và khi mình chết đi có để lại giá trị (không phải để lại tài sản) gì cho gia đình và xã hội hay không? Điều đó mới quan trọng, và đó mới là giá trị của cuộc sống".

Thấm nhuần triết lý của nhà Phật, ông Kiên luôn ứng dụng luật nhân quả vào chiến lược kinh doanh của mình. "Làm gì tôi cũng luôn tâm niệm rằng Nhân hôm nay sẽ tạo ra Quả trong tương lai. Vì vậy làm gì cũng cần phải gieo Nhân tốt thì Quả sẽ tốt. Triết lý này được áp dụng xuyên suốt trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong hoạt động kinh doanh, trong cách đối xử với khách hàng, với nhân viên, với đối tác", ông Kiên nói.

Với Tiến sĩ Đặng Đức Dũng, Tổng giám đốc Apec Kangaroo Group cũng vậy, tu tập theo triết lý nhà Phật giúp ông tìm thấy sự tĩnh tại, cân bằng và thực sự nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng.

Ông Dũng chia sẻ: "Chúng ta quá bận rộn với cuộc sống, công việc hàng ngày nên những việc dành cho chăm sóc bản thân đôi khi trở thành xa xỉ. Vì vậy, dù bận rộn, tôi luôn có khoảng thời gian dành cho nghiên cứu về đạo Phật, các triết lý, đạo lý, những giá trị mà đạo Phật mang lại cho cuộc sống. Đạo cho tôi sức mạnh bền bỉ hơn, lạc quan và niềm tin, ngoài công việc, đó là một không gian riêng để thư thái và thêm sức mạnh cho chặng đường dài".

"Cuộc sống luôn vận động nên tôi tin mỗi người trong chúng ta đều đang phấn đấu để luôn được sống hạnh phúc, luôn được sống thanh nhàn. Nói là thế nhưng những gì chúng ta đang có, hãy trân trọng, vì đó chính là những giá trị rất thực tế, rất đời mà chỉ riêng chúng ta có được. Đạo Phật dạy chúng ta biết phấn đấu bền bỉ, biết yêu thương và biết chừng mực, biết tìm ra niềm vui trong bất kỳ hoàn cảnh nào", ông Dũng chia sẻ thêm.

Doanh nhân cũng như bao người khác, mục đích sống của cuộc đời là tìm kiếm hạnh phúc. Sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi vì áp lực cạnh tranh, ăn chay, ngồi thiền, tu tập theo giáo lý nhà Phật là cách giúp họ tìm thấy sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn.

http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/71739/bua-com-rau-xanh-va-dau-phu-cua-dai-gia-viet.html

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Sức Khỏe Của Bạn: Cười giúp tan mỡ


From know-health.com:


U.S. researchers found that 10 assigned 15 minutes of happy smile, you can 'burn' out of the body is equivalent to a large chocolate calories.


To conduct the study, U.S. researchers at Vanderbilt University, 90 volunteers will be placed in a special room, this room can detect the amount of oxygen consumed and people breathe out carbon dioxide emissions, which is a measure of body The best way to energy consumption.


The researchers asked the volunteers who do not speak, do not walk, can only sit in a chair watching TV. Vanderbilt University researcher Maciej Bushusiji said: 'The first volunteers to see some very boring scenery films in this period, we measured their resting metabolic rate under. '


Since then, the researchers played them comedy clips 5 segments, each lasted about 10 minutes laughing out loud comedy that volunteers while giving them detect heart rate, respiratory status, and with the resting state data for comparison. It was found that the state they laugh more than the serious state of 20% of the calories consumed.


The researchers calculated that if 10 per day happy smile assigned 15 minutes, can consume 50 kilocalories, which means that each year you can lose weight 2 kg.


Cười giúp tan mỡ
Ngọc Lam

(TNO) Cười mỗi ngày 10 phút sẽ giúp loại bỏ được lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, theo tạp chí Weight Loss.

Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ cho 90 tình nguyện viên cùng ngồi ở một phòng đặc biệt, có chức năng kiểm tra lượng oxy tiêu thụ cũng như lượng carbon dioxide thải ra qua hơi thở.

Đây là cách để kiểm tra tình trạng tiêu hao năng lượng ở mỗi người. Các tình nguyện viên được yêu cầu không nói chuyện cũng như cử động, thay vào đó chỉ ngồi xem ti vi.

Nhà nghiên cứu Maciej Bushusiji cho biết: “Ban đầu chúng tôi cho họ xem những đoạn phim buồn tẻ, đồng thời đo tỷ lệ trao đổi chất trong trạng thái nghỉ ngơi của họ. Tiếp sau đó, chúng tôi cho họ xem các đoạn phim hài, mỗi đoạn chừng 10 phút khiến các tình nguyện viên cười không dứt, đồng thời so sánh kết quả kiểm tra nhịp tim, trạng thái hô hấp với thời điểm trước đó”.

Kết quả cho thấy, khi coi phim hài, các tình nguyện viên tiêu hao năng lượng lớn hơn khi ngồi buồn chán 20%.

Các chuyên gia kết luận, nếu mỗi ngày cười một cách thoải mái từ 10 - 15 phút thì bạn có thể tiêu hao 50 kilocalo (tương đương 1 miếng chocolate cỡ lớn), tức mỗi năm giảm được 2 kg.

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120419/cuoi-giup-tan-mo.aspx

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Giới Trẻ Ăn Chay: Bạn trẻ ăn chay ngày Phật đản

On the occasion of Buddha's holy birthday, thousands of young people in Huế enjoyed vegetarian meals as part of the time-honored tradition.

Bạn trẻ ăn chay ngày Phật đản
i & ảnh: Nguyễn Đông

Trong ngày đại lễ Phật đản Phật Lịch 2556, hàng nghìn bạn trẻ tại Huế đã tìm đến những cửa hàng chay hoặc tự đi chợ về nấu mâm cơm chay để tịnh tâm, chiêm nghiệm cuộc sống theo quan điểm của đạo Phật.

Từ sáng sớm 5/5 (tức rằm tháng tư), quán chay Liên Hoa trên đường Lê Quý Đôn, TP Huế (Thừa Thiên - Huế) đã đông nghịt khách. Trong đó có không ít cô gái ăn vận giản dị gọi những món chay và thưởng thức một cách ngon lành. Giá cơm chay ở Huế khá rẻ, thường một đĩa 15.000 đồng, còn bún, lẩu chay thì cao hơn.

"Không phải đến ngày đại lễ Phật đản tụi em mới đi ăn chay mà việc này được duy trì trong gia đình vào mỗi dịp rằm, ba mươi hàng tháng và giỗ chạp", bạn Văn Thị Lại, quê Phú Vang cho biết. Lại đã tìm đến những quán chay nổi tiếng ở Huế để học cách nấu. Đợt này do trời nóng nên cô quyết định đi ăn chay tại quán, chứ trước đây hầu như đều tự đi chợ mua thực phẩm về nấu theo khẩu vị riêng.

Với cô gái nhỏ nhắn Hoàng Thị Ngọc Anh, sinh viên ĐH Khoa học Huế, trước khi "tập" ăn chay, cô đã lên mạng tìm hiểu. Biết được việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe mà ngược lại giúp sống lâu vì cơ thể được tiếp một lượng sinh tố và khoáng chất ở trong thảo mộc, tốt hơn nhiều so các chất bổ trong thịt và đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường, Ngọc Anh đã quyết định mỗi tháng ăn chay ít nhất 5 lần.

"Lần đầu thực sự em không thích thú lắm nhưng ăn nhiều thấy hay hay và đôi khi cũng muốn thay đổi khẩu vị. Nhờ ăn chay mà em giảm cân hơn trước, eo cũng thon thả hơn", Ngọc Anh bật mí. Lễ Phật đản lần này, Ngọc Anh đã rủ thêm gần chục bạn học về nhà nấu món chay. Cô gái tỏ ra nhanh nhẹn với cách chế biến những món từ rau, đậu phụ, khoai tây.

Vy "nghiền" món chay. Ở Huế ngày thường không quá khó tìm một quán ăn chay nhưng Vy thích nhất là được ăn tại nhà chùa do các bà và ni cô nấu. Bạn trai từ Vũng Tàu ra chơi cũng bị cô bạn "bắt cóc" lên chùa ăn chay.

Theo các nhà nghiên cứu, hơn 80% dân số Huế hiện nay theo đạo Phật. Từ thời xa xưa, nếp sống của vua chúa, quan lại đến thường dân đã sớm chịu ảnh hưởng của Phật giáo nên việc ăn chay bắt nguồn từ đó và được người Huế duy trì đến nay. Có những gia đình tập cho con ăn chay từ nhỏ và truyền thống ăn chay được giới trẻ duy trì.

Người Huế ăn chay không đơn giản là ăn những món không có thịt cá, mỡ động vật mà kèm theo đó là cả triết lý hội tụ các yếu tố âm dương, thiền tịnh, thể hiện lòng tôn quý và trân trọng sự sống. Mâm cơm không cần phải thiết kế nhiều món giả gà, giả heo như người dân ở nhiều thành phố nhằm kích thích thị giác mà bữa cơm chay càng đạm bạc càng tốt.

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/nhip-dieu-tre/2012/05/ban-tre-an-chay-ngay-phat-dan/